Như vậy, có thể thấy, vấn đề phát huy các giá trị văn hóa truyền thống luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Những văn kiện, Nghị quyết của Đảng, trên thực tế cũng đã được nhiều tầng lớp nhân dân hưởng ứng, noi theo. Thứ hai, thật vậy trong suốt những năm tháng hào hùng của dân tộc,
sinh viên và phong trào học sinh, sinh viên luôn là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong các phong trào hành động cách mạng.
Ngày nay, sinh viên Việt Nam với trái tim cháy bỏng nhiệt huyết, với bàn tay, khối óc và tinh thần xung kích, tình nguyện không ngại gian khổ, khát khao và sẵn sàng cống hiến..., nhiều bạn đã và đang đến làm việc tại các xã vùng cao, vùng xa, biên giới hải đảo, đến với các công trình lớn của đất nước sau khi tốt nghiệp [106].
Trong công trình “Về phát triển văn hóa và xây dựng con người trong thời kỳ CNH, HĐH” thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KHXH - 04 đã điều tra 1.585 sinh viên của 13 trường đại học ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh về lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc cho thấy: có 89,7% đến 94,9% sinh viên cho rằng “tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc là những giá trị đạo đức quan trọng”; 75% đến 85% sinh viên khát khao muốn đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước [47, tr.118].
Theo kết quả nghiên cứu nhiều năm của các nhà khoa học Phạm Minh Hạc và Thái Duy Tuyên về vấn đề “Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập”. Với số liệu điều tra xã hội học, lòng yêu nước là giá trị truyền thống được xếp ở vị trí cao nhất. Điều đáng chú ý là lòng yêu nước của con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh gắn liền với tình yêu CNXH, mà nội dung chủ yếu hiện nay là phấn đấu để xây dựng Việt Nam thành một nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Cụ thể, khi khảo sát đối tượng là trí thức và sinh viên về “Ý thức bảo vệ Tổ quốc” , họ đã có thái độ rõ ràng: 96,42% sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của mình; chỉ có 3,58% trả lời không. Cũng vậy, về nghĩa vụ cống hiến, câu hỏi là
“Nhiều bạn trẻ hiện nay đang khao khát, trăn trở, muốn đóng góp sức mình xây dựng đất nước, bạn cũng có ý nghĩ, nguyện vọng như họ phải không?”, câu trả lời: Đúng chiếm 84,15%; phân vân: 8,39% và không đúng: 7,46%. Với nội dung “Mỗi khi được yêu cầu tham gia vào các hoạt động xã hội ở nơi cư trú” sinh viên cho rằng họ: sẵn sàng và nhiệt tình... 77,39%; miễn cưỡng... 16,42%; tìm lý do từ chối... 6,19% [49, tr.214-215]. Hầu hết sinh viên hiện nay đã có những quan điểm đúng đắn, có thái độ rõ ràng, dứt khoát với những hành vi sai lệch của các thế lực thù địch. Điều này cho thấy, thái độ, tư tưởng và nhận thức của sinh viên trước những âm mưu kích động của các thế lực thù địch đã có những bước tiến đáng kể.
Trong điều kiện hiện nay, lối sống cao đẹp của thanh niên sinh viên phải gắn liền với nhiệm vụ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xây dựng cơ sở cho CNXH. Lối sống cao đẹp là lối sống với tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vì vậy, phải có tinh thần quốc tế trong sáng - chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Sống đẹp là phải biết hi sinh, hướng tới lợi ích chung của cả cộng đồng.
Kết quả khảo sát của Trung ương Đoàn đối với 787 học sinh và sinh viên cho thấy: 66,7% số người được hỏi hiểu rõ trách nhiệm của mình trước công cuộc CNH,HĐH đất nước; 81,6% sẵn sàng tham gia các hoạt động tình nguyện ở địa phương; 57,7% khẳng định học sinh sinh viên ngày nay sống thực tế, có định hướng; 56,3% sống trung thực, lành mạnh, có văn hóa; số thanh niên sinh viên có nguyện vọng vào Đảng cao với thái độ lựa chọn rất thiết tha chiếm 78,9%; ở thái độ bình thường là 15,1% và số sinh viên không có nguyện vọng vào Đảng là 6,0% [36, tr.32].
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Dân Tộc Đối Với Việc Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa Hiện Nay Giá Trị
- Toàn Cầu Hóa Và Tác Động Của Nó Đến Việc Phát Huy Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Trong Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên Hiện Nay
- Thực Trạng Việc Phát Huy Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Dân Tộc Trong Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên Việt Nam Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa Hiện Nay
- Thực Trạng Của Việc Phát Huy Giá Trị “Cần Cù, Sáng Tạo Trong Lao Động”, Tinh Thần “Lạc Quan” Trong Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên
- Thực Trạng Các Hình Thức, Các Phương Pháp Nhằm Phát Huy Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Đối Với Việc Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên Trong Bối
- Một Số Vấn Đề Đặt Ra Trong Phát Huy Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Dân Tộc Với Việc Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên Việt Nam Trong Bối Cảnh
Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.
Khi được hỏi về “Lòng tự hào là người Việt Nam” thì học sinh/sinh viên (1.059) đều khẳng định điều đó, tuy nhiên với những mức độ khác nhau [49, tr.199]:
1. Rất tự hào là người Việt Nam……………………… 57,28% 2. Khá tự hào……………………………..................... 32,87% 3. Không tự hào lắm……………………....................... 8,46% 4. Không tự hào chút nào……………………………... 0,35%
5. Nếu được, tôi muốn không phải là người Việt Nam…1,04%
Ngoài lý tưởng chính trị - xã hội, tầng lớp thanh niên sinh viên cần có lý tưởng, ước mơ, hoài bão lớn về khoa học, về các lĩnh vực văn hóa - xã hội khác. Nhưng những vấn đề này đang trong quá trình hình thành, phát triển. Qua quan sát thực tiễn và điều tra đã cho thấy, những ước mơ, hoài bão lớn và cháy bỏng về khoa học kỹ thuật và kinh tế chưa trở thành một phong trào, một xu thế mạnh mẽ trong thanh niên sinh viên.
Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 của Đảng và trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI, Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã quyết định phát động trong thanh niên cả nước hai phong trào hành động cách mạng là phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và phong trào “Tuổi trẻ giữ nước”.
Thứ ba, đặc biệt là sự chủ động của các chủ thể giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường dân tộc cho sinh viên trong các trường đại học. Yêu nước là yêu CNXH, yêu nhân dân, không ngừng học tập, nghiên cứu để sau này phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, từng bước xây dựng lối sống mới, dám nghĩ dám làm, hăng say tích lực lao động, học tập để trở thành người trí thức mới.
Trong các trường học, phong trào Thanh niên lập nghiệp được cụ thể hoá bằng phong trào thi đua “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo sinh viên. Qua nhiều hoạt động hỗ trợ học tập, nghiên cứu khoa học, định hướng nghề nghiệp với nhiều loại hình câu lạc bộ học thuật, các cuộc thi, các giải thưởng, các loại quỹ khuyến học, khuyến tài…, Đoàn, Hội đã động viên, cổ vũ sinh viên tích cực học tập, nghiên cứu khoa học và phát
triển tài năng; khơi dậy ý chí, nghị lực, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục trong nhà trường.
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam khóa VIII, Bí thư TW Đoàn Nguyễn Đắc Vinh đã trình bày báo cáo về tình hình sinh viên Việt Nam 5 năm qua. Theo đó, những năm qua, quy mô giáo dục Việt Nam liên tục được mở rộng, với tổng số sinh viên cả nước là gần 1,6 triệu người. Đoàn viên sinh viên chiếm tỷ lệ hơn 25% đoàn viên cả nước, “là lực lượng vô cùng quan trọng, sáng tạo ra nhiều phong trào và mô hình hay…”. Phát biểu tại Đại hội, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao những cố gắng và thành tích đạt được của đông đảo sinh viên trong thời gian qua. Ông khẳng định: Việt Nam có nền giáo dục đại học gần 1.000 năm. Lịch sử phong trào học sinh, sinh viên Việt Nam là lịch sử oai hùng. “Từ ngày có Đảng lãnh đạo, các thế hệ học sinh, sinh viên nước ta càng nêu cao tinh thần yêu nước, phát huy truyền thống quật cường, hướng theo ngọn cờ của Đảng và Bác Hồ, chiến đấu hy sinh vô cùng anh dũng vì độc lập tự do Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân”. Ông cũng cho rằng, ngày nay, trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, lực lượng thanh niên sinh viên đã rèn luyện thành đội ngũ ưu tú của tuổi trẻ…“Vấn đề đặt ra cho những người đang trên ghế nhà trường hôm nay là phải tranh thủ mọi điều kiện, tận dụng mọi thời gian, ra sức học tập, rèn đức, luyện tài, chuẩn bị mọi mặt để gánh vác trọng trách đó” [106].
Có thể thấy, sinh viên phần đông là những người sống có hoài bão và lý tưởng, ngày càng nhận thức sâu hơn giá trị cuộc sống. Điều này được chứng minh trên nhiều mặt, cụ thể là: quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề chính trị - xã hội; có mục đích sống rõ ràng; tham gia tích cực các phong trào xã hội, có nhu cầu giải trí lành mạnh.
Như vậy, việc phát huy tinh thần yêu nước, ý thức tự cường dân tộc trong việc bồi dưỡng niềm tin, lý tưởng chính trị xã hội, lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, rồi ý nghĩa cuộc sống cho sinh viên quyết tâm phấn đấu rèn luyện học
tập, lao động để mai kia phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, góp phần vào sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh như Bác Hồ đã dạy.
3.2.2. Thực trạng việc phát huy truyền thống “Ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết” nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Thứ nhất, ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết là một trong những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc ta. Đoàn kết là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc trong dựng xây và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện ý chí tự lực, tự cường dân tộc. Nó góp phần làm nên một Việt Nam hùng mạnh, vững bước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Có thể nói, ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết trở thành sức mạnh nội sinh của dân tộc ta, góp phần đáng kể vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước trong lịch sử. Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Thấy rõ vai trò của đoàn kết, cha ông ta luôn có ý thức chống chính sách chia rẽ của các thế lực ngoại bang và xu hướng cát cứ của các thế lực phong kiến. Từ chính sách “dùng người Việt đánh người Việt” của các thế lực phong kiến phương Bắc đến chính sách chia “chia để trị” của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã lần lượt bị thất bại trước sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta.
Từ thời cha ông, trong chiến tranh khói lửa, người thanh niên đã biết hy sinh những tình cảm cá nhân riêng tư cho tình yêu quê hương, đất nước. Họ biết gạt bỏ những cái tôi cá nhân vì sự nghiệp đấu tranh chung của dân tộc. Ngày nay, trong thời bình, thanh niên sinh viên có cuộc sống hạnh phúc hơn thì càng phải xác định rõ lối sống, lẽ sống cho chính mình để góp phần vào làm giàu mạnh đất nước, góp phần siết chặt tình đoàn kết dân tộc.
Thứ hai, công cuộc phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối
sống mới cho sinh viên thời gian qua cũng đã hướng vào xây dựng tinh thần tập
thể, đoàn kết, gắn bó lợi ích cá nhân với lợi ích của tập thể, chống lại lối sống thực dụng, thấp hèn. Không chỉ bằng tuyên truyền, giáo dục mà bằng việc nêu gương điển hình người tốt, việc tốt, giáo dục tinh thần tập thể trong lao động, học tập, rèn luyện của sinh viên. Tinh thần đoàn kết cộng đồng là một trong những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Theo báo cáo đề tài: Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp, về ý thức cộng đồng thì với 86,4% số người được hỏi thừa nhận họ được tiếp thu giá trị này từ gia đình và 80,8% cho rằng cần phải truyền dạy cho con cháu tinh thần đoàn kết cộng đồng, cho thấy đây vẫn là những giá trị được nhiều người quan tâm và tôn trọng [141, tr.219].
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VIII là Đại hội “Học tập - sáng tạo - hội nhập - phát triển”, trong nhiệm kỳ 2009 - 2013, Đại hội đã thống nhất triển khai cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt” với các nội dung: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, kỹ năng tốt, hội nhập tốt. Do đó, đã phát động trong sinh viên, các cơ sở Hội cuộc vận động “Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh” với các nội dung cơ bản trên cả 3 mặt: môi trường sư phạm, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Cuộc vận động đề ra 5 nhóm tiêu chí cụ thể: xây dựng môi trường sinh hoạt học tập sôi nổi; gắn kết với thực tiễn đời sống; môi trường xanh - sạch - đẹp; không ma túy và tệ nạn xã hội; vui chơi, giải trí lành mạnh. Để làm tròn trách nhiệm cao cả và xứng đáng với lòng tin cậy sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân, các sinh viên đang học tập trong và ngoài nước luôn phát huy truyền thống vẻ vang của sinh viên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam không ngừng học tập và làm theo lời Bác; phấn đấu thi đua rèn luyện đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”; đồng sức, đồng lòng, đóng góp trí tuệ và sức trẻ vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Các phong trào, các cuộc vận động như: “Vì các chiến sĩ nơi biên giới, hải đảo”, “Vì Trường Sa thân yêu”, “Vì người bạn tòng quân”, “Đoàn kết ba lực lượng”, “Kết nghĩa quân dân”… được tiếp tục phát triển và đi vào chiều
sâu. Đoàn viên thanh niên cả nước đã quyên góp, tặng quà các chiến sĩ biên giới, hải đảo và đã cử đại biểu ra thăm, tặng quà các chiến sĩ Trường Sa. Nhiều tủ sách, thư viện, nhiều phòng truyền thống, nhiều cơ sở dạy nghề cho bộ đội đã ra đời từ phong trào “Vì các chiến sĩ nơi biên giới, hải đảo”. Các tỉnh, thành Đoàn đã xây dựng 20 tủ sách tặng các chiến sĩ đồn biên phòng các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên. Phong trào đã phát triển và trở thành nhịp cầu thân thương gắn bó giữa tuổi trẻ nơi biên giới, hải đảo với tuổi trẻ hậu phương cùng thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Thứ ba, bên cạnh mặt tích cực còn có những hạn chế cần phải nhận ra và từng bước khắc phục như: không ít sinh viên thiếu tinh thần trách nhiệm xã hội, sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước vì thế, họ giam hãm mình trong cái tôi của chủ nghĩa cá nhân. Nhiều sinh viên không có ý thức phấn đấu trở thành đảng viên, không quan tâm đến thời sự, chính sự. Rõ ràng, đây là điều đáng lo ngại. Trước sự tác động của toàn cầu hóa và sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đã xuất hiện những cá nhân có lối sống ích kỷ, sẵn sàng đánh đổi tất cả, kể cả tổ quốc mình để đổi lấy cuộc sống vật chất vương giả. Trong khi đất nước còn khó khăn, lạc hậu, nhiều người được đưa đi nước ngoài đào tạo học tập, nghiên cứu, nhưng khi học xong họ lại không muốn trở về phục vụ đất nước mà ở lại tìm cuộc sống sung sướng cho riêng bản thân mình. Khắc phục tình trạng trên, tại Đại hội lần thứ X, Đảng ta đã yêu cầu ngành GD&ĐT cần: “Coi trọng, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại” [30, tr.207].
3.2.3. Thực trạng của việc phát huy giá trị “lòng nhân ái, bao dung”
trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên
Thứ nhất, lòng nhân ái, bao dung là một giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong suốt trường kỳ lịch sử, dân tộc ta luôn đứng trước nguy cơ bị xâm lược và đồng hóa. Vì giàu lòng nhân ái nên khi bị chà đạp,
nhân dân ta luôn sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành lấy quyền sống cho mình và hiểu rất rõ quyền sống của mình gắn với vận mệnh của Tổ quốc và dân tộc. Đạo làm người của nhân dân ta trước hết là yêu nước và dám xả thân vì nước. Con người yêu nước và con người thương dân gắn bó chặt chẽ với nhau. Yêu nước và cứu nước là để đem lại quyền sống trong độc lập tự do của con người. Nước không có độc lập thì nhân dân không thể có tự do, hạnh phúc. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân tiêu biểu cho lòng nhân ái - yêu thương con người, Người đã giành cả cuộc đời mình cho độc lập của dân tộc, cho sự tự do, hạnh phúc của nhân dân. Lòng nhân ái, yêu thương con người của dân tộc ta là cơ sở của lòng yêu chuộng hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Lòng thương yêu con người của dân tộc ta thể hiện ở tinh thần lạc quan, tin tưởng vào sức mạnh con người và sự thắng lợi của chính nghĩa với phi nghĩa, cái tốt với cái xấu...
Thứ hai, trong những năm qua, giá trị nhân ái, bao dung tiếp tục được dân tộc ta kế thừa, phát huy và nâng lên một tầm cao mới trong xây dựng lối sống của mình. Thanh niên, trong đó có sinh viên cũng góp sức vào các phong trào có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện sự thương yêu, chia sẻ, bao dung giữa con người với con người, với cộng đồng.
Theo báo cáo kết quả công tác Hội và phong trào thanh niên năm 2010 cho thấy: trong năm 2010 đã có 8.868.405 lượt hội viên thanh niên của 57/63 tỉnh, thành phố được học tập nghị quyết của Đảng, Đoàn và Hội; có 13.823 đội, nhóm tuyên truyền của 59/63 tỉnh, thành phố hoạt động giáo dục truyền thống kết hợp với các ngày hội thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ có hiệu quả nhân kỷ niệm những ngày lễ lớn; tổ chức huy động trên 2 triệu lượt thanh niên tham gia các hoạt động tình nguyện và cao điểm tham gia “Chiến dịch thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện Hè - 2010” [147].
Việc giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên của nhà trường, của Đoàn và Hội sinh viên Việt Nam không ngừng được đổi mới, đã tổ chức thực hiện nhiều phong trào hành động cách mạng với chủ đề “Tuổi trẻ tình nguyện