Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam - 13


Để tăng cường hơn nữa thu hút đầu tư nước ngoài vào các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhằm khắc phục các vấn đề tồn tại đối với hình thức đầu tư BOT cần:

Một là, sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT thông qua việc lựa chọn và công bố một danh mục thiết thực các dự án kết cấu hạ tầng thu hút đầu tư theo hình thức này, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các Bộ, ngành để chủ động vận động xúc tiến thu hút đầu tư. Danh mục này nên tập trung và một số công trình có độ rủi ro thấp như nhà máy điện, nhà máy cung cấp nước, cầu, hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và được thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin, kể cả trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Hai là, tổ chức đấu thầu quốc tế rộng rãi lựa chọn chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư theo hình thức BOT, không nên phân biệt đầu tư trong nước và đầu nước nước ngoài như hiện nay.

Ba là, thành lập Tổ chuyên gia liên ngành, với sự tham gia của các đại diện có thẩm quyền và kinh nghiệm của các Bộ, ngành, địa phương liên quan, thay mặt Chính phủ đàm phán và ký kết hợp đồng BOT.

Bốn là, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành các hợp đồng mẫu về BOT và các hợp đồng phụ khác như hợp đồng mua bán sản phẩm đầu ra (điện, nước), hợp đồng mua nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào (than, khí…) liên quan đến dự án đầu tư BOT, tạo thuện lợi cho việc đàm phán và ký kết hợp đồng.

Năm là, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư triển khai nhanh dự án, đưa công trình vào hoạt động trước thời hạn quy định trong hợp đồng như cho phép doanh nghiệp BOT được hưởng các ưu đãi trong thời gian vượt tiết độ quy định ngoài thời gian dự án được hưởng ưu đãi theo Luật Đâù tư nước ngoài và được cộng điểm ưu tiên khi tham gia đấu thầu các công trình BOT mới. Đồng thời, Nhà nước trực tiếp đứng ra tổ


chức thực hiện việc đền bù, tái định cư và giải phóng mặt bằng cho các dự án BOT.

Sáu là, cần quy định rõ việc các doanh nghiệp BOT được thế chấp tài sản gắn liền với đất để vay vốn các tổ chức tín dụng ở nước ngoài, nếu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu vốn của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Ngoài ra, Chính phủ cần ban hành những văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo hợp đồng BTO, BT, tạo hành lang pháp lý đầy đủ để các hình thức đầu tư này có thể hình thành và phát triển.

Thứ năm, giải pháp phát triển hình thức doanh nghiệp cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài.

Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam - 13

Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thành lập và tổ chức dưới dạng Công ty trách nhiệm hữu hạn. Vốn và tài sản của các doanh nghiệp FDI khi thành lập được hình thành bằng vốn góp của chủ đầu tư và cả bằng vốn vay. Loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn thích hợp trong điều kiện Việt Nam chưa có thị trường khoán và phần nào hạn chế việc huy động vốn của các chủ đầu tư, buộc các chủ đầu tư phải có đủ năng lực tài chính, kể cả việc thu xếp các nguồn vốn vay và chấp nhận gánh chịu toàn bộ rủi ro đầu tư cũng như khả năng hạn hẹp của việc chuyển nhượng vốn. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã thành lập Công ty cổ phần ở ngoài Việt Nam và lấy danh nghĩa Công ty này để đầu tư vào Việt Nam. Phần vốn góp của bên nước ngoài, trong trường hợp này một phần thuộc sở hữu của chủ đầu tư nước ngoài và một phần được huy động trên thị trường chứng khoán bên ngoài Việt Nam. Đối với Bên Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước trong các doanh nghiệp liên doanh, phần vốn góp vào liên doanh hoàn toàn thuộc sở hữu của chủ đầu tư trong nước, chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất, không thể huy động vốn từ công chúng.


Luật doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam đã quy định cụ thể về Công ty cổ phần. Tuy nhiên, Luật này cũng như Luật khuyến khích đầu tư trong nước chưa cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp cổ phần mà chỉ được mua cổ phần với mức không quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp Việt Nam.

Việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp cổ phần là giải pháp cần thiết để tạo thêm kênh huy động vốn mới và mở ra khả năng cho phép các tổ chức, cá nhân trong nước mua lại cổ phần của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, tạo điều kiện tiến tới thống nhất mặt bằng pháp lý giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đây là một vấn đề hết sức mới mẻ, Việt Nam chưa có kinh nghiệm và chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ. Nhà nước cần sớm ban hành quy chế tạm thời về việc thành lập Công ty cổ phần hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong đó phải quy định rõ một số nguyên tắc:

- Lĩnh vực đầu tư được phép thành lập doanh nghiệp cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2006 - 2010.

- Doanh nghiệp phải có ít nhất một sáng lập viên nước ngoài. Tổng giá trị cổ phần do các cổ đông sáng lập nước ngoài nắm giữ không hạn chế mức tối đa nhưng ít nhất phải có một cổ đông sở hữu không dưới 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Nguyên tắc này phân biệt doanh nghiệp cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp cổ phần Việt Nam.

- Quy định về tỷ lệ cổ phần mà các cổ đông sáng lập cần nắm giữ, cho phép chuyển nhượng cổ phần, phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2003/NĐ - CP ngày 15 tháng 4 năm 2003 về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công Công ty cỏ phần. Để hướng dẫn triển khai


thực hiện Nghị định trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 08/2003/TTLT - BKH - BTC ngày 29 tháng 12 năm 2003.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng 12/2004 đã có 12 doanh nghiệp FDI trình hồ sơ xin chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần, một tỷ lệ quá nhỏ so với hơn 3.200 doanh nghiệp FDI đã đi vào sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân chính của tình trạng này theo tôi là do các điều kiện quy định tại các văn bản trên quá khắt khe đối với doanh nghiệp chuyển đổi thành Công ty cổ phần.

Theo Thông tư số 08/2003/TTLT - BKH - BTC, các doanh nghiệp FDI thuộc diện sau đây chưa được xem xét để chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần.

+ Doanh nghiệp trong đó bên nước ngoài hoặc các Bên tham gia liên doanh (đối với doanh nghiệp liên doanh) hoặc nhà đầu tư nước ngoài (đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) có cam kết chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam.

+ Doanh nghiệp có doanh thu thu trước như các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới, xây nhà để bán hoặc cho thuê thu tiền trước; xây dựng văn phòng, căn hộ cho thuê thu tiền trước; sân gôn; dịch vụ có bán thẻ hội viên; cho thuê lại đất thu tiền trước…

+ Doanh nghiệp đầu tư theo các hình thức BOT, BTO, BT.

+ Doanh nghiệp có quy mô vốn đầu tư quy định tại Giấy phép đầu tư trên 70 triệu USD và dưới 1 triệu USD.

+ Doanh nghiệp có số lỗ luỹ kế tại thời điểm xin chuyển đổi (sau khi đã dùng lãi của năm tài chính ngay trước năm chuyển đổi để bù đắp) lớn hơn hoặc bằng vốn của chủ sở hữu.

+ Doanh nghiệp có số nợ phải thu không còn khả năng thu hồi tại thời điểm xin chuyển đổi lớn hơn vốn của chủ sở hữu.


Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định 38/2003/NĐ - CP, các doanh nghiệp FDI chỉ được xem xét chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần nếu đáp ứng các điều kiện: đã góp đủ vốn pháp định theo quy định tại Giấy phép đầu tư, đã chính thức hoạt động ít nhất 3 năm, trong đó năm cuối cùng trước khi chuyển đổi phải có lãi.

Để thu hút thêm doanh nghiệp FDI tham gia cổ phần hoá, trước mắt, cần sửa đổi một số quy định tại Nghị định 38/2003/NĐ - CP và Thông tư 08/2003/TTLT - BKH - BTC, cụ thể là:

+ Loại bỏ quy định về quy mô vốn đầu tư của doanh nghiệp FDI cổ phần hoá (cụ thể là quy định chỉ cho phép cổ phần hoá doanh nghiệp có quy mô vốn đầu tư trên 1 triệu USD và dưới 70 triệu USD).

+ Để động viên các doanh nghiệp triển khai dự án nhanh và kinh doanh có hiệu quả, cần xem xét cho phép cổ phần hoá doanh nghiệp FDI mới đi vào sản xuất dưới 3 năm nếu đáp ứng điều kiện góp đủ vốn pháp định và năm tài chính trước khi chuyển đổi có lãi.

Thứ sáu, giải pháp phát triển hình thức mua lại và sáp nhập (M & A).

Để huy động vốn, công nghệ, phương pháp quản lý doanh nghiệp tiên tiến và mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 36/2003/QĐ - TTg ngày 11/3/2003 ban hành Quy chế góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá, Công ty cổ phần, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài) được phép góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam tối đa bằng 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Khi có nhu cầu đầu tư, họ giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp trong nước hoặc với các tổ chức tài chính trung gian thực hiện việc phát hành để góp vốn, mua cổ phần.


Mặc dù Quyết định 36/2003/QĐ - TTg còn một số bất cập nhưng nó đã phản ánh tính nhất quán về chủ trương đa dạng hoá sở hữu, huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Tuy nhiên, cần xem xét lại quy định về tỷ lệ nắm giữ tối đa 30% tổng vốn điều lệ cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tiếp theo Quyết định 36/2003/QĐ - TTg, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 146/2003/QĐ - TTg ngày 17/7/2003 thay thế Quyết định số 139/1999/QĐ - TTg về cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua, bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa 30% tổng số cổ phiếu của một Công ty niêm yết, thay cho tỷ lệ khống chế 20% trước đó.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương khoá IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: trọng tâm của công cuộc sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả khu vực doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn tới là cổ phần hoá mạnh hơn nữa [1, tr.4]. Trên tinh thần đó báo cáo của Chính phủ tại Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 5 đã đưa ra giải pháp: "tạo bước tiến mới trong việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là đẩy mạnh cổ phần hoá với phạm vi rộng hơn, bao gồm cả một số tổng Công ty, doanh nghiệp lớn làm ăn có hiệu quả và áp dụng hình thức bán cổ phần rộng rãi, công khai, không khép kín trong nội bộ doanh nghiệp" [28, tr.3].

Để giải pháp của Chính phủ được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả theo tôi, cần có quy đặt bắt buộc thực hiện công khai đấu giá cổ phần doanh nghiệp khi cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và không hạn chế quyền mua cổ phần của nhà đầu tư nướcngoài trong các lĩnh vực không quy định về điều kiện về hình thức đầu tư. Trước mắt bãi bỏ quy định chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp cổ phần hoá hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng công nghiệp tiêu dùng, hàng xuất khẩu, tạo điều kiện chuyển từ đầu tư gián tiếp sang đầu tư trực


tiếp để nhà đầu tư được tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp hoặc có quyền kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá sẽ vừa có điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ nhờ huy động thêm vốn từ bên ngoài vừa tiếp cận được kinh nghiệm quản lý tiên tiến và thị trường nước ngoài. Trong tương lai, cần xem xét giảm giới hạn tỷ lệ trên 30% vốn điều lệ trong Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài đối với nhà đầu tư trực tiếp cho phù hợp với thông lệ quốc tế mà OECD đã đưa ra, tức là một nhà đầu tư sở hữu 10% cổ phiếu thường của doanh nghiệp có thể được coi là nhà đầu tư trực tiếp và có quyền tham gia quản lý hoặc kiểm soát doanh nghiệp.

Mặt khác, Chính phủ đã cho phép cổ phần hoá doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do vậy, cũng cần bổ sung các quy định cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua lại cổ phần của các doanh nghiệp FDI cổ phần hoá không hạn chế tỷ lệ cổ phần tối đa để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài thông qua quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp này.

Chính phủ cũng cần xem xét việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua, nhận khoán, thuê các doanh nghiệp trong nước để kinh doanh nhằm cứu vãn các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Thứ bảy, giải pháp phát triển các hình thức đầu tư khác.

Đối với hình thức Công ty hợp danh: trên thế giới đã áp dụng phổ biến hình thức đầu tư này trong các lĩnh vực dịch vụ đòi hỏi chuyên môn cao như kiểm toán, tư vấn luật, khám chữa bệnh, thiết kế kiến trúc… Ở nước ta thời gian qua đã cấp giấy phép đầu tư cho một số dự án hoạt động trong các lĩnh vực này theo hình thức tổ chức Công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo chúng tôi, trong các lĩnh vực trên, nhà đầu tư hoạt động chủ yếu dựa trên cơ sở địa vị xã hội và uy tín nghề nghiệp, phải chịu trách nhiệm rất cao đối với khách hàng về dịch vụ mà họ cung cấp. Khi hoạt động trong khuôn khổ Công ty


trách nhiệm hữu hạn, họ chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với khách hàng trong phạm vi số vốn góp của mình và thực tế các dự án đã được cấp giấy phép đầu tư đều có số vốn đầu tư rất nhỏ bé, do vậy, có thể dẫn đến gây thiệt hại cho khách hàng khi dịch vụ không được thực hiện hoặc thực hiện không hoàn hảo.

Luật doanh nghiệp đã cho phép thành lập Công ty hợp danh đối với đầu tư trong nước, vì vậy, có thể xem xét cho phép hình thức này cũng được áp dụng đối với đầu tư nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng một số loại dịch vụ thiết yếu mà xã hội đang có nhu cầu. Doanh nghiệp hợp danh có vốn đầu tư nướcngoài phải có một số đặc điểm giống với Công ty hợp danh trong nước đó là: các thành viên hợp danh phải chịu tráchnhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của doanh nghiệp, nhưng có điểm khác là phải có ít nhất một thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài.

Đối với hình thức holding company (Công ty mẹ - con):

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay đã có hơn 100 trong số 500 TNC lớn nhất thế giới có mặt tại Việt Nam. Nhiều TNC đã tham gia đầu tư vào nhiều dự án tại Việt Nam. Điển hình là Tập đoàn BP (Anh) đã đầu tư vào 8 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD, Tập đoàn Daewoo (Hàn Quốc) đã đầu tư vào 14 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 900 triệu USD và đang có kế hoạch đầu tư tiếp một số dự án lớn khác, tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản) đã đầu tư vào 8 dự án với tổng vốn đăng ký 520 triệu USD… Theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài hiện hành, mỗi doanh nghiệp FDI có một bộ máy điều hành riêng và kinh doanh độc lập. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh, giảm chi phí và thuận lợi trong điều phối hoạt động của các Công ty con theo chiến lược phát triển chung, một số tập đoàn đã đề xuất nguyện vọng muốn thành lập Công ty quản lý đầu tư (holding company) tại Việt Nam để cung cấp các dịch vụ thương mại, chuyển giao công nghệ, hỡ trợ tài chính, đào tạo, tư vấn… cho các Công ty con của tập đoàn. Việc thành lập Công ty quản lý giúp các TNC

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023