Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài (6/2000) đã luật hoá quyền chuyển nhượng, mua lại, chuyển đổi hình thức đầu tư, chia tách, sát nhập của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mặc dù vậy, cho đến nay, việc chuyển nhượng (mua lại), chuyển đổi hình thức đầu tư, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp FDI mới giải quyết theo từng trường hợp riêng biệt, chưa có những tiêu chí chung. Việc chuyển nhượng vốn giữa các doanh nghiệp FDI gặp rất nhiều trở ngại, vì phải tuân thủ một số điều kiện như ưu tiên chuyển nhượng cho đối tác Việt Nam, được sự chấp thuận của các cơ quan Nhà nước. Thủ tục giải quyết các vấn đề trên khá phức tạp, đòi hỏi cp nhiều thời gian, như đã trình bày ở trên, nhiều khi làm mất cơ hội chuyển nhượng hoặc chuyển nhượng không được giá mong muốn.
Luật đầu tư nước ngoài cũng như các văn bản dưới luật cũng chưa có quy định về việc chuyển nhượng vốn thông qua việc cổ phần hoá và phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Vì vậy, để tối đa hoá lợi nhuận, các chủ đầu tư nước ngoài đã thành lập Công ty cổ phần ở ngoài Việt Nam, thường là ở các khu vực lãnh thổ tương đối tự do trong việc thành lập doanh nghiệp và có mức thuế thu nhập thấp như British Virgin Islands, Bermuda, Cayman, Islands… và lấy danh nghĩa các Công ty này đầu tư vào Việt Nam để dễ dàng thực hiện việc chuyển nhượng vốn.
Rõ ràng, bên cạnh thủ tục chuyển nhượng quá phiền hà, với sự can thiệp quá sâu của các cơ quan Nhà nước, việc buộc phải hoạt động dưới dạng Công ty trách nhiệm hữu hạn để cản trở việc tự do chuyển nhượng vốn, sáp nhập và mua lại trên lãnh thổ Việt Nam, buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải tìm một lối đi khác vừa nhẹ nhàng, vừa có lợi cho họ trong khi pháp luật Việt Nam không cấm.
Việc Nhà nước cho phép cổ phần hoá doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cũng như cho phép các doanh nghiệp Việt Nam được bán cổ phần cho tổ chức và cá nhân nước ngoài cũng đang đặt ra yêu cầu phải đổi
mới và nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc định hướng hoạt động đầu tư mau lại và sáp nhập ở Việt Nam.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA VÀO VIỆT NAM
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Vận Động Của Hình Thức Doanh Nghiệp 100% Vốn Nước Ngoài Tại Việt Nam Trong Thời Kỳ 1988-2003
- Các Vụ Sáp Nhập Các Doanh Nghiệp Fdi Tại Việt Nam (1988 - 2003)
- Nước Và Vùng Lãnh Thổ Đầu Tư Lớn Nhất Vào Vn Giai
- Mô Hình Ma Trận Swot Định Hướng Phát Triển Các Hình Thức Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Việt Nam
- Các Giải Pháp Cụ Thể Phát Triển Từng Hình Thức Fdi Của Tncs.
- Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
3.1. Một số nhận xét khái quát về xu hướng vận động của FDI của TNCs tại Việt Nam.
Thứ nhất, đối với hình thức doanh nghiệp liên doanh
Trong quá trình phát triển các doanh nghiệp liên doanh ở Việt Nam đã xuất hiện tình trạng không tương xứng giữa đối tác trong nước là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính nhỏ bé, công nghệ và trình độ quản lý lạc hậu với đối tác nước ngoài là những tập đoàn xuyên quốc gia hùng mạnh. Xu hướng giảm cả về số lượng và vốn đăng ký đầu tư theo hình thức liên doanh thời gian qua chứng tỏ sự yếu kém của đối tác Việt Nam, hợp tác không có hiệu quả, làm cho đối tác nước ngoài cảm thấy phiền hà, rắc rối trong điều hành quản lý doanh nghiệp. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài muốn nhanh chóng thoát khỏi sự tham gia quản lý của phía Việt Nam. Với sự thay đổi của hệ thống pháp luật nước ta cùng với sự cạnh tranh thu hút vốn đầu tư
nước ngoài đang ngày càng trở nên gay gắt, hình thức doanh nghiệp liên doanh sẽ ngày càng bị thu hẹp trong một số lĩnh vực nhất định.
Doanh nghiệp liên doanh chỉ có thể phát triển có hiệu quả trong lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân như: sản xuất xi măng, sắt thép, ô tô
- xe máy, kinh doanh bất động sản, kinh doanh vận tải là những lĩnh vực Việt Nam có thị trường, có lợi thế so sánh. Đối tác trong nước là các Tổng Công ty lớn của Nhà nước có tiềm lực mạnh. Những doanh nghiệp liên doanh quy mô nhỏ và những doanh nghiệp liên doanh trong những lĩnh vực không bắt buộc phải liên doanh có xu hướng chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp liên doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp bị thua lỗ trong kinh doanh có xu hướng phát triển thành doanh nghiệp cổ phần để có cơ hội tự do chuyển nhượng vốn và huy động vốn từ các cổ đông.
Thứ hai, đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thời gian qua đã thể hiện một số ưu thế so với hình thức doanh nghiệp liên doanh: triển khai nhanh, thu hút nhiều lao động, tỷ lệ xuất khẩu cao, quản lý Nhà nước cũng như quản lý doanh nghiệp tương đối thuận lợi. Hình thức đầu tư này có nhiều cơ hội mở rộng và phát triển tại Việt Nam trong giai đoạn tới vì những lý do sau đây:
- Môi trường chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam khá ổn định. Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế kinh doanh có hiệu quả.
- Những sửa đổi về luật pháp thời gian qua đã giảm dần sự kỳ thị đối với hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài, như thu hẹp dần lĩnh vực đầu tư có điều kiện phải liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam; mở rộng lĩnh vực đầu tư, đơn giản hoá điều kiện xem xét cấp giấy phép đầu tư và các dự án
đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được đối xử bình đẳng như doanh nghiệp liên doanh.
- Sự ra đời hàng loạt khu công nghiệp thời gian qua (hiện nay cả nước đã có hơn 100 khu công nghiệp được thành lập) tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc triển khai dự án, không mất thời gian cho các thủ tục về đền bù, giải phóng mặt bằng, xin giấy phép xây dựng… đã khuyến khích đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài vào các khu này.
Chính phủ cần tạo điều kiện hơn nữa để phát triển hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trở thành hình thức FDI chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, cơ khí - điện - điện tử, giáo dục đào tạo và bệnh viện quốc tế. Đồng thời, tạo điều kiện để doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyển đổi thành Công ty cổ phần và tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ ba, đối với hình thức hợp doanh
Hợp doanh thực chất là hình thức liên doanh theo hợp đồng chứ không liên doanh theo vốn nên quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia rất khó xác định. Đây chỉ là giai đoạn các đối tác thăm dò, tìm hiểu lẫn nhau trước khi chuyển tiếp lên hình thức hợp tác đầu tư cao hơn là doanh nghiệp liên doanh.
Như vậy, Việt Nam cần phát triển hình thức đầu tư này theo hướng hoàn thiện hơn để tăng sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Đối với lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, các dự án hợp doanh có thể phát triển thành các doanh nghiệp liên doanh nếu kết quả thăm dò khả quan trước khi đi vào khai thác. Đối với những dự án hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, hiện Việt Nam đang phải đối mặt với sự thiếu kinh nghiệm marketting, phục vụ khách quốc tế và phát triển sản phẩm, vì chủ đầu tư nước ngoài không muốn cung cấp các bí quyết và kỹ năng của họ trong hình thức hợp tác kinh doanh.
Thực tế đang xuất hiện nhu cầu kết hợp hai hình thức liên doanh và hợp tác kinh doanh trong dịch vụ khai thác viễn thông. Theo mô hình này, vận hành mạng viễn thông sẽ do Việt Nam kiểm soát và sở hữu toàn bộ. Hoạt động dịch vụ (bao gồm marketting phát triển sản phẩm, phục vụ và hỗ trợ khách hàng, kinh doanh các thiết bị và phương tiện liên quan đến dịch vụ viễn thông…) sẽ do các doanh nghiệp liên doanh thực hiện. Mục tiêu của Công ty liên doanh dịch vụ nhằm tăng việc khai thác, phát triển mạng hiện nay và tạo thêm nguồn thu thông qua việc cung cấp các dịch vụ khách hàng hoàn hảo.
Mô hình đầu tư mới này rất cần được nghiên cứu, áp dụng vì nó sẽ tăng tính hấp dẫn của hình thức hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tạo điều kiện để tiếp tục thu hút FDI vào lĩnh vực này, sử dụng công nghệ hiện đại để tăng thêm nguồn thu cho các bên hợp doanh, chuyển giao kỹ năng marketting và phục vụ khách hàng cho bên hợp doanh Việt Nam, đồng thời vẫn đảm bảo chủ quyền an ninh của Việt Nam.
Thứ tư, đối với hình thức đầu tư BOT
Việc chậm phát triển hình thức BOT thời gian qua đã làm cho nước ta mất đi lợi thế vị trí để thu hút FDI so với các nước khu vực. Mặc dù số lượng dự án FDI đầu tư theo hình thức BOT có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư còn hạn chế (7 dự án trong 10 năm), nhưng quá trình phát triển của các dự án BOT thời gian qua đã khẳng định sự tồn tại của hình thức đầu tư này ở Việt Nam. Có nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hình thức này, kể cả các dạng thức tương tự như BTO và BT.
Theo số lượng thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư, trên địa bàn cả nước đã có 60 dự án đầu tư từ nguồn vốn trong nước theo hình thức BOT và các dạng tương tự BOT, với tổng mức đầu tư hơn 44.000 tỷ đồng, trong đó có 42 dự án đã hoàn thành hoặc đang triển khai xây dựng với tổng mức đầu
tư gần 7.300 tỷ đồng và 18 dự án đang chuẩn bị đầu tư với tổng mức đầu tư
37.000 tỷ đồng.
Hiện tại, có nhiều nhà đầu tư nước ngoài bày tỏ nguyện vọng được tham gia đầu tư dưới hình thức BOT, đặc biệt là trong các lĩnh vực cung cấp nước sạch, sản xuất điện, công trình giao thông vận tải, kết cấu hạ tầng đô thị. Một số nhà đầu tư Hàn Quốc đã bày tỏ nguyện vọng được đầu tư vào các dự án phát triển nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh và các công trình hạ tầng khu đô thị mới theo hình thức BT hoặc BTO.
Trong giai đoạn từ nay đến 2010, Việt Nam có kế hoạch xây dựng và đưa vào vận hành 32 nhà máy điện, với tổng vốn đầu tư khoảng 305 ngàn tỷ đồng (tương đương gần 20 tỷ USD). Để làm lành mạnh hoá tình hình tài chính và đảm bảo khả năng trả nợ, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã dự kiến thực hiện một số biện pháp huy động vốn đầu tư tư nhân để phát triển nguồn điện, trong đó có việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng các nhà máy điện theo hình thức BOT, BTO hoặc BT.
Thứ năm, các hình thức đầu tư khác
Ngoài các hình thức đầu tư truyền thống kể trên, hiện nay đã xuất hiện nhu cầu phát triển các hình thức đầu tư mới như: doanh nghiệp cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty mẹ - con, Công ty hợp danh có vốn đầu tư nước ngoài, hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập giữa các Công ty nước ngoài và doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
3.2. Phương hướng phát triển các hình thức FDI của TNCs phù hợp với điều kiện Việt Nam
Để xác định hướng phát triển các hình thức FDI của TNCs cho phù hợp với điều kiện Việt Nam, trước hết, tôi tiến hành một phân tích SWOT về toàn bộ nền kinh tế để nhìn nhận lại các điểm mạnh (strengths), những điểm yếu (weaknesses), những cơ hội (opportunities) và những nguy cơ (threats) mà Việt Nam phải đối mặt. Thông qua sự phân tích này để xác định hướng
thu hút đầu tư theo những hình thức có lợi cho nước ta khi đón nhận các cơ hội đang đến và tránh được các nguy cơ đang rình rập.
Những điểm mạnh của Việt Nam.
- Môi trường chính trị ổn định, tính nhất quán trong đường lối phát triển kinh tế, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo và điều hành đất nước trong 6 thập kỷ qua, có đường lối lãnh đạo đúng đắn được toàn dân ủng hộ. Đảng đã và đang lãnh đạo thành công công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Chính phủ đã tỏ rõ thiện chí và quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, thể hiện ở sự thống nhất về đường lối, cố gắng hoàn thiện hệ thống luật pháp, mở rộng việc nối kết thị trường thương mại, tài chính, đầu tư; quyết tâm cải cách nền hành chính quốc gia, giảm bớt phân biệt đối xử và tiến dần tới một môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, trong đó có thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Nguồn nhân công: Việt Nam với số dân hơn 80 triệu người, phần lớn dân số còn trẻ, với tỷ lệ có sức lao động cao, trình độ giáo dục tốt, mức lương tương đối thấp so với các nước trong khu vực. Người Việt Nam thông minh, cần cù, dũng cảm và hiếu học được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao.
- Việt Nam nằm ở trung tâm của vùng Đông Nam Á, gần các tuyến hàng không, hàng hải quan trọng. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển vận tải biển, hàng không, thông tin liên lạc và những ngành tạo tiền đề cho việc phát triển những ngành công nghiệp khác, đồng thời mang lại lợi nhuận cao. Nhiều tiềm năng của đất nước chưa được khai thác.
- Nhiều nhà đầu tư đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng đầy triển vọng. Đây không chỉ là thị trường với 80 triệu người mà còn là địa bàn để cung cấp hàng hoá cho Lào, Cămpuchia, Myanmar và Tây Nam Trung Quốc.
- Sự an toàn: Trong bối cảnh chủ nghĩa khủng bố phát triển và hoành hành trên thế giới những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước an toàn nhất đối với đầu tư nước ngoài.
Như vậy, Việt Nam không chỉ có lợi thế về vị trí địa lý, giá lao động rẻ, nguồn nhân lực dồi dào, hệ thống pháp luật chính sách có định hướng cởi mở và một thị trường hơn 80 triệu dân đang phát triển mà còn có lợi thế hết sức quan trọng là sự ổn định về chính trị - xã hội, tạo sự an toàn cho các nhà đầu tư.
Những điểm yếu.
- Điều kiện cơ sở hạ tầng lạc hậu, chi phí sử dụng cơ sở hạ tầng quá cao so với các nước trong khu vực làm tăng chi phí đầu tư và giảm hiệu quả kinh doanh, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất tại Việt Nam. Theo báo cáo của Tổ chức JETRO (Nhật Bản) tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam tháng 6/2004, mặc dù chi phí đầu tư tại Việt Nam liên tục giảm trong thời gian gần đây nhưng vẫn còn cao hơn mức bình quân của một số nước ASEAN và Trung Quốc. Ví dụ giá điện cao hơn 25%, cước vận tải biển cao hơn 62%. Ngay cả chi phí lao động, giá thuê đất trên danh nghĩa được coi là thấp, nhưng thực tế nhà đầu tư phải bỏ thêm các chi phí liên quan đến đào tạo và đào tạo lại, đền bù giải phóng mặt bằng… nên Việt Nam có nguy cơ mất lợi thế này.
- Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam rất thấp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước, bị chi phối bởi nhiều yếu tố: sử dụng vốn không hiệu quả, giá cả hàng hoá cao, trình độ quản lý kém, công nghệ lạc hậu, dịch vụ tiếp thị và quảng cáo nghèo nàn.