Thực Trạng Công Tác Kiểm Tra Đánh Giá Việc Sử Dụng, Bảo Quản Cơ Sở Vật Chất Của Hiệu Trưởng Trường Thcs Thị Xã Quảng Yên

kho, phòng chứa TBDH… Tuy nhiên, việc thực hiện biện pháp này chưa đồng bộ và mức độ kết quả các hoạt động còn thấp. Các số liệu sau đây sẽ minh chứng cho nhận định trên:

+ Có 77% số người được hỏi cho là Hiệu trưởng đã thực hiện hoạt động “Xây dựng kế hoạch bảo quản CSVC, TBDH” ở mức độ B và C; chỉ có 23% đã thực hiện hoạt động này ở mức độ tốt.

+ Có tới 66,7% số người được hỏi cho là Hiệu trưởng đã thực hiện hoạt động “Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên (nhân viên) thiết bị thường xuyên” ở mức độ B và C; 23% ở mức độ A; vẫn còn 10,3% số ý kiến được hỏi cho rằng hiệu trưởng các nhà trường chưa thực hiện việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nhân viên thiết bị trong trường mình.

+ Có tới 65,5% số người được hỏi cho là Hiệu trưởng đã thực hiện hoạt động “Xây dựng và bố trí thuận tiện các phòng thực hành và phòng kho chứa TBDH” ở mức độ B và C; chỉ có 18,4% đã sử dụng hoạt động này ở mức độ tốt; còn 16,1% chưa làm.

+ Chỉ có 59,7% số người được hỏi cho là Hiệu trưởng đã thực hiện hoạt động “Xây dựng hệ thống các văn bản, quy định về bảo quản CSVC, TBDH” ở mức độ B và C; không có ý kiến nào đánh giá hiệu trưởng làm tốt công tác này; và còn có tới 40,3% số người được hỏi cho là Hiệu trưởng chưa có và chưa thực hiện hoạt động này.

Như vậy, nguyên nhân chủ yếu là các hoạt động mà Hiệu trưởng đề ra có thực hiện nhưng chưa phát huy tốt các chức năng bảo quản CSVC, TBDH trong quá trình thực hiện các hoạt động này hiệu quả chưa cao, chưa triệt để.

2.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất của hiệu trưởng trường THCS thị xã Quảng Yên

Để tìm hiểu về thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng kỷ luật việc sử dụng CSVC, TBDH của các nhà trường, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBGV các nhà trường về kết quả thực hiện công tác này của hiệu trưởng, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.13: Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật việc quản lí sử dụng CSVC, TBDH của các nhà trường



Các hoạt động của Hiệu trưởng

Mức độ thực hiện

Tốt (A)

Khá (B)

TB (C)

Chưa làm

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1. Thường xuyên kiểm tra việc đăng ký sử dụng TBDH của giáo viên theo mẫu phiếu đăng ký sử dụng TBDH, xem xét tính kế hoạch, chủ động của

việc đăng ký sử dụng TBDH.


0


0


22


25,3


45


51,7


20


23,0

2. Tăng cường kiểm tra việc quản lý của nhân viên thiết bị thí nghiệm (hệ thống hồ sơ sổ sách đăng ký sử dụng TBDH, việc lưu giữ, bảo quản của nhân viên thiết bị có khoa học, ngăn nắp và có hệ thống không).


13


14,9


48


55,1


26


30,0


0


0

3. Định kỳ kiểm tra việc mua sắm, trang bị, CSVC và phong trào sưu tầm, tự làm TBDH.


0


0


50


57,5


37


42,5


0


0

4. Khen thưởng, động viên đối với các cá nhân, tập thể có ý thức bảo quản, sử dụng CSVC, tự làm TBDH tốt; nhắc nhở, sử lý các cá nhân, tập thể chưa tích cực, vi phạm các qui định đề ra.


11


12,6


44


50,6


32


36,8


0


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Quản lý cơ sở vật chất ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh - 9

Từ các kết quả trong bảng trên, chúng tôi nhận thấy:

Hiệu trưởng đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật việc quản lí sử dụng CSVC, TBDH của CBGV và học sinh. Nhà trường đã thường xuyên kiểm tra việc đăng ký sử dụng TBDH của giáo viên; tăng cường kiểm tra việc quản lý của nhân viên thiết bị thí nghiệm; kiểm tra việc mua sắm, trang bị, phong trào sưu tầm và tự làm TBDH; khen thưởng, động viên, nhắc nhở các cá nhân, tập thể tích cực, sử lý các cá nhân, tập thể vi phạm qui định đề ra. Tuy vậy, các hoạt động của Hiệu trưởng chưa thực sự kịp thời, mức độ thực hiện các hoạt động đó còn thấp. Các số liệu sau đấy sẽ minh chứng thêm cho các nhận định đó:

+ Có tới 77% người được hỏi cho là Hiệu trưởng đã thực hiện hoạt động “Thường xuyên kiểm tra việc đăng ký sử dụng TBDH của giáo viên theo mẫu phiếu đăng ký sử dụng TBDH, xem xét tính kế hoạch, chủ động của việc đăng ký sử dụng TBDH” ở mức độ B và C; thậm chí có 23% số người được hỏi cho là hiệu trưởng không thường xuyên thực hiện biện pháp này.

+ Có tới 85,1% người được hỏi cho là Hiệu trưởng đã thực hiện hoạt động “Tăng cường kiểm tra việc quản lý của nhân viên thiết bị thí nghiệm” ở mức độ B và C; chỉ có 14,9% số người được hỏi cho là nhà trường đã thẹc hiện tốt biện pháp này.

+ Có tới 100% người được hỏi cho là Hiệu trưởng đã thực hiện hoạt động “Định kỳ kiểm tra việc mua sắm, trang bị, CSVC và phong trào sưu tầm, tự làm TBDH” ở mức độ B và C; không người nào được hỏi cho là hiệu trưởng đã thực hiện tốt biện pháp này.

+ Có tới 87,4% người được hỏi cho là Hiệu trưởng đã thực hiện hoạt động “Khen thưởng, động viên đối với các cá nhân, tập thể có ý thức bảo quản, sử dụng CSVC, tự làm TBDH tốt; nhắc nhở, xử lý các cá nhân, tập thể chưa tích cực, vi phạm các qui định đề ra” ở mức độ B và C; chỉ có 12,6% số người được hỏi cho là hiệu trưởng đã thực hiện biện pháp này thường xuyên ở mức độ tốt.

Như vậy, nguyên nhân chủ yếu là do Hiệu trưởng nhà trường chưa thực hiện khả thi các hoạt động về công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật việc quản lí sử dụng CSVC, TBDH của CBGV, nhân viên và học sinh và vận dụng biện pháp này chưa triệt để.

Qua khảo sát tình hình thực tế về quản lý sử dụng CSVC, TBDH ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, phân tích, xử lý bước đầu kết quả khảo sát chúng tôi có một số nhận xét sau:

- Trình độ chuyên môn của lãnh đạo giáo viên đều đạt chuẩn trở lên;

- Về công tác xây dựng đội ngũ: công tác đào tạo giáo viên được quan tâm, chú trọng. Các nhà trường tổ chức cho giáo viên tham quan với các đơn vị tiên tiến điển hình về cơ sở vật chất, các thiết bị hiện đại, nghiêm túc, mạnh dạn trong việc sử dụng TBDH;

- Về quản lí CSVC, TBDH: Hiệu trưởng có kế hoạch chung phù hợp với thức tế nhà trường, có quyết định đúng đắn kịp thời trong việc xây dựng, mua sắm, sử dụng, bảo quản hợp lí, khoa học;

- Hiệu trưởng các trường đều chú ý coi trọng phân công giáo viên có năng lực, có điều kiện tham gia công tác quản lý TBDH và thư viện;

- Hàng năm các nhà trường tổ chức tương đối tốt cho giáo viên thi làm đồ dùng dạy học, sưu tầm, tìm tòi, nghiên cứu các trang thiết bị dạy học;

- Hiệu trưởng đã chú ý tới công tác xã hội hóa giáo dục trong việc nâng cấp, đầu tư xây dựng, mua sắm CSVC và TBDH;

- Việc quản lí CSVC và các trang thiết bị được thực hiện nghiêm túc, có biện pháp kiểm tra. Hầu hết các trường đều sử dụng TBDH thường xuyên có tác dụng tốt trong việc đổi mới phương pháp dạy học;

- Hiệu trưởng đã phát huy được vai trò của nhà quản lí, dự giờ, thăm lớp, góp ý phê bình, duy trì chế độ kiểm tra, thanh tra thường xuyên, để đánh giá việc bảo quản CSVC và sử dụng TBDH trong dạy và học;

- Xây dựng chế độ khen thưởng tuyên dương, phê bình kịp thời, đúng mức có tác dụng đẩy mạnh phong trào thi đua bảo quản CSVC và làm đồ dùng dạy học.

Tuy vậy, trong quản lý CSVC và TBDH các nhà trường vẫn còn những hạn chế đó là:

- Hiệu trưởng đã chú ý tới việc quản lí CSVC và sử dụng TBDH song chưa thường xuyên.

- Sự đầu tư kinh phí của trường, Sở, Phòng GD&ĐT và UBND thị xã cho việc nâng cấp, sửa chữa, xây mới CSVC và mua sắm TBDH còn hạn hẹp.

- Trình độ, kỹ năng sử dụng, nền nếp sử dụng TBDH của giáo viên còn hạn chế, giáo viên chưa có nhiều cơ hội để tập huấn về kỹ năng sử dụng các loại TBDH kỹ thuật cao. Thiếu văn bản quy định về sử dụng TBDH.

- Người phụ trách TBDH đã được tham gia lớp tập huấn về TBDH song còn hạn chế chưa đủ kiến thức và kỹ năng để hướng dẫn các giáo viên khác trong trường cùng sử dụng TBDH.

- Người phụ trách TBDH của trường là nhân viên, giáo viên kiêm nhiệm nên việc đầu tư thời gian cho TBDH (nghiên cứu, sắp đặt, bảo dưỡng, ...) chưa thích đáng, sự sắp xếp TBDH chưa thuận tiện thiếu khoa học...

- Giáo viên ít được trực tiếp tham gia lớp tập huấn sử dụng TBDH, do đó việc sử dụng TBDH của giáo viên bị hạn chế.

- Việc sử dụng TBDH mất nhiều thời gian, nên nhiều giáo viên ngại sử dụng mà chỉ chấp nhận dạy “Chay”. Đã có TBDH tự làm nhưng sơ sài và đơn điệu vì phụ thuộc vào kinh phí, mất nhiều thời gian.

- Phòng để TBDH hẹp, chưa đủ tiêu chuẩn, phòng còn ẩm mốc thiếu ánh sáng.

- Về kiểm tra, sửa chữa và bảo quản CSVC, TBDH chưa thường xuyên, chưa đánh giá đúng thực chất về chất lượng của từng loại TBDH, có chế độ bảo dưỡng song chưa hiệu quả.

Như vậy nguyên nhân chủ yếu là các hoạt động mà hiệu trưởng đề ra có thực hiện nhưng chưa phát huy tốt các chức năng quản lí về lĩnh vực này, trong quá trình thực hiện các hoạt động này hiệu quả chưa cao, chưa triệt để.

2.4. Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu trong công tác quản lý CSVC ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

2.4.1. Về tình hình trang bị, bảo quản CSVC ở các nhà trường

CSVC trang bị chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa đáp ứng theo yêu cầu chuẩn hóa và hiện đại hóa, chỉ đáp ứng theo yêu cầu tối thiểu về số lượng các cấp khối công trình và trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học.

Đa số CSVC của nhà trường đang sử dụng có tuổi thọ tương đối cao, được cải tạo nâng cấp và sửa chữa lớn để tiếp tục sử dụng là chủ yếu.

Việc bố trí các cấp khối công trình trong nhà trường chưa hợp lý.

Việc bố trí các trang thiết bị bên trong các phòng chức năng chưa hợp lý, chưa đồng bộ còn thiếu và kém chất lượng chưa đủ đáp ứng nhu cầu dạy và học của các nhà trường.

2.4.2. Về công tác quản lý CSVC đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học

Qua khảo sát cho thấy hầu hết các trường THCS thị xã Quảng Yên còn thiếu các loại phòng chức năng và các khu so với quy định ở Điều lệ của trường Trung học, cụ thể:

- Thiếu nhà thể dục thể thao.

- Khu vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước chưa đạt chuẩn.

- Sân chơi bãi tập quá chật hẹp, diện tích đất của các trường không đảm bảo.

- Phòng bộ môn và các trang thiết bị chưa trang bị đầy đủ.

- Phòng thiết bị giáo dục và các trang thiết bị chưa đầy đủ.

- Bàn ghế không đúng quy cách, không đảm bảo vệ sinh môi trường: nhiệt độ ở các loại phòng chưa đạt chuẩn, đặc biệt là tiếng ồn cao gây ảnh hưởng lớn cho hoạt động của GV và HS trong quá trình dạy - học.

- Thư viện đạt chuẩn còn chiếm tỉ lệ rất thấp.

- Trình độ chuyên môn của giáo viên và nhân viên không đồng đều, thiếu kỹ năng sử dụng, chưa được bồi dưỡng cập nhật kỹ thuật mới…Đa số nhân viên phụ trách các phòng chức năng theo chế độ hợp đồng, giáo viên kiêm nhiệm thì chưa qua lớp đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn.

- Tinh thần, thái độ của giáo viên và nhân viên chưa tích cực sử dụng TBDH do chế độ không thỏa đáng, sử dụng CSVC-TBDH chưa trở thành thói quen, thậm chí các thiết bị hiện đại giáo viên không biết sử dụng.

- Công tác quản lý CSVC-TBDH trong nhà trường chưa chặt chẽ.

- Thiếu các chế định về quản lý CSVC-TBDH.

- Thiếu các chính sách động viên khuyến khích.

- Công tác xã hội hóa giáo dục trong việc đầu tư xây dựng CSVC và mau sắm trang thiết bị mới thực hiện chưa có hiệu quả.

- Công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật còn xem nhẹ.

- Tổ chức bộ máy chuyên trách và cơ chế phối hợp trong quản lý CSVC- TBDH chưa đầy đủ và đồng bộ.

CBQL các trường chưa thật chú trọng chỉ đạo việc đầu tư mua sắm, sử dụng có hiệu quả CSVC-TBDH hiện có của nhà trường nên chưa có quyết sách trong chỉ đạo.

- Trình độ sử dụng CSVC-TBDH của GV và NV phụ trách còn thấp, khâu đào tạo bồi dưỡng việc sử dụng chưa đảm bảo và chưa thường xuyên.

- CSVC-TBDH ở nhiều trường còn quá khó khăn nên việc bảo quản đã khó, dẫn đến việc sử dụng còn khó hơn.

- CSVC-TBDH bao gồm: phòng học, bàn ghế, tỉ lệ HS/lớp quá đông và các trang thiết bị khác… không đúng quy cách dẫn đến việc sử dụng thiết bị giáo dục sẽ gặp khó khăn.

Một vấn đề mà xã hội và nhà giáo đang quan tâm hiện nay là làm thế nào để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TBDH nói riêng, CSVC nói chung tại các trường phổ thông. Người nghiên cứu cho rằng có hai vấn đề liên quan đến hiệu quả sử dụng CSVC-TBDH, đó là:

Thứ nhất: Sự nhận thức và quyết tâm của các cấp lãnh đạo, quản lý ngành, của GV và NV trong việc sử dụng CSVC-TBDH.

Thứ hai: Chất lượng của CSVC-TBDH và việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng việc bảo quản và sử dụng CSVC- TBDH trong trường học.

Cả hai vấn đề nêu ở trên đều liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như:

- Hệ thống văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của các cấp lãnh đạo ngành giáo dục và đào tạo.

- Vấn đề kinh phí đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, sửa chữa lớn CSVC và mua sắm trang thiết bị.

- Vấn đề chất lượng, chuẩn của CSVC-TBDH.

- Việc cung ứng, đào tạo bồi dưỡng và chỉ đạo của ngành.

- Sự quyết tâm chủ động tích cực của CBQL, GV và NV ở các trường.

2.5. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý CSVC ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

2.5.1. Các yếu tố về cơ chế chính sách

Để đáp ứng yêu cầu của sự đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Nhà nước ta cần có nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục lớn hơn rất nhiều song do nguồn ngân sách hạn hẹp. Nên Nhà nước không đủ cùng một lúc kinh phí để có thể trang bị đồng bộ CSVC cho tất cả các trường học trên cả nước.

Kinh phí đầu tư trang bị CSVC cho các trường còn hạn hẹp song việc cấp phát lại thường chậm về thời gian cung ứng, thiếu về số lượng, chất lượng chưa cao.

Hệ thống các văn bản pháp quy: quy định, hướng dẫn, các chuẩn, các chế định về quản lý sử dụng CSVC-TBDH chưa đầy đủ và cụ thể.

Những lớp tập huấn về bảo quản, sử dụng CSVC - TBDH thời gian rất ngắn, lại chỉ dừng ở mức hình thức lý thuyết, học viên chưa được tham quan thực tế công tác bảo quản, sử dụng CSVC - TBDH ở những đơn vị trường làm tốt công tác này.

Ngành giáo dục và đào tạo chưa có quy chế thưởng phạt nghiêm minh trong đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng và bảo quản CSVC-TBDH trường học nên chưa khuyến khích được CBQL và GV làm tốt.

2.5.2. Các yếu tố chủ quan trong nhà trường

Hiệu trưởng các trường THCS chưa có một kế hoạch chiến lược hiện hữu về trang bị, bảo quản, sử dụng và đầu tư mua sắm CSVC. Do cơ sở vật chất của các nhà trường còn quá nghèo nàn nên trang bị CSVC còn mang tính chắp vá, những thiết bị hiện đại như: máy vi tính, máy chiếu Projector, nhà đa năng, sân chơi bãi tập…không đủ để sử dụng.

Một yếu tố tiên quyết đó là nhận thức chưa đúng của giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý. Họ chưa nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của CSVC trong quá trình dạy học. Đời sống của giáo viên cũng tương đối ổn định nhưng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2023