Áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây của cơ quan Cảnh sát điều tra - 1


LUẬN VĂN:


Áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây của cơ quan Cảnh sát điều tra


Mở đầu


1. Tính cấp thiết của đề tài


Vấn đề chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ và phòng ngừa, ngăn chặn người chưa thành niên phạm tội là một việc làm không chỉ có ở Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới cũng đặc biệt quan tâm, nghiên cứu và thực hiện. Bởi thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì một ngày mai tươi sáng, "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai".

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Với vai trò quan trọng như vậy, nên trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) ghi nhận "…Nhà nước, xã hội và gia đình chăm lo, chăm sóc, giáo dục trẻ em…". Thể chế hóa điều đó có hệ thống các ngành luật, văn bản pháp luật, nghị quyết, chỉ thị đề cập đến như Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991, Luật hình sự năm 1999, Luật tố tụng hình sự năm 2003, chương trình hành động quốc gia 12/91... Nhìn lại một chặng đường dài đã qua, Nhà nước ta đã và đang tiến hành rộng rãi việc chăm sóc giáo dục trẻ em, tạo dựng một môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh. Nhiều trường học, lớp học với những mô hình đào tạo đa dạng, phong phú, kết hợp với việc học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia tiên tiến trên thế giới, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong phạm vi cả nước nói chung cũng như ở địa bàn tỉnh Hà Tây nói riêng vẫn tồn tại một thực trạng rất lo ngại, đó là tình hình vi phạm pháp luật, đặc biệt là tình hình phạm tội do người chưa thành niên thực hiện, với tính chất, mức độ, hành vi nguy hiểm cho xã hội ngày càng tăng. Chẳng hạn, các tội liên quan đến ma túy, giết người, cướp của, hiếp dâm, tống tiền... cùng với việc sử dụng vũ khí nóng, tụ tập thành các băng ổ nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen, gây nên tâm lý hoang mang lo sợ trong nhân dân và khó khăn cho công tác điều tra, khám phá tội phạm của lực lượng Công an nhân dân. Nhất là việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn người chưa thành niên phạm tội.


Áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây của cơ quan Cảnh sát điều tra - 1

Các biện pháp ngăn chặn là một chế định pháp lý quan trọng trong luật tố tụng hình sự Việt Nam. Việc quy định và áp dụng đúng đắn các biện pháp ngăn chặn là sự đảm bảo cho quá trình phát hiện nhanh chóng, chính xác, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không cho người phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm, trốn tránh pháp luật, cản trở đến quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Đây là vấn đề rất nhạy cảm, nó đụng chạm đến quyền và lợi ích chính đáng của công dân như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở, bí mật đời tư, thư tín,…Thực tế những năm qua, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) cũng còn hạn chế nhất định, mà hậu quả dẫn đến là bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm nguyên tắc pháp chế XHCN, xâm phạm đến các quyền cơ bản của công dân. Vì vậy, nắm vững những biện pháp ngăn chặn như: bắt người, tạm giữ, tạm giam… Qui định trong Chương V và Chương XXXII " Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên" BLTTHS năm 2003, là điều cần thiết, giúp cho các điều tra viên nói chung và các điều tra viên Công an tỉnh Hà Tây vận dụng tốt vào thực tiễn hoạt động công tác. Tránh được những vi phạm đáng tiếc xảy ra, đồng thời nâng cao được hiệu quả trong việc ngăn chặn người chưa thành niên phạm tội.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài "Áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây của cơ quan Cảnh sát điều tra " làm đề tài luận văn thạc sĩ.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài


áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội là vấn đề được nhiều nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam nghiên cứu, tiếp cận theo những góc độ khác nhau. ở Việt Nam, trong những năm gần đây, cũng có một số công trình như "Những điều cần biết về bắt người, tạm giữ, tạm giam…đúng pháp luật" của Phạm Thanh Bình - Nguyễn Vạn Nguyên, Nhà xuất bản Pháp lý (1990), Cuốn "Các biện pháp ngăn chặn trong luật tố tụng hình sự Việt Nam" của Nguyễn Mai Bộ, Nhà xuất bản Công an nhân dân (1997). Một số công trình khoa học như Luận án tiến sĩ của TS Trịnh Văn Thanh và một số luận văn thạc sĩ như ThS. Trần


Mạnh Hùng…cũng tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến các biện pháp ngăn chặn. Ngoài ra, còn có một số công trình, bài viết đăng trên tạp chí Công an nhân dân, Tạp chí Kiểm sát… đề cập đến; các bài viết này mới chỉ khai thác được một số khía cạnh về cách thức, phương pháp áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Các công trình khoa học mới chỉ nghiên cứu một cách tổng thể trên phạm vi rộng mà chưa đề cập đến những khó khăn vướng mắc và những giải pháp về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên từng địa phương cụ thể và với những đặc trưng riêng của từng tỉnh.

Thực tế, một số tài liệu có tính chất hướng dẫn như Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004, Giáo trình "Chiến thuật điều tra hình sự" của Học viện Cảnh sát nhân dân đã nêu rò hơn về việc áp dụng này, song việc áp dụng ở từng địa phương còn phụ thuộc nhiều vào các hướng dẫn cụ thể, ý kiến chỉ đạo hoặc các tài liệu rút kinh nghiệm thông qua điều tra vụ án.

Tình hình nghiên cứu trên cho thấy, vấn đề "áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây của cơ quan cảnh sát điều tr " cần tiếp tục được nghiên cứu, để làm tiêu chí, làm cơ sở, kinh nghiệm áp dụng chung cho các tỉnh khác trong phạm vi cả nước.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


* Mục đích nghiên cứu của đề tài


Đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây của cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) từ năm 2001 đến 6/2005, nhằm phát hiện những khó khăn vướng mắc, sơ hở, thiếu sót trong quá trình chỉ đạo, phối hợp thực hiện nhiệm vụ của cơ quan CSĐT tỉnh Hà Tây. Từ đó đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn người chưa thành niên phạm tội ở địa bàn tỉnh.

* Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài


- Nghiên cứu làm rò nhận thức chung về các biện pháp ngăn chặn và việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội của cơ quan CSĐT trên địa bàn tỉnh Hà Tây.

- Khảo sát, đánh giá việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội, được quy định trong BLTTHS của cơ quan CSĐT tỉnh Hà Tây.

- Rút ra những kết quả đạt được, những tồn tại, thiếu sót, khó khăn, vướng mắc trong luật tố tụng hình sự Việt Nam và việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn và khắc phục tình trạng đã xảy ra.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


* Đối tượng nghiên cứu


Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn dưới góc độ khoa học pháp lý nhằm hoàn thiện việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây của cơ quan CSĐT.

* Phạm vi nghiên cứu


Đề tài tập trung nghiên cứu việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội nhưng chủ yếu là các tội xâm phạm về trật tự xã hội và ma túy trên địa bàn tỉnh Hà Tây từ năm 2001 đến 6/2005.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu


* Phương pháp luận


Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và các tội phạm do người chưa thành niên phạm tội thực hiện cùng với chính sách hình sự của Nhà nước đối với người chưa thành niên phạm tội.


Đồng thời, trên cơ sở những thành tựu đạt được của các khoa học như Luật quốc tế, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Xã hội học, khoa học Điều tra hình sự…

* Phương pháp nghiên cứu


Quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã kết hợp nhiều phương pháp: phân tích, so sánh, tổng hợp, khảo sát thực tế, tham khảo ý kiến của các cán bộ làm công tác nghiên cứu, đồng nghiệp hoạt động thực tiễn, tham khảo các tài liệu về tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới để đánh giá, hệ thống hóa hoạt động áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội.

6. Những vấn đề mới của đề tài


Làm rò những lý luận về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự của Việt Nam hiện nay. Đề tài đã tổng hợp, đánh giá, tìm ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân tồn tại, thiếu sót cũng như các kết quả đạt được trong quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây của cơ quan CSĐT. Đồng thời, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội, theo quy định của BLTTHS và các chiến thuật, nghiệp vụ để bảo đảm các biện pháp đó.

7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài


Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội. Đồng thời nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, nâng cao niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và lực lượng Cảnh sát nhân dân nói chung, cơ quan CSĐT tỉnh Hà Tây nói riêng.

Ngoài ra, đề tài còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu trong các trường Công an nhân dân, các cán bộ nghiên cứu, cán bộ đang làm nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh phòng chống loại tội phạm này.


8. Kết cấu của đề tài


Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương 8 tiết.


Chương 1


Nhận thức chung về các biện pháp ngăn chặn và việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội của cơ quan Cảnh sát điều tra


1.1. Nhận thức chung về các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình

sự


1.1.1. Khái niệm về các biện pháp ngăn chặn


Trong xã hội có giai cấp, nhà nước và pháp luật ra đời là một tất yếu khách

quan của lịch sử. ở mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, cũng đều có kiểu nhà nước, kiểu pháp luật tương ứng. Cho dù ở bất kỳ nhà nước nào đi chăng nữa, thì mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật luôn luôn khăng khít và tác động qua lại lẫn nhau. Nhà nước dùng pháp luật để quản lý xã hội, để duy trì xã hội trong vòng trật tự và ổn định. Còn pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc của nhà nước, Như Mác - ăngghen đã từng khẳng định: "Nó thực chất là bạo lực có tổ chức của một giai cấp nhất định với giai cấp khác. Chính bạo lực có tổ chức của giai cấp thống trị với giai cấp khác tạo nên bản chất của nhà nước, đó là một tính chất của quyền lực chính trị nhằm trấn áp giai cấp bị thống trị". Những biện pháp trấn áp của giai cấp thống trị với giai cấp khác, tầng lớp khác được thể hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ngoài những đặc điểm chung của nhà nước còn có sự khác biệt. Đó là nhà nước XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, là nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Để bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được trong cuộc đấu tranh giai cấp, xây dựng xã hội mới, Nhà nước XHCN Việt Nam một mặt là một tổ chức chính trị hành chính, một cơ quan cưỡng chế nhưng đồng thời là một tổ chức quản lý kinh tế xã hội của toàn thể nhân dân lao động. Bộ máy cưỡng chế hành chính của nhà nước XHCN Việt Nam là bộ

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí