Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam - 14


chủ động nắm bắt cơ hội tham gia vào các dự án đầu tư mới hoặc mua lại cổ phần của các doanh nghiệp trong nước. Trên cơ sở kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc định hướng phát triển hình thức đầu tư này, qua tìm hiểu nguyện vọng của một số Công ty, trong đó Công ty Matsushita (Nhật Bản), tôi kiến nghị Chính phủ xem xét cho phép các Công ty xuyên quốc gia đáp ứng một trong hai điều kiện dưới đây được thành lập Công ty quản lý (holding company) tại Việt Nam.

- Công ty đã đầu tư vào ít nhất 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng vốn thực góp vào các doanh nghiệp này ít nhất là 30 triệu USD.

- Công ty có tổng giá trị tài sản theo báo cáo kiểm toán năm gần nhất không dưới 400 triệu USD, đồng thời, có ít nhất 3 dự án đầu tư đã được Nhà nước Việt Nam chấp nhận về chủ trương đầu tư.

Holding company thực hiện các chức năng tiếp thị, bán hàng, dịch vụ liên quan đến sản phẩm của các Công ty con sản xuất tại Việt Nam, sản phẩm nhập khẩu được sản xuất từ các Công ty con ở nước ngoài; xuất khẩu các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam; đầu tư vào các Công ty sắp thành lập tại Việt Nam và cung cấp dịch vụ quản lý chung (đào tạo, tư vấn…) cho các Công ty con tại Việt Nam. Các Công ty con hạch toán kinh doanh độc lập với Công ty mẹ (holding company).

Đối với hình thức thành lập chi nhánh Công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Luật Thương mại đã cho phép thương nhân nước ngoài có đủ điều kiện được thành lập chi nhánh thương mại theo mục đích phạm vi và thời hạn quy định trong giấy phép như mua bán hàng hoá, đại diện cho thương nhân, gia công hàng hoá, giám định hàng hoá, đại lý, quảng cáo, giao nhận hàng hoá…

Để mở rộng kênh thu hút vốn FDI của TNcs, Việt Nam cần bổ sung quy định cho phép các Công ty nước ngoài được thành lập chi nhánh sản


xuất tại Việt Nam, theo thủ tục đăng ký cấp giấy phép. Trước mắt, cho phép thành lập các chi nhánh sản xuất hàng xuất khẩu (đảm bảo tỷ lệ xuất khẩu trên 80% sản phẩm), với điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ và các khoản lỗ của chi nhánh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.


KẾT LUẬN

Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam - 14


Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các TNCs đang và sẽ còn là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế các nướcđang phát triển nói riêng, đặc biệt là Việt Nam.

FDI không tự chảy vào bất cứ quốc gia nào mà cần phải có sự thống nhất về lợi ích giữa nhà đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Hiệu quả sử dụng vốn FDI không chỉ phụ thuộc vào ý đồ của nhà đầu tư, mà còn phụ thuộc chủ yếu vào cách thức thu hút, quản lý và sử dụng nó của nước tiếp nhận đầu tư.

Nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn so với các nước khu vực đang đặt Việt Nam trước những thách thức to lớn, đòi hỏi phải huy động một cách hiệu quả mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện được các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trước yêu cầu đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam bắt buộc và cần phải mở


cửa thu hút FDI của TNCs thông qua các hình thức đầu tư khác nhau đã tồn tại và phổ biến trên thế giới.

Trong bối cảnh hiện nay, khi hiệp định tránh đánh thuế trùng song hành cùng hiệp định bảo hộ đầu tư song phương và đa phương được ký kết ngày càng nhiều giữa các nước, thì các cơ chế ưu đãi về tài chính không còn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bằng việc mở rộng và phát triển các hình thức đầu tư mới nhằm tạo cho họ thêm khả năng lựa chọn cách thức đầu tư tối ưu.

FDI của TNCs tác động có tính hai mặt đối với các lĩnh vực của nền kinh tế thế giới, trong đó đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Các mức độ ảnh hưởng tốt hoặc xấu không chỉ phụ thuộc vào TNCs mà còn phụ thuộc rất quan trọng vào điều kiện hoạt động và chính sách công nghiệp hoá của nước chủ nhà. Vì vậy, cần phải xem xét những tác động này trong điều kiện cụ thể của từng nước và đánh giá tác động của FDI của TNCs một cách toàn diện trên tất cả các mặt và có tính lâu dài.

FDI của TNCs tác động thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất quốc tế thông qua tham gia sâu rộng và phân công lao động quốc tế, thúc đẩy thương mại quốc tế, thúc đẩy đầu tư nước ngoài, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực... Đặc biệt tác động của TNCs đối với Công nghiệp hoá của các nước Đang phát triển. Đối với Việt Nam, FDI của TNCs thời gian qua đã mang lại cho nền kinh tế như : vốn, khoa học công nghệ, tri thức quản lý tiên tiến hiện đại, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại và hợp lý, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, đẩy nhanh CNH, HĐH ở Việt Nam..... Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý những tác động tiêu cực của FDI của TNCs đối với nền kinh tế Việt Nam.


Từ những cơ hội và thách thức mà tác giả đã luận giải ở trên, luận văn đã đề ra một số giải pháp để thu hút và sử dụng có hiệu quả FDI của TNCs vào Việt Nam thông qua các hình thức đầu tư cụ thể. Hoạt động này đòi hỏi sự nỗ lực chung của toàn xã hội, các ban ngành ở các cấp Trung ương và địa phương, các doanh nghiệp.... và ở đây vai trò của nhà nước là hết sức quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, các hoạt động xúc tiến đầu tư, công tác quản lý hoạt động đầu tư....


