Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh - 15


sách tổng thể trong quan hệ dài hạn, xem đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những kênh quan trọng nhất phát triển kinh tế đất nước. Đi cùng với những chính sách, Việt Nam cần có những thông tin về tình hình FDI vào Việt Nam và các biện pháp để truyền đạt các chính sách, quan điểm về thu hút FDI đến các Bộ, ban, ngành, các doanh nghiệp và nhân dân thông qua tuyên truyền trên báo, đài, phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc hội thảo về đầu tư.

Tạo nhận thức đầy đủ và nhất quán về tầm quan trọng của FDI vào Việt Nam là việc làm hết sức cần thiết. Thông qua đó, các doanh nghiệp, cán bộ Nhà nước, và nhân dân có tầm nhìn sâu hơn để tập trung được nguồn lực chủ yếu nhằm mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

* Mở cửa từng bước hợp lý và vững chắc

- Tiếp tục mở rộng phạm vi thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực năng lượng, nguyên liệu thô, các ngành xây dựng cơ sở hạ tầng. Tiếp theo, mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực bán lẻ, ngoại thương, bảo hiểm, tài chính và du lịch. Khuyến khích các công ty đa quốc gia đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, cơ sở hạ tầng, hình thành các trung tâm nghiên cứu R&D, tham gia tái cơ cấu và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước.

- Việt Nam cần thu hút đầu tư vào những vùng có nhiều lợi thế để phát huy vai trò của các vùng động lực, tạo điều kiện liên kết phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy thế mạnh của các vùng phụ cận về nguyên liệu, lao động và các nguồn lực khác. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần có những chính sách ưu đãi đầu tư vào những vùng khó khăn để giảm bớt sự chênh lệch phát triển giữa các vùng. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần tiếp tục xây dựng những khu công nghiệp, khu chế xuất để tập trung thu hút FDI vào những ngành nghề thúc đẩy sản xuất xuất khẩu phát triển.

* Thống nhất môi trường pháp lý giữa trong nước và ngoài nước

Hệ thống luật pháp chính sách của Việt Nam chưa được hoàn thiện, còn quá nhiều điểm mâu thuẫn với nhau. Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Điều chỉnh lại các quy định trong hệ thống luật pháp Việt Nam theo hướng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

xóa bỏ những hạn chế về hình thức đầu tư trong ngành sản xuất chế tạo hoặc có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm cao.

- Chuyển sang sử dụng các biện pháp ưu đãi khuyến khích về tài chính là chủ yếu thay vì thực hiện các yêu cầu có tính áp đặt đối với việc xuất khẩu, nội địa hóa, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh - 15

- Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tự do lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài theo hướng cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế mà pháp luật không hạn chế hoặc cấm.

- Công khai minh bạch các điều kiện cấp giấy phép đối với một số lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

- Duy trì mức thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với đầu tư nước ngoài ưu đãi hơn so với đầu tư trong nước.

- Đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh giá, phí các hàng hóa, dịch vụ nhằm giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. áp dụng thống nhất các quy định về giá thuê đất, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, xóa bỏ quy định góp vốn pháp định bằng giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp Việt Nam.

- Đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý KCN.

-Rà soát lại tính khả thi của các dự án đầu tư nước ngoài chưa thực hiện và trao đổi với nhà đầu tư nước ngoài để ra quyết định cuối cùng.

- Hoàn chỉnh quy trình ban hành các văn bản pháp quy để ngăn chặn việc ban hành các văn bản trái với quy định chung hoặc thực hiện không nghiêm các quy định của Chính phủ trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Xây dựng qui chế phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm. áp dụng chế tài đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật.

* Rà soát lại một cách chặt chẽ quy hoạch và chiến lược phát triển các ngành, vùng kinh tế.


Đây là giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chất lượng qui hoạch chưa cao, thiếu những luận cứ khoa học có đủ độ tin cậy, còn chứa đựng những yếu tố chủ quan và mang tính chất cục bộ theo kiểu khép kín dẫn đến sự chồng chéo và dàn trải trong đầu tư.

Trong thời gian tới, Việt Nam cần đảm bảo quy hoạch ngành phải gắn với quy hoạch vùng để đạt được hiệu quả nhất. Quy hoạch của từng địa phương cũng phải được xây dựng trên quy hoạch vùng. Quy hoạch các sản phẩm cụ thể cần được nghiên cứu, xây dựng một cách khoa học cho một khoảng thời gian dài, có tính chất dự báo và làm căn cứ cho việc huy động nguồn lực trong nước và nước ngoài và dựa trên quy hoạch và quy hoạch vùng. Việt Nam cần khẩn trương rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành kết hợp xây dựng quy hoạch theo vùng lãnh thổ, thực hiện xóa bỏ tình trạng độc quyền, phân biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trong quy hoạch, mở rộng lĩnh vực đầu tư đối với đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, quy hoạch ngành phải phù hợp với các thỏa thuận và cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập. Đặc biệt, Việt Nam cần chú trọng công tác dự báo nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch (quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm, địa bàn). Việt Nam cũng cần xóa bỏ quy định về việc yêu cầu các dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch sản phẩm.

* Cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp quản lý gắn với tăng cường phối hợp giám sát hoạt động quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong thời gian qua, thủ tục thẩm định, cấp Giấy phép đầu tư tuy đó được cải tiến nhưng vẫn còn phức tạp, thời gian thẩm định một số dự án còn dài do phải thống nhất ý kiến giữa các Bộ, ngành. Để khắc phục được yếu kém này, việc nâng cao chất lượng và trách nhiệm trong thẩm định dự án đầu tư được coi là một nhiệm vụ cấp thiết.

Việt Nam cần giảm thiểu tối đa thủ tục hành chính theo hướng thu hẹp diện các dự án thẩm định cấp giấy phép đầu tư, loại bỏ các tiêu chí thẩm định không cần thiết đối với dự án FDI; mở rộng diện các dự án đăng ký cấp phép đầu tư; mở rộng phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các địa phương hơn nữa.


Để tăng cường sự quản lý thống nhất ĐTNN trong điều kiện đẩy mạnh phân cấp cho các cơ quan chính quyền địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, UBND địa phương. Việt Nam cũng cần tăng cường, giám sát công tác ban hành các văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài của các Bộ, ngành và UBND địa phương nhằm đảm bảo tính thống nhất, không chồng chéo và vượt khuôn khổ pháp luật hiện hành.

Việt Nam cần minh bạch hóa thủ tục cấp đất và sử dụng đất; hoàn chỉnh các biện pháp và quy trình về thủ tục giao quyền sử dụng đất liên quan đến các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng tới giảm bớt các đầu mối trung gian không cần thiết để rút ngắn khoảng thời gian chờ đợi kéo dài cho các chủ đầu tư. Việt Nam nên cải tiến và tạo cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa chính quyền các cấp trong việc triển khai các thủ tục cho thuê đất thực hiện dự án.

* Đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư

Một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng là do hoạt động xúc tiến đầu tư kém hiệu quả. Vậy, giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư bao gồm:

Một là, Việt Nam cần đổi mới đa dạng hóa, các phương thức tổ chức xúc tiến. Việt Nam cần thực hiện các chương trình vận động trực tiếp đối với từng lĩnh vực, dự án và đối tác cụ thể theo hướng: Tiếp xúc trực tiếp ở các cấp khác nhau với các công ty, tập đoàn nước ngoài có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ để xúc tiến thực hiện một số dự án quan trọng được lựa chọn; mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng, tổ chức tài chính, các công ty tư vấn, xúc tiến, để phối hợp vận động các khách hàng của họ đầu tư vào Việt Nam; chuẩn bị thông tin chi tiết về một số dự án có tính khả thi cao để đưa ra giới thiệu với các nhà đầu tư có tiềm năng nhân dịp chuyến thăm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính phủ ra nước ngoài; hợp tác với cơ quan, hãng thông tấn, báo chí, truyền hình trong và ngoài nước để tăng tần suất thông tin, khắc phục tình trạng đưa tin sai hoặc cố tình bóp méo sự thật về Việt Nam; tiếp tục tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi giữa doanh nghiệp nước ngoài và


cơ quan Nhà nước về kinh nghiệm thành công cũng như thất bại trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam, kịp thời khen thưởng các cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Hai là, Việt Nam cần kiện toàn năng lực hệ thống tổ chức xúc tiến đầu tư thông qua một loạt các hoạt động sau: Tăng cường năng lực cho Cục đầu tư nước ngoài thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư và các trung tâm xúc tiến đầu tư để thực hiện chức năng làm đầu mối quản lý thống nhất và phối hợp triển khai chương trình xúc tiến đầu tư trên địa bàn cả nước; tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ về luật pháp, chính sách đầu tư nước ngoài và kinh nghiệm hoạt động xúc tiến đầu tư của Bộ kế hoạch và đầu tư công tác tại Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài với tư cách là tham tán phụ trách về đầu tư nước ngoài.

Ba là, Việt Nam nên tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, đối tác đầu tư. Việt Nam cần tổ chức nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thực trạng và xu hướng đầu tư của các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia. Việt Nam cũng cần nghiên cứu tình hình, xu hướng đầu tư nước ngoài trên thế giới, kinh nghiệm thu hút đầu tư của các nước thu hút cao vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các cơ chế pháp lý song phương và đa phương điều chỉnh quan hệ hợp tác đầu tư quốc tế mà Việt Nam đã và đang trong quá trình tham gia.

Bốn là, tăng cường hợp tác song phương và đa phương cần được đẩy mạnh. Việt Nam cần tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác xúc tiến đầu tư song phương đã được thiết lập trong thời gian qua; tham gia tích cực và chủ động hơn nữa vào các chương trình xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ các tổ chức và diễn đàn khu vực như diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản, Vietnamforinvest... Trong khả năng và điều kiện cho phép, chủ động đề xuất sáng kiến tổ chức các chương trình vận động đầu tư ở trong và ngoài khu vực, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia diễn đàn doanh nghiệp trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM.

Năm là, Việt Nam cần nâng cao chất lượng thông tin, ấn phẩm tuyên truyền đầu tư thông qua việc duy trì, mở rộng hợp tác cung cấp thông tin trên trang web,


tập san, báo có uy tín; đồng thời kết nối trang web của địa phương và mạng thông tin chung về đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài.

Sáu là, Việt Nam cần dành hơn nữa ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư. Nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến đầu tư cần được đảm bảo bằng kinh phí ngân sách chi thường xuyên hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương. Quỹ xúc tiến đầu tư cần xây dựng trên cơ sở tích trữ từ nguồn thu ngân sách của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

* Thực hiện nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển đào tạo nguồn nhân lực và ngành công nghiệp phụ trợ

Thứ nhất, về cơ sở hạ tầng: Để đẩy mạnh việc nâng cấp các cơ sở hạ tầng, Việt Nam cần tăng cường hơn nữa hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, nguồn vốn ODA và các tổ chức tín dụng khác vào xây dựng các công trình xây dựng cơ bản và thực hiện nghiêm các biện pháp chống tham nhũng trong lĩnh vực này thông qua việc chuyển đổi nền tài chính ngân sách thành nền tài chính ngân hàng. Việt Nam cũng cần tăng cường chức năng cảng biển phía Nam và phía Bắc, hệ thống đường giao thông nối liền cảng biển và đô thị. Đối với ngành điện lực, Việt Nam nên thực hiện chính sách giá điện theo phương châm giảm bù chéo đối với giá điện sản xuất và các nhóm khách hàng nhằm có giá điện sản xuất cạnh tranh với các nước trong khu vực; tiến hành xây dựng các nhà máy điện theo đúng lộ trình đề ra. Đối với lĩnh vực viễn thông, Việt Nam cũng nên tiếp tục giữ mức giá cước viễn thông trung bình trong khu vực, giảm cước viễn thông quốc tế. Chính phủ cần hỗ trợ cho các nhà cung cấp internet nâng cao năng lực để đảm bảo an ninh, độ tin cậy và hiệu quả của mạng; đẩy nhanh tiến độ đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ thông tin.

Thứ hai, phát triển đào tạo nguồn nhân lực: Trong điều kiện hiện nay, rất nhiều công ty nước ngoài đến và làm ăn tại Việt Nam. Song, họ đều phàn nàn rằng, mặc dù giá nhân công ở Việt Nam rẻ, nhưng lực lượng lao động đó dần khan hiếm. Nhiều công nhân đó được công ty tuyển dụng, đào tạo và làm việc tại nhà máy nhưng chỉ một thời gian ngắn đó bỏ đi theo lời mời gọi của các công ty khác với mức lương được hứa hẹn là cao hơn. Cho nên, việc phát triển đào tạo nguồn nhân


lực ở Việt Nam là rất cần thiết. Trong lĩnh vực đào tạo các chuyên gia, Việt Nam cần kết hợp chặt chẽ với các tổ chức, các trường đại học trên thế giới để lên kế hoạch cụ thể. Việt Nam cũng cần có chương trình tuyển chọn kỹ lưỡng các cán bộ để cử sang nước ngoài học tập và nghiên cứu. Hiện nay, việc đào tạo nghề của Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Do đó, Việt Nam phải từng bước nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động có đào tạo, có tay nghề. Việt Nam cũng cần khuyến khích, đa dạng hoá các hình thức đào tạo. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hoá dụng cụ, trang thiết bị, cải tiến chương trình và các phương tiện giảng dạy trong các trường và trung tâm đào tạo nghề, phối hợp chặt chẽ hơn nữa các doanh nghiệp nước ngoài, các cơ quan đào tạo, bồi dưỡng tay nghề trong quá trình hoạch định chính sách về đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực...Việt Nam cần tăng cường kết hợp với Chính phủ nước ngoài để hỗ trợ một số học bổng ngắn hạn và dài hạn cho một số sinh viên, cán bộ, giáo viên học tập và làm việc tại những cơ sở nước ngoài. Ngoài việc hỗ trợ đào tạo người Việt Nam học tiếng tại nước ngoài, tại các trường, trung tâm, các cơ sở đào tạo tiếng tại Việt Nam cần có sự kết hợp với các tổ chức giáo dục quốc tế để đề ra được những phương hướng cụ thể như phải nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên bằng cách mở các lớp bồi dưỡng đào tạo tại Việt Nam hay nước ngoài, mở các cuộc hội thảo về phương pháp học tập và giảng dạy tiếng nước ngoài, cần có sự liên kết nối mạng giữa các trường đại học ở nước ngoài với trường đại học ở Việt Nam, cần hiện đại hóa các cơ sở vật chất phục vụ cho học tập.

Thứ ba, về phát triển công nghiệp phụ trợ: Nhiều doanh nghiệp nước ngoài khi đến đầu tư vào Việt Nam thường đưa ra nhận xét rằng, một trong những khó khăn và cũng là nhược điểm lớn đối với môi trường đầu tư của Việt Nam là thiếu những ngành công nghiệp phụ trợ. Do đó, kiến nghị trong những năm tới, Việt Nam nên tập trung phát triển, thu hút và sử dụng công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam. Để phát triển công nghiệp phụ trợ, Việt Nam cần có một qui hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội nói


chung và đầu tư nói riêng. Hơn nữa, Việt Nam cần xây dựng các trung tâm đào tạo kinh doanh và công nghệ cũng như các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp phụ trợ trong nước; xây dựng khu công nghiệp dành riêng cho các doanh nghiệp trong ngành phụ trợ. Việt Nam cũng cần thực hiện các biện pháp ưu đãi cho công nghiệp phụ trợ như huy động vốn, hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực, cung cấp thông tin công nghệ, tham gia triển lãm sản phẩm. Để thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp phụ trợ, Việt Nam cần tăng cường ưu đãi thuế cho một số ngành cụng nghiệp phụ trợ thông qua việc ban hành nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Để sử dụng công nghiệp phụ trợ có vốn FDI hiệu quả, Việt Nam cần cho phép các doanh nghiệp lắp ráp khi mua phụ tùng và nguyên liệu từ các doanh nghiệp nằm trong khu chế xuất và các doanh nghiệp chế xuất được tính phần phụ tùng và nguyên liệu đó vào công thức tính tỷ lệ nội địa hóa.

Như vậy, tập trung thực hiện các giải pháp nêu trên là đề xuất với mong muốn rằng, hoạt động thu bút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong thời gian tới sẽ phát triển lên một tầm cao mới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023