Quan Điểm, Chính Sách Thu Hút Và Nâng Cao Hiệu Quả Fdi Của Việt Nam


trình trong một thời gian đủ thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý, sau đó có nghĩa vụ chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam mà không thu bất kỳ khoản tiền nào.

* Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh(BTO)

Là phương thức đầu tư dựa trên văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình cho Nhà nước Việt Nam. Nhà nước Việt Nam sẽ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.

* Hợp đồng xây dựng - chuyển giao(BT)

Là một phương thức đầu tư nước ngoài trên cơ sở văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.


* Doanh nghiệp chế xuất

Là doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu được thành lập và hoạt động theo quy định của chính phủ về doanh nghiệp chế xuất.

1.2.2. Quan điểm, chính sách thu hút và nâng cao hiệu quả FDI của Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước là những đổi mới về tư duy, lý luận của Đảng ta nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước. Đại hội Đảng VI đã khẳng định trong thời kỳ quá độ lâu dài đi lên CNXH, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần. Đại hội VI đã đưa ra chủ trương: “Mở rộng kinh tế với nước ngoài và thiết lập trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động kinh tế, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hợp tác sản xuất với Liên Xô, Lào, Cămpuchia và các nước XHCN khác, từng bước phát triển quan hệ kinh tế với một số nước


Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh - 3

khác, thu hút vốn kỹ thuật của nước ngoài bằng nhiều hình thức: Hợp tác sản xuất, gia công, nhận thầu dịch vụ, hợp doanh, đầu tư toàn bộ, vay vốn dài hạn.

Như vậy ở mức độ nhất định, lần đầu tiên, hợp tác kinh tế với các nước Tư bản đã được đề cập với mục đích thu hút vốn và công nghệ, mở ra một kênh mới cho việc thu hút vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Đây chính là bước đi cụ thể ban đầu của đương lối đổi mới, mở cửa của Đảng đồng thời tạo tiền đề cho những thay đổi về pháp luật, chính sách đối với hợp tác kinh tế quốc tế trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 được coi là sự mở đầu của giai đoạn đổi mới, mở cửa, nhận thức của Việt Nam về vai trò, vị trí, tác dụng của FDI đối với nền kinh tế quốc dân đã trở nên rõ ràng, thực tế và cụ thể. Luật đầu tư nước ngoài 1987 đã khẳng định: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoan ngênh và khuyến khích các tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vốn và kỹ thuật vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi.

Đại hội Đảng toàn quốc lần VII (tháng 6/1991) là bước bổ sung, phát triển đường lối đổi mới, mở cửa của Đại hội VI. Đại hội Đảng VII chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới và trong khu vực trên nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ với nước ngoài, kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh, xây dựng nền kinh tế mở, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả.

Về vai trò, vị trí của FDI, Đại hội Đảng VII đã khẳng định: Kinh tế hợp tác kinh doanh với nước ngoài không chỉ là phương thức chính để thu hút vốn đầu tư bên ngoài mà còn là con đường thích hợp để tiếp nhận công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, mở lối đi vào thị trường khu vực và thị trường thế giới, thúc đẩy xuất khẩu, tăng năng lực cạnh tranh, điều chỉnh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với biến đổi của tình hình quốc tế, khai thác có hiệu quả những lợi thế so sánh trong từng thời kỳ phát triển. Với phương thức thu hút đầu tư tích cực


cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, đổi mới và quản lý hoạt động hợp tác, liên doanh với nước ngoài có nhiều hình thức thích hợp để tận dụng mọi nguồn vốn đầu tư, chú trọng phát triển các mối quan hệ hợp tác với các công ty đa quốc gia có tầm cỡ thế giới để tranh thủ chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý, điều hành tiên tiến, mở lối thâm nhập vào thị trường khu vực và quốc tế .

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6/1996), Đảng ta tiếp tục khẳng định: Chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả, tranh thủ vốn, công nghệ và thị trường quốc tế để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển rộng rãi các hình thức kinh tế tư bản Nhà nước, áp dụng nhiều phương thức hợp tác, liên doanh giữa Nhà nước với các nhà tư bản trong nước và các công ty tư bản nước ngoài. Cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực quản lý để thu hút có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .

Với những đặc điểm mới, Việt Nam đã chứng minh cho thế giới thấy tính nhất quán trong việc thu hút FDI và những cố gắng của mình trong việc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và ban hành các văn bản pháp luật có nội dung phù hợp với thông lệ quốc tế.

Để khắc phục ảnh hưởng khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 10/1998/NĐ-CP về một số biện pháp khuyến khích và đảm bảo hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Nghị định này đã quy định chi tiết những lĩnh vực khuyến khích đầu tư, địa bàn khuyến khích đầu tư theo hướng khuyến khích xuất khẩu, áp dụng công nghệ cao, sử dụng nhiều lao động, đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Nghị định 10 đã quan tâm việc cải cách thủ tục hành chính đối với các dự án FDI như việc quy định về đăng ký cấp giấy phép đầu tư, bỏ các loại giấy phép “con”, quyền tự quyết định của chủ đầu tư . Đặc biệt nguyên tắc hồi tố và không hồi tố đã được quy định theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.


Để tiếp tục cải tiến các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 11/ 1998/CT - TTg, khẳng định vai trò quan trọng của FDI và tính cấp bách trong việc thu hút nguồn vốn này đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đồng thời thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư bằng việc tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá, minh bạch hoá.

Ngày 26/3/1999, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 53/1999/QĐ - TTG về một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có thể nói rằng trong một khoảng thời gian ngắn, bằng việc ban hành Nghị định 10, chỉ thị 11 và Quyết định 53, Việt Nam đã bày tỏ sự quyết tâm của mình trong việc kiên trì đường lối cải cách, mở cửa, cải thiện môi trường đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư, tiến dần đến một chính sách chung đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Để tiếp tục đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đáp ứng nhu cầu mới, ngày 09/6/2000, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua “ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”.

Điểm nổi bật của Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000 là doanh nghiệp FDI được phép chuyển đổi hình thức đầu tư, chia tách, sáp nhập, hợp nhất, vấn đề hồi tố và không hồi tố, vấn đề cân đối ngoại tệ, vấn đề chuyển lỗ sang năm sau (quy định cho mọi hình thức FDI thay vì chỉ quy định cho liên doanh như Luật 1996), giảm mức thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, vấn đề đăng ký cấp giấy phép đầu tư lần đầu tiên được quy định trong Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000.

Với những kết quả đạt được sau hơn 10 năm (1987-2000) thu hút FDI, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra 34% giá trị sản xuất toàn ngành sản xuất công nghiệp, khoảng 23% kim nghạch xuất khẩu (chưa kể dầu khí) và đóng góp trên 12% GDP của cả nước. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút trên 35 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp làm việc trong các ngành xây dựng, thương


mại, dịch vụ liên quan, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ, trình độ quản lý và mở rộng thị trường. Tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm. Cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoàiKinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích và phát triển.

Như vậy, tại Đại hội IX, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được khẳng định là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích phát triển và để sử dụng một cách hiệu quả thành phần kinh tế này, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh tới việc thu hút nguồn vốn FDI theo hướng khuyến khích các dự án có công nghệ hiện đại, sản xuất hàng xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu, đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động.

Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng IX, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 09/2001/NQ - CP về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001 - 2005 và Chỉ thị 19/2001/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 09/2001/NQ - CP với định hướng:

- Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ phát triển nông thôn và kinh tế nông thôn, các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử, vật liệu mới, viễn thông, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội, các ngành mà Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Tiếp tục thu hút FDI vào các địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò của các vùng động lực, tạo điều kiện liên kết phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh. Khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư đầu tư vào các vùng kinh tế có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Tập trung thu hút vào các khu công nghiệp đã hình thành theo quy hoạch được phê duyệt.


Tháng 03/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định 27/2003/NĐ - CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2000/NĐ - CP quy định chi tiết việc thi hành Luật ĐTNN tại Việt Nam; vào tháng 04/2003 ban hành Nghị định 38/2003/NĐ - CP về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang công ty cổ phần. Bằng các văn bản này một lần nữa Việt Nam lại chứng tỏ quyết tâm của mình trong công cuộc cải cách, đổi mới, mở cửa, chủ động tham gia tiến trình hội nhập

kinh tế quốc tế cũng như những nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư.

Một lần nữa Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006. Hai nội dung quan trọng của luật đầu tư trước đây là đảm bảo đầu tư và hỗ trợ, ưu đãi đầu tư lần này được hoàn chỉnh cho phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Hầu hết các điều kiện để hưởng ưu đãi vẫn giữ nguyên như trước đây nhưng bổ sung khu kinh tế vào danh mục các địa bàn được ưu đãi đầu tư. Luật mới tạo ra những điểm hấp dẫn bằng quy định, các nhà đầu tư nước ngoài không còn bị khống chế bởi duy nhất một loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hay bởi các tổ chức quản lý và điều hành công ty theo kiểu áp đặt có lợi cho “chủ nhà”. Hơn thế nữa, các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đầu tư sẽ được áp dụng chung cho tất cả các nhà đầu tư không phân biệt quốc tịch, số lượng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện được thu hẹp đáng kể và nhiều ngành dịch vụ sẽ mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Cho đến kỳ Đại hội Đảng gần đây nhất, Đại hội Đảng X tiếp tục khẳng định và xác định: Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, rà soát lại các văn bản pháp quy, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán, ổn định và minh bạch, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nguồn vốn FDI. Thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài, cải thiện môi trường pháp lý và kinh tế, đa dạng hoá các hình thức và cơ chế để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài vào những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh quan trọng .

Có thể thấy rằng, thông qua các kỳ Đại hội từ năm 1986 đến nay, Đảng ta đã có hàng loạt các đổi mới về tư duy góp phần tạo lập nền tảng cho việc hình thành và phát triển từng bước chính sách và môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên nền


tảng này, bằng việc xác nhận và khuyến khích đầu tư nước ngoài trong Hiến pháp 1992 và các sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài và ban hành các văn bản dưới luật, Việt Nam đã khẳng định tính nhất quán trong đường lối, cải cách, mở cửa, khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của FDI đối với nền kinh tế nước ta, cũng như những cố gắng to lớn trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI.

Những quan điểm, chủ trương, chính sách và kết quả đạt được trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua đã thực sự trở thành một trong những điểm nổi bật nhất trong bức tranh tổng thể các thành tựu kinh tế của thời kỳ đổi mới và mở cửa nền kinh tế Việt Nam và cũng chính là cơ sở để tiếp tục mở rộng, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.

1.2.3. Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam đã rất thành công trong việc thu hút dòng FDI vào việc phát triển kinh tế, chính vì vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài đã là một bộ phận kinh tế quan trọng của nền kinh tế và có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số dự án FDI được cấp phép tăng liên tiếp trong giai đoạn 1988 - 2005. Nếu năm 1988 chỉ có 37 dự án với tổng số vốn đăng ký 371,8 triệu USD được cấp thì tính đến năm 2005 số dự án được cấp phép là 922 dự án với vốn đăng ký là 4.268 triệu USD. Tính đến ngày 31-12-2005 cả nước có 6.030 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 51,017 tỷ USD, vốn thực hiện gần 27,986 tỷ USD.

Trải qua 18 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hoạt động FDI đã trải qua những giai đoạn thăng trầm khác nhau.

Từ năm 1988 đến năm 1990 là 3 năm khởi đầu, FDI chưa có tác dụng rõ rệt đến tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

Biểu đồ 1.1 . Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký (1988 - 2005)

Đơn vị tính : triệu USD


8497.3

6530.8

5168

4649.1

4268.4

3765.6

3897

2900

2535

2165

2012

2222.1

1322.3

1557 1512.8

371.8 582.5

839

9000


8000


7000


6000


5000


4000


3000


2000


1000


2005

2004

2003

2002

2001

2000

1999

1998

1997

1996

1995

1994

1993

1992

1991

1990

1989

1988

0



Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch Đầu tư Từ năm 1991 đến năm 1997 là thời kỳ tăng trưởng nhanh và góp phần ngày càng quan trọng vào việc thực hiên mục tiêu kinh tế - xã hội. Trong kế hoạch 5 năm 1991- 1995, đã thu hút được trên 16 tỷ USD vốn đăng ký, tốc độ tăng trưởng hàng năm rất cao, vốn đăng ký năm 1991 là 1,322 tỷ USD thì năm 1995 là 6,5308 tỷ USD. Năm 1996 là điểm cực thịnh về thu hút FDI của Việt Nam, với số vốn đăng ký là 8,497 tỷ USD. Ta

thấy rằng các nhà đầu tư rất háo hức đầu tư vào Việt Nam trong nửa đầu thập niên 90.

Từ năm 1998-2000, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã trở nên xấu đi, đánh dấu bằng sự giảm sút nghiêm trọng vốn FDI trong năm 1998 vốn đăng ký là 3,897 tỷ USD, thì năm 1999 chỉ còn 1,568 tỷ USD, bằng 40,2% năm 2000 là 2,012 tỷ USD.

Từ năm 2001 đến nay có thể nói là thời kỳ phục hồi hoạt động FDI. Năm 2001 vốn đăng ký là 2,535 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2000, vốn thực hiện là 2,3 tỷ USD. Năm 2002, vốn đăng ký mới là 1,557 tỷ USD và vốn thực hiện là 2,65 tỷ USD. Năm 2004 vốn đăng ký mới là 2,222 tỷ USD và vốn thực hiện là 2,85 tỷ USD. Năm 2005 Việt Nam đã thu hút được 922 dự án với số vốn đăng ký là 4,268 tỷ USD và vốn thực hiện gần 2,23 tỷ USD. Mặc dù Việt Nam đã có những cải tiến đáng chú ý về chính sách đối với FDI và nói chung đã thu hút được cảm tình của các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng dường như điều này vẫn chưa đủ để thu hút các nguồn vốn mới .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023