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. BCHTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Lần thứ 9 (khoá IX), Hà Nội

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Báo cáo khung định hướng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010, Hà Nội.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2002), Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2002 và những giải pháp chính năm 2003, Tài liệu báo cáo tại Hội nghị ngành Kế hoạch và Đầu tư, họp tại Hà Nội từ ngày 20 - 30/12/2002.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Báo cáo so sánh pháp luật về đầu tư nước ngoài ở một số nước, Hà Nội.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2000), Các văn bản hướng dẫn hoạt độngđầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.


6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Luật Đầu tư nước ngoài tai Việt Namvà nghị định của Chính Phủ hướng dẫn thi hành năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2002), Số liệu thống kê lao động và việc làm ở Việt Nam, Công ty in Lao động - Xã hội, tr.257.

8. Vũ Quốc Bình (5/2001), “Về lãi lỗ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo.

9. Vũ Xuân Bình (6/2002), “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài - Nguồn tiềm năng quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục lý luận.

10. Công nghiệp hoá và tăng chiến lược tăng trưởng dựa trên xuất khẩu

(1997), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nôị.

11. Mai Ngọc Cường (2000), Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đề tài KHXH. 06. 05 (1998), Số liệu thống kê về các công ty xuyên quốc gia, Hà Nội.

13. Giáo trình Kinh tế chính trị học (1999), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (2002), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nôị.

15. Lưu Tiền Hải (2003), “Tạo bước đột phá trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài”, Thời báo Kinh tế Việt Nam.

16. Học viện Quan hệ quôc tế (1996), Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. “Hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài - Thành tựu và kinh nghiệm”,

Tạp chí Thông tin tài chính, (5/2002).

18. Trần Lãm (1994), “Đầu tư nước ngoài tại các nước ASEAN”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (12).


19. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, NXB Tiến bộ, Matxcơva.

20. Mai Đức Lộc (1994), Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển kinh tế Việt Nam, luận án Phó tiến sĩ Kinh tế chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

21. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1987), NXB. Thống kê, Hà Nội.

22. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1990), NXB. Thống kê, Hà Nội.

23. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1996), NXB. Thống kê, Hà Nội.

24. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (2000), NXB. Thống kê, Hà Nội.

25. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Bổ sung và sửa đổi) (2000), NXB Thống kê, Hà Nội.

26. Nghị quyết của Chính phủ số 09/2001/NQ - CP ngày 28 tháng 8 năm 2001 về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001 - 2005.

27. Paul A.Samuelson và William D.Nordhaus (1997), Kinh tế học, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Vũ Trường Sơn (1997), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Thân - Chu Văn Cấp (1996), Những giải pháp chính trị, kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Phạm Hồng Tiến (4/2001), “Đầu tư nước ngoài trên thế giới tiếp tục gia tăng”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (275).

31. Tổng cục Thống kê (1997), Niên giám thống kê 1996, NXB Thống kê, Hà Nội.

32. Tổng cục Thống kê (1998), Phương pháp biên soạn Hệ thống Tài khoản quốc gia ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

33. Tổng cục Thống kê (2002), Niên giám thống kê 2001, NXB Thống kê, Hà Nội.


34. Khánh Thuỷ (10/2002), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Lượng hay chất”,

Báo Khoa học đời sống, (65).

35. Lê Xuân Trinh (1998), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển khu công nghiệp”, Tạp chí Cộng sản, (1).

36. Viên nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương(1998), Nghiên cứu so sánh Luật công ty ở một số nước Đông Nam Á điển hình, Hà Nội.

37. Viện nghiên cứu tài chính (12/1999), Cải cách kinh tế, tài chính Việt Nam và Trung Quốc: Thành tựu và triển vọng, NXB Tài chính, Hà Nội.

38. Nguyễn Trọng Xuân (4/2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, 1998-1999”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, (2).

39. Nguyễn Trọng Xuân (4/2000), “Đầu tư trực tiếp nước ngoại với công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (268).


Phụ lục


Phụ lục số 1. Kinh nghiệm quốc tế trong việc thu hút FDI của TNCs nhằm điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế của các nước

1. Trung Quốc:

- Từ năm 1978, Trung Quốc đã tích cực huy động FDI và tìm kiếm công nghệ để thúc đẩy quá trình hiện đại hoá và tăng nhanh năng lực xuất khẩu, chủ yếu mở cửa ngành công nghiệp nhẹ và dệt cho các nhà đầu tư nước ngoài, từng bước mở rộng phạm vi thị trường cho các nhà dầu tư nước ngoài bao gồm năng lượng, nguyên liệu thô, các ngành cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Khi Trung Quốc gia nhập WTO đã sử dụng vốn FDI để tái cơ cấu kinh tế và nâng cấp ngành công nghiệp của Trung Quốc.

- Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các Công ty xuyên quốc gia đầu tư vào các ngành công nghệ cao và cơ sở hạ tầng, khuyến khích các Công ty này hình thành các trung tâm nghiên cứu và triển khai (R&D) và tham gia vào việc tái cơ cấu và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước.

Một số bài học chính là:

1. Bảo hộ qua mức đối với một số khu vực như ôtô, viễn thông, tài chính, đã ngăn cản việc cải thiện khả năng cạnh tranh của ngành.

2. Thiết các tiêu chí về chính sách ưu đãi dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương trong việc thu hút FDI.

3. Bỏ qua môi trường phần mềm làm cản trở đến việc tham gia của các công ty xuyên quốc gia (TNC).

4. Ít chú ý đến các dịch vụ sau cấp phép ảnh hưởng đến việc duy trì đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

5. Hệ thống điều tiết thiếu minh bạch.

- Để FDI phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp, Trung Quốc đã ban hành và xuất bản những quy định tạm thời về định hướng đầu tư

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí