đầu tư tháng 10/1998, năm 1999 tăng trưởng 30%, nộp ngân sách Nhà nước hơn 3 triệu USD. Công ty bia Foster Đà Nẵng (trước đây là Công ty bia BGI Đà Nẵng) sau khi chuyển đổi tiếp tục tăng trưởng sản xuất kinh doanh với tốc độ cao đang chiếm lĩnh thị trường Đà Nẵng và khu vực miền Trung…
Thực tế cho thấy, chỉ các doanh nghiệp mà chủ đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh và trình độ quản lý cao khi chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam mới duy trì được mục tiêu của dự án và đảm bảo được quyền lợi cho các bên, của Nhà nước Việt Nam và của người lao động. Nếu chủ đầu tư nước ngoài là các Công ty nhỏ, chưa có thị trường, tiềm lực tài chính yếu thì việc chuyển đổi hình thức đầu tư cũng không mang lại hiệu quả. Điển hình là một số trường hợp dưới đây :
- Công ty liên doanh Daly Thuỷ Tinh (liên doanh giữa đối tác Việt Nam với đối tác Latvia, vốn đầu tư 1,1 triệu USD), Công ty liên doanh hữu nghị tơ lụa Việt Triều (liên doanh với Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, vốn đầu tư 5,34 triệu USD), Công ty sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam - Belarus (liên doanh với cộng hoà Belarus, vốn đầu tư 7,5 triệu USD)… sau khi chuyển sang hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài vẫn gặp khó khăn về tài chính và thị trường tiêu thụ sản phẩm nên đã phải giải thể trước thời hạn.
- Công ty liên doanh rượu Sampanh Việt Nga, vốn đầu tư 10 triệu USD, sau khi chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn Liên bang Nga đã triển khai xây dựng xong nhà máy, song, do gặp khó khăn về tài chính, chủ đầu tư Nga lại phải chuyển nhượng bớt 20% cổ phần cho doanh nghiệp Việt Nam và trở lại hình thức doanh nghiệp liên doanh.
- Công ty liên doanh Pioneer - Transmecco sản xuất đá xây dựng và bê tông trộn sẵn, vốn đầu tư 5,7 triệu USD, sau khi chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn của Australia, gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã phải bán lại toàn bộ tài sản cho bên Việt Nam.
2.4. Các đối tác chính đầu tư vào Việt Nam
Tính đến cuối năm 2005, trong số 5000 công ty nước ngoài thuộc 75 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam, các nước Châu Á là đối tác lớn nhất, chiếm 76,55 về số dự án và 70% về vốn đăng kí. Trong đó, các nhà đầu tư thuộc ASEAN chiếm 21,69% (Singapore: 14,92%; Thái lan: 2,85%, malaysia: 3,08% ); các nước Đông Bắc Á chiếm 46,78% (Đài Loan: 15,23%; Nhật bản: 12,33%; Hồng Kông: 7,31%; Hàn Quốc: 10,46%) Châu Âu chiếm 15,52% về số dự án và 21,65% về vốn đăng kí và Mỹ chiếm 2,85% (cả Châu Mỹ là 3,59% ). Xét về số lượng TNCs đến từ Châu Á là 242 công ty, chiếm 58,3% (Nhật bản có 68 TNCs; Hông Kông: 30 TNCs; Xingapore: 32 TNCS; Hàn Quốc: 49 TNCs và Đài Loan có 26 TNCs ,...; Châu âu có 104 TNCs chiếm 25%). Do đầu tư vào Việt Nam được thực hiện chủ yếu từ các TNCs Châu Á hầu hết đều chịu sự tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, dẫn đến việc thu hẹp các khoản đầu tư mới cũng như sự trì trệ trong việc thực hiện các số vốn đầu tư đã cam kết.
Bảng 2.16: 12 nước và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào VN giai
đoạn 1988 - 2005
(Tính tới ngày 31/12/2005, chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Tên nước và vùng lãnh thổ | Số dự án | Tổng số vốn đầu tư (tỷ USD) | Vốn đầu tư thực hiện | |
1 | Đài Loan | 1.422 | 7,77 | 2,83 |
2 | Xingapore | 403 | 7,61 | 3,62 |
3 | Nhật Bản | 600 | 6,29 | 4,67 |
4 | Hàn Quốc | 1.064 | 5,34 | 2,59 |
5 | Hồng Kông | 360 | 3,73 | 1,99 |
6 | British Virgin Islands | 251 | 2,69 | 1,24 |
7 | Pháp | 164 | 2,17 | 1,19 |
8 | Hà Lan | 62 | 1,99 | 1,92 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vốn Của Các Tncs Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Theo Hình Thức Đầu Tư.
- Sự Vận Động Của Hình Thức Doanh Nghiệp 100% Vốn Nước Ngoài Tại Việt Nam Trong Thời Kỳ 1988-2003
- Các Vụ Sáp Nhập Các Doanh Nghiệp Fdi Tại Việt Nam (1988 - 2003)
- Một Số Nhận Xét Khái Quát Về Xu Hướng Vận Động Của Fdi Của Tncs Tại Việt Nam.
- Mô Hình Ma Trận Swot Định Hướng Phát Triển Các Hình Thức Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Việt Nam
- Các Giải Pháp Cụ Thể Phát Triển Từng Hình Thức Fdi Của Tncs.
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Malaysia | 184 | 1,57 | 0,84 | |
10 | Thái Lan | 130 | 1,46 | 0,80 |
11 | Mỹ | 265 | 1,46 | 0,75 |
12 | Vương Quốc Anh | 68 | 1,25 | 0,64 |
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch đầu tư
Sở dĩ các TNC vào Việt Nam chủ yếu đến từ Châu Á, một phần cũng là do chiến lược của các TNC này. Mặc dù quá trình hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, nhưng thực tế, môi trường kinh doanh ở Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố toàn cầu hoá, nên đó là cơ hội để các TNC cỡ trung bình có thể đầu tư chiếm lĩnh thị trường, tận dụng các lợi thế so sánh của Việt Nam trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, do cùng nằm trong khu vực nên giữa các nhà đầu tư Châu Á và Việt Nam có rất nhiều mối tương đồng như về văn hoá, phong tục, trình độ,... Điều đó tạo điều kiện để nhà đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư dễ hiểu nhau hơn trong công việc, qua đó việc hợp tác cũng như sản xuất kinh doanh sẽ hiệu quả hơn. Và cũng chính vì các TNCs đến từ Châu Á - vốn là những TNCs mới chỉ được phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây nên đặc điểm tiếp theo là hệ quả tất yếu của đặc điểm trên.
2.3. Những vấn đề đặt ra đối với FDI của các TNCs.
Thực tế hoạt động FDI tại Việt Nam thời gian qua cho thấy, Nhà nước còn thụ động trong việc tạo dựng hành lang pháp lý định hướng phát triển các hình thức FDI mà quan tâm nhiều đến việc ban hành các chính sách ưu đãi về tài chính nhằm khuyến khích FDI như miễn giảm thuế, giảm giá tiền thuê đất… Trên thực tế các chính sách ưu đãi về tài chính nêu trên chỉ có tác động rất hạn chế đối với đầu tư nước ngoài (ví dụ việc ban hành liên tiếp các Nghị định 10/1998/NĐ-CP, quyết định số 53/1999/QĐ-TTg. Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000, Nghị định số 24/2000/NĐ-CP và Nghị định 27/2003/NĐ-CP nhằm khuyến khích và tăng cường thu hút FDI vẫn không
ngăn cản được sự giảm sút dòng vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn này 1998 - 2003). Trong khi đó, việc mở cửa đối với một số lĩnh vực, việc cho phép hình thành các hình thức FDI mới được tiến hành quá chậm chạp mặc dù đã có nhiều tổ chức quốc tế và các đối tác yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải nhanh chóng đa dạng hoá các hình thức đầu tư và mở rộng các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với các cam kết quốc tế. Tôi thấy trên khía cạnh chính sách, các biện pháp ưu đãi thu hút FDI không phải là tất cả những gì cần có để có thể thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.
Trong khi những điều kiện về cơ sở hạ tầng về pháp lý của nước ta đang ngày càng được hoàn hiện tốt hơn và những chính sách ưu đãi đầu tư liên tục được ban hành thì sự suy giảm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian dài gần đây cần được xem xét một cách nghiêm túc từ khía cạnh hình thức đầu tư.
Việc chậm phát triển các hình thức đầu tư mới trước đòi hỏi của thực tế trong giai đoạn đầu của sự phát triển, đặc biệt là những trở ngại đối với hình thức BOT và tình trạng đóng cửa đối với FDI trong một số lĩnh vực đã làm Việt Nam mất đi lợi thế vị trí để hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế trong một thời gian dài vừa qua. Nhà nước cần nhanh chóng khắc phục những vấn đề tồn tại trong việc phát triển các hình thức FDI được nêu ra dưới đây.
Thứ nhất, chưa mạnh dạn phát triển hình thức FDI
Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ… đã góp phần hình thành các hình thức huy động FDI ngày càng đa dạng và sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các hình thức FDI cũng rất linh hoạt. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hơn 20 năm qua vẫn chỉ duy trì 3 hình thức đầu tư truyền thống là hợp doanh, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Cho đến nay, vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về hình thức FDI tại Việt Nam. Luật đầu tư nước ngoài sau nhiều lần sửa đổi vẫn chưa bổ sung thêm các hình thức đầu tư mới. Do vậy,
nhận thức về các hình thức đầu tư còn nhiều khác biệt, ngay cả trong các cơ quan quản lý Nhà nước. Điển hình là việc đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT; thành lập Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty hợp danh FDI, Công ty quản lý, hoạt động mua lại và sáp nhập vẫn chưa được thừa nhận là các hình thức đầu tư ở Việt Nam. Việc thiếu các văn bản hướng dẫn áp dụng cho các hình thức đầu tư này đang là trở ngại lớn cho quá trình hình thành của chúng hoặc khi đã hình thành cũng không có đủ điều kiện để phát triển.
Sự nhận thức không đầy đủ về các hình thức FDI còn bắt nguồn từ tâm lý bảo thủ, sợ cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài để bảo hộ sản xuất trong nước, không chấp nhận đòi hỏi của thực tế trong quá trình hội nhập là phải đa dạng hoá các hình thức đầu tư để thu hút FDI.
Trong khi chúng ta mong muốn đẩy mạnh khả năng tiếp nhận vốn và công nghệ nước ngoài từ hoạt động FDI thì việc chậm cho phép các tập đoàn xuyên quốc gia được triển khai các hình thức FDI phù hợp với sự thay đổi hệ thống sản xuất quốc tế của chúng như thành lập chi nhánh ở nước ngoài, thành lập Công ty Holding Company… hoặc hạn chế đầu tư của các tập đoàn này trong một số lĩnh vực do lo ngại bị bóc lột, bị thua thiệt, đã gây ra trở ngại lớn cho việc thu hút đầu tư từ các TNC và khả năng tiếp nhận công nghệ từ bên ngoài. Chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ thiếu minh bạch và kém hiệu quả hiện nay là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mới có một số ít TNC đầu tư vào Việt Nam, chủ yếu là những dự án quy mô nhỏ và chưa có một TNC nào đặt đại bản doanh khu vực tại Việt Nam.
Thứ hai, chính sách phát triển các hình thức đầu tư còn thiếu nhất quán
Có thể thấy rằng, sau những năm đầu thực hiện chính sách mở cửa, FDI đã qua giai đoạn phát triển theo chiều rộng và bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu. Chính sách đầu tư nước ngoài của Việt Nam lúc mới ban hành năm 1987, được đánh giá là hấp dẫn nhất khu vực đã dần
mất đi sức hút của nó đối với các nhà đầu tư quốc tế. Để khắc phục điều này, Chính phủ đã liên tục sửa đổi, cải tiến các quy định liên quan đến hoạt động FDI (gần đây nhất là việc ban hành Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 và Nghị định 38/2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003), nhưng chính sách phát triển các hình thức FDI vẫn còn nhiều bất cập và thiếu nhất quán.
Theo Nghị định 24/2000/NĐ-CP, “nhà đầu tư nước ngoài được chủ động lựa chọn dự án đầu tư, đối tác đầu tư, hình thức đầu tư, địa bàn, thời hạn đầu tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tỷ lệ góp vốn pháp định phù hợp với quy định của Luật đầu tư nước ngoài và Nghị định này”. Tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo điều hành, Thủ tướng Chính phủ và một số Bộ, ngành đã ban hành thêm một số văn bản quy định tạm dừng hoặc không cấp giấy phép đầu tư đối với dự án thuộc các lĩnh vực: sản xuất thép, xi măng, cấp nước theo hình thức BOT, xây dựng nhà máy đường, lắp ráp xe gắn máy 2 bánh, sản xuất xe nông dụng, xay xát lúa mì…
Ví dụ điển hình là việc thu hút FDI vào lĩnh vực sản xuất xi măng, một sản phẩm Việt Nam đang có nhu cầu cao và nguồn vốn cũng như công nghệ trong nước còn hạn chế. Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 đã loại bỏ quy định bắt buộc áp dụng hình thức doanh nghiệp liên doanh đối với các dự án đầu tư sản xuất xi măng, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư sản xuất xi măng tại Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, quyết định 164/2002/QĐ-TTg ngày 18/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp xi măng đến năm 2010 lại có quy định: “đối với các dự án mới, thực hiện theo hình thức Công ty cổ phần, trong đó Tổng Công ty Nhà nước giữ cổ phần chi phối” và “những dự án liên doanh với nước ngoài đang sản xuất, nếu mở rộng đầu tư phải tăng vốn pháp định của Bên Việt Nam để đạt tỷ lệ từ 40% trở lên”.
Trong chương trình hành động của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản nhằm cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao khả năng cạnh tranh
của Việt Nam, phía Nhật Bản cũng đã kiến nghị xoá bỏ hạn chế về tỷ lệ vốn pháp định tối thiểu của Bên Việt Nam (40%) khi tăng vốn đầu tư tại các liên doanh sản xuất xi măng quy định tại quyết định 164/2001/QĐ-TTg nói trên.
Ngoài ra, một số văn bản pháp quy khác ban hành gần đây cũng có những quy định ngặt nghèo về hình thức đầu tư nhằm hạn chế đầu tư nước ngoài để bảo hộ đầu tư trong nước như Nghị định số 10/2001/NĐ-CP ngày 19/3/2001 về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải, công văn số 1011/CP- QHQT ngày 6/1/2001 về đại lý vận tải hàng không; nghị định số 14/2001/NĐ-CP ngày 25/4/2001 về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ; Nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 05/6/2001 về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch… Thực tế trên đã bó hẹp lĩnh vực thu hút FDI, tạo cho các nhà đầu tư ấn tượng; chính sách của Việt Nam là không nhất quán, không minh bạch, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư.
Thứ ba, công tác quy hoạch thu hút đầu tư nước ngoài chưa tốt
Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế hiện nay chưa phù hợp với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các quy hoạch được xây dựng chủ yếu dựa trên đề xuất của các tổng Công ty Nhà nước nên thường mang nặng tính chất bảo hộ sản xuất trong nước, bảo hộ độc quyền doanh nghiệp Nhà nước, chưa khuyến khích và chưa tạo điều kiện để các thành phần kinh tế khác, kể cả thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tham gia đầu tư.
Tuy đã có danh mục dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn 2001 - 2005 và danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, lĩnh vực khuyến khích đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực không cấp giấy phép đầu tư, nhưng các danh mục này còn chung chung, chưa rõ ràng. Một số dự án đã thuộc danh mục khuyến khích đầu tư nhưng do chủ trương thay đổi, nên khi nhà đầu tư tìm hiểu lại không dành cho khu vực FDI. Nhiều dự án đầu tư vào sản xuất xi măng, sắt thép, khai thác khoáng sản đã bị từ chối bởi quy hoạch phát triển ngành không đặt ra yêu cầu thu hút vốn FDI. Một số dự án
xi măng có vốn đầu tư nước ngoài nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành nhưng khi triển khai thực hiện đầu tư lại gặp trở ngại do các văn bản mới ban hành đặt thêm các điều kiện về hình thức đầu tư, tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh.
Danh mục dự án kêu gọi FDI còn bất cập, được chuẩn bị quá sơ sài, không có đủ các thông tin về quy mô dự án, điều kiện thực hiện, hình thức đầu tư, đối tác trong nước, nêu không phát huy được tác dụng trong quá trình xúc tiến, vận động đầu tư, làm cho các nhà đầu tư nước ngoài vào địa phương mình. Gần đây rộ lên phong trào “trải thảm đỏ” để thu hút đầu tư nước ngoài, trong khi thiếu sự chỉ đạo phối hợp đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Thực tế này đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa đối với các dự án đã được phân cấp cấp giấy phép đầu tư và cả các giấy phép đã được Bộ kế hoạch và đầu tư cấp trong phạm vi hạn mức vốn đầu tư được phân cấp.
Tuy nhiên, UBND cấp tỉnh vẫn phải xin ý kiến chấp thuận của Bộ kế hoạch và đầu tư đối với các trường hợp chuyển đổi hình thức đầu tư từ doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Như vậy, trong trường hợp này, việc phân cấp quản lý hoạt động FDI, với quy định trên, chẳng những không đạt được mục tiêu đơn giản hoá thủ tục hành chính, mà trái lại, tạo thêm nhiều cửa, gây phiền hà cho nhà đầu tư. Hơn nữa, việc chuyển nhượng vốn, chuyển đổi hình thức đầu tư của các doanh nghiệp liên doanh thường liên quan nhiều đến các doanh nghiệp Nhà nước, do đó hợp đồng chuyển nhượng còn phải có ý kiến chấp thuận của cq chủ quản phía doanh nghiệp Việt Nam.
Đối với các trường hợp sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp, còn thiếu các văn bản hướng dẫn xử lý các vấn đề tài chính, lao động… Do đó, khi giải quyết cần phải có ý kiến của nhiều bộ, ngành và thời gian thường bị kéo dài.