(Ghi Chú: Các Đối Tượng Quy Định Trong Bảng Sau Là Các Đối Tượng Thuộc Phụ Lục 2)


Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

Thân nhân của các đối tượng sau đây theo quy định của pháp luật về sĩ quan Quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, Công an nhân dân và cơ yếu.

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân đang tại ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong quân đội nhân dân.

Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ có thời hạn.

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang làm công tác cơ yếu tại Ban Cơ yếu Chính phủ và người đang làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân nhưng không phải là quân nhân, công an nhân dân.

Trẻ em dưới 6 tuổi.

Người đã hiến bộ phận cơ thể theo quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

Các đối tượng trên thực hiện BHYT kể từ ngày 01/07/2009 Học sinh, sinh viên thực hiện BHYT kể từ ngày 01/01/2010

Người thuộc hộ gia đình làm nông – lâm – ngư – nghiệp thực hiện BHYT kể từ ngày 01/01/2012.

Thân nhân của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động, thân nhân người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công, thân nhân cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật thực hiện BHYT kể từ ngày 01/01/2014.

Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, thực hiện BHYT kể từ ngày 01/01/2014.

Các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ thực hiện BHYT kể từ ngày 01/01/2014.

1.3.1.2. Mức đóng – mức hỗ trợ đóng BHYT toàn dân:

Từ ngày 01/07/2009 đến ngày 31/12/2009, mức đóng BHYT hằng tháng của các đối tượng tham gia BHYT là 3% mức tiền lương, tiền công hàng tháng. Kể từ ngày 01/01/2010, mức đóng BHYT của các đối tượng trên là 4,5% của mức tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và bằng 3% mức lương tối thiểu đối với học sinh, sinh viên.

Từ ngày 1/1/2012, người thuộc hộ gia đình làm nông – lâm – ngư – nghiệp có mức đóng bằng 4,5% mức lương tối thiểu.


Từ ngày 1/1/2014, mức đóng BHYT của thân nhân người lao động có hưởng lương là 3% mức lương tối thiểu; 4,5% mức lương tối thiểu được áp dụng cho xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.

Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% mức đóng cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo từ ngày 1/7/2009. Hỗ trợ tối thiểu bằng 50% mức đóng đối với học sinh, sinh viên mà thuộc hộ cận nghèo và hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng đối với học sinh, sinh viên mà không thuộc hộ cận nghèo, chính sách này được thực hiện từ ngày 1/1/2010.

Người thuộc hộ gia đình cận nghèo và người thuộc hộ gia đình làm nông – lâm – ngư – nghiệp có từ hai thân nhân trở lên tham gia BHYT thì người thứ nhất đóng bằng mức quy định, người thứ 2,3,4 đóng lần lượt bằng 90%, 80%, 70% mức đóng của người thứ nhất, từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất.

Ngoài ra, từ ngày 1/1/2015, BHXH đã đưa ra gói đóng BHYT theo hộ gia đình với nguyên tắc bắt buộc 100% thành viên hộ gia đình phải tham gia đóng BHYT. Mức đóng như sau:

4,5% mức lương cơ sở/tháng (hiện nay là 621.000 đồng/năm). Giảm trừ mức đóng của các thành viên trong cùng hộ như sau:

+ Người thứ nhất: Đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

+ Người thứ 2: Đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;

+ Người thứ 3: Đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;

+ Người thứ 4: Đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;

+ Người thứ 5 trở đi: Đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

(Đối với hộ gia đình được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì không áp dụng giảm trừ mức đóng như trên, theo điểm Điểm g, Khoản 1 Điều 2 Nghị định 105/2014/NĐ-CP).

1.3.1.3. Thủ tục tham gia BHYT:

- Đối tượng nhân dân tham gia BHYT hộ gia đình:

Người tham gia BHYT hộ gia đình cư trú tại địa bàn xã và huyện nào thì đăng ký và nộp tiền tham gia BHYT tự nguyện theo xã và huyện đó. Cơ quan BHXH tổ chức thu phí BHYT hộ gia đình của đối tượng nhân dân mỗi tháng 01 lần (một năm thu tối đa 12 lần), thời gian Đại lý thu tiền của đối tượng nhân dân từ ngày 25 cho đến ngày làm việc cuối cùng của tháng.

Thẻ BHYT có giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 của mỗi tháng và sau ít nhất 30 ngày, kể từ ngày Đại lý thu nộp phí BHYT cho cơ quan BHXH đối với các trường hợp tham gia BHYT hộ gia đình lần đầu hoặc tham gia lại sau 03 tháng gián đoạn vì bất kỳ lý do gì.

Thẻ BHYT sẽ có giá trị sử dụng liên tục khi người tham gia BHYT đóng phí BHYT theo đúng quy định. Để thẻ BHYT có giá trị sử dụng liên tục, người có thẻ phải đóng tiền cho Đại lý thu trước khi thẻ BHYT hết hạn sử dụng ít nhất là 10 ngày.


+ Đối tượng nhân dân tham gia BHYT theo hộ gia đình và áp dụng giảm trừ mức đóng (theo trình bày như trên).

+ Đại diện hộ gia đình ghi đủ các thông tin vào Tờ khai tham gia BHYT tự nguyện theo đối tượng nhân dân (mẫu số 01/BHYTTN) theo hướng dẫn của Đại lý ; photocopy sổ hộ khẩu, nộp tờ khai cùng bản copy sổ hộ khẩu và sổ hộ khẩu gốc để Đại lý kiểm tra, đối chiếu.

+ Đại lý thu tiếp nhận hồ sơ tham gia BHYT hộ gia đình, thực hiện việc đối đối chiếu giữa tờ khai với sổ hộ khẩu, giữa sổ hộ khẩu gốc với bản copy, nếu đảm bảo xác thực, thì Đại lý ký vào tờ khai và bản copy sổ hộ khẩu để xác định trách nhiệm của mình, đồng thời tính toán mức đóng của từng thành viên hộ gia đình tham gia BHYT, chốt số tiền phải đóng của cả hộ.

- Các đối tượng khác do tổ chức quản lý đối tượng thực hiện theo quy định của pháp luật.

1.3.1.4 Điều kiện hưởng và mức hưởng BHYT:

- Người có thẻ BHYT khi thực hiện khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký ban đầu hoặc chuyển viện đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật và đã thực hiện đúng, đủ thủ tục khám chữa bệnh BHYT hoặc đến khám, chữa bệnh trong tình trạng cấp cứu.

- Người đi khám chữa bệnh BHYT đi KCB không đúng cơ sở KCB ban đầu hoặc khám bệnh, chữa bệnh không theo tuyến chuyên môn kỹ thuật (trừ trường hợp cấp cứu) thì được thanh toán theo tỷ lệ % mức hưởng, tùy theo phân hạng bệnh viện.

- KCB tại cơ sở y tế không ký hợp đồng KCB BHYT, hoặc KCB tại cơ sở y tế có ký hợp đồng KCB nhưng không đủ thủ tục: Được thanh toán theo chi phí thực tế nhưng tối đa không quá khung quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 09.

- KCB tại nước ngoài: Được thanh toán theo chi phí thực tế nhưng tối đa không quá khung quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 09.

- KCB tại cơ sở y tế ngoài công lập được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng quy định, theo giá dịch vụ áp dụng đối với cơ sở KCB công lập tương đương tuyến chuyên môn kỹ thuật.

- Những trường hợp bị tai nan giao thông được xác định là tai nạn lao động và không vi phạm pháp luật.

- Tham gia liên tục BHYT từ 36 tháng trở lên được hưởng quyền lợi khi điều trị ung thư.


Bảng 1.2 (Ghi chú: các đối tượng quy định trong bảng sau là các đối tượng thuộc phụ lục 2)



BHYT đúng tuyến


BHYT trái tuyến

BHYT chuyển tuyến

- Hưởng 100% đối với các trường hợp:

+ Đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3.

+ Chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.

+ Người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6

tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.

- Hưởng 95% đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4

- Hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác

- Hưởng 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương.

- Hưởng 60% chi phí điều trị nội trú từ 01/01/2015 đến 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ 01/01/2021 trong phạm vi cả nước tại bệnh viện tuyến tỉnh;

- Hưởng 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ 01/01/2015 đến 31/12/2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ 01/01/2016 tại bệnh viện tuyến huyện.

Như vậy, trường hợp điều trị ngoại trú vượt tuyến sẽ KHÔNG được hưởng BHYT.

Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và được hưởng BHYT như đúng tuyến.

Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến

trung ương và có mức hưởng theo đúng tuyến.

Người tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh chuyển tuyến điều trị, có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp lệ thì:

- Hưởng 100% đối với các trường hợp:

+ Đối tượng quy định tại các Điểm d, e, g, h và Điểm i Khoản 3

+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

thương binh, người hưởng chính sách như thương binh,

thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát; trẻ em dưới 6 tuổi.

+ Chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

+ Chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;

+ Người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục tính từ thời điểm người đó tham gia BHYT đến thời điểm đi khám bệnh, chữa bệnh và có

số tiền cùng chi trả chi phí

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Đẩy mạnh công tác thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 5





khám bệnh, chữa bệnh lũy kế trong năm lớn hơn 6 tháng

lương cơ sở, tính từ thời điểm tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

- Hưởng 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 2, Điểm k Khoản 3 và Điểm a Khoản 4.

- Hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.



Đối tượng

Đúng tuyến

Trái tuyến (có thẻ)


Mức thanh toán

Giới hạn đối với dịch vụ y tế kĩ thuật cao

Mức thanh toán (theo hạng bệnh

viện)

Giới hạn đối với dịch vụ y tế kỹ thuật cao


(2), (9), (17)


100%

Thấp hơn hoặc bằng mức 40 lần tiền lương tối thiểu chung; trừ một số đối tượng (9) thì vẫn được thanh toán

100%


Hạng I: 30%


Hạng II: 50%


Hạng III:70%


Thấp hơn hoặc bằng mức 40 lần tiền lương tối thiểu chung


(3),(13), (14)


95%

Còn lại

80%


Ngoài ra đối với trường hợp cấp cứu thì đối tượng thụ hưởng BHYT vẫn được hưởng mức thanh toán như đúng tuyến; người tham gia BHYT đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế ngoài công lập thì sẽ được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng quy định tại điều 22 luật BHYT và quy định tại khoản 1, 2, 3 điều 7 Nghị Định số 62/2009/NĐ – CP theo giá dịch vụ áp dụng đối với cơ sở khám chữa bệnh công lập tương đương chuyên môn kỹ thuật.


1.3.1.5. Quỹ BHYT:

Quỹ BHYT là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng BHYT và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia BHYT, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức BHYT và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến BHYT.

Quỹ BHYT được hình thành từ: tiền đóng BHYT của các đối tượng tham gia; tiền đóng BHYT của các đối tượng tham gia; Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư của quỹ BHYT; Tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác.

Quỹ BHYT được phân bổ và sử dụng như sau:

+ 95% lập quỹ khám chữa bệnh

+ 5% lập quỹ dự phòng khám chữa bệnh

Quỹ KCB BHYT được sử dụng để thanh toán chi phí khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và chi phí khám chữa bệnh của người có thẻ BHYT phải chuyển tuyến, khám chữa bệnh theo yêu cầu riêng và chi phí vận chuyển người bệnh.

1.3.2. Những nhân tố tác động đến BHYT toàn dân:

- Nhận thức của người tham gia BHYT:

BHYT toàn dân là chính sách xã hội quan trọng hàng đầu, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng, luôn đề cao trong hệ thống chính sách An sinh xã hội. Thực tế việc tham gia BHYT đã mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, nhất là các gia đình có mức thu nhập thấp khi chẳng may đau ốm, tại nạn như:

Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và toàn dân tham gia, để bảo vệ sức khỏe cho mỗi người khi chẳng may ốm đau, tai nạn, nhằm đảm bảo an sinh xã hội.

Mang lại công bằng về chăm sóc sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là người nghèo, người cận nghèo và đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa. Vì vậy hỗ trợ người cận nghèo tham gia BHYT là góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội; chia sẻ rủi ro khi bị ốm đau, bệnh tật. Do đó đóng tiền mua thẻ BHYT là cách đóng góp khi lành, để dành khi ốm; chi trả phần lớn chi phí khám bệnh, xét nghiệm, thuốc men và chăm sóc cho người có thẻ khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo đúng nơi đăng ký ghi trên thẻ; khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT giúp người nghèo và cận nghèo bớt đi gánh nặng chi tiêu cho gia đình khi ốm đau.

+ BHYT là loại hình bảo hiểm “lúc khỏe mua thẻ để tích lũy cho lúc ốm”, nhưng từ trước đến nay, đa số người dân Việt Nam đều “lựa chọn ngược” là đến lúc ốm hoặc ốm nặng mới đi mua BHYT. Không phải bất cứ người dân nào cũng nhìn nhận được vấn đề quyền lợi chính đáng của mình khi tham gia BHYT, vẫn còn một số đông người dân có tâm lý e ngại trong việc mua BHYT, nhất là các vùng nông thôn và vùng khó khăn.


+ Chưa được hiểu đầy đủ các kiến thức cơ bản về BHYT, chưa hiểu biết hết tính ưu việt của chính sách BHYT toàn dân.

+ Có tâm lý e ngại khi tham gia BHYT do lo ngại tình trạng phân biệt đối xử khi đi khám chữa bệnh bằng BHYT; vừa phải bỏ tiền túi vừa bị phiền hà khiến người dân không mấy hào hứng với BHYT. Thêm vào đó là chất lượng các khu dịch vụ y tế tư nhân ngày càng cao, đáp ứng được nhu cầu của người dân do đó khi có ốm đau, tâm lý đến khám nhanh là điều bất cứ người dân nào mong muốn. Trong khi khám chữa bệnh theo BHYT thường phải chờ đợi và “bị đối xử” khiến các bệnh nhân ngày càng không muốn khám chữa theo BHYT.

Luật hóa việc tham gia BHYT theo hộ gia đình là để khắc phục tình trạng nhiều gia đình chỉ chọn mua BHYT cho những người ốm, người bị bệnh mạn tính, chưa có ý thức mua cho toàn bộ thành viên trong gia đình để phòng khi ốm đau và chia sẻ rủi ro cho người khác. Với tâm lý bỏ ra hàng triệu đồng mua BHYT cho cả gia đình khiến người dân cảm thấy e ngại, không mấy hào hứng.

- Chất lượng đơn vị cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh BHYT

Một trong những vướng mắc lớn nhất của quá trình thực hiện chính sách BHYT trong nhiều năm qua là những hạn chế trong khả năng đáp ứng của hệ thống cung ứng dịch vụ ở một số địa phương đối với nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người tham gia BHYT và thủ tục trong KCB BHYT. Những hạn chế đó dẫn tới sự chưa hài lòng của các bên tham gia BHYT, nhất là làm giảm niềm tin của người dân đối với chính sách BHYT.

Mạng lưới chăm sóc ban đầu chưa thỏa mãn nhu cầu tiếp cận dịch vụ y tế thuận lợi và có chất lượng. Ở khu vực nông thôn, trạm y tế xã là điểm tiếp cận gần dân nhất, nhưng đa số y - bác sĩ ở xã ít có thời gian và thiếu điều kiện (chuyên môn, trang bị kỹ thuật, thuốc) để chăm sóc, khám, chữa bệnh cho người có BHYT. Điều này càng rõ hơn khi cần chăm sóc, theo dõi các bệnh không lây truyền ở tuyến xã. Đa số người tham gia BHYT phải đến các bệnh viện tuyến trên để đạt được mục tiêu về chất lượng dịch vụ;

Khám, chữa bệnh vượt tuyến dẫn tới sự quá tải ở tuyến trên (bệnh viện tỉnh, đặc biệt là các bệnh viện trung ương) và sự tốn kém của người tham gia BHYT phải gánh chịu các chi phí không chính thức và chi phí cơ hội lớn ở tuyến trên; những chi phí này thường lớn hơn so với chi phí được BHYT chi trả;

Những quy định trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT tiếp tục tạo ra một số bất cập mới trong phục hồi chi phí. Việc áp dụng trần thanh toán bằng 90% quỹ khám, chữa bệnh của số người đăng ký khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế đối với chi phí khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế đó và chi phi phát sinh của bệnh nhân tại cơ sở y tế tuyến trên dẫn tới tình trạng cơ sở y tế bắt buộc phải hạn chế quyền lợi của bệnh nhân và hạn chế chuyển bệnh nhân BHYT đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế khác.

- Về thủ tục khám chữa bệnh BHYT:

+ Khác với người bệnh tự đóng viện phí, người bệnh có thẻ BHYT khi KCB phải có thêm các thủ tục hành chính liên quan đến xác nhận đối tượng vào KCB,


xác nhận được sử dụng dịch vụ y tế để làm căn cứ thanh toán BHYT và các thủ tục của các bên liên quan trong việc tổng hợp, thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT.

+ Người bệnh có thẻ BHYT khi đến KCB phải làm các thủ tục hành chính liên quan đến BHYT như: Xuất trình thẻ BHYT, giấy tờ tùy thân có ảnh, các giấy tờ liên quan đến KCB đối với trẻ em dưới 6 tuổi (khi chưa có thẻ BHYT); giấy giới thiệu chuyển viện, hồ sơ chuyển viện hoặc giấy hẹn khám lại theo yêu cầu điều trị của cơ sở KCB tuyến trước gửi người bệnh đi, pho tô giấy chuyển viện, nộp thẻ và nhận lại thẻ BHYT, để thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT phải có xác nhận của cơ sở cung cấp dịch vụ, xác nhận của cơ quan BHYT, xác nhận của người bệnh trên các Phiếu thanh toán, chứng từ khác (Phiếu yêu cầu xét nghiệm, Xquang, dịch vụ kỹ thuật khác…). Xác nhận mức thanh toán đối với phạm vi quyền lợi được hưởng, mức hưởng khi KCB đúng hoặc không đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với từng người bệnh tùy theo các mức cùng chi trả BHYT. Một số bệnh mạn tính mà tuyến huyện, tỉnh không điều trị được (Luput ban đỏ, Tâm thần phân liệt, Alzheimer….) cần điều trị tại bệnh viện tuyến trung ương nhưng hằng tháng đi KCB người bệnh vẫn phải về nơi đăng ký KCB ban đầu để lấy giấy giới thiệu rất mất thời gian.

+ Nhiều thủ tục phiền hà (nộp tiền nhiều lần trong một lần khám, xếp hàng chờ đợi để nhận lại tiền mặc dù đã có BHYT; quay về địa phương xin giấy giới thiệu của cơ sở y tế tuyến dưới, mặc dù có chỉ định tái khám để theo dõi điều trị tiếp ở tuyến trên; xin cơ quan BHXH chứng nhận thời gian tham gia BHYT liên tục để được hưởng một số quyền lợi BHYT vv …);

+ Mất thời gian chờ đợi do quá tải của các phòng khám; người nộp tiền viện phí được ưu tiên khám trước vẫn xẩy ra ở một số bệnh viện.

+ Phân biệt đối xử giữa nộp tiền viện phí và BHYT: nộp tiền viện phí được ưu tiên hơn về thời gian và chất lượng dịch vụ (kẽ hở trong chính sách hiện hành tạo ra sự ưu tiên cho người trực tiếp nộp viện phí).

Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân đẫn đến tình trạng người dân không muốn tham gia BHYT.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023