lang pháp lý đầy đủ để khuyến khích đầu tư nước ngoài theo hình thức này trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng và đô thị.
- Tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng nhà ở để bán cho người Việt Nam và cho người nước ngoài thuê. Tuy Chính phủ đã ban hành Nghị định 71/2001/NĐ - CP quy định những chính sách ưu đãi đối với người nước ngoài xây nhà để bán và cho thuê, nhưng để thúc đẩy những dự án kinh doanh bất động sản cần có thểm văn bản hướng dẫn cụ thể về giá kinh doanh nhà gắn liền với đất đai và sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan đến việc kinh doanh nhà; cho phép nhà đầu tư nước ngoài làm ăn lâu dài ở Việt Nam hoặc doanh nghiệp FDI được mua nhà ở; cho phép các doanh nghiệp FDI đầu tư xây dựng khu đô thị được chuyển quyền sử dụng đất đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam để xây dựng nhà ở hoặc cho nhà đầu tư thứ cấp thuê để thực hiện dự án đầu tư.
- Cho phép các doanh nghiệp FDI tham gia dịch vụ nhập khẩu và phân phối trong nước theo các hình thức đầu tư thích hợp và thực hiện lộ trình mở cửa tiến tới tự do hoá đầu tư trong lĩnh vực này.
Theo tinh thần của Luật Thương mại, Chính phủ cần nghiên cứu, cho phép các doanh nghiệp FDI được tham gia vào dịch vụ kinh doanh xuất nhập khẩu quốc tế, trước mắt có thể lựa chọn một số doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp thuộc các tập đoàn xuyên quốc gia để thực hiện thí điểm dịch vụ xuất nhập khẩu và phân phối những mặt hàng cùng loại với sản phẩm doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
- Từng bước xử lý việc hạn chế về hình thức đầu tư trong một số lĩnh vực phù hợp với cam kết trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và các hiệp định bảo hộ đầu tư song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết với các nước. Mở rộng thu hút FDI vào một số lĩnh vực đầu tư có điều kiện như kinh doanh vận tải biển, hàng không, vận tải hành khách công cộng, kinh doanh du lịch lữ hành, bưu chính, viễn thông…
Thứ tư, đổi mới công tác vận động, xúc tiến đầu tư để đảm bảo đúng định hướng thu hút FDI của TNCs.
Cùng với việc duy trì ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, cần đổi mới phương pháp vận động xúc tiến đầu tư nhằm mục tiêu tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng FDI.
- Tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam trên các trang Web, các phương tiện thông tin đại chúng thông qua việc giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, các dự án đầu tư thành công ở Việt Nam, các cơ hội đầu tư đang đón đợi và các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư của Nhà nước Việt Nam. Thường xuyên giới thiệu các thông tin cập nhật về hoạt động FDI tại Việt Nam với các nhà đầu tư tiềm năng.
Có thể bạn quan tâm!
- Nước Và Vùng Lãnh Thổ Đầu Tư Lớn Nhất Vào Vn Giai
- Một Số Nhận Xét Khái Quát Về Xu Hướng Vận Động Của Fdi Của Tncs Tại Việt Nam.
- Mô Hình Ma Trận Swot Định Hướng Phát Triển Các Hình Thức Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Việt Nam
- Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam - 13
- Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam - 14
- Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
- Tập trung xây dựng và ban hành sớm một chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia dài hạn để làm cơ sở cho việc xây dựng các chương trình vận động, xúc tiến đầu tư của các Bộ, ngành, địa phương.
- Thực hiện các chương trình vận động trực tiếp đối với từng lĩnh vực, từng dự án cụ thể theo hướng:
+ Tiếp xúc trực tiếp ở cấp Chính phủ với các tập đoàn xuyên quốc gia có tiềm lực tài chính, công nghệ để vận động đầu tư vào một số dự án quan trọng được lựa chọn. Đồng thời, Chính phủ cần có các cam kết mạnh mẽ về việc tạo thuận để nhà đầu tư thực hiện dự án nhanh chóng và hiệu quả.
+ Sử dụng tối đa các quan hệ cá nhân trong hợp tác xúc tiến đầu tư và kết hợp chặt chẽ vận động đầu tư với các hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm, hội chợ.
Tăng cường hợp tác song phương và đa phương về xúc tiến đầu tư với các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp nước ngoài, nhằm tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức này trong việc thực hiện các chương trình vận động đầu tư trực tiếp với từng đối tác, lĩnh vực cụ thể.
- Xây dựng và phát triển các đối tác đầu tư trong nước đạt chất lượng cao nhằm đảm bảo trong quan hệ kinh tế quốc tế với các đối tác nước ngoài. Đây là vấn đề đối tác nước ngoài rất quan tâm. Do vậy nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ giúp đỡ củng cố và phát triển các doanh nghiệp chủ lực, xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Đồng thời bản thân các doanh nghiệp cần có sự nỗ lực cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực.
Trong điều kiện hiện nay để hội nhập kinh tế quốc tế thì đây là nhiệm vụ bức xúc để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo tính bền vững của sự phát triển. Do vậy cần thiết phải có đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật lành nghề tiếp nhận và hướng dẫn đầu tư có trình độ năng lực và am hiểu sâu sát để phân tích tình hình, lựa chọn đúng đối tác. Đồng thời đội ngũ này phải có bản lĩnh chính trị, kinh doanh, hiểu biết pháp luật trong và ngoài nước, có trình độ ngoại ngữ và khả năng thích nghi với mọi biến động trên thị trường. Để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, cần có chương trình đào tạo tổng thể, xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, năng động; công nhân tay nghề cao đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
3.3.2. Các giải pháp cụ thể phát triển từng hình thức FDI của TNCs.
Thứ nhất, giải pháp phát triển doanh nghiệp liên doanh.
Vấn đề lớn nhất bị các nhà đầu tư nước ngoài phản ứng đối với hình thức doanh nghiệp liên doanh là nguyên tắc nhất trí trong Hội đồng quản trị. Quy định này được đưa ra với mục đích đảm bảo cho bên Việt Nam tham gia quản lý doanh nghiệp liên doanh trong điều kiện tỷ lệ góp vốn còn hạn chế, đồng thời chưa đủ khả năng kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp. Quy định này được áp dụng cho nhiều vấn đề liên quan đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nên khi các bên không đạt được sự nhất trí thì hoạt động của doanh nghiệp bị ngừng trệ. Thực tiễn hoạt động nhiều năm qua cho thấy, trong điều kiện vốn góp hạn chế, chủ yếu bằng giá trị quyền sử dụng
đất, năng lực cán bộ Việt Nam còn yếu thì việc quy định nguyên tắc nhất trí nhiều khi chỉ có tính hình thức, không phải là biện pháp duy nhất để bảo vệ quyền lợi của bên Việt Nam mà vấn đề quyết định vẫn là năng lực của cán bộ Việt Nam. Do đó cần tiến tới bỏ nguyên tắc nhất trí, áp dụng nguyên tắc quá bán khi biểu quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những vấn đề quan trọng nhất đối với hoạt động của doanh nghiệp thì áp dụng nguyên tắc biểu quyết theo đa số.
Nhà nước cần có cơ chế tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh có sự tham gia của doanh nghiệp Nhà nước, đảm bảo những người được đưa vào quản lý doanh nghiệp liên doanh thực sự có đủ năng lực bảo vệ quyền lợi củann và bên Việt Nam tiếp thu được công nghệ và kinh nghiệm quản lý của nước ngoài. Sau 20 năm thực hiện chính sách mở cửa, đội ngũ cán bộ Việt Nam đã tương đối trưởng thành về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và kinh nghiệm hợp tác quốc tế. Do đó, cần cho phép và hướng dẫn các doanh nghiệp liên doanh áp dụng cơ chế tuyển cán bộ điều hành doanh nghiệp.
Để tạo điều kiện cho người Việt Nam nắm được các chức vụ cao trong các doanh nghiệp liên doanh, ngoài các biện pháp khuyến khích đào tạo và tự đào tạo, Nhà nước cần xem xét lại mức thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động Việt Nam theo hướng tạo điều kiện để nâng cao sức cạnh tranh của lực lượng lao động trình độ cao của ta hơn hẳn so với lao động nước ngoài.
Để thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả của các tập đoàn kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới, Nhà nước cần tạo điều kiện và khuyến khích các tập đoàn lớn của Việt Nam liên doanh với các tập đoàn lớn của nước ngoài đầu tư vào các dự án quy mô lớn, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Xem xét cho phép thí điểm hình thức liên doanh trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu phân phối trong nước, trong đó Bên Việt Nam là các tập đoàn lớn đóng góp trên 50% vốn pháp định của các liên doanh.
Để tăng tính hấp dẫn cho hình thức doanh nghiệp liên doanh, Chính phủ cần xem xét sửa đổi quy định tại Nghị định 10/2001/NĐ - CP về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch theo hướng cho phép thu hút đầu tư nước ngoài theo hình thức doanh nghiệp liên doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch lữ hành, dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lại dắt tàu biển.
Thứ hai, giải pháp phát triển doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Để đẩy mạnh xuất khẩu của đất nước, việc thu hút đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng. Cần khuyến khích hơn nữa bằng đòn bẩy kinh tế đối với dự án đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới; dự án có quy mô đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài, độ rủi ro cao, tỷ lệ lợi nhuận thấp và các dự án trong lĩnh vực cơ khí chế tạo.
Luật cạnh tranh ra đời là một cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, trung thực, công bằng giữa các chủ thể cạnh tranh; điều tiết cạnh tranh theo mức độ, phạm vi phát triển đối với từng loại thị trường hàng hoá; bảo vệ lợi ích của người sản xuất, lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích của Nhà nước và xã hội; làm cho cạnh tranh thực sự trở thành động lực phát triển của các nhà sản xuất và động lực phát triển nền kinh tế quốc dân.
Để tăng cường thu hút FDI của TNCs, cần sớm xoá bỏ hạn chế đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn (hiện nay mới cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài kinh doanh dịch vụ tư vấn kỹ thuật), dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng đường bộ, chế biến khoáng sản quý hiếm tại Việt Nam.
Thứ ba, giải pháp phát triển hình thức hợp danh.
Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài chỉ có một lựa chọn duy nhất là đầu tư theo hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh khi tham gia các dự án thiết lập mạng viễn thông công cộng, cung cấp
dịch vụ viễn thông, kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư trong nước, chuyển phát thư quốc tế, hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình.
Đây là hình thức tốt để Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, chuyển giao công nghệ và cho phép Việt Nam đảm bảo chủ quyền và an ninh mạng. Tuy vậy, thực tế thời gian qua đã cho thấy, hình thức đầu tư này có một số hạn chế:
+ Không khuyến khích các nhà đầu tư dài hạn;
+ Giá cả không cạnh tranh, hiện nay cước viễn thông của Việt Nam vẫn quá cao so với các nước trong khu vực và thế giới.
+ Có hai bộ phận quản lý của hai bên hợp danh cùng vận hành chung một công việc.
+ Các tổ chức tín dụng nước ngoài lo ngại về việc thiếu quyền kiểm soát đầu tư mà một hợp đồng hợp tác kinh doanh tạo ra cho nhà đầu tư nước ngoài.
Việc cung cấp các dịch vụ viễn thông hiệu quả, hiện đại và kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài rất cần thiết cho việc cung cấp những dịch vụ này và phát triển kỹ năng quản lý dịch vụ ở nước ta. Theo tôi, việc duy trì hình thức hợp danh trong lĩnh vực khai thác dịch vụ viễn thông (Internet, điện thoại nội hạt và quốc tế), dịch vụ chuyển phát thư, hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình, nhằm đảm bảo an ninh quốc gia trong giai đoạn trước mắt là cần thiết. Đối với loại hình dịch vụ nhạy cảm này, chúng ta phải thực hiện mở cửa từ từ tuỳ theo mức độ đáp lại của các nước, đặc biệt là Mỹ, EU và Nhật Bản. Vấn đề đặt ra là phải sửa đổi những quy định về hình thức hợp danh đã lỗi thời và không còn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với các lĩnh vực khác không bắt buộc phải đầu tư theo hình thức này, cần quy định rõ một số tiêu chí chủ yếu về thủ tục để thống nhất xem
xét chuyển hợp doanh lên hình thức đầu tư cao hơn là doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Thứ tư, giải pháp phát triển hình thức đầu tư BOT.
Trong phần trên, tôi đã kiến nghị chuyển đổi phương thức đầu tư BOT thành hình thức đầu tư để thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị ở nước ta. Thực tế các nước trên thế giới đã cho thấy BOT là hình thức đầu tư thích hợp, đáp ứng yêu cầu cải thiện và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng của đất nước để tạo lợi thế vị trí thu hút FDI trong bước đâù của quá trình phát triển đầu tư. Vì vậy, nếu khéo vận dụng, có thể trong một thời gian ngắn sẽ giải quyết cơ bản sự yếu kém trong một hệ thống kết cấu hạ tầng nào đó. Kinh nghiệm của Philippines đã chứng minh cho thực tế này. Với Việt Nam, hình thức đầu tư BOT có vốn đầu tư nước ngoài hầu như không phát triển được, tới nay chỉ có 7 dự án được cấp phép. Nguyên nhân của thực trạng này ngoài những trở ngại liên quan đến chính sách đảm bảo đầu tư của Nhà nước, còn xuất phát từ việc các nhà đầu tư nước ngoài gặp trở ngại trong việc tiếp cận các thông tin về cơ hội đầu tư.
Song song với việc ban hành quy chế đầu tư theo hình thức BOT, BTO và BT áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Chính phủ cũng ban hành quy chế đầu tư BOT áp dụng cho đầu tư trong nước (sau đây gọi là Quy chế BOT trong nước). Trong khi các dự án BOT có vốn đầu tư trong nước lại phát triển mạnh với hơn 60 dự án đã và đang triển khai, với tổng mức đầu tư lên tới 44.000 tỷ đồng (hơn 2,8 tỷ USD).
Các dự án BOT và các dạng tương tự là dạng thức đầu tư phổ biến ở các nước nhằm thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng mà thông thường Nhà nước phải bỏ vốn xây dựng, nhưng khả năng cân đối ngân sách còn hạn chế. Xuất phát từ đặc điểm đó, dự án BOT ở các nước chủ yếu do doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân thực hiện từ nguồn vốn tự có và vốn vay theo phương thức "tài trợ
dự án". Trong khi đó, ở Việt Nam, ngoài nguồn vốn tư nhân, dự án BOT còn có thể được thực hiện bằng vốn góp của ngân sách Nhà nước. Trên thực tế, do năng lực tài chính của các doanh nghiệp dân doanh vòn hạn chế và du yêu cầu cấp bách phải xây dựng sớm một số công trình quan trọng, nên phần lớn các dự án BOT hiện nay vẫn do các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện từ nguồn vốn thực chất của Nhà nước. Những bất cập này đã và đang làm biến dạng mục tiêu và tính chất của dự án BOT, một công cụ hữu hiệu để thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Đó là chưa kể tình trạng một số doanh nghiệp tham gia thực hiện dự án BOT như một biện pháp nhằm tránh thủ tục đấu thầu, tranh thủ nguồn vốn vay ngân hàng và hưởng các ưu đãi thuế… Khá nhiều doanh nghiệp Nhà nước có tư tưởng dựa dẫm vào Nhà nước từ khâu khảo sát, lập nghiên cứu tiền khả thi đến huy động vốn để triển khai dự án.
Ngoài hợp đồng BOT, một số địa phương đã cho phép triển khai các dự án xây dựng nhà máy nước, nhà chung cư, khu đô thị, công thị giao thông dưới hình thức xây dựng - sở hữu - kinh doanh (BOO). Hình thức đổi đất lấy hạ tầng, công trình đô thị và các công trình khác (một biến tướng của hợp đồng BT) cũng đã được triển khai phổ biến ở nhiều địa phương.
Phần lớn các nhà đầu tư BOT trong nước hiện nay là các doanh nghiệp Nhà nước thuộc các Bộ, ngành nên thường xin phép thực hiện cùng một lúc nhiều dự án khác nhau để chia sẻ rủi ro. Điều này làm hạn chế đáng kể đến năng lực tài chính của doanh nghiệp do phải cam kết đóng góp cho nhiều dự án khác nhau, làm chậm tiến độ đưa công trình vào sử dụng phục vụ phát triển kinh tế.
Thực tế, hình thức đầu tư BOT không chỉ có lợi cho Nhà nước Việt Nam mà còn đem lại lợi ích chắc chắn cho các nhà đầu tư. Hiện tại, có nhiều nhà đầu tư nước ngoài bày tỏ nguyện vọng được tham gia thực hiện các dự án BOT, đặc biệt là trong các lĩnh vực cung cấp nước sạch, sản xuất điện, công trình giao thông, kết cấu hạ tầng đô thị.