ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ
NGUYỄN VIỆT THÔNG
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh
luận văn thạc sĩ KINH TẾ
Hà nội – 2006
Có thể bạn quan tâm!
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh - 2
- Quan Điểm, Chính Sách Thu Hút Và Nâng Cao Hiệu Quả Fdi Của Việt Nam
- Cơ Cấu Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Theo Nghành1988-2005
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ
NGUYỄN VIỆT THÔNG
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh
Mã số : 60.31.01
luận văn thạc sĩ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Thiên
Hà nội - 2006
1.Tính cấp thiết của đề tài
MỞ ĐẦU
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một yếu tố rất quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đối với các nước đang phát triển trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hoạt động này đã và đang có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Trải qua 19 năm ban hành Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài (1987), Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong việc thu hút vốn FDI; Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở ra một kỷ nguyên mới trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của nước ta hiện nay.
Quảng Ninh là một tỉnh có vị trí thuận lợi, giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển mạnh, có Vịnh Hạ Long di sản thiên nhiên thế giới, có cửa khẩu biên giới và cảng biển quốc tế, cảng thuỷ nội địa phong phú,có nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là một tỉnh nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm phía bắc Hà Nội - Hải Phòng
- Quảng Ninh, một trong những khu vực phát triển năng động nhất của cả nước. Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh đã xác định rõ lợi thế so sánh, xu hướng phát triển kinh tế quốc tế và khẳng định thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian vừa qua đã góp phần tạo cho Quảng Ninh có nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân 12,75%, giá trị sản xuất công nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 7,85%, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 35,05%, tổng thu ngân sách Nhà nước tăng bình quân 21,95%/năm.
Xuất phát từ thực tiễn, việc nghiên cứu FDI tại Quảng Ninh càng trở nên cấp thiết vì :
- Nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI trong những năm tới.
- Khai thác hiệu quả các nguồn lực, góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế xã hội tỉnh của Quảng Ninh .
- Đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH ở Quảng Ninh nói riêng và của cả nước nói chung.
- Thực trạng cho thấy hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Quảng Ninh chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, vì vậy việc nghiên cứu nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh có ý nghĩa quan trọng và cấp bách.
2.Tình hình nghiên cứu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những vấn đề được nhiều nhà kinh tế quan tâm và nghiên cứu. Đây là vấn đề luôn mang tính thời sự và chưa bao giờ cũ. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu sự tác động của FDI với việc phát triển kinh tế ở Việt Nam như: Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Hoàng Thị Kim Thanh với đề tài: “ Những giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình CNH - HĐH đất nước” 2003. Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn xuân Thiên với đề tài: “ Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở ASEAN và một số kiến nghị với Việt Nam” 2002. Tuy nhiên việc nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa phương, đặc biệt ở Quảng Ninh chưa có đề tài nào nghiên cứu mang tính hệ thống. Chỉ có một số bài viết được đăng tải trên các báo và tạp chí của tỉnh. Tác giả Nguyễn Dương với bài "Đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động của các KCN", Báo Quảng Ninh, số 73, 1/2005. Tác giả Vũ Nguyên Nhiệm với bài: "Nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài, huy động tối đa các nguồn lực xã hội cho phát triển", Báo Quảng Ninh, số 73, 1/2005. Ngoài ra Tỉnh uỷ, UBND Quảng Ninh cũng đã nghiên cứu vấn đề thu hút FDI và đưa ra những quy định về vấn đề này như: Quyết định số 3467/2002/QĐ-UB ngày 30/9/2002 của UBND tỉnh Quảng Ninh về một số cơ chế khuyến khích và bảo đảm đầu tư trực tiếp nước ngoài, Quyết định số 4047/2002/QĐ-UB ngày 11/11/2002 của UBND tỉnh Quảng Ninh về một số cơ chế khuyến khích và bảo đảm đầu tư vào các khu công nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh.
Những bài báo mới chỉ đề cập được một phần nhỏ, những khía cạnh riêng lẻ của FDI, chưa đặt vấn đề nghiên cứu vào hoàn cảnh có ảnh hưởng lớn của quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, những ảnh hưởng của chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. Vì vậy tác giả thiết nghĩ việc nghiên cứu một cách có hệ thống và phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút FDI tại Quảng Ninh là hết sức cần thiết và cần tiếp tục để đưa ra những kiến nghị nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả nguồn vốn FDI tại Quảng Ninh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tại Quảng Ninh. Đề tài nghiên cứu nhằm những mục đích sau:
- Chứng minh sự cần thiết của dòng vốn này với sự nghiệp phát triển kinh tế
-xã hội của tỉnh Quảng Ninh.
- Chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của hoạt động thu hút FDI tại Quảng
Ninh.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá vấn đề lý luận cũng như thực tiễn có liên quan đến vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Đưa ra bức tranh toàn cảnh về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh.
Từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt hạn chế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá các vấn đề chủ yếu sau đây:
- Các nhân tố tác động, ảnh hưởng tới tình hình thu hút dòng vốn FDI vào Quảng Ninh.
- Thực trạng thu hút và sử dụng dòng vốn FDI tại Quảng Ninh
- Tác động của FDI đối với phát triển Kinh tế - Xã hội của Quảng Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng FDI tại Quảng Ninh trong khoảng thời gian từ 1990 - 2005.
* Đề cập tới một số dự án có quy mô vốn đầu tư lớn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát thực tế để hoàn thiện đề tài, tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến như :
Phương pháp chung: Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử.
Phương pháp cụ thể: Phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp lịch sử và logic, phương pháp thống kê... để làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu .
6. Dự kiến những đóng góp của đề tài
- Làm rõ và đánh giá thực trạng FDI tại Quảng Ninh
- Thông qua phân tích thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Quảng Ninh trong thời gian qua nhằm chỉ ra những tác động tích cực và những hạn chế của hoạt động này.
- Làm rõ một số nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng hiệu quả FDI tại Quảng Ninh.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn gồm 3 chương sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước
ngoài
Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng
Ninh trong thời gian qua
Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh trong thời gian tới
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
1.1.1.Khái niệm
Đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh, để từ đó thu được số vốn lớn hơn số vốn đã bỏ ra, thông qua lợi nhuận.
Do đặc tính tạo ra lợi ích lớn hơn chi phí, đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Với vai trò đó, hoạt động đầu tư đã diễn ra rất mạnh mẽ, vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành một nội dung cơ bản trong các quan hệ kinh tế quốc tế.
Đầu tư nước ngoài nói chung là hoạt động đầu tư trong đó có sự di chuyển nguồn lực (vốn, công nghệ, kĩ năng quản lý...) từ nước này sang nước khác nhằm thu được những lợi ích trên phạm vi toàn cầu.
Các quan hệ quốc tế về đầu tư chỉ mới xuất hiện từ thế kỷ XIX cùng với quá trình chuyển biến từ Chủ nghĩa Tư bản tự do cạnh tranh sang Chủ nghĩa Tư bản độc quyền. V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: "Điểm điển hình của Chủ nghĩa Tư bản cũ, trong đó tự do cạnh tranh hoàn toàn thống trị là việc xuất khẩu hàng hoá. Điểm điển hình của Chủ nghĩa Tư bản mới, trong đó các tổ chức độc quyền thống trị là việc xuất khẩu tư bản".
Theo Lênin, xuất khẩu tư bản có 2 hình thức: Xuất khẩu tư bản cho vay và xuất khẩu tư bản hoạt động. Xuất khẩu tư bản cho vay là hình thức chính phủ hoặc
tư nhân một nước cho chính phủ hoặc tư nhân một nước khác vay vốn. Xuất khẩu tư bản hoạt động là hình thức đem tư bản ra nước ngoài để xây dựng các xí nghiệp, tiến hành sản xuất ra giá trị hàng hoá, trong đó có giá trị thặng dư tại nước nhập khẩu.
Trong những thập niên gần đây, khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được nhiều tổ chức kinh tế quốc tế đưa ra nhằm mục đích giúp các quốc gia hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô về FDI, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế. Quỹ tiền tệ thế giới ( International Moneyrary Fund - IMF) đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác ( nước nhận đầu tư - hosting country ), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động ( Nước đi đầu tư - source country), với mục đích quản lý có hiệu quả doanh nghiệp.
Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cũng đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp).
Hoa kỳ là một trong những nước tiếp nhận đầu tư và tiến hành đầu tư lớn nhất trên thế giới cũng đưa ra định nghĩa về FDI như sau :
FDI là bất kỳ dòng vốn nào thuộc sở hữu đa phần của công dân hoặc công ty của nước đi đầu tư có được từ việc cho vay hoặc dùng để mua sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài.
Quan điểm về FDI của Việt Nam theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi, bổ sung năm 2000:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này.