Tăng Cường Công Tác Tuyên Truyền Phổ Biến, Giáo Dục Pháp Luật Về Thi Hành Quyết Định Dân Sự Trong Bản Án Hình Sự .


dựng, kiện toàn hệ thống tổ chức thi hành án dân sự từ tỉnh đến các cơ sở, tập trung củng cố các Chi cục thi hành án yếu kém, chỉ đạo kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban chỉ đạo THADS đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. đổi mới hình thức hoạt động, tập trung hơn vào việc xây dựng quy chế phối hợp hoạt động đối với các thành viên trong Ban chỉ đạo THADS các cấp, chỉ đạo ngành THADS các cấp quy chế hóa trong phương cách làm việc, chương trình hóa công việc và từng bước hiện đại hóa phương diện làm việc đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.5. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự.

Đây là một trong những giải pháp mang tính cơ bản và phải được thực hiện thường xuyên trong cộng đồng dân cư. Khi họ thông hiểu pháp luật và xem việc tuân thủ pháp luật như là một tất yếu của mọi công dân trong xã hội văn minh thì sẽ dễ dàng đưa đến sự tự nguyện trong việc THADS nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng.

Do vậy, ngành THADS tỉnh Đồng Nai cần đặc biệt quan tâm đến việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự, cụ thể như sau:

+ Phối hợp với các cơ quan tư pháp, các ban ngành đoàn thể tại địa phương, có thể tổ chức riêng, hoặc lồng ghép chung trong các buổi tuyên truyền pháp luật ở cơ sở. Hoặc phối hợp với các cơ quan báo, đài thiết chế chuyên mục hỏi đáp về pháp luật có liên quan.

- Về nội dung tuyên truyền:

Tuyên truyền, phổ biến về các quy định của Luật THADS năm 2008 ( sửa đổi, bổ sung năm 2014) và các quy định về việc thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự.

Tuyên truyền, phổ biến về các quy định của Luật Hình sự, Luật TTHS, Luật THAHS, chú trọng đến các điều kiện thi hành nghĩa vụ dân sự để được xem xét miễn, giảm, đặc xá, tha tù….


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Giáo dục ý thức, tình cảm, hành vi, tôn trọng nhân phẩm, cách xử sự đối với ngưới bị kết án.

- Về hình thức thực hiện:

Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 10

Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng báo, đài trong tỉnh mở các chuyên mục pháp luật, Hỏi đáp pháp luật về THADS nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng.

Tổ chức các buổi nói chuyện, tọa đàm về nội dung trên tại các cơ quan, ban ngành đoàn thể, trường học tại địa phương. Đặc biệt chú ý địa bàn có nhiều đối tượng đang thụ hình và phải thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản …trong các bản án hình sự.

Nếu thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp nêu trên sẽ khơi dậy trong cộng đồng dân cư việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này. Góp phần trong việc thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự đạt được hiệu quả cao nhất.

3.2.6. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thực hiện chính sách đãi ngộ độ ngũ Chấp hành viên và công chức khác trong ngành

Về cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho công tác THADS: Trong thời gian qua, mặc dù ngành được sự quan tâm của Chính phủ, của lãnh đạo Bộ Tư pháp, nhất là Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai, nên nơi làm việc của Cục và 11 Chi cục trong toàn tỉnh cũng đã có trụ sở riêng. Nhưng nhìn chung, chỉ có trụ sở của Cục và Chi cục THADS Biên Hòa mới được xây dựng sau này là đảm bảo phục vụ cho yêu cầu công tác. Riêng trụ sở làm việc của 10 Chi cục còn lại, do đã được xây dựng từ lâu, nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng và chật chội không đảm bảo tính uy nghiêm của cơ quan pháp luật và yêu cầu phục vụ cho công tác của ngành, cần phải được xây dựng mới hoặc tu sửa lớn như: Chi cục THADS thành phố Long Khánh, huyện Cẩm Mỹ, huyện Xuân Lộc, huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành, huyện Tân Phú, huyện Định Quán, huyện Trảng Bom, huyện Thống Nhất, huyện Vĩnh Cữu.


Trang thiết bị phục vụ cho công tác tại 10 Chi cục nêu trên nay cũng trở nên thiếu thốn cần được tăng cường trang bị thêm hoặc thay thế để đảm bảo phù hợp cho hoạt động chung.

Căn cứ tình hình thực tế nêu trên, ngành THADS tỉnh Đồng Nai cần kiến nghị và đề xuất các vấn đề sau:

+ Tiến hành xin kinh phí của Trung ương và địa phương tu sửa hoặc xây dựng mới trụ sở 10 Chi cục nêu trên.

+ Trang bị bổ sung các trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cho các cơ quan THADS trong tỉnh, đảm bảo phục vụ cho yêu cầu công tác của ngành.

+ Về chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, nhân viên ngành hiện nay còn thấp, đời sống đội ngũ còn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến công tác chung. Cần được kịp thời bổ sung đáp ứng yêu cầu.

+ Cần có chế độ động viên, khen thưởng bằng vật chất và tinh thần để kịp thời động viên tinh thần trách nhiệm đối với các Chấp hành viên và công chức trong ngành.

3.2.7. Nâng cao vị thế của ngành THADS bằng một cơ chế đột phá, tích cực và hữu hiệu hơn, đó là cơ cấu lãnh đạo ngành THADS ở địa phương vào cấp ủy Đảng ở các cấp như đối với lãnh đạo ngành Tòa án, Viện kiểm sát cùng cấp

Qua thực tế, ngành THADS trong những năm qua cũng đã có được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nhiều hơn, Việc củng cố Lãnh đạo ngành THADS ở các cấp ngày càng được chú ý hơn; cơ sở vật chất và các trang thiết bị cũng được quan tâm trang bị đầy đủ hơn. Vị thế của ngành cũng có bước được nâng lên; chế độ chính cách đãi ngộ đối với Chấp hành viên cũng được tương ứng với Thẩm phán, Kiểm sát viên. Song qua khảo sát cho thấy, từ trong tư tưởng của các ủy Đảng vẫn chưa đặt cơ quan THADS ngang hàng với các cơ quan Tòa án và Viện kiểm sát. Thậm chí có nơi còn ủy quyền cho cơ quan phòng Tư pháp thực hiện chức năng quản lý đối với các Chi cục THADS. Điều này làm cho vị thế của ngành THADS phần nào cũng bị xem nhẹ, nhất là căn cứ về mặt đối trọng giữa Cục với các Sở, giữa Chi cục với các phòng ban ở địa bàn huyện, thị. Từ đó, dẫn đến trường hợp


công tác phối kết hợp trong công tác thi hành án cần phải qua bước chỉ đạo của Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự tại địa phương thì các cơ quan khác mới thực hiện, mặc dù đã có Quy chế phối hợp.

Do vậy, cần có chủ trương xuyên suốt từ Trung ương xuống địa phương nên cơ cấu lãnh đạo của ngành THADS vào cấp ủy Đảng địa phương như đối với lãnh đạo của Tòa án và Viện kiểm sát. Có như thế thì vị thế của ngành mới thật sự được nâng lên.


Tiểu kết chương 3

Hệ thống pháp luật về thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự hiện nay đang ngày càng hoàn thiện, đây là cơ sở quan trọng giúp cho các Chấp hành viên và cơ quan THADS trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong bối cảnh hiện nay Nhà nước ta đang tiếp tục tiến hành cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, thực hiện hội nhập quốc tế thì vấn đề đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan THADS là đòi hỏi khách quan, là nhiệm vụ quan trọng không chỉ riêng của ngành Tư pháp mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Qua nghiên cứu, cũng như qua khảo sát thực tế, có thể khẳng định mặc dù quá trình hình thành và phát triển của ngành THADS có những giai đoạn thăng trầm, việc thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự đôi lúc, đôi nơi còn gặp không ít khó khăn, trở ngại, thậm chí đi vào ách tắc; song đội ngũ Chấp hành viên đã không ngại khó, ngại khổ đã sáng tạo trong quá trình tác nghiệp, phối kết hợp đồng bộ với các cơ quan chức năng để thi hành cho được phần dân sự trong bản án hình sự vốn có đối tượng phải thi hành án mang tính chất đặc thù. Những giải pháp hữu ích cũng từ trong gian khó mà ra, đúc kết được những bài học kinh nghiệm quý báu.

Các quyết định dân sự trong bản án hình sự đưa ra thi hành đều đảm bảo đúng quy trình luật định. Kết quả thi hành án về việc, về tiền loại án này ngày càng được thi hành với tiến độ năm sau cao hơn năm trước. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được kiểm soát tốt. Mọi hoạt động đều đi vào nền nếp, hiệu quả, góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân; giữ vững ổn định chính trị, xã hội; tăng cường hiệu lực quản lý của bộ máy Nhà nước.

Từ thực tiễn hoạt động thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự ở tỉnh Đồng Nai, tác giả luận văn đã đưa ra một số giải pháp tương ứng để hiệu quả việc thi hành án ở loại hình này ngày một đạt kết quả tốt hơn. Tỉnh Đồng Nai là một tỉnh có tốc độ phát triển về công nghiệp rất nhanh, do là vùng tam giác động lực kinh tế của miền đông Nam bộ nên thu hút nhiều lao động về đây làm việc, do vậy cũng


kèm theo tốc độ tội phạm cũng sẽ tăng theo. Trong thời gia tới, ngành THADS Đồng Nai sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Mong rằng với các giải pháp tích cực nhất đã được trình bày trong luận văn này sẽ giúp cho Chấp hành viên và các cơ quan THADS làm tư liệu nghiên cứu và áp dụng đạt hiệu quả trong thực tiễn công tác của mình.


KẾT LUẬN

Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cho các bản án hình sự được thực thi trong thực tiễn đời sống xã hội. Nó không những tác động trực tiếp đến hiệu quả của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể thông qua hoạt động tư pháp mà còn bảo vệ nền pháp chế XHCN của nước ta. Trong Nhà nước pháp quyền, vai trò của pháp chế luôn được đề cao, pháp luật phải được thực hiện nghiêm minh.

Mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm khắc và các cơ quan, tổ chức, cá nhân buộc phải chấp hành. Bản án hình sự ngoài việc xử lý về mặt hình sự còn xử lý về mặt dân sự. Phán quyết của Tòa án là nhân danh Nhà nước, nhân danh công lý để tuyên xử. Thông qua hoạt động thi hành án, những bản án, quyết định của Tòa mới được thực thi. Cho nên quy định việc thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự trong hệ thống pháp luật là nhằm bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tính mạng, tài sản, nhân phẩm, uy tín, danh dự của công dân. Hoạt động thi hành án kém hiệu quả sẽ làm vô hiệu hóa toàn bộ hoạt động của các cơ quan tố tụng ở giai đoạn trước đó, gây tổn hại đến trật tự, kỷ cương làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào tính nghiêm minh của pháp luật. Chính vì vậy, thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự có vị trí quan trọng trong việc xây dưng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Mọi vi phạm về trình tự, thủ tục trong quá trình thi hành án đều được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Thời gian qua, cùng với những thành tựu của công cuộc cải cách tư pháp, ngành THADS tỉnh Đồng Nai cũng đã có những bước tiến bộ rò nét, kết quả thi hành án đạt được ngày càng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hiệu quả hoạt động của ngành vẫn chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra. Số lượng vụ việc thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự vẫn còn tồn đọng, nhiều cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân không chấp hành bản án, thậm chí còn có sự can thiệp trái pháp luật vào công tác thi hành án; số tiền phải thi hành án có khuynh hướng ngày một tăng nhanh, do sự phát triển kinh tế đem đến những giao dịch với lượng tiền và tài sản tăng cao.


Cho nên, nghiên cứu về thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự là một yêu cầu cấp thiết. Vấn đề này ngoài ý nghĩa về mặt lý luận, còn có ý nghĩa thực tiễn hướng đến phục vụ cho việc nâng cao nhận thức của nhân dân nói chung và của các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng.

Từ thực tiễn ở tỉnh Đồng Nai cho thấy, công tác tổ chức, quản lý, cơ chế thực hiện và thủ tục thi hành quyết định dân sự vẫn còn bộc lộ không ít khiếm khuyết, vướng mắc, bất cập. Từ đó, gây khó khăn và tác động trực tiếp cũng như gián tiếp vào hoạt động thi hành án phần dân sự trong bản án hình sự.

Qua khảo sát, công tác thi hành quyết định dân sự trong án hình sự mặc dù đã đạt được một số thành quả nhất định, nhưng mặt tồn tại cũng còn khá phổ biến. Trong công tác chỉ đạo, điều hành dù đã có quyết tâm nhưng hiệu quả chưa cao, chất lượng trong chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, xử lý địa bàn cơ sở yếu kém chưa kịp thời. Một số đơn vị thiếu sự chủ động, để vụ việc kéo dài, không kịp thời báo cáo, tranh thủ việc phối hợp của liên ngành, của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự hoặc còn thực hiện chưa đúng các bước, các quy định trong Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ của Cục. Vẫn còn các Chi cục, Chấp hành viên chưa quyết liệt trong chỉ đạo diều hành và thực hiện nhiệm vụ đôn đốc, giải quyết hồ sơ thi hành án; còn để xảy ra vi phạm, thiếu sót trong thực hiện trình tự, thủ tục thi hành án, còn có công chức phải bị xử lý kỷ luật, thậm chí bị khởi tố hình sự. Một số công chức tinh thần trách nhiệm, trình độ năng lực còn hạn chế, làm ảnh hưởng đến chất lượng, tỷ lệ thi hành án. Công tác phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tuy đã có chuyển biến, song vẫn còn đơn vị chưa thường xuyên giữ mối liên hệ công tác để nắm bắt cụ thể tình hình làm tham mưu cho các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương.

Ý thức được những khó khăn, những tồn tại này, qua nghiên cứu tình hình thực tiễn, tác giả luận văn đã đưa ra các giải pháp cụ thể để giải quyết những mặt còn tồn tại nêu trên. Trong đó có những giải pháp trước mắt, giải pháp lâu dài, đồng thời đề xuất thay đổi cả về mặt thể chế, hệ thống hoạt động ngành nhằm đạt hiệu quả tích cực hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022