Những Công Trình Nghiên Cứu Về Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Với Thương Mại Quốc Tế


trên số liệu cấp doanh nghiệp của một quốc gia đơn lẻ. Một số nghiên cứu có sử dụng số liệu của một nhóm các quốc gia, nhưng cũng chỉ hồi quy cho từng quốc gia riêng biệt. Bằng cách sử dụng hàm sản xuất, các tác giả đều có xu hướng trả lời hai câu hỏi then chốt: (i) liệu rằng sự tham gia của vốn nước ngoài có tác động tích tới hiệu quả của doanh nghiệp hay không? (ii) liệu các doanh nghiệp FDI có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong cùng ngành trong nước hay không? FDI có tác động lan toả đến các doanh nghiệp trong nước hay không? Nhìn chung các nghiên cứu đều chỉ ra rằng FDI có tác dụng làm tăng năng suất la o động trong các DNTN. Điều này một phần là do các công ty có vốn FDI có trình độ công nghệ cao hơn so với các đối tác trong nước.

Sử dụng dữ liệu cấp công ty tại Inđônêxia năm 1991, Sjoholm và Blomstrom (1999) thấy rằng năng suất lao động trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN cao hơn so với các công ty 100% vốn trong nước. Họ cũng khẳng định, FDI đã có tác động lan toả đến các công ty Indonesia. Tác động này đến từ việc gia tăng cạnh tranh. Tuy nhiên, mức độ của tính tràn công nghệ lại không phụ thuộc vào mức độ tham gia của vốn nước ngoài.

1.1.4. Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với thương mại quốc tế

Nhiều nghiên cứu thực nhiệm về FDI và thương mại đã tập trung vào câu hỏi liệu FDI có khả năng kích thích hoặc thay thế cho thương mạ i hay không, thông qua việc sử dụng mô hình hồi qui để để giải thích mối quan hệ giữa xuất khẩu và FDI và các biến giải thích có liên quan khác. Kết quả định lượng mà họ thu được là rất khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy FDI kích thích thương mại ( Amiti và Wakelin, 2003; Liu et al, 2001), trong khi những người khác cho rằng không có mỗi quan hệ giữa FDI và thương mại (Goldberg và Klein, 1997).

Goldberg và Klein (1997) sử dụng số liệu chéo để ước lượng mối quan hệ giữa xuất khẩu, FDI và tỷ giá hối đoái thực giữa nhóm bốn nước Đông Nam Á, ba nước Mỹ Latinh, với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Những phát hiện của họ cho thấy FDI từ Hoa Kỳ và Nhật Bản có ảnh hưởng một cách đáng kể đến nhập khẩu hàng hoá của các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong khi vốn FDI từ Nhật Bản tăng nhập khẩu tại các quốc gia Đông Nam Á, FDI từ Hoa Kỳ giảm nhập khẩu của các quốc gia từ cả Nhật Bản và Hoa Kỳ. Ngược lại, FDI của Nhật và Hoa Kỳ vào các nước Mỹ Latin đều làm tăng nhập khẩu của những nước này từ Hoa Kỳ và Nhật Bản. Kết quả của họ cũng chỉ ra rằng, FDI từ Nhật Bản và Hoa Kỳ đã làm tăng xuất khẩu ở các nước Đông Nam Á sang Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tác động thúc đẩy thương mại của FDI Nhật Bản cũng được quan sát thấy


ở châu Mỹ Latinh. Ngược lại, không có sự gia tăng đáng kể trong xuất khẩu của Mỹ hay Nhật Bản khi đầu tư trực tiếp của các nước này vào khu vực Đông Nam Á và các nước Mỹ Latinh tăng lên.

Amiti và Wakelin (2003) cho rằng việc giảm chi phí đầu tư có thể kích thích các loại hình FDI khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau, do đó, ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương. Dựa trên mô hình lý thuyết của Markusen (1997, 2002), sử dụng số liệu thương mại song phương của 36 quốc gia có chi phí ngoại thương nếu 2 nước có trình độ của lực lượng lao động tương đương nhau và chi phí thương mạ i cao. Ví dụ, năm 1994, tự do hoá đầu tư khuyến khích xuất khẩu trong 70% của các quan sát, và trong 30% còn lại của tự do hoá đầu tư làm giảm xuất khẩu.

Liu et al (2001) xem xét mối quan hệ nhân quả giữa vốn FDI và thương mại tại Trung Quốc dựa trên một bảng số liệu FDI từ 19 quốc gia khác nhau trong giai đoạn 1984 - 1998. Kết quả nghiên cứu cho thấy FDI vào Trung Quốc có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc sang các nước chủ đầu tư. Họ cũng thấy rằng nhập khẩu của Trung Quốc tăng lên cũng kéo theo sự tăng lên trong FDI vào Trung Quốc từ các nước xuất khẩu cho Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Ngược lại, Zhang và Felmingham (2001) tìm thấy rằng có một mối quan hệ hai chiều giữa FDI và xuất khẩu của Trung Quốc khi sử dụng số liệu cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh. Ở cấp độ quốc gia, nghiên cứu của họ dựa trên chuỗi số liệu theo tháng trong giai đoạn 1986 - 1999. Kết quả cho thấy có tồn tại mối quan hệ 2 chiều giữa tăng FDI và tăng xuất khẩu của Trung Quốc. Có nghĩa là FDI là một nhân tố thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc, đồng thời tăng xuất khẩu khiến Trung Quốc thu hút được nhiều FDI hơn.

Fukao et al (2003) đã phân tích các thay đổi gần đây trong hoạt động thương mại của các nước Đông Á và phân tích vai trò của FDI trong những thay đổi đó trong giai đoạn 1988 - 2000. Phân tích của họ cho thấy rằng trao đổi thương mại giữa các doanh nghiệp cùng ngành của các nước Đông Á đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian nghiên cứu. Đặc biệt là trong trường hợp ngành công nghiệp điện tử nói chung và ngành công nghiệp máy móc chính xác nói riêng. Họ cũng thấy rằng vốn FDI có tác động rất tích cực trong trao đổi thương mại trong ngành công nghiệp thiết bị điện. Cuối cùng, họ kết luận rằng trong khu vực Đông Á, FDI đóng vai trò quan trọng trong sự gia tăng nhanh chóng của trao đổi thương mại giữa cá c doanh nghiệp trong cùng ngành.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - 3

Aizenmen và Noy (2006) nghiên cứu mối quan hệ hai chiều giữa FDI và thương

mại của hai nhóm nước khác nhau: các nước phát triển và các nước đang phát triển. Họ chỉ ra rằng mối quan hệ hai chiều giữa thương mại và FDI mạnh hơn ở các nước đang


phát triển so với các nước phát triển. FDI thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn là xuất khẩu hàng hoá.

1.1.5. Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với lao động, việc làm và vốn con người

Rõ ràng, lao động là một yếu tố rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. FDI góp phần tăng trưởng kinh tế trực tiếp bằng cách tạo ra cơ hội việc làm; gián tiếp thông qua việc tạo ra các cơ hội việc làm tại các tổ chức khác, trong đó có thể được nhà cung cấp hoặc người tiêu dùng của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Mặc dù một trong những mục tiêu thu hút FDI của các nước đang phát triển là nhằm khắc phục tình trạng tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao, song các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác động của FDI đối với tạo việc làm lại không được như mong đợi. Theo UNCTAD (1994), các công ty đa quốc gia đã tạo ra khoảng 73 triệu việc làm trên toàn thế giới, trong đó hơn 60% việc làm được tạo ra từ các công ty mẹ và 40% là từ các chi nhánh tại nước ngoài. Tuy nhiên, số việc làm mà các công ty đa quốc gia tạo ra chỉ chiếm 3% lực lượng lao động của thế giới.

Slaughter (2002) đánh giá tác động của các công ty đa quốc gia đến cả cầu và cung lao động có kỹ năng của thị trường lao động nước chủ nhà. Ông đã sử dụng một bộ dữ liệu cho giai đoạn 1982 - 1990 của 7 ngành công nghiệp thuộc 16 nước phát triển và đang phát triển để hồi qui mối quan hệ giữa tiền lương và sự hiện diện của các doanh nghiệp nước ngoài. Kết quả cho thấy sự hiện diện của các công ty nước ngoài có tác động tích cực đến việc nâng cao kỹ năng của người lao động.

Feenstra và Hanson (1995) sử dụng mô hình trao đổi thương mại Bắc -Nam và

mô hình đầu tư để kiểm tra tác động của FDI để nhu cầu lao động có tay nghề tại Mexico trong giai đoạn 1975-1988. Kết quả cho thấy, tăng trưởng FDI làm tăng nhu cầu đối với lao động có tay nghề cao. Tại các khu vực FDI tập trung nhiều, các công ty nước ngoài chiếm trên 50% nhu cầu lao động kỹ thuật của thị trường. Tác giả cho rằng, kết quả này phản ánh một thực tế là hầu hết các công ty nước ngoài sử dụng công nghệ đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng cao.

Zhao (2001) đưa ra giả thuyết rằng, trong một nền kinh tế đặc trưng bởi phân khúc thị trường lao động và chi phí thay đổi việc làm cao thì FDI có thể làm tăng giá cả của lao động có tay nghề cao. Sử dụng dữ liệu từ một cuộc khảo sát hộ gia đình đô thị ở Trung Quốc năm 1996, ông ước lượng tiền lương tương đối của công nhân lành nghề trong cả khu vực kinh tế nước ngoài (FIEs) và DNNN tại Trung Quốc. Những phát hiện của ông chỉ ra rằng, những người có trình độ tay nghề thấp làm việc cho các công ty nước ngoài có thu nhập thấp hơn so với làm việc cho các công ty nhà nước. Ông giải


thích rằng nền kinh tế Trung Quốc được đặc trưng bởi "nền kinh tế lưỡng thể", ở đó, lực lượng lao động được tách ra thành khu vực kinh tế đặc quyền, bao gồm các DNNN và phi nhà nước. Công nhân trong các DNNN được hưởng thu nhập cao hơn và được hưởng các lợi ích đặc quyền khác như nhà ở, các khoản trợ cấp. Một số công nhân có tay nghề thấp may mắn vào được công ty nhà nước, có hợp đồng dà i hạn với công ty nhà nước thì được hưởng đặc quyền. Số còn lại phải làm việc cho khu vực kinh tế phi nhà nước không có đặc quyền nên phải chấp nhận mức lương thấp hơn.

Lipsey và Sjoholm (2004) xem xét tác động của FDI vào vốn con người của các nước chủ nhà bằng cách kiểm định sự khác biệt trong mức lương giữa các công ty trong nước và công ty nước ngoài ở Indonesia. Họ thấy rằng mức lương trung bình tại công ty nước ngoài cao hơn các công ty tư nhân trong nước khoảng 50%. Ngoài ra, nếu tính cả hình thức trợ cấp như tiền thưởng, quà tặng, an sinh xã hội, bảo hiểm và lương hưu thì các doanh nghiệp nước ngoài phải trả lương cao hơn khoảng 60% so với doanh nghiệp tư nhân sở hữu vốn trong nước. Tuy nhiên, sự khác biệt về mức lương một phần là vì các công ty nước ngoài ở Indonesia sử dụng công nhân có trình độ tay nghề cao hơn.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG NƯỚC

1.2.1. Tình hình nghiên cứu về tác động của FDI đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế

Có thể khẳng định, các công trình nghiên cứu về FDI ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng từ những vấn đề về nguồn gốc của FDI, các nhân tố tác động đến lưu chuyển FDI, các hình thức FDI, hiệu quả thu hút và quản lý FDI, những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của FDI đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế,... Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI với các vấn đề kinh tế, nhiều học giả trong nước đã khẳng định FDI có tác động đến nền kinh tế trên nhiều mặt . FDI không chỉ bù đắp sự thiếu hụt về vốn đầu tư, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, thúc đẩy hoạt động marketing, tăng khả năng sản xuất hàng xuất khẩu của nước tiếp nhận đầu tư... Mặc dù vậy, những nghiên cứu về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, phát triển khoa học công nghệ và hiện nay, những tác động tiêu cực của FDI đến vấn đề chuyển giá được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhiều nhất.

- Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến tăng trưởng kinh tế

Nguyễn Thị Phương Hoa (2001) và Nguyễn Mại (2003) đã nghiên cứu tổng quát

hoạt động FDI ở Việt Nam đến 2002 và đều đi đến kết luận rằng FDI có tác động tích


cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư và cải thiện nguồn nhân lực. Tác động của FDI cũng xuất hiện ở ngành công nghiệp chế biến nhờ di chuyển lao động và áp lực cạnh tranh. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hường và Bùi Huy Nhượng (2003), rút ra một số bài học cho Việt Nam bằng cách so sánh chính sách thu hút FDI ở Trung Quốc và Việt Nam trong thời kỳ 1979 - 2002.

Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phúc (2003) phân tích đánh giá thực trạng của FDI ở Việt Nam, thời kỳ 1988 - 2003 và cũng khẳng định tăng trưởng kinh tế ở nước ta phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn ĐTNN, trong đó có FDI.

Nguyễn Thị Phương Hoa (2004) đã sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng để đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của của các tỉnh và mối quan hệ giữa FDI với xoá đói, giảm nghèo. Kết quả cho thấy, FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và góp phần vào xoá đói giảm nghèo ở một số địa phương.

Lê Xuân Bá (2006) đã kết hợp cả ba phương pháp nghiên cứu là phân tích định tính qua số liệu thống kê; điều tra bằng bảng hỏi và phân tích định lượng nhằm đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế nước ta thông qua hai kênh quan trọng là vốn đầu tư và tác động tràn. Nhưng phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở ngành công nghiệp chế biến với ba nhóm ngành là: ngành dệt may, chế biến thực phẩm và cơ khí điện tử. Đây là ba nhóm ngành có vai trò chủ đạo trong ngành chế biến của Việt Nam và cũng là những ngành thu hút nhiều FDI trong những năm vừa qua. Kết quả cho thấy, FDI có tác động tích cực, thúc đẩy tăng trưởng của nhóm ngành này.

Vũ Văn Hưởng (2007) đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh g iá tác động của FDI đến GDP bình quân đầu người và tác động của FDI đến xuất khẩu. Công trình đã đưa ra kết luận rằng, tỷ lệ vốn FDI trên tổng số vốn đầu tư toàn xã hội có tác động tích cực đến GDP trên đầu người và vốn FDI cũng tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu ở nước ta.

Trần Minh Tuấn (2010) thừa nhận tính hai mặt của FDI đối với phát triển kinh tế nước ta trong những năm qua và cho rằng: một mặt, FDI có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tă ng vốn đầu tư, tăng thu ngân sách nhà nước; nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, tăng kim ngạch xuất khẩu; tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, FDI cũng gây ra không ít tác động tiêu cực cho nền kinh tế như: hiện tượng chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI; nhiều doanh nghiệp có vốn ĐTNN không thực hiện cam kết xuất khẩu hàng hoá, chuyển sang tiêu thụ nội địa, dẫn đến tình trạng thâm hụt thương mại; nhiều dự án FDI có trình độ công nghệ trung bình thậm chí


thấp, nên không thực hiện được mục tiêu chuyển giao công nghệ và FDI đang có nguy cơ làm trầm trọng hơn tình trạng ô nhiễm môi trường.

Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010) đã kiểm định mối quan hệ hai chiều giữa vốn FDI và tăng trưởng kinh tế tại 64 tỉnh, thành phố Việt Nam với nguồn dữ liệu chéo, với các biến được lấy giá trị trung bình từ năm 2003 - 2007. Mối quan hệ này được kiểm định thông qua ước lượng một mô hình kinh tế lượng đồng thời gồm hai phương trình tăng trưởng kinh tế và vốn FDI, với việc sử dụng đồng thời cả ba phương pháp là OLS, TSLS và GMM. Kết quả ước lượng đã cho thấy, trong giai đoạn 2003 - 2007, FDI và tăng trưởng kinh tế tại 64 tỉnh, thành phố trong cả nước có mối quan hệ hai chiều tích cực. FDI tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế tại 64 tỉnh, thành cả nước và tăng trưởng kinh tế cao tại 64 tỉnh, thành là dấu hiệu tích cực để thu hút các nhà đầu tư đến Việt Nam. Tuy nhiên, tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế lại phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Dự a trên kết quả thu được, các tác giả cho rằng để nâng cao năng lực thu hút FDI, Chính phủ cùng với các Bộ, ngành có liên quan cần tiếp tục theo đuổi chính sách đổi mới, cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo môi trường đầu tư lành mạnh nh ằm tạo sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư Việt Nam trước làn sóng cạnh tranh thu hút FDI của các quốc gia thời hậu khủng hoảng.

Đỗ Đức Bình (2010) thông qua việc phân tích thực trạng FDI của Việt Nam trong 3 năm (2007 - 2009), đã đưa ra những đề xuất nhằm t ái cơ cấu ĐTNN tại Việt Nam trong những năm tới. Theo tác giả, cơ cấu FDI tại Việt Nam phải phù hợp với sự phát triển nhằm hạn chế các ngành khai thác tài nguyên, đặc biệt là những loại tài nguyên không thể tái tạo được; cần hướng mạnh FDI vào lĩnh vực nôn g nghiệp; thu hút FDI phải gắn với hiệu quả FDI, gắn với bảo vệ môi trường; tái cơ cấu FDI phải gắn với yêu cầu nâng cao mức độ tham gia và hiệu quả tham gia của Việt Nam vào mạng lưới sản xuất, phân phối và giá trị toàn cầu; tái cơ cấu FDI phải gắn với việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

Các nghiên cứu trong nước viết về FDI và tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế rất nhiều, song hầu hết đánh giá FDI có tác động tích cực, số khác lại cho rằng, FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xã hội, môi trường, nhưng phải có điều kiện. Chúng tôi chưa tiếp xúc được công trình nào ở Việt Nam khẳng định, FDI không có tác động tích cực nào đến tăng trưởng kinh tế. Phần lớn các công trình nghiên cứu ở nước ta đều khẳng định mặ t tích cực của FDI đến tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, song cũng nêu mặt trái của FDI tác động tiêu cực đến nền kinh tế, nhưng đều lý giải là do yếu kém trong quản lý của Nhà nước, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương, chứ không cho là do bản chất của FDI gây ra.


- Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển khoa học và công nghệ

Nguyễn Trọng Xuân, Nguyễn Xuân Thắng (2001) phân tích FDI vào ngành điện

tử tin học, viễn thông Việt Nam giai đoạn 1995 - 1999 và cho rằng tuy chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp so với toàn bộ FDI vào Việt Nam, nhưng đây lại là những lĩnh vực mà Việt Nam có tiến độ thực hiện nhanh và sớm phát huy hiệu quả, thực hiện tốt mục tiêu "thu hút công nghệ mới, tiên tiến..." của các dự án FDI. Công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp FDI thuộc ngành công nghiệp điện tử, tin học phổ biến là công nghệ tiên tiến. Chính điều này đã tạo ra tiền đề cần thiết cho việc thực hiện CNH, HĐH của Việt Nam trong những năm qua. Tuy nhiên, bài viết cũng cho rằng FDI vào ngành công nghiệp điện tử, tin học chỉ có thể tăng lên khi bản thân lĩnh vực này có được một tiềm năng hay trình độ phát triển nhất định để tạo ra những tiền đề, cơ sở đảm bảo cho sự phát triển có hiệu quả.

Nguyễn Khắc Minh và Nguyễn Việt Hùng (2008) sử dụng cơ sở số liệu hỗn hợp của ngành chế tác Việt Nam trong thời kỳ 2000 - 2005 với mẫu quan sát là 31.509 doanh nghiệp và sử dụng cách tiếp cận bán tham số để xem xét ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng năng suất của ngành chế tác Việt Nam. Kết quả ước lượng ch o thấy những thay đổi trong yếu tố đầu vào cũng như phần chia vốn của các công ty FDI có ảnh hưởng tích cực đến các doanh nghiệp nội địa và phần chia vốn của các doanh nghiệp này có quan hcùng chiều với tốc độ tăng trưởng sản lượng, điều đó có nghĩa là m ức độ cạnh tranh trong ngành chế tác Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng, nếu vốn FDI ở các doanh nghiệp FDI tăng. Đây chính là thách thức cho các doanh nghiệp nội địa ngành chế tác Việt Nam.

Lê Quốc Hội (2008) sử dụng mô hình phân tích định lượng của Blomstrom và Sjoholm bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để kiểm định sự lan toả công nghệ từ FDI ở ngành công nghiệp chế biến Việt Nam. Kết quả ước lượng cho thấy sự tham gia của các doanh nghiệp FDI có tác động tích cực, lan toả công nghệ theo chiều dọc tới các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chế biến Việt Nam. Điều này có nghĩa rằng DNTN nào có càng nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp FDI thông qua cung cấp sản phẩm đầu vào hoặc trao đổi lao động thì doanh nghiệp đó thu được lợi ích nhiều hơn từ sự lan toả công nghệ. Tuy nhiên, kết quả ước lượng lại cho thấy không có tác động của lan toả công nghệ theo chiều ngang, mà ngược lại, sự có mặt của doanh nghiệp FDI lại gây tác động tiêu cực tới DNTN trong cùng một ngành. Như vậy, có sự lan toả công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và DNTN ở các ngành công nghiệp chế biến Việt Nam thông qua kênh kết hợp và liên kết sản xuất giữa hai doanh


nghiệp này. Và, mức độ của sự lan toả công nghệ còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ công nghệ của các DNTN.

Nghiên cứu của Nguyễn Quang Hồng (2009) cho rằng đóng góp lớn nhất của

FDI đối với các quốc gia đang phát triển, bởi công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại không chỉ nằm lại trong các doanh nghiệp FDI mà còn có tác động lan toả sang các doanh nghiệp nội địa thông qua chu yển giao công nghệ, thông qua quá trình di chuyển lao động giữa hai khu vực, quá trình cạnh tranh, học hỏi và đặc biệt là thông qua quá trình liên kết sản xuất công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam những năm qua, mối liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội địa thông qua các kênh kể trên chưa được như mong đợi.

Ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam trong hơn 10 năm qua, mặc dầu đã đạt được một số thành tựu tích cực, song nhìn chung vẫn chưa được như mong muốn, hầu hết các ngành có phát triển công nghiệp phụ trợ thì tỷ lệ nội địa hoá cứng ở mức thấp, ngoại trừ ngành lắp ráp xe máy (cung cấp khoảng 70% nhu cầu phụ tùng cho các doanh nghiệp lắp ráp).

- Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI

Hiện tượng chuyển giá hiện đang diễn ra khá phổ biến trong bối cảnh cuộc cạnh

tranh trong kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt. Vấn đề chuyển giá cũng đang là nội dung thu hút nhiều sự quan tâm của dư l uận, của các chuyên gia kinh tế ...

Các bài viết tiêu biểu cho vấn đề này có thể kể đến như: Nguyễn Văn Phụng, Chống chuyển giá: Thực trạng và những vấn đề đặt ra; Đặng Thị Hàn Ni, Ththuật chuyển giá của một số doanh nghiệp FDI tại TP.Hồ Chí Minh; Nguyễn Việt Hòa, Một số điểm cần bàn về chống chuyển giá; Dương Thị Nhi, Chống chuyển giá: Bài toán khó giải; Lê Xuân Trường, Chống chuyển giá ở Việt Nam: Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và các điều kiện thực hiện; Phạm Tiến Đạt, Giải pháp chống chuyển giá trong doanh nghiệp FDI; Nguyễn Trọng Thoan, Kinh nghiệm chống chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI của Cục Thuế Lâm Đồng;... Tạp chí Tài chính, số tháng 5/2011. Vũ Đình Ánh (2012), Chống chuyển giá và một số vấn đề tài chính liên quan đến FDI, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (517); Nguyễn Đình Tài (2013), Chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (541).

Có thể nói, hầu hết các bài viết trên đây đều cho rằng h ành vi chuyển giá trong

các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng là do xuất phát từ động cơ tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp; quyền tự do quyết định giá trong các giao dịch của các doanh nghiệp; sự khác biệt về môi trường đầu tư, kinh doanh; sự khác biệt về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2022