Đẩy mạnh công tác thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa BHYT xã hội và BHYT thương mại 4

Bảng 1.2 (Ghi chú: các đối tượng quy định trong bảng sau là các đối tượng thuộc phụ lục 2) 20

Bảng 2.1 : Bảng thể hiện cơ cấu tham gia bảo hiểm của các nhóm tham gia bảo hiểm y tế 35

Bảng 2.2: Bảng thể hiện cơ cấu các thành phần tham gia BHYT trong nhóm 1: do người lao động và sử dụng lao động cùng đóng bảo hiểm 36

Bảng 2.3: Bảng thể hiện cơ cấu các thành phần tham gia BHYT trong nhóm do tổ chức BHXH đóng 36

Bảng 2.4: Bảng thể hiện cơ cấu các thành phần tham gia BHYT trong nhóm do ngân sách nhà nước đóng 37

Bảng 2.5: Bảng thể hiện cơ cấu các thành phần tham gia BHYT trong nhóm do Ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng 38

Bảng 2.6 : Tỷ lệ người đóng BHYT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chia theo độ tuồi. 39

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Bảng 2.7: Số lượng mẫu phỏng vấn theo địa bàn 41

Bảng 2.8: kết quả phỏng vấn sâu trên địa bàn 5 quận/huyện 41

Đẩy mạnh công tác thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 2

Bảng 2.9: Lý do người lao động không được doanh nghiệp mua BHYT 47

Bảng 2.10: Nhận xét về điều kiện kinh tế để chăm sóc sức khỏe cho bản thân 48

Bảng 2.11: Mức độ đủ điều kiện kinh tế để chăm sóc sức khỏe bản thân tương quan với nhờ sự giúp đỡ của người khác về tiền khám chữa bệnh 49

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Hình 1.1 Mối quan hệ ba bên trong thị trường BHYT 6

Hình 1.2 Mô hình Hệ thống Tổ chức BHXH 25

Hình 1.3 - SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BHXH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 34

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Con người là nhân tố quan trọng của sự phát triển. Con người trong cuộc sống, cũng như trong quá trình lao động luôn phải chịu ảnh hưởng và chịu sự tác động của môi trường xung quanh. Sự tác động này bao gồm các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, loài người lại chịu sự ảnh hưởng của những thứ do chính mình gây ra, đó là nền sản xuất công nghiệp đã phá vỡ môi trường sinh thái do chất thải từ các khu công nghiệp tạo ra. Thêm vào đó lao động không còn đơn thuần là một hành vi có ý thức của con người, không chịu bất cứ một ảnh hưởng hay tác động nào khác, mà ở nhiều nơi, nhiều người đã phải làm việc ở những môi trường nguy hiểm, độc hại. Môi trường xung quanh có tác động lớn đến sức khỏe con người, nên ốm đau bệnh tật là khó ai tránh khỏi. Đặc biệt ở nước ta, hậu quả do chiến tranh để lại là rất nặng nề từ đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhân dân. Chính vì vậy mà nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, bảo vệ sức khỏe là một nhu cầu tất yếu của mọi người dân trong cộng đồng xã hội, tất cả mọi người chúng ta đều mong muốn có một cuộc sống khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc, nhưng trong cuộc sống không ai có thể lường hết được mọi rủi ro có thể xảy ra với bản thân hay gia đình như ốm đau, bệnh tật… Các chi phí khám chữa bện này không thể xác định trước, vì vậy dù lớn hay nhỏ đều gây khó khăn cho gia đình đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp. Điều quan trọng hơn là những rủi ro này có thể làm suy giảm sức khỏe, suy giảm khả năng lao động, vừa kéo dài thời gian không lao động vừa làm cho cuộc sống khó khăn hơn.

Để có thể khắc phục khó khăn trên lại vừa chủ động về tài chính khi có rủi ro về sức khỏe xảy ra mỗi người có những biện pháp khắc phục khác nhau như: Rút tiền tiết kiệm, bán tài sản, nhờ sự giúp đỡ của người thân, đi vay…Các biện pháp trên đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định lại khó áp dụng trong trường hợp thời gian kéo dài và lặp đi lặp lại.

Trên thế giới, bảo hiểm y tế (BHYT) được coi là một trong những cơ chế tài chính chủ yếu cho y tế. BHYT đang là giải pháp cơ bản, thiết thực giúp cho người dân chủ động kinh tế trong việc phòng ngừa ốm đau bệnh tật. BHYT vừa là mục tiêu vừa là nhu cầu tất yếu của một xã hội phát triển, do đó BHYT toàn dân là mục đích mà nhiều quốc gia hướng tới. Ở Việt Nam, chính sách BHYT được chính thức ban hành và thực hiện từ năm 1992. Qua khoảng thời gian dài thực hiện, chính sách và pháp luật về BHYT từng bước được hoàn thiện, khẳng định tính đúng đắn và phù hợp trong lựa chọn chính sách tài chính y tế thông qua BHYT; góp phần xóa đói, giảm nghèo; đồng thời hình thành và phát triển hệ thống an sinh xã hội ở nước ta. Vì vậy Bảo Hiểm Y Tế ra đời nhằm hỗ trợ cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro về sức khỏe góp phần ổn định đời sống và đảm bảo an toàn xã hội.

Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, đời sống con người được nâng cao, nhu cầu khám chữa bệnh cũng tăng lên. Trong khi đó chi phí khám chữa bệnh ngày càng cao do:

- Ngành y tế áp dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong việc chẩn đoán điều trị bệnh.

- Thuốc men tăng giá do biến động giá cả chung của thị trường. Đặc biệt có những bệnh phải sử dụng thuốc biệt dược, chi phí lớn…Do đó cần phải vận động mọi người trong xã hội tham gia Bảo Hiểm Y tế nhằm giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước và cũng để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình khi gặp rủi ro về sức khỏe. Càng ngày Bảo Hiểm Y Tế càng tỏ rõ vai trò quan trọng trong đời sống con người.

Chi phí khám chữa bệnh tăng cao cũng phù hợp với nền kinh tế thị trường. Khi không may bị ốm đau bệnh tật bất ngờ, đại đa số người dân không đủ khả năng tài chính để bảo vệ sức khỏe của mình cũng như gia đình. Điều này dẫn dến sự cần thiết phải có một giải pháp để giải quyết vấn đề trên và BHYT ra đời trên cơ sở đó. Hơn nữa nền kinh tế tăng trưởng, đời sống nhân dân ngày cành được nâng cao, tuổi thọ của người dân ngày càng được tăng lên, cơ cấu dân số được chuyển dịch theo chiều hướng số người già nhiều lên, làm cho nhu cầu khám chữa bệnh không ngừng được tăng lên. Vì vậy hệ thống khám chữa bệnh, cơ sở vật chất y tế chưa đáp ứng nổi, đặc biệt ngân sách Nhà nước không thể thỏa mãn được nhu cầu này. Chính vì thế chỉ có BHYT mới đáp ứng được tính chất huy động sự đóng góp của số đông người khỏe mạnh để bù đắp cho số ít người ốm đau, giúp các gia đình, doanh nghiệp tháo gỡ được khó khăn.

Trong những năm qua, Ban Giám đốc Bảo hiểm xã hội Thành phố luôn bám sát nội dung văn bản chỉ đạo của Trung ương để tham mưu cho Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách BHYT trên cơ sở bám sát các nội dung của Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”; Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020; và các văn bản chỉ đạo của BHYT Việt Nam thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW và Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân. Nhằm mục tiêu nâng cao hiểu biết của nhân dân và toàn xã hội về các nội dung của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, nhất là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi tổ chức và cá nhân khi tham gia BHYT, từ đó mở rộng phạm vi bao phủ của BHYT tiến tới BHYT toàn dân, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (cơ quan thực hiện chính sách BHYT của Thành phố) đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT tới mọi tầng lớp nhân dân.

Mặc dù TP Hồ Chí Minh đã có các chính sách đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT tới mọi tầng lớp nhân dân, nhưng trong những năm qua, bảo hiểm y tế vẫn chưa được phổ cập một cách toàn diện trên địa bàn, với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như: Người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của BHYT đối với bản thân mình và xã hội, nhiều học sinh sinh viên đang theo học trên địa bàn thành phố có nhiều hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, nhiều gia đình đông con nên không thể tham gia BHYT hộ gia đình…

Từ những bất cập nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Đẩy mạnh công tác thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” là một đòi hỏi cấp bách, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người tham gia và thụ hưởng chính sách BHYT tạo tiền đề đóng góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo ổn định chính trị của TP Hồ Chí Minh.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu rộng mang tính bao quát cao ở lĩnh vực BHYT với quy mô rộng, hẹp khác nhau, trong điều kiện thời gian khác nhau.

BHXH nói chung và BHYT nói riêng là một ngành có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế xã hội, được coi là trụ cột quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của đất nước, vì vậy được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về BHXH, BHYT ở Việt Nam, cụ thể các đề tài, luận án nghiên cứu sau:

- Đề tài “Sự ra đời và phát triển của BHYT”, đề tài cấp trường, chủ nhiệm đề tài Trần Đức Long. Nghiên cứu quá trình hình thành BHYT tại Việt Nam.

- Đề tài “Các giải pháp cơ bản để tiến tới thực hiện BHYT toàn dân”, đề tài cấp Bộ, chủ nhiệm đề tài TS. Phạm Đình Thành. Nghiên cứu các giải pháp để từng bước mở rộng phạm vi tham gia BHYT theo điều kiện và khả năng của từng nhóm đối tượng trong xã hội và đề xuất các điều kiện cần thiết và đồng bộ về vật chất và kỹ thuật, về luật pháp và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo quá trình thực hiện BHYT toàn dân được đặt ra. (đề tài thực hiện trong bối cảnh Nhà nước chưa ban hành Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT ngày 13/6/2014).

- Sách tiếng việt “Những vấn đề cấp bách về BHXH, BHYT toàn dân” của Nhà xuất bản Lao động, năm 2008; cuốn sách gồm 3 phần: Phần 1: mười năm thực hiện chính sách BHYT; - Chương 2: Những nghiên cứu thực tiễn về BHXH, BHYT và những đề xuất kiến nghị; Những văn bản pháp luật mới nhất về BHXH, BHYT và chế độ tiền lương.

- Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT”do Thạc sỹ Nguyễn Đức Toàn làm chủ đề án và bảo vệ năm 2013. Nghiên cứu cứu một số mặt cơ bản về công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT và hiệu quả công tác tuyên truyền. (đề tài thực hiện trong bối cảnh Nhà nước chưa ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT ngày 13/6/2014).

- Đề tài “Đẩy nhanh tiến trình thực hiện BHYT toàn dân ở Việt Nam – Giải pháp có hiệu quả thực hiện chính sách an sinh xã hội – Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Chủ nhiệm: Bùi Hữu Phước, thành viên: Lê Thị Lanh, Bùi Đức Tráng, Đào Quang Sơn – 2015. Đề tài làm rõ bản chất và vai trò của BHYT, đánh giá việc thực hiện triển khai BHYT và đưa ra những biện pháp ngắn hạn và dài hạn để thực hiện chính sách BHYT tại Việt Nam.

- Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đỗ Thị Thanh Thúy. Đánh giá sự hài lòng của Khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ bảo hiểm y tế tại các bệnh viên công lập trên địa bàn tp HCM. 2011. Luận văn thực hiện khảo sát từ ngày 1/10/2010 đến ngày 30/10/2010 với đối tượng bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân đến KCB có sử dụng BHYT. Kết quả khảo sát của luận văn cho thấy, khi xem xét đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng – những người có tham gia BHYT, có đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh - đối với dịch vụ BHYT tại các bệnh viện công lập trên địa bàn TP.HCM cho thấy: sự hài lòng của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào nhiều yếu tố. Các yếu tố được chỉ ra trong bài nghiên cứu là: Mức độ tin cậy của khách hàng đối với bệnh viện, mức độ đáp ứng (khách hàng biết rõ quyền lợi được hưởng khi sử dụng BHYT cụ thể là giá cả dịch vụ, bên cạnh khả năng không bị quá tải của bệnh viện); năng lực phục vụ (đội ngũ y bác sĩ); cơ sở vật chất, mức độ đồng cảm (không phân biệt người KCB bằng BHYT và không bằng BHYT). Nghiên cứu cũng cho thấy khách hàng nhận rõ sự phân biệt đối xử của nhân viên đối với người bệnh có sử dụng BHYT và không sử dụng BHYT. Và, người bệnh chưa thật sự hài lòng với chất lượng dịch vụ BHTY dẫn đến giảm mức độ tin tưởng khi tham gia BHYT.

Các đề tài nghiên cứu trước đó đã chỉ ra những khía cạnh khác nhau về ngành BHXH, BHYT trong các năm qua, đồng thời dự báo, kiến nghị bổ sung chính sách để đảm bảo sự đồng bộ trong tổ chức thực hiện ở những thời điểm hiện tại, định hướng phát triển trong tương lai và có liên quan nhất định tới tình hình thực hiện bảo hiểm y tế và bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hầu hết các Đề tài nghiên cứu trong bối cảnh Nhà nước chưa ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT ngày 13/6/2014 và chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề BHYT toàn dân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài “Đẩy mạnh công tác thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” tác giả lựa chọn nghiên cứu không trùng lặp với các nghiên cứu trước đó, đồng thời đề xuất giải pháp và kiến nghị của mình nhằm tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh góp phần đảm bảo an sinh và công bằng xã hội, vì một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:

Qua việc tìm hiểu nghiên cứu thực trạng thực hiện BHYT trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, nhằm tìm ra các giải pháp tiến tới thực hiện BHYT toàn dân trên địa bàn thành phố trong bối cảnh hiện nay với các mục tiêu chính như sau:

- Tập hợp các lý luận, chính sách làm cơ sở cho việc nghiên cứu nhằm thực hiện BHYT toàn dân cho thành phố.

- Phân tích, đánh giá thực trạng tham gia BHYT nói chung và BHYT hộ gia đình nói riêng ở TP Hồ Chí Minh, chỉ ra những mặt tồn tại, yếu kém và nguyên nhân, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp phù hợp mang tính khả thi nhằm hoàn thiện mục tiêu BHYT toàn dân trong thời gian tới, phục vụ tốt hơn quyền lợi BHYT cho người dân TP Hồ Chí Minh.

4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng: BHYT là một lĩnh vực quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến vấn đề an sinh xã hội, đến chất lượng đời sống của nhân dân, đề tài luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu thực trạng thực hiện BHYT trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội; nghiên cứu các chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến BHYT, điều kiện chăm sóc sức khỏe cho người dân tại địa phương có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện BHYT toàn dân tại đây.

- Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình thực hiện BHYT trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.

+ Về thời gian: Nghiên cứu đề tài đẩy mạnh công tác thực hiện BHYT toàn dân trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2015 và định hướng phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

5. Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sử dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh và phân tích.

- Phương pháp thu thập số liệu:

Phần lớn kết quả nghiên cứu được dựa trên số liệu điều tra với các đối tượng điều tra là các hộ gia đình thuộc diện tham gia BHYT hộ gia đình tại các quận, huyện của TP Hồ Chí Minh. Nội dung điều tra tập trung vào 3 vấn đề chính: Thông tin chung về hộ được phỏng vấn, thực trạng mua và sử dụng thẻ BHYT hộ gia đình, ý kiến của người dân về giải pháp thúc đẩy tham gia BHYT hộ gia đình.

Bên cạnh số liệu sơ cấp, một số thông tin thứ cấp cũng được thu thập từ tài liệu của các cơ quan thống kê, Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh và từ các nguồn thông tin của các cơ quan ban nghành có liên quan.

- Phương pháp luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống các quan điểm lý luận của

Đảng, các quy định pháp luật của Chính Phủ và Nhà nước về công tác quản lý chi trả các chế độ BHYT.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê: Thống kê những số liệu thực tế về thực hiện pháp luật bảo hiểm y tế trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: Nhằm đưa ra những nhận định, đánh giá thực trạng thực hiện BHYT trên địa bàn Thành phố, so sánh về đối tượng tham gia BHYT, về tình hình quản lý thu, chi BHYT, về thực trạng chấp hành, áp dụng pháp luật BHYT để có những phương hướng, giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật BHYT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

6. Đóng góp của luận văn:

Luận văn nghiên cứu thực trạng thực hiện BHYT toàn dân. Trong đó nêu lên những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của nó, từ đó đề xuất một số giải pháp thực hiện BHYT toàn dân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

7. Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 74 trang, kết cấu thành 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về BHYT và BHYT toàn dân.

Chương II: Thực trạng thực hiện BHYT toàn dân trên địa bàn TP Hồ Chí

Minh.

Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện BHYT toàn dân

trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023