Tỷ Trọng Vốn Đầu Tư Đăng Ký Của Các Hình Thức Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Giai Đoạn Từ 1988 - 2007


Biểu đồ 2: Tỷ trọng vốn đầu tư đăng ký của các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn từ 1988 - 2007


100%


80%


Tỷ trọng

60%


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

40%


Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh, thực trạng và giải pháp - 6

20%


1988

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

0%


Năm


Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Hợp đồng hợp tác kinh doanh Các hình thức khác


Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1.1.1. Giai đoạn 1988 - 1990

Đây là giai đoạn mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Từ năm 1988 đến 1990 là 3 năm đầu triển khai Luật, được coi là một thời kỳ thử nghiệm, mò mẫm nên kết quả thu hút vốn FDI thông qua hình thức doanh nghiệp liên doanh còn ít và chưa tác động nhiều đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước (xem Biểu đồ 1). Vào lúc này, ngoài việc có được Luật đầu tư nước ngoài khá hấp dẫn và môi trường khá tự do trong đầu tư và kinh doanh, thì các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương chưa có được kinh nghiệm cần thiết đối với hoạt động FDI (trong đó có hình thức doanh nghiệp liên doanh). Các nhà đầu tư nước ngoài coi Việt Nam như “một vùng đất mới” cần phải thận trọng trong hoạt động đầu tư.

Cả ba năm cộng lại, cả nước thu hút được 151 dự án liên doanh với số vốn đăng ký là 0.75 tỷ USD còn vốn thực hiện thì không đáng kể bởi vì các doanh nghiệp liên doanh sau khi được cấp giấy phép phải làm nhiều thủ tục cần thiết mới đưa được vốn vào Việt Nam. Quy mô dự án rất nhỏ bình quân 1 dự án có 5,36 triệu USD vốn đăng ký (xem Bảng số 1). Tỷ trọng của hình thức doanh nghiệp liên doanh trong FDI đạt mức cao khoảng 45%-70% về số vốn đăng ký (xem Biểu đồ 2). Các lĩnh vực thu hút đầu tư liên doanh chủ yếu là khách sạn, du lịch, khai thác thăm dò dầu khí, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, xây dựng.

1.1.2. Giai đoạn 1991-1996

Luật Đầu tư nước ngoài qua hai lần sửa đổi vào năm 1990 và năm 1992 đã có hiệu lực với những sửa đổi, bổ sung làm cho môi trường đầu tư nước ngoài của Việt nam càng thêm hấp dẫn, đồng thời thể hiện chính sách "mở cửa" của Việt Nam trên cơ sở tạo hành lang pháp lý ngày càng rõ ràng và hoàn thiện hơn. Thời kỳ 1991- 1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nói chung và của đầu tư FDI dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh nói riêng. Đây là thời kỳ đạt kết quả cao nhất trong năm 20 năm với sự gia tăng liên tục với tốc độ nhanh cả về số dự án và số vốn đăng ký trong liên doanh (xem Biểu đồ 1). Trong 6 năm từ 1991-1996 đã thu hút được 18,14 tỷ USD vốn đăng ký liên doanh với tốc độ tăng trưởng cao bình quân đạt 74,95%/năm. Tổng vốn thực hiện liên doanh trong giai đoạn này là 6,12 tỷ USD, bằng khoảng 33,77% so với tổng vốn đăng ký. Năm

1996 đạt mức đỉnh điểm thu hút được 6,68 tỷ USD vốn đăng ký liên doanh, tăng gấp 8 lần so với năm 1991 (0,8 tỷ USD). Quy mô các dự án liên doanh khá lớn bình quân 18,2 triệu USD/dự án và có xu hướng tăng liên tục qua các năm, bình quân năm sau tăng 51,54% so với năm trước (xem Bảng số 1). Tỷ trọng vốn FDI dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam luôn ở mức cao (thường chiếm 50%-75% về số vốn đăng ký) (xem Biểu đồ 2). Chứng tỏ đây là hình thức thu hút FDI chủ yếu vào Việt Nam trong giai đoạn này.

Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư - kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư - kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực, sẵn lực lượng lao động với giá nhân công rẻ, thị trường mới,... Các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi tiềm năng của một nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi với một thị trường phần lớn còn chưa được khai thác. Đặc điểm của giai đoạn này là vốn thực tế giải ngân tăng về tuyệt đối và tương đối, nhưng tỷ lệ vốn giải ngân so với vốn đăng ký thấp, một phần do đây là giai đoạn đầu, một phần do tốc độ tăng vốn đăng ký cao hơn.

Bên cạnh những yếu tố bên trong còn có các yếu tố bên ngoài đóng góp vào việc gia tăng của FDI theo hình thức doanh nghiệp liên doanh trong giai đoạn này. Thứ nhất là làn sóng vốn chảy dồn về các thị trường mới nổi trong những năm 80 và đầu những năm 90. Trong các thị trường này, Đông Nam Á là một điểm chính nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thứ hai, là các nước mạnh trong vùng (cụ thể là Malaisia, Singapore, Thái lan,) đã bắt đầu xuất khẩu vốn. Là một nền kinh tế đang trong thời kỳ quá độ ở Đông Nam Á, Việt Nam có được lợi thế từ các yếu tố này.

Trong thời kỳ này các nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập các doanh nghiệp liên doanh vì họ chưa quen thị trường Việt Nam, các thủ tục để triển khai thực hiện dự án còn đòi hỏi nhiều giấy tờ, lại phải thông qua nhiều khâu, nhiều nấc, và rất phức tạp, trong khi đó người nước ngoài còn ít hiểu biết về các điều kiện kinh tế - xã hội và pháp luật của Việt Nam, họ thường gặp khó khăn trong giao dịch, quan hệ với các cơ quan chức năng của Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư. Trong

hoàn cảnh như vậy, đa số các nhà đầu tư thích lựa chọn hình thức doanh nghiệp liên doanh để bên đối tác Việt Nam đứng ra lo các thủ tục pháp lý cho sự hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả hơn và để cùng chia sẻ rủi ro. Vì vậy, FDI dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh tăng trưởng nhanh chóng có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.

1.1.3. Giai đoạn 1997 - 2000

Đặc trưng bởi sự giảm sút mạnh của đầu tư trực tiếp nước ngoài (trong đó có hình thức doanh nghiệp liên doanh) đổ vào Việt Nam (xem Biểu đồ 1). Trong 4 năm 1997-2000 có 340 dự án liên doanh được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 6,48 tỷ USD. Số dự án và vốn đăng ký liên doanh giảm mạnh từ 166 dự án năm 1996 còn 136 năm 1997 và chỉ còn 67 dự án năm 2000, vốn đăng ký năm 1996 là 6,68 tỷ USD giảm xuống còn 2,51 tỷ USD năm 1997 và đến năm 2000 chỉ còn 0,23 tỷ USD. So với cùng kỳ, vốn đăng ký liên doanh năm 1997 chỉ bằng 37,61% năm 1996, năm 1998 bằng 115,43% năm 1997, năm 1999 bằng 28,63% năm 1998 và năm 2000 chỉ còn 28,25 % so với năm 1999. Mặc dù số dự án và vốn đăng ký giảm mạnh nhưng quy mô mỗi dự án đăng ký vẫn tương đối cao, bình quân đạt 18,1 triệu USD/dự án (zem Bảng số 1). Tính trong cả giai đoạn thì vốn đăng ký liên doanh giảm trung bình tới 47,52%/năm, trong khi vốn giải ngân giảm với tốc độ chậm hơn, trung bình khoảng 24%/năm, góp phần thay đổi sự tương quan giữa vốn giải ngân và vốn đăng ký. Trong khi đó tỷ trọng của hình thức doanh nghiệp liên doanh trong trong tổng vốn đăng ký FDI cũng có xu hướng giảm so với giai đoạn trước, chỉ còn khoảng 35%-60%, đặc biệt tỷ trọng trong năm 2000 chỉ còn 8,71% (thấp nhất trong 20 năm qua) (xem Biểu đồ 2). Cũng trong thời kỳ này nhiều dự án liên doanh được cấp phép trong những năm trước đã phải hoãn hoặc giãn tiến độ triển khai do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính (đa số từ Hàn Quốc, Hồng Kông); nhiều dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, hiệu quả thấp phải tạm dừng triển khai hoạt động.

Nguyên nhân chủ yếu do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và tiếp đó là sự suy giảm kinh tế của thế giới, nhất là của Mỹ, EU và Nhật Bản đã tác

động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, làm giảm rõ rệt lợi thế so sánh của Việt Nam trong đầu tư và thương mại quốc tế. Tuy vậy, cũng không thể phủ nhận một hiện thực “đáng buồn” đối với Việt Nam. Đó là khi cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực xảy ra, mặc dù nằm ngoài “tâm bão” nhưng Việt Nam lại là một trong những nước có đầu tư trực tiếp nước ngoài (trong đó có hình thức doanh nghiệp liên doanh) giảm sút mạnh nhất. Trong 5 nước trực tiếp xảy ra khủng hoảng kinh tế, chỉ có Indonesia, nước có cả bất ổn về chính trị là có tỷ lệ giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều hơn Việt Nam. Còn Thái Lan, Philippin và Hàn Quốc sau khủng hoảng, đầu tư trực tiếp nước ngoài đều tăng hơn trước.

Ngoài ra, tình hình giảm sút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và FDI dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh nói riêng trong giai đoạn này ở Việt Nam còn là do nguyên nhân chủ quan đó là môi trường đầu tư ở Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc: dung lượng thị trường nước ta nhỏ, sức mua thấp; một số lĩnh vực đầu tư đã bão hoà; cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém; cải cách hành chính tiến triển chậm; công tác cán bộ và trình độ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhận ra rằng các dự kiến về nhu cầu của thị trường đã bị thổi phồng, các bức rào cản cho việc kinh doanh cũng trở nên rõ ràng hơn...

Một nguyên nhân khác nữa là môi trường pháp lý lại bắt đầu nảy sinh hạn chế, chứa đựng những rủi ro gây khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không những phải tuân thủ Luật Đầu tư nước ngoài (Luật Đầu tư Nước ngoài sửa đổi năm 1996) mà còn chịu sự điều chỉnh của các pháp luật có liên quan. Trong thời kỳ này, nhiều đạo luật mới đã được ban hành như Luật thương mại, Luật ngân hàng, Luật về các tổ chức tín dụng, Luật thuế xuất nhập khẩu, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Doanh nghiệp....một mặt, tạo ra môi trường pháp lý theo hướng từng bước thu hẹp sự cách biệt, tiến tới hình thành khung pháp lý chung cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; mặt khác cũng phát sinh một số quy định chồng chéo, không thống nhất như về thuế thu nhập cao, thuế giá trị gia tăng, về đất đai, ngoại hối, lao động; cơ chế điều hành doanh nghiệp liên doanh có nhiều

bất cập; thủ tục hành chính còn phức tạp, rườm rà và can thiệp nhiều vào hoạt động bình thường của doanh nghiệp...làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn, thậm chí làm đảo lộn phương án kinh doanh và gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

1.1.4. Giai đoạn 2001 - 2005

Dòng vốn FDI vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh bắt đầu có dấu hiệu phục hồi nhưng với tốc độ chậm và không đều (xem Biểu đồ 1). Vốn đăng ký năm 2001 là 0,36 tỷ USD tăng 1,12 tỷ so với năm 2000, năm 2002 tăng 0,18 tỷ USD so với năm 2001, năm 2003 lại giảm nhẹ 0,07 tỷ USD so với năm 2002, năm 2004 tăng 0,68 tỷ USD so với năm 2003 và đến năm 2005 lại giảm nhẹ 0,33 tỷ USD so với năm 2004. Vốn giải ngân có xu hướng tăng, nhưng với tốc độ chậm. Giai đoạn này có số vốn đăng ký liên doanh nhỏ, nhưng số dự án liên doanh lại khá cao nên quy mô vốn/dự án rất thấp chỉ đạt bình quân 5,82 triệu USD/ dự án (xem Bảng số 1). Trong thời kỳ này, tỷ trọng vốn đầu tư đăng ký dưới hình thức liên doanh trong tổng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài rất thấp, chỉ còn khoảng 10% - 25%. Chứng tỏ FDI theo hình thức doanh nghiệp liên doanh đang ngày càng kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong khi đó hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài lại chiếm tỷ trọng rất cao (từ 70 - 80%) (xem Biểu đồ 2).

Nguyên nhân của hiện tượng này là do nền kinh tế trong nước đã dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tăng dần đặc biệt tăng nhanh từ năm 2004 trở đi. Hơn nữa, trong giai đoạn này Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000 đã có hiệu lực. Luật sửa đổi này đã đưa ra nhiều quy định mới nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (trong đó có các doanh nghiệp liên doanh) liên quan đến các vấn đề như cơ chế, chính sách về thuế, ngoại tệ, đất đai, thế chấp, xử lý tranh chấp, bảo đảm, bảo lãnh đối với các dự án quan trọng. Luật bổ sung thêm các biện pháp khuyến khích ưu đãi đầu tư hơn trước trên cơ sở luật hoá các văn bản dưới luật đã ban hành; làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam hấp dẫn thông thoáng hơn so với trước đây và so với một số nước trong khu vực. Năm 2004, Việt Nam đã chú trọng hơn tới công tác xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài

nước. Ngoài ra, Chính phủ mở cửa hơn một số ngành do Nhà nước độc quyền nắm giữ trước đây như điện lực, bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông cho đầu tư nước ngoài.

Trong thời kỳ này, tỷ trọng của FDI theo hình thức doanh nghiệp liên doanh giảm mạnh so với các giai đoạn trước và chỉ còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Nguyên nhân là do sau một thời gian hoạt động trong môi trường đầu tư ở Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư châu Á, đã có điều kiện để hiểu biết hơn về pháp luật, chính sách, phong tục tập quán và cách thức hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Sự am hiểu của các nhà đầu tư được nâng lên trong điều kiện các thủ tục cấp phép của Việt Nam đang từng bước được cải thiện theo hướng ngày càng đơn giản hơn trước, cùng với sự xuất hiện những tổ chức tư vấn giúp các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các thủ tục triển khai, tổ chức sản xuất kinh doanh các dự án liên doanh tương đối có hiệu quả. Vì vậy, nhu cầu có đối tác Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài đã giảm đi một cách đáng kể. Không những thế, khi tham gia liên doanh, khả năng của phía Việt Nam thường yếu cả về vốn góp lẫn cán bộ quản lý, có nhiều tranh chấp đã diễn ra trong thực tế liên doanh, mặt khác nhiều nhà đầu tư nước ngoài có ý đồ làm ăn lớn, họ không muốn chia sẻ quyền điều hành doanh nghiệp với vên Việt Nam nên họ thấy không cần thiết phải có đối tác Việt Nam trong hoạt động đầu tư. Do đó, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ngày càng có xu hướng tăng lên cả tuyệt đối lẫn tương đối trong khi đó tỷ trọng dự án FDI theo hình thức doanh nghiệp liên doanh lại giảm mạnh. Nếu thời kỳ đầu chỉ có gần 10% số dự án và vốn đăng ký hoạt động theo hình thức doanh nghiệp 100% nước ngoài thì vào năm 2005 con số đó đã lên tới 834 dự án và 5,22 tỷ USD vốn đăng ký chiếm 76,18% trong tổng vốn đăng ký của FDI. 8

1.1.5. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay

Dòng vốn đầu tư vào hình thức doanh nghiệp liên doanh có xu hướng tăng nhanh (xem Biểu đồ 1). Số dự án liên doanh năm 2006 là 156 dự án tăng 9,86% so với năm 2005 (142 dự án), năm 2007 là 232 dự án tăng 48,72 % so với năm 2006 và là năm có số dự án liên doanh cao nhất từ trước tới nay. Vốn đầu tư đăng ký năm



8 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2006 đạt được 2,43 USD tăng thêm 167,47% so với năm trước, năm 2007 là 3,86 USD tăng 59,06% so với năm 2006 (xem Bảng số 1). Điều này chứng tỏ vốn FDI dưới hình thức liên doanh vào nước ta tiếp tục phục hồi và tăng trưởng kể từ sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997.

Trong giai đoạn này quy mô các dự án liên doanh đã tăng lên nhiều so với giai đoạn trước bình quân đạt 16,12 triệu USD/dự án và đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp .v.v.). Mặc dù trong giai đoạn này con số tuyệt đối về số dự án liên doanh được cấp phép và số vốn đầu tư đăng ký liên doanh tăng qua các năm nhưng tỷ trọng của hình thức doanh nghiệp liên doanh trong FDI vẫn rất thấp, số vốn đăng ký chiếm từ 18%-19% trong tổng FDI. Điều này cho thấy tỷ trọng FDI theo hình thức liên doanh trong những năm gần đây vẫn không được cải thiện. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có xu hướng thích đầu tư FDI vào Việt Nam theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (79% năm 2006 và 73,56% năm 2007) (xem Biểu đồ 2).

Đây là giai đoạn diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế ngày một nâng cao qua từng năm với nhiều sự kiện được thế giới công nhận như việc Hoa Kỳ thông qua Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn đối với Việt Nam, chính thức trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế WTO, thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng cao trong những năm gần đây với một nền kinh tế năng động và phát triển, có lực lượng lao động trẻ, dân số trẻ chiếm tỷ lệ rất cao,Điều đó khiến cho Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong giai đoạn này có sự cải cách mạnh mẽ nhất trong Luật Đầu tư Nước ngoài ở Việt Nam. Từ một Luật Đầu tư Nước ngoài áp dụng riêng cho các nhà đầu tư nước ngoài, kể cả những quy định phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, từng bước Việt Nam hoàn thiện hệ thống luật pháp và tiến đến ban hành Luật Đầu tư 2005 (có hiệu lực từ 1/7/2006) và Luật Doanh nghiệp 2005 (có hiệu lực từ 1/7/2006). Luật Đầu tư thống nhất áp dụng chung cho cả đầu tư trong

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí