* FDI phân theo theo ngành đầu tư
Từ năm 1988 đến cuối năm 2005, số dự án đượccấp giấy phép trên cả nước là 6.880 dự án với tổng vốn đầu tư lá 64,6 tỷ USD. Trong đó 6.030 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 51,017 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 27,986 tỷ USD. Cơ cấu của FDI như sau :
Bảng 1.1. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nghành1988-2005
(Tính tới 31/12 /2005 - chỉ tính những dự án còn hiệu lực )
ĐVT:USD
Chuyên ngành | Số dự án | TVĐT | Vốn pháp định | Đầu tư thực hiện | |
I | Công nghiệp | 4,053 | 31,040,965,617 | 13,355,301,115 | 19,448,451,295 |
CN dầu khí | 27 | 1,891,191,815 | 1,384,191,815 | 5,541,671,381 | |
CN nhẹ | 1,693 | 8,470,890,198 | 3,817,492,569 | 3,142,740,953 | |
CN nặng | 1,754 | 13,528,255,775 | 5,359,057,777 | 6,543,204,390 | |
CN thực phẩm | 263 | 3,139,159,903 | 1,359,449,661 | 1,894,630,585 | |
Xây dựng | 316 | 4,011,467,926 | 1,435,109,293 | 2,326,203,986 | |
II | Nông, lâm nghiệp | 789 | 3,774,878,343 | 1,631,140,826 | 1,816,117,188 |
Nông-Lâm nghiệp | 675 | 3,465,982,163 | 1,495,963,445 | 1,660,641,099 | |
Thủy sản | 114 | 308,896,180 | 135,177,381 | 155,476,089 | |
III | Dịch vụ | 1,188 | 16,202,102,288 | 7,698,540,445 | 6,721,767,094 |
GTVT-Bưu điện | 166 | 2,924,239,255 | 2,317,066,195 | 740,508,517 | |
Khách sạn-Du lịch | 164 | 2,864,268,774 | 1,247,538,654 | 2,342,005,454 | |
Tài chính-Ngân hàng | 60 | 788,150,000 | 738,895,000 | 642,870,077 | |
Văn hóa-Ytế-Giáo dục | 205 | 908,322,251 | 386,199,219 | 284,351,599 | |
XD Khu đô thị mới | 4 | 2,551,674,000 | 700,683,000 | 51,294,598 | |
XD Văn phòng-Căn hộ | 112 | 3,936,781,068 | 1,378,567,108 | 1,779,776,677 | |
XD hạ tầng KCX-KCN | 21 | 1,025,599,546 | 382,669,597 | 526,521,777 | |
Dịch vụ khác | 456 | 1,203,067,394 | 546,921,672 | 354,438,395 | |
Tổng số | 6,030 | 51,017,946,248 | 22,684,982,386 | 27,986,335,577 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh - 1
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh - 2
- Quan Điểm, Chính Sách Thu Hút Và Nâng Cao Hiệu Quả Fdi Của Việt Nam
- Kinh Nghiệm Thu Hút Fdi Của Thành Phố Hải Phòng
- Lợi Thế Của Quảng Ninh Trong Vấn Đề Thu Hút Nguồn Vốn Fdi
- Thực Trạng Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Quảng Ninh
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Qua bảng 1.1 ta thấy lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất với (4.053 dự án, tổng số vốn đầu tư là 31,4 tỷ USD) chiếm 67,22% về số dự án. Lĩnh vực công nghiệp cũng đạt đầu tư thực hiện cao nhất 19,448 tỷ USD chiếm 69,49%. Công nghiệp nặng là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất 1754 dự án chiếm 29,09%, tổng số vốn đầu tư là 13,528 tỷ USD chiếm 26,52%. Công nghiệp dầu khí chiếm 0,45% số dự án với 37,1% vốn đầu tư, công nghiệp nhẹ chiếm 28,8% số dự án với 16,60% vốn đầu tư, công nghiệp thực phẩm chiếm 4,36% số dự án với 6,151% vốn đầu tư, xây dựng chiếm 5,14 số dự án chiếm 7,86% vốn đầu tư.
Tiếp theo lĩnh vực nông, lâm nghiệp (789 số dự án với tổng số vốn 3,77 tỷ USD) chiếm 13,08% về số dự án và 7,4%về vốn đầu tư đăng ký. Trong đó nông nghiệp chiếm 11,19% số dự án với 6,79 vốn đầu tư đăng ký, thuỷ sản chiếm 1,89 số dự án với 0,61% vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực dịch vụ (1.188 dự án với vốn đang ký 16,202 tỷ USD) chiếm 19,7% về số dự án và 31,76% về vốn đầu tư đăng ký. Trong đó giao thông vận tải - bưu điện chiếm 2,75% số dự án với 5,73% vốn đầu tư, khách sạn du lịch chiếm 2,72%số dự án với 1,54% vốn đầu tư, văn hoá y tế giáo dục chiếm 3,4 số dự án, còn lại là xây dựng và các dịch vụ khác chiếm 9,84% số dự án với 17,09%.
Biểu đồ 1.2. Cơ cấu vốn FDI theo ngành
19.70%
Công nghiệp Nông, Lâm nghiệp
Dịch vụ
13.08%
67.22%
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch Đầu tư
* FDI phân bổ theo địa phương.
FDI vào Việt Nam chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm và các thành phố lớn. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính đến cuối năm 2005 thì FDI vào Việt Nam được phân bố như sau :
1. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 31% về số dự án, 23,99% về tổng vốn đăng ký và 21,64% vốn thực hiện.
2.Thành phố Hà Nội chiếm 10,85% về số dự án, 18,27% về tổng vốn đăng ký và 12,16% vốn thực hiện.
3. Đồng Nai chiếm 11,61% về số dự án, 16,65% về tổng vốn đăng ký và 13,73% vốn thực hiện.
4. Bình Dương chiếm 17,96% về số dự án, 9,86% về tổng vốn đăng ký và 6,65% vốn thực hiện.
5. Bà Rịa - Vũng Tàu chiếm 1,99% về số dự án, 5,68% về tổng vốn đăng ký và 4,48% vốn thực hiện.
Tiếp đến là các địa phương: Hải Phòng (185 dự án, tổng vốn đầu tư 2.891.191.815 USD ), Vĩnh phúc (95 dự án, tổng vốn đầu tư 773.943.472 USD), Long An (102 dự án, tổng vốn đầu tư 766.080.839 USD), Hải Dương (102 dự án, tổng vốn đầu tư 720.072.661 USD), Thanh Hoá (17 dự án, tổng vốn đầu tư 712.525.606 USD), Quảng Ninh ( 76 dự án, tổng vốn đầu tư 574.684.030 USD).
Riêng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An ) chiếm 23,63% số dự án, 58,54% tổng vốn FDI đăng ký và 48,39% vốn FDI thực hiện của cả nước.
Vùng kinh tế trọng điểm phía bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hưng yên, Hà Tây, Bắc Ninh) chiếm 18,36% số dự án, 28,05% tổng vốn FDI đăng ký và 22,38% vốn FDI thực hiện của cả nước.
Ta thấy có sự chênh lệch trong cơ cấu đầu tư theo từng địa phương, nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố môi trường đầu tư, trong đó các tỉnh miền Nam thường được nhìn nhận là có môi trường đầu tư thông thoáng và cởi mở hơn, nguồn lực của miền Nam cũng dồi dào hơn miền Bắc. Có thể nói, một mặt sự mất cân đối về cơ
cấu đầu tư tại các địa phương là một yếu tố tất yếu xuất phát từ tính hấp dẫn về môi trường đầu tư tại từng địa phương.
Bảng 1.2. Mười địa phương dẫn đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài
(tính tới 31/12 /2005 - chỉ tính những dự án còn hiệu lực )
Địa Phương | Số dự án | TVĐT | Vốn pháp định | Đầu tư thực hiện | |
1 | TP Hồ Chí Minh | 1,869 | 12,239,898,606 | 5,862,546,399 | 6,056,463,599 |
2 | Hà Nội | 654 | 9,319,622,815 | 4,003,496,195 | 3,402,096,156 |
3 | Đồng Nai | 700 | 8,494,859,254 | 3,347,156,345 | 3,842,121,843 |
4 | Bình Dương | 1,083 | 5,031,857,583 | 2,113,531,609 | 1,862,200,644 |
5 | Bà Rịa-Vũng Tàu | 120 | 2,896,444,896 | 1,029,058,111 | 1,253,723,412 |
6 | Hải Phòng | 185 | 2,034,582,644 | 851,299,957 | 1,228,474,035 |
7 | Dầu khí | 27 | 1,891,191,815 | 1,384,191,815 | 5,541,671,381 |
8 | Vĩnh Phúc | 95 | 773,943,472 | 307,344,809 | 413,832,958 |
9 | Long An | 102 | 766,080,839 | 327,589,728 | 331,522,836 |
10 | Hải Dương | 77 | 720,072,061 | 286,597,816 | 375,261,454 |
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
* FDI phân theo đối tác nước ngoài.
Theo Bộ kế hoạch và đầu tư tính đến ngày 31/12/2005 thì có 75 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam, trong đó các nước và vùng lãnh thổ châu Á chiếm 76,5% về số dự án và 70,6% vốn đăng ký, tương ứng với các nước châu Âu chiếm 17,1% và 21,7% vốn đăng ký; các nước châu Mỹ chiếm 6,4% trong đó Hoa Kỳ chiếm 4,39% số dự án và 2,85% vốn thực hiện, số còn lại thuộc các nước và khu vực khác. Sáu quốc gia đứng đầu về đầu tư vào Việt Nam theo thứ tự như sau:
1. Đài Loan là quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam với 1422 dự án, chiếm 23,58%, số vốn đăng ký là 7,769 tỷ USD chiếm 15,23% và số vốn đầu tư thực hiện là 2,830 tỷ USD chiếm 10,12%.
2. Singapore với 403 dự án chiếm 6,68%, số vốn đăng ký là 7,610 tỷ USD, chiếm 14,92% và số vốn đầu tư thực hiện là 3,620 tỷ USD chiếm 12,94%.
3. Nhật Bản với 600 dự án chiếm 9,95%, số vốn đăng ký là 6,289 tỷ USD, chiếm 12,33% và số vốn đầu tư thực hiện là 4,669tỷ USD chiếm 16,68%.
4. Hàn Quốc với 1064 dự án chiếm 17,65%, số vốn đăng ký là 5,337 tỷ USD, chiếm 10,46% và số vốn đầu thực hiện là 2,590 tỷ USD chiếm 9,26%.
5. Hồng Kông với 360 dự án chiếm 5,97%, số vốn đăng ký là 3,727 tỷ USD, chiếm 7,31% và số vốn đầu tư thực hiện là 1,986 tỷ USD chiếm 4,43%.
6. Vương Quốc Anh với 251 dự án chiếm 4,16%, số vốn đăng ký là 2,692 tỷ USD, chiếm 5,28% và số vốn đầu tư thực hiện là 1,240tỷ USD chiếm 4,43%.
Bảng 1.3. Mười quốc gia đứng đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam 1988-2005
(tính tới 31/12 /2005 - chỉ tính những dự án còn hiệu lực)
ĐVT: USD
Nước, vùng lãnh thổ | số dự án | TVĐT | Vốn pháp định | Đầu tư thực hiện | |
1 | Đài Loan | 1,422 | 7,769,027,127 | 3,364,123,314 | 2,830,865,801 |
2 | Singapore | 403 | 7,610,672,977 | 2,831,998,937 | 3,620,630,556 |
3 | Nhật Bản | 600 | 6,289,749,999 | 2,860,124,611 | 4,669,368,734 |
4 | Hàn Quốc | 1,064 | 5,337,858,695 | 2,306,824,058 | 2,590,655,156 |
5 | Hồng Kông | 360 | 3,727,943,431 | 1,576,161,203 | 1,986,420,590 |
6 | BritishVirginIslands | 251 | 2,692,708,280 | 1,016,198,286 | 1,240,029,418 |
7 | Pháp | 164 | 2,171,243,593 | 1,347,136,280 | 1,188,407,723 |
8 | Hà Lan | 62 | 1,996,039,210 | 1,225,590,774 | 1,924,278,712 |
9 | Malaysia | 184 | 1,571,072,072 | 709,973,095 | 840,223,801 |
Thái Lan | 130 | 1,456,109,156 | 486,872,652 | 803,521,179 |
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
* FDI phân theo hình thức đầu tư.
Tìm hiểu hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức đầu tư, ta thấy trong những năm gần đây có sự chuyển biến theo khuynh hướng hình thức 100% vốn nước ngoài ngày càng tăng thay cho hình thức liên doanh. Theo Cục đầu tư nước ngoài tính đến ngày 31/12/2005 thì hình thức 100% vốn nước ngoài có
4.504 số dự án chiếm 74,69%, 26,041 tỷ USD vốn đăng ký chiếm 35,32%. Hình thức liên doanh có 1.327 số dự án chiếm 22,01% và 19,180 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 39,83%. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 184 dự án chiếm 3,05% và 4.170 tỷ USD vốn đăng ký chiếm 21,63%.
Bảng 1.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư 1988-2005 (tính tới 31/12 /2005 - chỉ tính những dự án còn hiệu lực)
Số dự án | TVĐT | Vốn pháp định | Đầu tư thực hiện | |
100% vốn nước ngoài | 4,504 | 26,041,421,663 | 11,121,222,138 | 9,884,072,976 |
Liên doanh | 1,327 | 19,180,914,141 | 7,425,928,291 | 11,145,954,535 |
Hợp đồng hợp tác kinh doanh | 184 | 4,170,613,253 | 3,588,814,362 | 6,053,093,245 |
BOT | 6 | 1,370,125,000 | 411,385,000 | 727,030,774 |
Công ty cổ phần | 8 | 199,314,191 | 82,074,595 | 170,184,047 |
Công ty quản lý vốn | 1 | 55,558,000 | 55,558,000 | 6,000,000 |
Tổng số | 6,030 | 51,017,946,248 | 22,684,982,386 | 27,986,335,577 |
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Đánh giá chung: Qua tình hình thu hút FDI tại Việt Nam từ 1988 đến 2005 ta thấy rằng vốn đầu tư đăng ký tăng không ổn định qua các năm mà lại còn có xu hướng giảm.Vốn đầu tư FDI phân bổ chưa đồng đều giữa các khu vực và các ngành, chủ yếu tập trung vào các địa phương có điều kiện thuận lợi. Tỷ trọng FDI giữa các
ngành không đồng đều, lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp còn quá thấp. Vốn đầu tư từ các nước có thế mạnh về trình độ công nghệ cao còn thấp. Chưa có sự nhất quán chính sách giữa các địa phương trong việc thu hút vốn FDI dẫn đến sự cạnh tranh giữa các địa phương, vô hình chung đã làm ảnh hưởng tới hoạt động thu hút FDI của Việt Nam.
1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC THU HÚT FDI
1.3.1. Kinh nghiệm thu hút FDI của thành phố Hà Nội
Hà Nội là địa phương đứng thứ hai cả nước về kết quả thu hút FDI sau thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ điều kiện vị trí thuận lợi mà Hà Nội thừa hưởng những lợi thế khu vực và có những chính sách, quy định, luật pháp phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nhằm tạo điều kiện cho các chủ đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào địa phương. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kết quả thu hút vốn FDI từ 1988- 2005 ( chỉ tính các dự án còn hiệu lực) thì Hà Nội đã thu hút được 654 dự án chiếm 10,85% số dự án của cả nước, tổng số vốn đăng ký là 9.319.622.815 USD chiếm 18,27% trong đó vốn thực hiện là 3.402.096.156 USD.
Để có được kết quả như trên kinh nghiệm thu hút FDI của thành phố Hà Nội đã thực hiện như sau:
Thứ nhất: Công tác vận động đầu tư.
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư, tuyên truyền quảng bá về môi trường đầu tư, tiềm năng đầu tư, tiềm năng thương mại, du lịch, định hướng phát triển thủ đô… với nhiều hình thức linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành TW và địa phương, tạo dựng và đề cao hình ảnh của Việt Nam và Hà Nội trên trường quốc tế, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của nhân dân về vị trí, vai trò của công tác xúc tiến đầu tư trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Tổ chức các diễn đàn, hội thảo giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của Hà Nội, kêu gọi đầu tư ngay tại Việt Nam và ở các quốc gia, các khu vực có tiềm năng về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý ( đặc biệt là thị trường ASEAN, Tây Âu, Mỹ,
Trung Quốc, Nhật Bản …). Quan tâm đến các tập đoàn xuyên quốc gia và các công ty lớn có hệ thống phân phối toàn cầu.
Nâng cao chất lượng áp dụng công nghệ thông tin trong công tác vận động, xúc tiến đầu tư và cung cấp đầy đủ thông tin, thường xuyên cập nhật thông tin kinh tế - xã hội và cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư trên Website đầu tư nước ngoài của Hà Nội.
Ngày càng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của các văn phòng đại diện kinh tế của Hà Nội ở nước ngoài làm nhiệm vụ xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, chuyển giao công nghệ và hợp tác lao động tại Mỹ, Nhật Bản.
Xúc tiến môi giới, kêu gọi FDI thông qua hệ thống các cơ quan ngoại giao, các Đại sứ quán đóng trên địa bàn Hà Nội, các cơ quan Lãnh sự quán Việt Nam đóng tại nước ngoài, các tổ chức ngân hàng, tổ chức tư vấn pháp luật, các hãng thông tấn báo chí, hàng không, bưu chính viễn thông… nhằm cung cấp thông tin và tạo ra những tiền đề ban đầu cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai: Cải cách thủ tục hành chính.
Hà Nội đã cải cách thủ tục hành chính cho hoạt động đầu tư nước ngoài theo hướng thông thoáng và tập trung một đầu mối. Đặc biệt các công việc sau cấp phép. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành liên quan kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong việc triển khai dự án. Hàng quý Phó chủ tịch thường trực UBND thành phố trực tiếp chủ trì giao ban với các ngành kịp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt chú tâm vào giải quyết những dự án lớn đang tồn đọng.
Thứ ba: Cơ chế khuyến khích, ưu đãi đầu tư.
Hà Nội đã quy hoạch và tạo quỹ đất giúp nhà đầu tư thuận tiện khi lựa chọn địa điểm đầu tư bằng các đền bù giải toả trước hoặc tổ chức đấu giá đất đã chuẩn bị sẵn hạ tầng kỹ thuật. Cụ thể, đối với các dự án ưu tiên, thành phố sẽ đảm bảo một phần chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng. Chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư giải quyết đền bù, giải phóng mặt bằng với chủ sử dụng đất. Đối với các dự án đặc biệt, thành phố sẽ ứng trước tiền đền bù, giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư.