Một Số Giải Pháp Cơ Bản Hoàn Thiện Các Khu Công Nghiệp – Khu Chế Xuất Nhằm Tăng Cường Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài:


nước. Phát triển có hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở" (Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đạihội Đảng lần IX – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2001).

Định hướng phát triển và khai thác tối đa hiệu quả các KCN-KCX Việt Nam đã được nhấn mạnh trong lời phát biểu của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Xuân Thảo, cơ quan quản lý Nhà nước cấp cao nhất về đầu tư nước ngoài tại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Ban Quản lý các KCN – KCX thành phố Hồ Chí Minh ngày 24/7/2002: "... Phải phấn đấu xây dựng các KCX, KCN trở thành địa bàn hàng đầu thu hút đầu tư"... Nghĩa là đối với các KCN – KCX chúng ta cần tiếp tục xây dựng và phát triển một cách có hiệu quả và có sức cạnh tranh, thu hút đầu tư để sản xuất hàng xuất khẩu, tạo việc làm, nâng cao tay nghề cho công nhân, thực hiện tốt việc kiểm soát và bảo vệ môi trương, phát huy những ưu điểm của KCN – KCX đối với các khu vực kinh tế khác. Xây dựng và phát triển KCN – KCX phải gắn liền với phát triển vùng, lãnh thổ và làm hạt nhân để xây dựng các đô thị công nghiệp.

Để từng bước thực hiện tốt chủ trương về phát triển KCN – KCX đã nêu trên, phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại hiện nay, phương hướng để phát triển các KCN – KCX Việt Nam trong thập niên tới chủ yếu bao gồm:

Một là tiếp tục phát triển các KCN – KCX theo hướng kết hợp hài hoà phát triển công nghiệp với phát triển vùng, lãnh thổ.

Để phát triển KCN – KCX có hiệu quả về kinh tế xã hội, việc phát triển KCN – KCX tại các địa phương phải gắn với xây dựng và phá triển các công trình hạ tầng kỹ thuật như hệ thống giao thông, bưu chính viễn thông, nhà máy cung cấp nước sạch, nhà máy sản xuất điện, giải quyết vấn đề môi trường, phát triển khu dân cư, các công trình phúc lợi công cộng, các vấn đề


xã hội khác… tạo tiền đề phát triển vùng và hình thành các đô thị công nghiệp. Không nên thành lập tràn lan các KCN – KCX: Đối với những địa phương đã có nhiều KCN – KCX không nên thành lập thêm các khu mới nếu các khu chưa lấp đầy được hơn 50% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê. Ở các địa phương chưa có KCN – KCX, nếu có đủ các điều kiện để xây dựng KCN – KCX như vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và nhất là khả năng có thể thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài thì có thể xem xét cho phép thành lập một KCN với quy mô vừa hoặc nhỏ. Ở những địa phương mặc dù chưa có điều kiện thành lập KCN nhưng vẫn muốn có KCN để làm tiền đề phát triển thì có thể xem xét phê duyệt quy hoạch KCN để làm căn cứ kêu gọi đầu tư. Các dự án đầu tư vào khu vực quy hoạch KCN sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và một số ưu đãi khác áp dụng đối với doanh nghiệp KCN.

Phát triển KCN – KCX cần tính đến lợi thế so sánh của từng vùng và yêu cầu phát triển của khu vực, tạo nên thế mạnh theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ cần phát triển các KCN-KCX theo hướng công nghiệp xuất khẩu, công nghiệp điện tử, thông tin, cơ khí, luyện kim, phân bón và công nghiệp phần mềm. Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ cần tiến hành hoàn chỉnh và nâng cấp các KCN-KCX đã có, xây dựng các KCN-KCX gắn với xây dựng các đô thị. VùØng trọng điểm miền Trung cần phát triển các KCN-KCX ven biển, phát triển công nghiệp lọc, hoá dầu, xây dựng, công nghiệp chế biến và chế tạo khác. Các vùng còn lại cần xây dựng các KCN vừa và nhỏ, các cụm công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu của địa phương và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp chuyển thành sản xuất hàng hoá.

Hai là, thu hút đầu tư để lấp đầy các KCN-KCX đã được thành lập. Phấn đấu trong vài ba năm tới sẽ thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


nước ngoài để lấp đầy trên 50% diện tích đất công nghiệp của các khu đã thành lập. Trừ những dự án gần vùng nguyên liệu, những dự án có quy mô diện tích lớn, công nghệ đặc thù (sản xuất xi măng…), là những dự án có yêu cầu đặc biệt về môi trường cần kiên quyết hướng các dự án sản xuất công nghiệp vào các KCN-KCX.

Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - 11

Thu hút đầu tư là yếu tố quan trọng đốâi với thành công của mỗi khu KCN-KCX nói riêng và của sự nghiệp phát triển các KCN-KCX cả nước nói chung. Trong bối cảnh hiện nay của nước ta, nguồn vốn FDI đóng vai trò quan trọng sống còn đối với việc xây dựng và phát triển các KCN-KCX. Cuộc cạnh tranh để thu hút đầu tư nước ngoài giữa các nước trong khu vực đang diễn ra rất gay gắt, đặc biệt Trung Quốc hiện đang là một đối tượng đáng gờm nhất của chúng ta. Bởi vậy công tác vận động xúc tiến đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng, cần phải được mọi ngành, mọi cấp quan tâm và thực hiện thường xuyên.

Ba là, thực hiện tốt công tác quy hoạch vùng, lãnh thổ, quy hoạch ngành, quy hoạch phát triển KCN-KCX. Quy hoạch phát triển KCN-KCX phải gắn với qui hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội không chỉ trên quy hoạch định hướng mà còn phải được thực hiện, triển khai thực sự đồng bộ trên thực tế. Có thể thấy rằng trong 10 năm đầu tiên thực hiện xây dựng các KCN-KCX, chúng ta đã chưa tính hết được tốc độ đô thị hoá, đặc biệt ở các đô thị lớn. Đồng thời, công tác quản lý cần thường xuyên quan tâm đến những vấn đề như quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch ngành nghề đầu tư vào từng khu, xử lý chất thải, hạ tầng xã hội… vốn là những vấn đề hết sức nhạy cảm, nếu lơ là sẽ hạn chế đóng góp tích cực của các KCN-KCX, thậm chí còn gây thiệt hại nghiêm trọng về lâu dài. Quy hoạch ngành nghề theo quy hoạch chung và lợi thế của từng khu vực, tránh trùng lắp ngành nghề dẫn đến sự phân bố không hợp lý về lực lượng sản xuất. Giữa các địa phương trong vùng hoặc giữa các vùng phải phối hợp


chặt chẽ từ việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, phối hợp trong công tác đầu tư phát triển.

Bốn là, tiếp tục hoàn thiện và triển khai tốt hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp và KCN-KCX. Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, hiện nay Luật Đầu tư nước ngoài nói chung và Quy chế KCN-KCX nói riêng được đa số các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là thông thoáng và ưu đãi nhiều hơn so với một số nước trong khu vực.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, hệ thống chính sách này còn có những hạn chế, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước trong khu vực để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cần đổi mới trước hết là công tác triển khai thực thi các chính sách. Nhiều chính sách đã được ban hành nhưng triển khai rất chậm tại các cấp bên dưới. Sau đó là có sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản ban hành nên hiệu quả quản lý thấp. Chúng ta cần có những sửa đổi kịp thời với những thay đổi của tình hình thực tế.‌

3.2. Một số giải pháp cơ bản hoàn thiện các khu công nghiệp – khu chế xuất nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài:

3.2.1. Hoàn thiện chính sách kinh doanh cơ sở hạ tầng các KCN-KCX: Xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN-KCX đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường đầu tư để hấp dẫn các nhà đầu tư. Đứng trên góc độ tập trung ưu tiên để thu hút đầu tư thì nguồn thu ngân sách từ hoạt động kinh doanh cơ sở hạ tầng và cho thuê đất tại các KCN-KCX không phải là mục tiêu được Nhà nước quan tâm nhiều. Những kết quả mà chúng ta mong đợi khi xây dựng và phát triển các KCN-KCX là sẽ tạo ra những năng lực sản xuất mới và những nguồn thu được tạo ra từ các doanh nghiệp KCN và hiệu quả kinh tế xã hội to lớn thu được sau này (tạo thêm nhiều công việc làm cho người lao động, tăng thu nhập của dân cư, bảo vệ môi trường…).


Nguồn thu chính cho ngân sách Nhà nước sau này phải xác định là từ nguồn thu của các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN-KCX. Vì vậy cần có những chính sách để tạo ra và nuôi dưỡùng nguồn thu này.

Đối với đầu tư trong nước, do vốn của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, chưa có đủ sức mạnh về vốn để đầu tư vào những dự án lớn mà thông thường sẽ là những dự án vừa và nhỏ. Đối với đầu tư nước ngoài, hiện nay cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài đang diễn ra gay gắt trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc. Với mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, các nhà đầu tư sẽ chọn địa điểm thực hiện dự án tại những nơi có chi phí đầu tư thấp, có những ưu đãi nổi bật hơn, có nhiều lợi thế so sánh hơn. Do vậy nhà nước cần có những chính sách có hiệu quả để giảm thiểu chi phí đầu tư cho các nhà đầu tư, nhất là chi phí ban đầu. Hiện nay, Nhà nước đã chủ trương giảm thiểu các chi phí cho nhà đầu tư. Từng bước, Nhà nước đã có những biện pháp giảm chi phí cho nhà đầu tư như giảm giá phí,dịch vụ,giảm giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý (điện, bưu chính viễn thông, giá thuê đất…) và đang tiến tới thống nhất chế độ một giá không phân biệt nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Hiện nay trong các KCN-KCX tuy có những lợi thế nhất định nhưng viểc triển khai xây dựng hạ tầng còn chậm và giá thuê lại đất, phí sử dụng cơ sở hạ tầng lại quá cao so với khu vực bên ngoài. Để thu hút đầu tư, cần tạo ra những cơ chế chính sách ưu đãi nhất cho các doanh nghiệp phát triển hạ tầng, tạo điều kiện cho họ vừa có khả năng triển khai nhanh xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật vừa có khả năng giảm giá thuê đất và các dịch vụ khác cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN. Vừa qua, Nhà nước đã có biện pháp miễn, giảm giá thuê đất thô cho các doanh nghiệp phát triển hạ tầng. Nhưng thực ra trong kết cấu giá thành đất và phí sử dụng hạ tầng, tiền thuê đất thô chiếm tỷ lệ rất nhỏ nên việc giảm tiền thuê đất thô không có nhiều ý nghĩa tích cực. Hiện tại thời hạn hoàn vốn vay của các khoản vay ưu đãi của Chính phủ cho các dự án phát triển hạ


tầng thường là 10 năm, trong khi thời gian xây dưng và hoàn thiện công trình từ 3-5 năm, nếu không có phát sinh lớn. Rất nhiều khu đã không thu hút được các nhà đầu tư nhiều như dự tính nên các doanh nghiệp phát triển hạ tầng bị đọng vốn, phải chịu lãi vay ngân hàng với giá cao. Tình hình đó buộc nhiều doanh nghiệp kéo dài tiến độ xây dựng hạ tầng do vậy đôi khi làm mất cơ hội thu hút đầu tư. Chính sách thuế: đối với loại hình kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN-KCX do thuế suất VAT chưa có trong biểu thuế nên được áp thuế ở mức 10% đối với loại hình dịch vụ xây dựng. Đây là một điều bất hợp lý vởi vì đối với kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN-KCX, nhà đầu tư phải ứng trước một lượng vốn rất lớn để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Để thu hồi được vốn phải chờ đến khi cho thuê được đất mới có doanh thu và để có được nguồn thu này có thể phải chờ nhiều năm sau. Ngoài ra trong bối cảnh đầu tư sút giảm, nguồn doanh thu này là rất bấp bênh, không chỉ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của doanh nghiệp phát triển hạ tầng. Các chi phí để đền bù đất, giải phóng mặt bằng chiếm tỷ trọng rất lớn trong cấu thành giá cho thuê lại đất và được trả trực tiếp cho người sử dụng đất nhưng doanh nghiệp lại không được khấu trừ định mức thuế VAT như các loại hình kinh doanh khác. Đây là yếu tố quan trọng khiến giá thuê đất trong các KCN-KCX bị đẩy lên cao. Để khắc phục điều này, chỉ có Nhà nước mới có thẩm quyền thay đổi chính sách thuế. Xin đề xuất một số biện pháp sau:

- Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hạ tầng về vốn bằng các biện pháp như giảm lãi suất, kéo dài thời hạn vay, có chính sách hỗ trợ một phần cho những khu vực nằm ở địa bàn khó khăn.

- Aùp dụng mức thuế VAT 5% đối với doanh nghiệp kinh doanh phát triển hạ tầng.

- Cho phép doanh nghiệp kinh doanh phát triển hạ tầng KCN-KCX được khấu trừ định mức thuế VAT đối với chi phí đền bù giải toả mặt bằng.


Hiện nay các doanh nghiệp phát triển hạ tầng tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Vì vậy mặc dù trong thời gian qua Nhà nước đã có những hỗ trợ về tài chính nhưng ở những KCN-KCX nằm tại những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, việc thu hút đầu tư rất chậm, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai phát triển hạ tầng. Nhiều KCN ở các địa phương này sau nhiều năm được cấp giấy phép đã không thể triển khai xây dựng và phát triển hạ tầng được vì khả năng thu hồi vốn của các doanh nghiệp là rất mong manh. Tại những địa phương này, nếu chính quyền muốn phát triển KCN- KCX thì có thể sử dụng nguồn ngân sách địa phương. Vì vậy để phát huy tính chủ động, sáng tạo Nhà nước nên cho phép và khuyến khích áp dụng phương thức xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN-KCX bằng nguồn ngân sách địa phương. Quảng Nam là tỉnh đi đầu áp dụng thí điểm mô hình này và hiện nay một số địa phương khác đang xin phép thực hiện.

Về thời hạn kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN-KCX của các doanh nghiệp được quy định trong giấy phép là 50 năm: Một câu hỏi đặt ra là sau 50 năm ai sẽ là người tiếp tục quản lý, bảo trì các công trình hạ tầng trong khi với tiến độ cho thuê đất tại các KCN-KCX như hiện nay thì nguồn thu phí sử dụng hạ tầng hiện nay khó có thể đảm bảo hoàn vốn và đáp ứng công tác bảo dưỡng công trình sau 50 năm nữa. Như vậy, để hỗ trợ các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, có nhiều hạn chế trong khả năng thu hút đầu tư và để phát huy tính chủ động sáng tạo của chính quyền địa phương cũng như thích hợp với việc quản lý KCN-KCX sau khi doanh nghiệp hết thời hạn hoạt động, ngay từ bây giờ chúng ta cũng cần phải tính toán đến một mô hình xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN-KCX phù hợp. Đó là mô hình thành lập cơ quan thực hiện chức năng kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN-KCX theo phương thức như là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu hoặc một doanh nghiệp công ích. Mô hình này cần được xây dựng và hoạt động thí điểm, nếu thành công sẽ được nghiên cứu để áp dụng


cho các địa phương có điều kiện tương tự. Để có cơ sở pháp lý cho mô hình này, cần có những sửa đổi cơ chế chính sách phát triển KCN-KCX cho phù hợp với tình hình phát triển mới hiện nay. Ngoài phương thức phát triển hạ tầng quy định tại Quy chế hiện nay, cần nghiên cứu để đa dạng hoá phương thức phát triển hạ tầng KCN-KCX, thí dụ tại các địa phương có điều kiện có thể thành lập đơn vị sự nghiệp có thu để thực hiện việc phát triển kinh doanh hạ tầng, quy định những phương thức xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách.


3.2.2. Hoàn thiện chính sách về quyền sử dụng đất:

Theo cơ chế như hiện nay, doanh nghiệp kinh doanh phát triển hạ tầng thuê đất thô của nhà nước, xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN-KCX rồi cho các nhà đầu tư thuê lại đất và các dịch vụ. Việc thuê lại đất của doanh nghiệp phát triển hạ tầng thông qua các hợp đồng kinh tế khiến các nhà đầu tư cảm thấy không an tâm khi nhà máy và tài sản của mình xây dựng trên đất của người khác. Thêm vào đó là các điều kiện cầm cố thế chấp khá chặt chẽ làm giảm khả năng vay vốn của nhà đầu tư. Còn việc thế cháp giá trị quyền sử dụng đất tại các ngân hàng Việt Nam cũng rất hạn chế đối với các doanh nghiệp FDI. Họ chỉ được thế chấp quyền sử dụng đất và các tài sản trên đất néu tiền thuê đất đã được trả trước ít nhất 5 năm. Ngoài ra còn một loạt các hạn chế khác nữa.

Để cải thiện vấn đề này, quyết định 53/1999/QĐ-TTg đã quy định doanh nghiệp KCN-KCX được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời hạn hợp đồng ký với doanh nghiệp xây dưnïg và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN-KCX. Trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài mới nhất cuối năm 2000 và Nghị định số 24/2000/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, vấn đề này được đề cập như sau: "Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợïp doanh thuê đất, thuê

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/08/2022