Cơ Sở Lý Luận Về Bhyt Và Bhyt Toàn Dân



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BHYT VÀ BHYT TOÀN DÂN‌‌

1.1. Khái niệm:

1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm, BHYT, BHYT toàn dân:

- Khái niệm Bảo hiểm:

Bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tập trung - quỹ bảo hiểm - nhằm xử lý các rủi ro, các biến cố. Bảo hiểm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn ra bình thường.

Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của một số ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại; bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra.

Bảo hiểm là một cách thức trong quản trị rủi ro, thuộc nhóm biện pháp tài trợ rủi ro, được sử dụng để đối phó với những rủi ro có tổn thất, thường là tổn thất về tài chính, nhân mạng,...

Bảo hiểm được xem như là một cách thức chuyển giao rủi ro tiềm năng một cách công bằng từ một cá thể sang cộng đồng thông qua phí bảo hiểm.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm được xây dựng dựa trên từng góc độ nghiên cứu xã hội, pháp lý, kinh tế, kĩ thuật, nghiệp vụ...).

+ Định nghĩa 1: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số

ít

+ Định nghĩa 2: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được

bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho một người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: Đó là người bảo hiểm, người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.

+ Định nghĩa 3: Bảo hiểm có thể định nghĩa là một phương sách hạ giảm rủi ro bằng cách kết hợp một số lượng đầy đủ các đơn vị đối tượng để biến tổn thất cá thể thành tổn thất cộng đồng và có thể dự tính được1.

Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người tham gia bảo hiểm với điều kiện người tham gia nộp một khoản phí cho chính anh ta hoặc người thứ ba, điều này có nghĩa là người tham gia bảo hiểm chuyển giao một phần hoặc toàn bộ rủi ro cho người bảo hiểm bằng cách nộp khoản phí để hình thành quỹ dự trữ (quỹ Bảo hiểm). Khi người tham gia gặp rủi ro dẫn đến tổn thất, người bảo hiểm lấy quỹ dự trữ (bảo hiểm) trợ cấp hoặc bồi thường thiệt hại


1 Cổng thông tin bảo hiểm Việt Nam. “Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm”. Cổng thông tin bảo hiểm Việt Nam.


thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm. Phạm vi bảo hiểm là những rủi ro mà người tham gia đăng ký với người bảo hiểm.

Tóm lại, bảo hiểm là một chế độ bồi thường về mặt kinh tế, trong đó người bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã đóng một khoản tiền, gọi là phí bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm và theo điều kiện bảo hiểm đã quy định.

- Khái niệm BHYT:

+ BHYT xã hội:

Trong đời sống xã hội, con người luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố từ thiên nhiên, xã hội, kinh tế… Vì vậy, ngoài những tác động tích cực đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển thì sự tác động này cũng đem đến cho con người những biến cố khôn lường như động đất, núi lửa, bão lụt, hạn hán, chiến tranh, dịch bệnh, tai nạn, mất việc làm…Những rủi ro lớn nhất là con người với vấn đề sức khoẻ và sự tồn tại và phát triển. Một trong những biện pháp hiệu quả nhất mà con người tìm ra để bảo vệ mình trước những rủi ro đó là thực hiện bảo hiểm.

Bảo hiểm chính là việc con người bỏ ra một số tiền nhất định trong kết quả lao động của mình trong một quỹ dự trữ để đề phòng, khắc phục các thiệt hại xảy ra trong tương lai. Qua đó sẽ phần nào nhanh chóng khôi phục sức khoẻ, đời sống, ổn định các hoạt động. Bên cạnh những loại hình bảo hiểm mang tính thương mại thì BHYT là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận được hình thành và cũng có lịch sử hàng trăm năm. Từ cuối thế kỷ XIX, các hội tương tế đã được thành lập trong từng phường hội, xóm làng sau đó được lan rộng hơn, rồi tiến tới toàn xã hội. Hệ thống bão hiểm xã hội lần đầu tiên được thành lập tại Đức, dưới thời thủ tướng Bismack (1850) và sau đó hoàn thiện các chế độ như BHYT (1883), bảo hiểm tai nạ (1884), bảo hiểm hưu trí (1889), bảo hiểm thất nghiệp (1927). Đến nay, cùng với BHXH, mô hình BHYT mang tính xã hội với mục đích bảo vệ sức khoẻ con người đã xuất hiện và phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới (khoảng 180 nước) từ châu Âu, châu Mỹ đến Châu Phi và Châu Á. Có thể nói rằng, BHYT thể hiện bản chất nhân đạo, trình độ văn minh của nhân loại với mục đích đảm bảo khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho dân chúng, thực hiện công bằng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Ở các nước phát triển, BHYT xã hội thường là một tổ chức nhà nước được giúp đỡ người dân chi trả các chi phí y tế từ nguồn kinh phí được trích từ thuế hoặc mức đóng góp từ người lao động.

Khái niệm về BHYT được trình bày trong cuốn “ Từ điển Bách khoa Việt Nam I xuất bản năm 1995” – Nhà xuất bản từ điển Bách khoa – trang 151: “ BHYT: loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khoẻ, khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân”. Cũng như hầu hết các quốc gia, Việt Nam thừa nhận quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới WHO và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) với cách tiếp cận


BHYT là một nội dung thuộc an sinh xã hội và là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận, nhằm đảm bảo chi phí y tế cho người tham gia khi gặp rủi ro, ốm đau, bệnh tật.

Từ những góc độ chuyên sâu, khái niệm BHYT cũng được tiếp cận với những nét riêng biệt:

Dưới góc độ kinh tế, BHYT được hiểu là sự hợp nhất tài chính của số lượng lớn những người tham gia nhằm dối phó với một loại rủi ro là bệnh tật. Nguồn tài chính do nhiều người đóng góp nên sẽ đảm bảo chi trả chi phí y tế cho những người không may gặp rủi ro bởi nó tạo ra một quỹ thống nhất. Những người tham gia BHYT sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh trong đó khám chữa bệnh không chỉ bao gồm vấn đề kỹ thuật y tế mà còn cả bao gồm cả yếu tố kinh tế liên quan đến chi phí khám chữa bệnh như: chi phí cho nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật của bác sỹ, chi phí cho trang thiết bị vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh, chi phí thuốc men, dược liệu…. Quá trình thực hiện BHYT cũng chính là quá trình tổ chức và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung. Vì vậy, phải làm thế nào để sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ đóng góp của người tham gia BHYT nhưng đồng thời phải nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

Dưới góc độ xã hội, BHYT là một hình thức tương trợ cộng đồng nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Các thành viên trong xã hội cùng nhau đóng góp một phần thu nhập để tạo ra quỹ chung với mục đích chăm sóc y tế cho chính mình và các thành viên khác không vì mục tiêu lợi nhuận. Người tham gia BHYT khi ốm đau hay bệnh tật sẽ nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ của cả cộng đồng do chi phí y tế của họ sẽ được quỹ chung chi trả toàn bộ hoặc phần lớn.

Tính xã hội của BHYT cũng được thể hiện rõ trong việc không phân biệt hay giới hạn đối tượng tham gia. Mọi thành viên trong xã hội, không phân biệt tuổi tác, giới tính, tôn giáo, trình độ, thu nhập…đều có quyền tham gia BHYT.

Tính xã hội của BHYT còn thể hiện ở sự giúp đỡ của Nhà nước về chăm sóc y tế. Nhà nước luôn dành một phần trong ngân sách của mình để hỗ trợ cho các hoạt động y tế và trợ giúp cho những thành viên yếu thế trong xã hội được tham gia BHYT. Nhà nước với tư cách là người quản lý xã hội, điều tiết kinh tế, ổn định đời sống nhân dân thì việc hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động y tế sẽ góp phần thực hiện vai trò trên. Dù ở chế độ chính trị và điều kiện kinh tế xã hội nào nhưng hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi BHYT là chính sách xã hội lớn mà ở đó Nhà nước giữ vai trò là người tổ chức, quản lý và bảo trợ.

Dưới góc độ pháp lý, BHYT được coi là quyền quan trọng của mỗi cá nhân trong xã hội trong việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cả cộng đồng. Bởi lẽ trong một những quyền thiêng liêng của con người được các tuyên ngôn nhân quyền khẳng định và được pháp luật của các quốc gia thừa nhận đó là quyền được chăm sóc y tế. Đa số các nước đều ghi nhận trong hiến pháp và cụ thể hoá quyền này bằng việc xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống BHYT với mục đích chăm sóc sức khoẻ cho toàn xã hội. Theo điều 39 Hiến pháp nước cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001):” Nhà nước đầu tư, phát triển và thống nhất quản lý sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ của nhân dân….thực hiện BHYT, tạo điều kiện


cho mội người dân được chăm sóc sức khoẻ”. Và điều 61 Hiến pháp quy định: công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ…”

BHYT xã hội là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, do chủ lao động và người lao động đóng góp. Được nhà nước bao cấp một phần, mức đóng góp không liên quan đến mức ốm đau, nhằm trợ giúp các thành viên tham gia khi họ không may gặp rủi ro đau ốm cần phải khám và điều trị. BHYT xã hội đề cao tính cộng đồng xã hội, không mang tính chất kinh doanh vì lợi nhuận

Khái niệm BHYT xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện phân biệt với BHYT tư nhân vì mục đích lợi nhuận do các doanh nghiệp bảo hiểm thương mại tiến hành.

Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa BHYT xã hội và BHYT thương mại


Tiêu chí

BHYT xã hội

BHYT thương mại


Mức phí

Theo khả năng đóng góp của cá nhân (Theo thu nhập)

Theo nguy cơ rủi ro ốm đau của đối tượng tham gia bảo hiểm


Mức hưởng

Theo nhu cầu chi phí KCB thực tế. Không phụ thuộc vào mức đóng

Theo số tiền mà cá nhân đã đóng góp khi tham gia bảo hiểm (đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít)

Vai trò của nhà nước

Có sự bảo trợ của nhà nước

Thường không có sự hỗ trợ tài chính từ phía nhà nước

Hình thức tham gia

Bắt buộc

Tự nguyện

Mục tiêu hoạt động

Vì chính sách xã hội, không kinh doanh vì lợi nhuận

Hầu hết là kinh doanh. Hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Đẩy mạnh công tác thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 3


Ở nước ta, BHYT là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức quản lý nhằm huy động sự đóng góp củ cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe khám chữa bệnh cho nhân dân, không vì mục đích lợi nhuận. Như vậy, đối chiếu với bảng 1.1, BHYT nước ta là hình thức BHYT xã hội.

+ BHYT tư nhân (BHYT thương mại): BHYT tư nhân là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe một cách tự nguyện, nằm ngoài hệ thống quản lý an sinh xã hội với phí bảo hiểm được quy định bởi cộng đồng hoặc mức độ rủi ro bệnh tật, được điều hành bởi tổ chức, cá nhân, quỹ, công ty, hoạt động chủ yếu vì lợi nhuận.


* Mối quan hệ ba bên trong hoạt động BHYT:


(Mối quan hệ này được biểu diễn tại hình 1.1)

Mối quan hệ xuyên suốt trong hoạt động BHYT là mối quan hệ giữa nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia BHYT. Khác với bảo hiểm thương mại, trong BHYT, mối quan hệ này diễn ra giữa 3 bên: bên tham gia BHYT, bên BHYT và bên được BHYT.

+ Bên tham gia BHYT: là bên có trách nhiệm đóng góp BHYT theo quy định của pháp luật BHYT. Bên tham gia BHYT gồm có người dân nói chung, người lao động và người sử dụng lao động nói riêng, nhà nước (trong một số trường hợp).

Người lao động tham gia BHYT để bảo hiểm cho chính mình trên cơ sở san sẻ rủi ro của số đông người lao động khác và san sẻ rủi ro của chính mình theo thời gian.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo hiểm cho người lao động mà mình thuê mướn. khi tham gia BHXH nói chung và BHYT, người sử dụng lao động còn vì lợi ích của chính họ. Ở đây người sử dụng lao dộng cũng thực hiện san sẻ rủi ro giữa tập đoàn những người sử dụng lao động. để đảm bảo cho quá trình sản xuất của họ không bị ảnh hưởng khi phát sinh nhu cầu BHYT của người lao động.

Nhà nước tham gia BHYT với hai tư cách: Thứ nhất, nhà nước tham gia với tư cách là người sử dụng các công chức/ viên chức và những người hưởng lương từ ngân sách. Khi đó, nhà nước phải tham gia đóng góp BHYT thông qua kinh phí từ ngân sách, với tỷ lệ đóng góp tương đương người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp. Thứ hai, nhà nước tham gia BHYT với tư cách là người bảo hộ cho các hoạt động của quỹ BHYT, bảo đảm giá trị đồng vốn và hỗ trợ cho quỹ trong những trường hợp cần thiết. Ngoài ra, nhà nước còn tham gia còn với tư cách chủ thể quản lý, định ra những chế độ, chính sách, định hướng cho các hoạt động BHYT.

+ Bên BHYT: Đó là bên nhận tiền đóng góp BHYT từ những người tham gia BHYT. Bên BHYT thường là một số tổ chức (cơ quan…) do Nhà nước lập ra (ở một số nước có thể do tư nhân, tổ chức kinh tế - xã hội lập ra theo quy định của pháp luật) và được nhà nước bảo trợ, quản lý quỹ BHYT theo quy định chặt chẽ của pháp luật. Bên BHYT có trách nhiệm thực hiện chi trả viện phí cho bên được BHYT khi có nhu cầu phát sinh và có trách nhiệm quản lý và đầu tư cho quỹ BHYT phát triển. Như vậy về thực chất, bên BHYT là một tổ chức thực hiện dịch vụ công, thực hiện các chính sách BHYT do nhà nước đề ra và do đó có thể có một hoặc một số tổ chức thực hiện dịch vụ này.

+ Bên được BHYT: Là bên được quyền nhận các loại trợ cấp khi phát sinh những nhu cầu về BHYT, để bù đắp những thiếu hụt về thu nhập do các loại sự kiện, rủi ro được bảo hiểm gây ra.

Trong BHYT, bên được BHYT là người lao động tham gia BHYT và thân nhân của họ theo quy định của pháp luật, khi họ có phát sinh nhu cầu được BHYT do pháp luật quy định. Trong kinh tế thị trường, bên tham gia BHYT có thể đồng thời là bên được BHYT (người lao động làm việc độc lập, không có quan hệ lao động chẳng hạn). Đối với người lao động độc lập, họ vừa là người tham gia BHYT vừa là người được quyền hưởng BHYT vì họ đóng phí BHYT để bảo hiểm cho


chính họ. Tuy nhiên, bên tham gia BHYT chỉ là bên được BHYT khi và chỉ khi họ có nhu cầu BHYT phát sinh.

Giữa các bên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi, trên cơ sở các quy định của pháp luật (khác với bảo hiểm thương mại là trên cơ sở hợp đồng). Nếu không thực hiện đúng các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm đóng góp (của bên tham gia BHYT) cũng như trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng (của bên nhận BHYT), thì đều là vi phạm pháp luật về BHYT.

Theo đó, thị trường BHYT, người tham gia BHYT khi sử dụng dịch vụ y tế không trực tiếp thanh toán chi phí cho người cung cấp dịch vụ (hoặc chi thanh toán một phần nhỏ hợp đồng chi trả) mà quỹ BHYT đóng vai trò người mua và thanh toán cho người cung cấp dịch vụ y tế theo hợp đồng được hai bên thỏa thuận. Ba chủ thể này có chức năng khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ và khăng khít trong chu trình BHYT nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên. Người tham gia BHYT có trách nhiệm đóng phí hay mua thẻ bảo hiểm theo mức phí quy định của cơ quan quản lý quỹ BHYT. Cơ quan Bảo hiểm thực hiện thu phí bảo hiểm, xây dựng, xác định phạm vi, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và đảm bảo việc tổ chức cung cấp dịch vụ y tế cho người tham gia bảo hiểm.

Người sử dụng

dịch vụ CSSK

Chi tiền bằng tiền túi (một

Người cung cấp

CSSK

(BN BHYT) (Cơ sở KCB)

Cung cấp dịch vụ y tế

Điều tiết Điều tiết

Đóng theo mức

quy định

Hướng dẫn sử dụng

dịch vụ

Chính phủ cơ

quan QLNN

Chi

trả

Yêu cầu chi

trả

Điều tiết

Người mua dịch vụ CSSK

(BHYT)


Hình 1.1 Mối quan hệ ba bên trong thị trường BHYT


Đơn vị cung cấp dịch vụ y tế là các cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm phòng mạch của thầy thuốc, phòng khám chuyên khoa hay đa khoa, bệnh viện theo các tuyến khác nhau. Cơ sở KCB thực hiện cung cấp các dịch vụ KCB theo hợp đồng với cơ quan bảo hiểm cho người bệnh có thẻ BHYT. Cơ quan Bảo hiểm có trách nhiệm chi trả cho các cơ sở này một phần hoặc toàn bộ chi phí KCB của các bệnh nhân BHYT. Việc lựa chọn một phương thức chi trả hợp lý giữa cơ quan Bảo hiểm và cơ sở KCB là một vấn đề hết sức quan trọng vì nó quyết định rất lớn tới quyền lợi thực tế của đối tượng tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh, ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của BHYT đối với cộng đồng.

- Khái niệm BHYT toàn dân:

Có nhiều cách khác nhau để tiếp cận với thuật ngữ BHYT toàn dân. Từ nguyên tắc cơ bản của BHYT cho thấy BHYT toàn dân là một nguyên tắc quan trọng của BHYT. Theo từ điển tiếng việt thì “toàn” có nghĩa là tất cả. Vậy “toàn dân” có nghĩa là tất cả người dân, mọi người dân. Theo đó, BHYT toàn dân là mọi người dân đều được quyền tham gia và được bảo vệ bởi hệ thống BHYT. Từ góc độ mục tiêu, mục đích tổ chức thực hiện của BHYT cho thấy BHYT toàn dân chính là mục tiêu hướng tới của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Về cơ bản, BHYT toàn dân được hiểu là toàn bộ mọi người dân của một quốc gia đều được tham gia vào hệ thống BHYT của quốc gia đó.

Toàn bộ mọi người dân của một quốc gia có thể hiểu bao gồm cả công dân nước sở tại và thậm chí cả người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ quốc gia đó đều được tham gia vào hệ thống BHYT. Nói cách khác mọi thành viên trong xã hội đều được tham gia BHYT mà không có sự phụ thuộc vào giới tính, địa vị xã hội, thành phần xã hội, tôn giáo…Hệ thống BHYT toàn dân do Nhà nước đứng ra tổ chức thực hiện và được đảm bảo bằng hệ thống pháp luật. Mọi người lao động có việc làm, có thu nhập đều có nghĩa vụ đóng góp tài chính vào hệ thống BHYT. Những thành viên khác trong xã hội cũng được tham gia BHYT tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng nhóm đối tượng mà nhận được sự hỗ trợ nhất định khi tham gia vào hệ thống BHYT này.

Theo quan điểm của một số nước từ việc quy định các đối tượng tham gia có thể thấy, BHYT toàn dân mà các nước hướng tới chính là việc độ bao phủ BHYT tới mọi tầng lớp nhân dân. Điển hình như một số nước: Đức, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan… Ở Hàn Quốc, tháng 12 năm 1963 Luật BHYT có hiệu lực và bắt đầu thực thi tại Hàn Quốc. Đến tháng 12 năm 1976 Luật BHYT đã được sửa đổi gần như hoàn toàn. Sau khi Luật BHYT được sửa đổi và áp dụng năm 1976, đối tượng tham gia BHYT được mở rộng nhanh chóng. Nếu như năm 1977 chỉ triển khai đến các công ty nhỏ và bước đầu thí điểm đến những người lao động tự do, sau đó Hàn Quốc không ngừng mở rộng thêm các đối tượng. Đến năm 1989 Hàn Quốc đã đạt độ bao phủ toàn dân với gần 100% người Hàn Quốc có BHYT. Ở Thái Lan, từ năm 1975 đến năm 2001, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện BHYT cho nhóm người nghèo và nhóm người bị thiệt thòi. Đến năm 1981, Chính phủ triển khai chương trình cấp thẻ cho người có thu nhập thấp (LIC) đến những người có thu


nhập hàng tháng dưới 1.000 bath/tháng. Năm 1983, chương trình LIC mở rộng đến những người già trên 60 tuổi. Vào năm 1993, LIC được mở rộng đến trẻ em dưới 12 tuổi và các lãnh đạo tôn giáo [15]. Với việc ngày càng mở rộng đối tượng đến tháng 4 năm 2002 Thái Lan đã thực hiện thành công BHYT toàn dân. Như vậy ta có thể thấy BHYT toàn dân là việc tham gia rộng rãi của mọi đối tượng trong xã hội hay chính là 100% người dân có BHYT.

Theo quan điểm của nước ta, BHYT toàn dân là việc các đối tượng quy định trong Luật BHYT đều tham gia BHYT. Đối tượng tham gia BHYT ngày càng được mở rộng sau 3 lần Nghị định, Luật BHYT năm 2008, Luật BHYT sửa đổi năm 2014, các đối tượng tham gia đặc biệt là đối tượng người thuộc hộ nghèo; hộ cận nghèo; học sinh sinh viên; người người có công với cách mạng; người nghỉ hưu theo chế độ; nạn nhân chất độc da cam; người dân sinh sống ở miền núi, hải đảo; cán bộ xã phường thị trấn; đại biểu hội đồng nhân dân; thân nhân của sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và của sỹ quan Công an nhân dân; cựu chiến binh thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ; người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên; người lao động thuộc các doanh nghiệp ngoài nhà nước (kể cả lao động là người nước ngoài) không phân biệt số lượng lao động đều tham gia BHYT bắt buộc.

Theo quan niệm về BHYT toàn dân thì hầu hết mọi người dân trong xã hội đều có BHYT, với những trường hợp không có BHYT thì có những cơ chế phù hợp khác để hỗ trợ tài chính khi ốm đau, bệnh tật nhằm đảm bảo cho họ được tiếp cận một cách đầy đủ với các dịch vụ CSSK

1.1.2. Nguyên tắc cơ bản của Bảo hiểm, BHYT, BHYT toàn dân

1.1.2.1 Nguyên tắc cơ bản của Bảo hiểm: Các nguyên tắc của bảo hiểm nhằm thực hiện 5 mục tiêu sau:

- Góp phần ổn định kinh tế cho người tham gia từ đó khôi phục và phát triển sản xuất đời sống, đồng thời tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.

- Phân phối lại tổng sản phẩm trong nước giữa những người tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi tai nạn, rủi ro bất ngờ xảy ra gây tổn thất đối với người tham gia bảo hiểm.

- Phân phối bảo hiểm là không đều, không bằng nhau, nghĩa là không phải ai tham gia cũng được phân phối và phân phối với số tiền như nhau. Phân phối trong bảo hiểm là phân phối cho số ít người tham gia bảo hiểm không may gặp rủi ro bất ngờ gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống trên cơ sở mức thiệt hại thực tế và điều kiện bảo hiểm.

- Hoạt động bảo hiểm dựa trên nguyên tắc “Số đông bù số ít”: Nguyên tắc được quán triệt trong quá trình lập quỹ dự trù bảo hiểm cũng như quá trình phân phôi bồi thường, quá trình phân tán rủi ro.

- Hoạt động bảo hiểm còn liên kết gắn bó các thành viên trong xã hội cùng vì lợi ích chung của cộng đồng, vì sự ổn định, sự phồn vinh của đất nước.

Bảo hiểm có 6 nguyên tắc chủ yếu sau:

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí