Mô Hình Ma Trận Swot Định Hướng Phát Triển Các Hình Thức Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Việt Nam


- Bộ máy quản lý còn quá cồng kềnh, thiếu hiệu quả; hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh. Đội ngũ cán bộ bất cập với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những yếu kém trong môi trường hành chính và pháp lý gây ảnh hưởng xấu tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cho các nhà đầu tư nước ngoài tâm lý ngại đầu tư vào Việt Nam.

- Tình trạng thừa lao động phổ thông, nhưng thiếu nguồn lao động trình độ cao, đặc biệt là thiếu lao động kỹ thuật đang trở nên nan giải trong việc thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt trong việc tiếp nhận công nghệ được chuyển giao.

- Sự yếu kém của hệ thống tài chính, ngân hàng, thị trường vốn chưa phát triển là trở ngại lớn cho phát triển kinh tế và hoạt động của doanh nghiệp.

- Sự khác biệtlớn về văn hoá giữa Việt Nam với các nước Âu – Mỹ, đặc biệt là cách giải quyết vấn đề thiên về tình cảm hơn là coi trọng pháp lý đang là trở ngại lớn cho việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU và Bắc Mỹ.

Những cơ hội.

- Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thị trường đã tạo cơ hội cho các nước chung và Việt Nam nói riêng trong hoạt động thu hút vốn FDI. Trong đó đặc biệt phải kể đến vai trò của các Công ty đa quốc gia. Các tổ chức này đã thực sự trở thành hệ thống thống trị nền kinh tế thế giới với sức mạnh chưa từng có về tài chính, công nghệ, năng lực sản xuất, thị trường…

- Khả năng tiếp cận thị trường tăng lên: việc tham gia ký kết các hiệp định song phương và đa phương đang đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội thâm nhập các thị trường khác trong khu vực và thị trường Mỹ, EU – các thị trường nhiều tiềm năng cho các mặt hàng tiêu dùng như nông phẩm chế biến, lâm sản, thuỷ sản, hàng may mặc và giày dép.


- Sự gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong tương lai gần là nhân tố tích cực thúc đẩy thu hút vốn FDI vào Việt Nam, vì khi đó hàng hoá sản xuất tại Việt Nam không những có chi phí thấp (do lợi thế về giá nhân công) mà còn được đảm bảo bởi các cam kết không phân biệt đối xử quốc gia của các nước khác. Tư cách thành viên WTO sẽ giúp Việt Nam đấu tranh một cách có hiệu quả để không bị coi là "một nền kinh tế phi thị trường" của các đối tác mậu dịch lớn như EU và Mỹ, tránh được các biện pháp bảo hộ không minh bạch như "chống bán phá giá" mà các nước này đã áp dụng đối với Việt Nam thời gian qua.

Nguy cơ

- Nguy cơ lớn nhất đối với Việt Nam hienẹ nay là cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới và trong khu vực trở nên hết sức gay gắt. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á vừa qua đã làm tăng thêm số đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong hoạt động thu hút vốn FDI.

- Trung Quốc sau khi ký Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ và gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đang đẩy nhanh quá trình cải cách, với cam kết mở cửa cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong một số lĩnh vực dịch vụ, bao gồm cả bưu chính viễn thông, phân phối hàng hoá, ngân hàng, bảo hiểm v.v… sẽ làm chuyển hướng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài từ các nước khác, kể cả Việt Nam.

Trung Quốc đã vượt Mỹ trong thu hút vốn FDI năm 2002 với 52,7 tỷ USD. Theo báo cáo về triển vọng đầu tư của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ, giai đoạn 2001 - 2005, nguòn vốn FDI vào các nước Đông Nam Á sẽ giảm, nhưng sẽ tăng mạnh vào Trung Quốc với quy mô bình quân hàng năm 57,6 tỷ USD, chiếm khoảng 6,5% tổng nguồn FDI toàn thế giới và 54% nguồn FDI vào các nước đang phát triển.

Bảng 3 - 1: Mô hình ma trận SWOT định hướng phát triển các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam



Ma trận SWOT

Cơ hội (O)

- Xu hướng toàn cầu hoá

- Các TNC phát triển, cơ cấu lại.

- Việc gia nh ập WTO của VN trong tương lai gần.

- Khả năng tiếp cận thị trường của VN sau khi tham gia các Hiệp định đa phương và khu vực.

Nguy cơ (T)

- Cạnh tranh ga y g ắt với các nước khu vực trong thu hút FDI.

- Việc gia nh ập WTO c ủa Trung Quốc.

- Chiến lược độc qu yền của các TNC.

- Tính cạnh tranh thấp của nền kinh tế khi rõ bỏ hàng

rào thuế quan.

Mặt mạnh

Phối hợp S – O

Phối hợp S – T.

(S).

- Tập trung thu hút FDI

- Mở ra các hình thức mới

- ổn định

hướng xuất khẩu, sử dụng

để hấp dẫn FDI.

chính trị.

nhiều nhân lực giá rẻ và công

- Áp dụng các biện pháp

- Vị trí địa

nghiệp sử dụng công ngh ệ

hỗ trợ, như cải cách hành

lý thuận lợi

cao củae các TNC trên cơ sở

chính, tạo dựng hình ảnh

- Nguồn

lợi thế ổn định và an toàn.

mới về Việt Nam để lôi

nhân lực

- Đơn giản hoá thủ tục cấp

kéo các nhà đầu tư.

dồi dào.

- Kinh tế tăng trưởng ổn định.

- An toàn

phép đầu tư và mở rộng lĩnh vực thu hút FDI thông qua hình thức 100% vốn nước ngoài.

- Cho phép thành lập Công t y cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài.

- Cho phép các TNC được đầu tư vào Việt Nam dưới mô hình Công t y mẹ – con, thành

lập chi nhánh tại Việt Nam.

- Tăng cường thu hút FDI

từ Trung Quốc dưới mọi hình thức đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm, điện tử, hoá dầu, thép.

- Mở rộng hình thức đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ vận tải, giao nhận và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc.

Mặt yếu (W)

Phối hợp W – O

Phối hợp W – T:

- Môi

- Hoàn chỉnh hành lang pháp

- Nâng cao hiệu lực quản

trường pháp

lý cho hoạt động của các loại

lý Nhà nước đối với hoạt

lý, hành

hình tổ chức kinh doanh.

động FDI.

chính yếu.

- Tăng cường thu hút FDI

- Tạo dựng môi trường

- Cơ sở hạ

theo hình thức BOT để phát

kinh doanh cạnh tranh

tầng yếu,

triển nhanh cơ sở hạ tầng.

bình đẳng giữa các thành

chi phí đầu

- Cho phép thực hiện đầu tư

phần kinh tế, chống độc

tư cao.

vào Việt Nam dưới hình thức

quyền doanh nghiệp.

- Trình độ

M & A, bán cổ phần cho nhà

- Khắc phục nhanh các yếu

công nghệ,

đầu tư nước ngoài không giới

kém về cơ sở hạ tầng.

kỹ thuật lạc

hạn tỷ lệ để hiện đại hoá

- Đẩy nhanh tiến trình

hậu, quy mô

công nghệ.

thực hiện cam kết gia nhập

nhỏ, năng

- Các nhà đầu tư có quyền

WTO, nâng cao tính cạnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam - 11



lực cạnh

tham gia quản lý doanh

tranh của các doanh

tranh thÊp.

nghiệp nếu nắm giữ trên 10%

nghiệp trong nước thông

- Thiếu lao

cổ phần doanh nghiệp.

qua thu hút FDI và tranh

động và cán

- Không hạ chế FDI (dưới

thủ lợi thế của Trung Quốc

bộ quản lý

mọi hình thức) trong lĩnh vực

để tham gia các thị trường

trình độ cao

giáo dục - đào tạo, y tế, tư

mà Việt Nam có lợi thế


vấn quản lý.

tương tự.

- Các Công ty xuyên quốc gia, một mặt tạo cơ hội cho Việt Nam thu hút vốn FDI, mặt khác thông qua hoạt động FDI để thực hiện chiến lược của Công ty mẹ, có thể dẫn tới độc quyền doanh nghiệp, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.

- Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá cũng là một thách thức đối với Việt Nam trong thu hút đầu tư. Nếu môi trường đầu tư của Việt Nam không hấp dẫn thì các nhà đầu tư sẽ chuyển sang các nước khác trong khu vực và khi hàng rào bảo hộ đựơc dỡ bỏ, hàng hoá nước ngoài sẽ tràn vào Việt Nam, trong khi hàng hoá Việt Nam, do các doanh nghiệp trong nước sản xuất, chưa có khả năng cạnh tranh để thâm nhập các thị trường khác.

Căn cứ mô hình ma trận SWOT (xem bảng 3 - 2), phối hợp các điểm mạnh - yếu - cơ hội - nguy cơ đối với Việt Nam, phương pháp xác định hướng phát triển các hình thức đầu tư nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng FDI của Việt Nam trong giai đoạn tới là: củng cố và tăng cường các mặt mạnh, khắc phục các mặt yếu để tận dụng được các cơ hội và tránh được nguy cơ đối với hoạt động thu hút FDI.

Các định hướng cụ thể là:

- Dòng vốn FDI của TNCs đầu tư vào Việt Nam cần được hướng nhiều hơn vào lính vực xây dung và dịch vụ, nhất làc các dịch vụ yêu ầu cao về kỹ năng nghiệp vụ, công nghệ và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế

- Song song với việc thu hút FDI của TNCs hướng xuất khẩu sử dụng nhiều nhân lực giá rẻ, Việt Nam phải đẩy mạnh thu hút TNCs sử dụng công nghệ cao, hiện đại.


- Mở ra các hình thức đầu tư mới để thu hút FDI của TNCs như cho phép thành lập Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty mẹ - con, chi nhánh Công ty nước ngoài, Công ty hợp danh.

- Cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá và có quyền tham gia kiểm soát, điều hành doanh nghiệp nếu nắm giữ trên 10% cổ phần doanh nghiệp; cho phép các tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, nhận khoán kinh doanh, thuê lại các doanh nghiệp trong nước quy mô nhỏ kinh doanh kém hiệu quả.

- Mở rộng lĩnh vực cho phép thu hút đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài; thu hẹp những lĩnh vực hạn chế đối với đầu tư nước ngoài; tăng cương thu hút đầu tư dưới dạng thức BOT trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng và đô thị.‌

- Thu hẹp dần và tiến tới xoá bỏ hạn chế về đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực dịch vụ vận tải, thương mại, du lịch lữ hành và các dịch vụ hỗ trợ đầu tư, xuất khẩu.

3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm thu hút và sử dụng có hiệu qủa FDI của TNCs tại Việt Nam

3.3.1. Các giải pháp chung

Thứ nhất, nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội làm cơ sở thu hút vốn FDI của TNCs.

Sự yếu kém trong công tác quy hoạch thời gian qua dẫn đến tình trạng thu hút FDI một cách tự phát là nguyên nhân chính làm cho chất lượng nguồn FDI còn thấp và kém hiệu quả, tỷ lệ dự án bị giải thể trước thời hạn quá cao. Do đó, việc quy hoạch thu hút vốn FDI ngay từ đầu phải gắn với phát huy nội lực (gồm cả vốn, tài sản và cơ sở vật chất - kỹ thuật đã tích luỹ được cùng với nguồn tài nguyên chưa sử dụng, nguồn lực con người, lợi thế về vị trí địa lý và chính trị); gắn với việc đảm bảo về an ninh quốc phòng; phát huy được lợi thế so sánh của sản phẩm Việt Nam trong bối cảnh cạnh


tranh và hội nhập quốc tế. Trước mắt, định hướng quy hoạch cần tập trung xử lý tốt các vấn đề sau:

Một là: Nhanh chóng hoàn chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch cơ sở đào tạo nguồn nhân lực làm cơ sở thu hút FDI của TNCs vào các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nhằm tạo lợi thế vị trí để hấp dẫn FDI.

Hai là: Khi xây dựng các quy hoạch ngành và sản phẩm cần xác định những lĩnh vực ưu tiên đối với FDI của TNCs nhằm tạo khả năng tiếp cận nhanh với các nguồn vốn, công nghệ, bí quyết kinh doanh và thị trường để phát triển những ngành mũi nhọn, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành phải gắn với quy hoạch phát triển các vùng lãnh thổ; đáp ứng mục tiêu trước mắt là ưu tiên phát triển các ngành khai thác lợi thế so sánh của vùng, đồng thời tăng cường thu hút các dự án có công nghệ thích hợp. Kiên quyết`xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp Nhà nước và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia thực hiện quy hoạch.

Việc xây dựng quy hoạch phát triển các ngành cần đứng trên quan điểm dành nguồn vốn Nhà nước để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, chưa thu hút được đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện lưu thông hàng hoá giữa các vùng miền trong nước, giảm bớt chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng. Tại các vùng kinh tế trọng điểm, trước đây đã được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tạo sức hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân, cần huy động mọi nguồn vốn, đặc biệt là nguồn FDI để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Trước mắt cần chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài theo các hình thức thích hợp để phát triển nhanh cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, cấp thoát nước, điện, bưu chính viễn thông, ngân hàng và tài chính ở các vùng kinh tế


trọng điểm nhằm đảm bảo điều kiện tương đối thuận lợi cho các nhà đầu tư tương tự các nước trong khu vực.

Thứ hai, tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng thông thoáng, hấp dẫn và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Cùng với việc tham gia vào các thoả thuận đầu tư quốc tế, nhất là các thoả thuận song phương, tiểu vùng và khu vực nhằm vào các vấn đề đầu tư, thời gian qua Việt Nam đã đẩy mạnh xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động FDI theo hướng minh bạch, ổn định, có thể dự báo, được đảm bảo. Định hướng tự do hoá hoạt động FDI và cho phép nhà đầu tư nướcngoài tự do lựa chọn hình thức đầu tư đã làm giảm bớt các trở ngại đối với FDI. Tuy nhiên, để tạo ra sự hấp dẫn đối với FDI cần đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài theo hướng:

- Từng bước tiến tới thiết lập một mặt bằng pháp lý chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài nhằm tạo lập môi trường ổn định, bình đẳng cho sản xuất và kinh doanh. Bổ sung các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích đầu tư nước ngoài có sức thuyết phục và tính cạnh tranh cao, tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên, những mục tiêu trọng điểm, đảm bảo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Điều chỉnh hợp lý một số nội dung liên quan đến các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến đầu tư và kinh doanh, như Luật Đất đai, Bộ Luật Lao động, Bộ Luật dân sự, Luật Thương mại…, có tác động đến hoạt động củat các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhằm tạo dựng môi trường kinh doanh ổn định, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

- Luật hoá những quy định quan trọng về đầu tư nước ngoài đã được thực tế thừa nhận, đang được quy định ở các văn bản dưới luật; cụ thể hoá


các quy định còn chung chung nhằm đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch, có hiệu lực pháp lý cao.

- Tiếp tục cải cách hệ thống theo hướng đơn giản hoá các sắc thuế. Xây dựng chính sách thuế ổn đinh, lâu dài áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp, không phân biệt đầu tư trong nước hay đầu tư nước ngoài để nhà đầu tư có thể dự báo trước hiệu quả các dự án đầu tư.

- Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ tại Việt Nam nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư.

- Nghiên cứu, bổ sung sửa đỏi các quy định liên quan tới tài chính, tiền tệ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp FDI nói riêng và doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói chung có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn vốn vay dài hạn tại các ngân hàng quốc doanh và các tổ chức tín dụng nước ngoài. Đơn giản hoá thủ tục chuyển đổi từ ngoại tệ thành VNĐ và ngược lại.

Thứ ba, đa dạng hoá các hình thức đầu tư và mở rộng lĩnh vực thu hút FDI phù hợp với cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Cần tạo dựng cơ sở pháp lý cho phép thu hút FDI theo các hình thức Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Công ty mẹ – con, chi nhánh Công ty nước ngoài; cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua, nhận khoán kinh doanh, thuê lại các doanh nghiệp trong nước để thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình.

- Cần chính thức thừa nhận đầu tư theo hợp đồng BOT (và các dạng thức tương tự như BT, BTO…) là một hình thức đầu tư và tạo dựng hành lang pháp lý đầy đủ để khuyến khích đầu tư nước ngoài mua, nhận khoán kinh doanh, thuê lại các doanh nghiệp trong nước để thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình.

- Cần chính thức thừa nhận đầu tư theo hợp đồng BOT (và các dạng thức tương tự như BT, BTO…) là một hình thức đầu tư và tạo dựng hành

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023