Những Giải Pháp Thu Hút Vốn Fdi Từ Phía Nhà Nước


Dream; Công ty liên doanh quốc tế Hoàng Gia, Công ty liên doanh Lợi Lai khi tuyển dụng lao động đòi hỏi cao về ngoại ngữ thường có tỷ lệ tuyển đạt rất thấp.

Hiện nay, thực tế cho thấy một số các doanh nghiệp FDI đang hoạt động kinh doanh thì họ cho biết là thị trường lao động rất là khó khăn, đặc biệt là các lao động trình độ tay nghề cao, mà hầu hết số lao động này các dự án đều phải tuyển nơi khác. Như vậy có thể nói Quảng Ninh có thừa nguồn lao động nhưng lại thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật cao. Đây là những khiếm khuyến hàng đầu của tỉnh làm cho Quảng Ninh giảm sức cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các dự án công nghệ cao. Một trong những mục tiêu của nhà đầu tư khi đến để kinh doanh đó là tận dụng nguồn nhân lực của địa phương nhưng lại không được đáp ứng.

Để giải quyết vấn đề này, tỉnh cần xây dựng chiến lược, chương trình đào tạo nguồn nhân lực phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020. Tận dụng mọi nguồn lực, hình thức đào tạo trong và ngoài nước, đẩy mạnh việc xã hội hoá đào tạo ( Đặc biệt quan tâm và ưu tiên đào tạo công nhân có tay nghề cao, lao động quản lý). Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích việc thu hút sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Về đào tạo nghề, trước mắt giao cho các trung tâm đào tạo nghề của tỉnh đào tạo lao động đạt tiêu chuẩn tay nghề bậc 2 cung kcấp cho dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư miễn phí. Trường hợp doanh nghiệp tự đào tạo nghề cho người lao động, tỉnh sẽ hỗi trợ:

- 20 % chi phí đào tạo đối với các dự án sử dụng dưới 500 lao động.

- 30% chi phí % chi phí đào tạo đối với các dự án sử dụng từ 500 lao động trở lên. Mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý, kế toán trưởng cho các doanh nghiệp

FDI, tổ chức thường xuyên việc tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, luật pháp cho

cán bộ Việt Nam đang làm việc trong các doanh nghiệp FDI.

Các dự án có trình độ công nghệ, đồng thời cũng là nơi cho người lao động địa phương tìm hiểu và tiếp cận với nền công nghệ của thế giới. Điều này kết hợp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.


với việc hình thành các cơ sở đào tạo nghề thì trong tương lai không xa, trong tỉnh sẽ hình thành nên một đội ngũ lao động, một thị trường lao động chuyên nghiệp đáp ứng đủ nhu cầu cho bất cứ một dư án nào đầu tư tại Quảng Ninh.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh - 14

Ban Quản lý các khu công nghiệp và Đầu tư nước ngoài phối kết hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Trung tâm các trường đào tạo nghề để dự đoán các nhu cầu đào tạo, đảm bảo sao cho các ngành nghề đào tạo ở các trường, các trung tâm phù hợp với nhu cầu lao động từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh theo hướng:

Chú trọng đào tạo nghề gắn với thực tiễn, đảm bảo chất lượng tay nghề của người được đào tạo có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc.

Đào tạo gắn với nguồn nhân lực địa phương, tránh được các trường hợp biến động về lao động cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

* Chính sách hỗ trợ đặc biệt cho một số dự án trọng điểm đầu tư vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên hàng đầu do UBND tỉnh quyết định trong từng giai đoạn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Một số dự án mới hiện nay như dự án đóng mới tàu thuỷ có trọng tải lớn, các dự án xây dựng các nhà máy nhiệt điện, các dự án bảo tồn hệ sinh thái Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long có tác dụng như một đầu kéo phục vụ phát triển các dự án khác đòi hỏi phải có nhiều nguồn vốn mà đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì ngoài các cơ chế ưu đãi về đất đai, về thuế suất tỉnh cần có những chính sách mạnh dạn hơn, cụ thể hơn nhằm kêu gọi đầu tư để phát triển một ngành hoặc một chuyên ngành nào đó. Các chính sách áp dụng với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp là như nhau, được đối xử bình đẳng, tỉnh cần mạnh dạn miễn tiền thuê đất cho cả đời dự án, tạo mọi điều kiện cho các chuyên gia, người lao động nước ngoài làm việc tại Quảng Ninh được hưởng các quyền lợi như người địa phương. Tóm lại là cần có một chính sách đặc biệt cho các dự án quan trọng.

Thành lập một bộ phận (có thể không chuyên trách) nghiên cứu, dự đoán, đề xuất các lĩnh vực mũi nhọn cần tập trung ưu tiên trong phát triển kinh tế từng thời


kỳ. Khi xác định được hướng ưu tiên, Tỉnh uỷ cần có nghị quyết riêng biệt, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện để chỉ đạo các ngành, các địa phương liên quan thực hiện.

Xây dựng các cơ chế khuyến khích hỗ trợ các dự án đặc biệt này rõ ràng và phải có quy trình thực hiện kèm theo. Có như vậy mới động viên, khích lệ được sự phát triển của dự án, kích thích được các nhà đầu tư.

* Xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh, thông thoáng

Môi trường đầu tư được hiểu là toàn bộ các yếu tố, điều kiện cần thiết để thực hiện hoạt động đầu tư. Như vậy, ngoài yếu tố môi trường tự nhiên (vị trí địa lý, điều kiện kinh tế), môi trường đầu tư còn biểu hiện ở môi trường kinh doanh (các điều kiện hạ tầng, yếu tố thị trường), môi trường pháp lý (hệ thống văn bản và tổ chức thực thi pháp luật), môi trường xã hội (các yếu tố sinh thái, điều kiện sống, vấn đề an toàn). Để có môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn, thông thoáng cần thiết phải:

Tạo lập ngày càng đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường (thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường công nghệ).

Cải cách thủ tục hành chính theo hướng một đầu mối, nhanh, thuận tiện, đơn giản, rõ ràng, minh bạch các quy định về pháp lý của nhà nước như các thủ tục: Cấp giấy phép đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng, cấp đất, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy phép xuất nhập khẩu, thủ tục tuyển lao động, thủ tục Hải quan, thuế.

Tạo các yếu tố môi trường xã hội như an ninh, an toàn. Có kế hoạch đầu tư hoặc thu hút đầu tư xây dựng Trường học quốc tế, Bệnh viện quốc tế tạo điều kiện cho người nước ngoài và gia đình họ có thể làm ăn sinh sống lâu dài ở Quảng Ninh.

Thường xuyên phổ biến các chế độ, chính sách mới của chính phủ, địa phương và đội ngũ cán bộ, công chức ở các ngành, địa phương được phân công làm nhiệm vụ giải quyết các vấn đề liên quan đến các hoạt động FDI nhằm nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của từng cá nhân từng đơn vị đó.


Ban Quản lý các khu công nghiệp và Đầu tư nước ngoài tiến hành ký kết quy chế phối hợp với các ngành liên quan: Công an, Hải quan, Lao động, Tài nghuyên - Môi trường, Xây dựng, Thương mại.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ( kể cả trong và ngoài nước) để nâng cao năng lực, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, công chức Ban Quản lý các khu công nghiệp và Đầu tư nước ngoài nhằm thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về FDI và hoạt động khu công nghiệp, tham gia hoạt động kinh tế quốc tế. Hàng năm lập kế hoạch tập huấn đội ngũ cán bộ làm công tác FDI ở các ngành địa phương.

Tạo mọi điều kiện để các giấy phép triển khai nhanh chóng các thủ tục sau cấp phép để đi vào hoạt động. Việc này không những thể hiện môi trường đầu tư thông thoáng mà còn tạo điều kiện cho vốn đầu tư thực hiện tại các dự án đúng tiến độ, nâng cao tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

* Đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan quản lý nhà nước

Thực hiện tốt các nội dung Kế hoạch 1843/KH - UB ngày 31/10/2003 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, về việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa theo quyết định 181/2003/QĐ - TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục đẩy mạnh việc cải cách hành chính theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, có hiệu lực và hiệu quả của bộ máy hành chínhở các ngành, địa phương. Đối với các cơ quan Nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài cần đơn giản hoá và công khai hoá thời gian, xử lý theo hướng một đầu mối chịu trách nhiệm nhưng có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, khắc phục tình trạng kéo dài, đùn đẩy trách nhiệm giữa các ban ngành.

Trước mắt, cần tiến hành thủ tục phê duyệt địa điểm các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp. Những dự án đã có quy hoạch thì trình tự cấp địa điểm giao cho Sở xây dựng đề xuất trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và thông báo cho địa phương biết. Việc phê duyệt mặt bằng có thể được tiến hành đồng thời với phê duyệt địa điểm.


Kiên quyết xử lý nghiêm khắc các trường hợp sách nhiễu, cửa quyền, tiêu cực, vô trách nhiệm của cán bộ công chức.

Để thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, UBND tỉnh cần phân cấp uỷ quyền cho các ngành, địa phương mạnh mẽ hơn. Những nội dung công việc liên quan tới nhiều ngành, nhiều địa phương chỉ cần giao cho “đầu mối” giải quyết, UBND tỉnh chỉ cần phê duyệt quy chế phối hợp giữa các ngành, địa phương để làm cơ sở pháp lý cho quá trình thực hiện. Có như vậy, cơ chế “một cửa” tại các ngành địa phương mới hoạt động thực chất hơn.

Tiếp tục nghiên cứu, lập quy trình xử lý tất cả các công việc theo cơ chế “một cửa” liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài và một cửatại chỗ đối với các dự án trong khu công nghiệp tại cơ quan Ban Quản lý các khu công nghiệp và Đầu tư nước ngoài.

Đề nghị lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh 6 tháng một lần, bố trí thời gian theo dõi ý kiến phản ánh của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn, xử lý các vướng mắc mà không một ngành độc lập nào đủ thẩm quyền giải quyết. Đây vừa là nguyện vọng của các doanh nghiệp đồng thời là yêu cầu khách quan trong tình hình ngày càng có nhiều doanh nghiệp FDI với ngành nghề đa dạng, phong phú hoạt động trên địa bàn Quảng Ninh.

UBND tỉnh chủ trì tổ chức giao ban để thông báo và chỉ đạo các ngành có kế hoạch chuẩn bị và triển khai khi các dự án đã có quy hoạch và dự án được phê duyệt

* Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư

Cần quan niệm các hoạt động xúc tiến đầu tư là một khâu quan trọng, công việc bắt đầu trong thu hút vốn FDI. Không nên coi các công tác vận động xúc tiến đầu tư chỉ là trách nhiệm của một ngành, một cấp mà phải là trách nhiệm của mọi người, mọi ngành, mọi cấp trong tỉnh.

Để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trong thời gian tới tỉnh cần hướng vào:


Nâng cao chất lượng các tài liệu phục vụ xúc tiến đầu tư (trang Web về đầu tư, xây dựng, đĩa CD giới thiệu đầu tư, sách giới thiệu về môi trường đầu tư của Quảng Ninh).

Hàng năm các ngành, địa phương, doanh nghiệp chuẩn bị danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư.

Lập danh mục dự án, dự án tiền khả thi dưới dạng profile cho một số dự án quan trọng để giới thiệu, quảng bá, hỗ trợ kinh phí để doanh nghiệp chủ động lập các dự án tiền khả thi thu hút đầu tư nước ngoài.

Cải tiến hình thức và phương pháp xúc tiến đầu tư: Uỷ ban nhân dân tỉnh cần bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách để tổ chức xúc tiến đầu tư; thành lập Trung tâm xúc tiến Đầu tư- Thương mại- Du lịch.

Tập chung xúc tiến đầu tư vào những thị tường lớn có tiềm năng về vốn và công nghệ như ( Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,Hoa Kỳ,).

Khuyến khích thu hút vốn FDI vào những ngành sử dụng nhiều nhân tố sản xuất mà Việt Nam và Quảng Ninh sẵn có thông qua đó sản phẩm sẽ được xuất khẩu chứ không chỉ dừng lại ở việc thay thế nhập khẩu.

Chủ động tổ chức các đoàn của tỉnh đi xúc tiến thương mại và đầu tư có sự tham gia của các doanh nghiệp về thị trường và tìm đối tác đầu tư. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia đoàn xúc tiến. Thông qua các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế các doanh nghiệp đã đầu tư tại Việt Nam để tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh của Quảng Ninh, môi trường đầu tư, cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư của Quảng Ninh.

- Tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của Cục Đầu tư nước ngoài, Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc (Bộ kế hoạch - Đầu tư), các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao của các doanh nghiệp đã đầu tư ở Việt Nam.

Để thực hiện tốt các nội dung trên, hàng năm Uỷ ban nhân dân tỉnh cần bố trí nguồn tài chính thành lập “ Quỹ xúc tiến đầu tư”.

Năm 2004 Ban Quản Lý các khu công nghiệp và Đầu tư nước ngoài đã đưa trang Wed động về đầu tư nước ngoài, được trình bày bằng 5 ngôn ngữ, tại địa chỉ


http://www. Halonginvest.gov.vn. Nội dung trang wed vừa quảng bá được tiềm năng, triển vọng, các dự án kêu gọi đầu tư FDI vào Quảng Ninh, vừa là nơi hướng dẫn thủ tục đầu tư cho các doanh nhân, các nhà đầu tư. Đồng thời đây còn là một kênh đối thoại quan trọng cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp FDI. Vì vậy cần phải cập nhật thông tin một cách đầy đủ và kịp thời nhằm cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư nước ngoài một cách nhanh nhất.

Cần tiến hành lập xong profile cho một số dự án quan trọng phục vụ các cuộc xúc tiến, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước. Nội dung các profile được xây dựng theo hướng hiện đại theo các mẫu chung của quốc tế quy định. Thông tin trong các profile phải đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu cho các nhà đầu tư khi được giới thiệu về dự án kêu gọi đầu tư đó.

In bản đồ, các tài liệu hướng dẫn đầu tư bằng 3 thứ tiếng ( Việt, Anh,Trung). Các tài liệu này phải thường xuyên được cập nhật, bổ xung các thông tin mới để chất lượng sách luôn được nâng cao.

Xây dựng đĩa CD với nội dung giới thiệu toàn cảnh về Quảng Ninh, các thành tựu của một số dự án FDI tại Quảng Ninh, giới thiệu tiềm năng, triển vọng, đầu tư tại Quảng Ninh.

Cần nghiên cứu kỹ thuật về mô hình tổ chức, hình thức và dự kiến kinh phí hoạt động cho Trung tâm xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch để trình UBND tỉnh phê chuẩn đi vào hoạt động. Hàng năm tỉnh trích 1% kinh phí từ nguồn thu của khối FDI để xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại nước ngoài ít nhất một lần.

* Đa dạng hoá các đầu tư nước ngoài, hõ trợ các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.

Quan tâm việc chuyển đổi, cơ cấu lại doanh nghiệp FDI đối với các doanh nghiệp đã đầu tư tại Quảng Ninh.

Hỗ trợ các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để các dự án đầu tư thành công tại Quảng Ninh, đem lại lợi ích cho nhà đầu tư cho hai phía ( lợi nhuận cho doanh nghiệp và nguồn thu cho ngân sách, lợi ích cho xã hội ). Đây là tín hiệu tốt để tiếp tục thu hút thêm vốn đầu tư cho chính các doanh nghiệp này


thông qua việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng công suất đổi mới máy móc, công nghệ, tăng vốn đầu tư và thông qua sự thành công của các doanh nghiệp đó thu hút thêm các nhà đầu tư mới từ quốc gia của chủ đầu tư doanh nghiệp đó.

Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Đầu tư nước ngoài sẽ phân công cán bộ chuyên theo dõi, hướng dẫn và thực hiện các thủ tục để các doanh nghiệp chuyển đổi hình thức sở hữu thực hiên nhanh chóng và theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam .

Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Đầu tư nước ngoài phối hợp với các ngành, các địa phương tạo mọi điều kiện về thủ tục, về đất đai, về cơ sở hạ tầng để khuyến khích cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh.

3.3.2. Những giải pháp thu hút vốn FDI từ phía Nhà nước

Với việc phân tích hoạt động FDI ở Quảng Ninh nói riêng cũng như thực tiễn FDI tại Việt Nam nói chung, để đẩy mạnh thu hút FDI trong tương lai hơn nữa, tác giả xin đề xuất một số giải pháp cần thực hiện như sau:

*Tạo nhận thức đầy đủ và nhất quán về nội dung, tính đặc thù của FDI và tầm quan trọng nhiều mặt của FDI đối với công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay cũng như trong những năm tới.

Trong bối cảnh thế giới hiện nay và trong quan hệ của Việt Nam với các nước lớn, FDI vẫn đóng vai trũ quan trọng với các nước châu Á, đặc biệt với các nước ASEAN. Việt Nam là thành viên của ASEAN nên là một trong những địa bàn đầu tư của nhiều quốc gia trên thế giới. Quan hệ giữa Việt Nam và khu vực và trên thế giới đang không ngừng phát triển. Nhiều quốc gia đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO.

Việt Nam đang trong quá trình tăng trưởng mạnh mẽ về mọi mặt. Môi trường đầu tư của Việt Nam đã từng bước cải thiện đáng kể cả về phần cứng và phần mềm như từng bước loại bỏ chế độ hai giá, ban hành Luật đầu tư chung phù hợp thông lệ quốc tế, tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư đến Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần có nhận thức vai trò đầu nguồn của dòng FDI. Với lẽ đó, Việt Nam cần có chính

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí