đó, thuế TNDN có cơ sở tính thuế là thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp, được quy định trong chính sách thuế TNDN của các nước, và có vai trò quan trọng trong các kế hoạch tránh thuế hoặc trốn thuế của các doanh nghiệp FDI trên thế giới. Do đó, luận án tập trung vào phạm vi nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính sách thuế TNDN và dòng FDI vào các quốc gia đang phát triển.
Thời gian: Dữ liệu trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm được tập hợp trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2019.
Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ bộ dữ liệu của các quốc gia đang phát triển theo thống kê hàng năm của Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức The Heritage Foundation, Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNTACD).
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong luận án là các phương pháp ước lượng cho mô hình hồi quy với dữ liệu bảng cân đối.
Để thực hiện mục tiêu xem xét mối quan hệ giữa thuế TNDN và FDI, luận án tiến hành kiểm định nhân quả giữa thuế TNDN và FDI, cụ thể kiểm định nhân quả Granger được kiểm định cho mối quan hệ giữa các biến:
(i) Mối quan hệ giữa số thu thuế TNDN và dòng FDI vào các quốc gia đang phát triển.
(ii) Mối quan hệ giữa cơ sở thuế TNDN và dòng FDI từ thiên đường thuế vào các quốc gia đang phát triển.
Các kiểm định được thực hiện thông qua áp dụng các kiểm định đồng nhất về sự phụ thuộc giữa các quốc gia, tính dừng, đồng liên kết, và kiểm định mối quan hệ nhân quả.
Để đạt được mục tiêu đánh giá tác động của chính sách thuế TNDN đến dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển, luận án thực hiện hồi quy mô hình gồm biến phụ thuộc là dòng vốn FDI, biến độc lập thuế thu nhập DN gồm thuế TNDN (thuế suất luật định và thuế suất hiệu quả), số thu thuế TNDN, và các biến kiểm soát: GDP, dân số, lao động, chỉ số quyền tài sản, chỉ số minh bạch, lạm phát… Thông qua kết quả hệ số hồi quy và dấu của các hệ số, mô hình nghiên cứu sẽ giúp kết luận về tác động đến FDI. Bên cạnh đó, để tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ phi tuyến giữa thuế
Có thể bạn quan tâm!
- Thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển - 1
- Thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển - 2
- Thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển - 4
- Yếu Tố Điều Kiện “Đẩy – Kéo” Của Fdi
- Khung Lý Thuyết Về Thuế Và Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
suất TNDN và FDI, nghiên cứu sẽ thêm vào mô hình tuyến tính biến bình phương của thuế suất thuế TNDN dựa trên đề xuất về mối quan hệ hình chữ U ngược của Wooldridge (2012).
Với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của FDI đến xói mòn thuế, tác giả sử dụng mô hình tác động của dòng FDI từ thiên đường thuế vào các quốc gia đang phát triển đến cơ sở thuế TNDN (cũng là lợi nhuận của FDI).
Để xác định dấu và độ lớn của các hệ số hồi, phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong luận án là các phương pháp ước lượng cho mô hình hồi quy với dữ liệu bảng cân đối. Trước hết, luận án áp dụng phương pháp ước lượng FEM và REM khảo sát sự tác động của các yếu tố khác biệt giữa các quốc gia nhưng chưa đưa vào mô hình là tác động cố định hay tác động ngẫu nhiên thông qua kiểm định Hausman. Nếu kết quả kiểm định cho thấy hiệu ứng cố định giải thích tốt hơn cho mô hình thực nghiệm thì nghiên cứu này sử dụng mô hình hiệu ứng cố định (FEM) để ước lượng độ lớn hệ số các biến giải thích trong mô hình và ngược lại. Ngoài ra, Moulton (1986) và Moulton (1990) cho rằng khi sử dụng dữ liệu bảng để phân tích giữa các quốc gia có thể gặp phải sự hiện diện của hiệu ứng nhóm dẫn tới vấn đề sai số trong các kết luận thống kê. Vì vậy, sau khi ước lượng mô hình bằng phương pháp FEM hoặc REM, luận án sẽ tiến hành các bước kiểm định nhằm chuẩn đoán xem mô hình có bị vi phạm các giả định về phương sai không đổi và tự tương quan hay không. Nếu có, luận án sẽ tiếp tục sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (generalized least square) để xử lý hiện tượng tự tương quan của các quan sát trong phạm vi quốc gia và phương sai thay đổi giữa các quốc gia.
Mô hình có thể xảy ra hiện tượng nội sinh do mối quan hệ tương hỗ giữa biến độc lập và các biến phụ thuộc. Điều này dẫn đến vấn đề đồng thời làm cho các ước lượng truyền thống bị chệch. Ước lượng GMM là kỹ thuật ước lượng dựa vào biến công cụ và có nhiều ưu điểm so với các ước lượng truyền thống (2SLS). Ước lượng truyền thống sẽ không chính xác khi có sự hiện diện của phương sai thay đổi. Ước lượng GMM sử dụng các điều kiện moment cho phép tạo ra các ước lượng chính xác ngay cả khi có sự xuất hiện của sự không nhất quán của các đơn vị chéo (Hansen, 2000; Hayashi, 2000). Để kiểm tra tính vững của ước lượng, nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM sai phân
được phát triển cho mô hình bảng động tuyến tính (Arellano & Bond, 1991; Arellano & Bover, 1995; Holtz-Eakin & ctg, 1988).
1.5 Đóng góp mới của luận án
Luận án “Thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển” hướng đến kết quả nghiên cứu: Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa thuế TNDN và FDI tại các quốc gia đang phát triển. Qua đó cho thấy, thuế TNDN là yếu tố thu hút FDI do tác động ngược chiều của thuế suất thuế TNDN đến FDI. Điều này đã khiến các quốc gia đang phát triển theo đuổi cuộc đua “cạnh tranh về đáy” thuế suất thuế TNDN trong thời gian dài. Tuy nhiên, luận án đã chứng minh mối quan hệ phi tuyến giữa thuế suất thuế TNDN luật định và FDI. Ngoài ra, luận án cũng cho thấy tỷ trọng số thu thuế TNDN tác động cùng chiều đến FDI trong giai đoạn nghiên cứu. Do đó, kết quả của luận án có ý nghĩa quan trọng trong hàm ý chính sách cho các quốc gia đang phát triển không nên tiếp tục cạnh tranh hạ thấp thuế suất thuế TNDN, vốn gây nhiều tổn thất thuế cho ngân sách các nước, và vẫn có thể mở rộng cơ sở thuế TNDN để đảm bảo nguôn thu NSNN. Ở khía cạnh ngược lại, ảnh hưởng của FDI đến xói mòn thuế TNDN, cũng được luận án phân tích qua vai trò FDI đến từ các thiên đường thuế là nguyên nhân gây nên việc dịch chuyển lợi nhuận FDI và làm xói mòn cơ sở thuế TNDN (BEPS). Bên cạnh đó, luận án cũng ước lượng số thuế TNDN bị tổn thất tại các quốc gia đang phát triển do BEPS gây ra. Điều này góp phần hàm ý chính sách cho các quốc gia đang phát triển về việc cần thiết chọn lọc nguồn gốc của dòng FDI vào các quốc gia này, cũng như đẩy mạnh hợp tác quốc tế về thuế để khắc phục hiện tượng BEPS, tránh thất thu thuế TNDN trong quá trình thu hút FDI.
Theo nhận định của tác giả, so với các nghiên cứu trước cùng chủ đề mà tác giả đã tham khảo, luận án có những đóng góp mới như sau:
Luận án chứng minh mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển bằng phân tích lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm. Trong khi các nghiên cứu khác, chỉ tập trung phân tích một chiều tác động của thuế TNDN đến FDI, hoặc ảnh hưởng của FDI đến thuế TNDN trong cùng một mẫu nghiên cứu. Theo lược khảo của tác giả, giai đoạn đầu thu hút FDI mạnh mẽ (trước khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2008) các tác giả phần lớn chỉ tập trung đánh giá tác động của thuế TNDN đến FDI, và giai đoạn sau khi quá trình thu hút FDI bảo hòa (năm
2000 đến nay) bắt đầu xuất hiện các nghiên cứu về ảnh hưởng của FDI đến xói mòn thuế TNDN. Việc phân tích đồng thời mối quan hệ hai chiều giữa thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài của luận án trong cùng một mẫu nghiên cứu và trong cũng một giai đoạn, sẽ cho kết quả và nhận định ý nghĩa hơn về mối quan hệ này.
Luận án đánh giá tác động của thuế TNDN đến FDI đã sử dụng đồng thời các biến đại diện về thuế suất thuế TNDN (gồm thuế suất luật định và thuế suất hiệu quả), và tỷ trọng số thu thuế TNDN, trong khi nhiều nghiên cứu khác chỉ sử dụng một trong các biến này để đại diện cho thuế TNDN. Điều này cho thấy, kết quả đánh giá tác động của thuế TNDN đến FDI của luận án mang tính tổng quát và đầy đủ hơn so với các nghiên cứu khác.
Theo lược khảo của tác giả, trong giai đoạn nghiên cứu, cũng rất ít tác giả đề cập đến mối quan hệ phi tuyến giữa thuế suất thuế TNDN và FDI tại các quốc gia đang phát triển do chủ trương cuộc đua “cạnh tranh về đáy” của thuế suất luật định tại các nước. Việc phát hiện giá trị của điểm ngưỡng (điểm chuyển) từ tác động dương sang tác động âm của thuế suất luật định đến FDI của luận án, là sự khác biệt với nhiều nghiên cứu trong cùng giai đoạn nghiên cứu, cũng như có ý nghĩa thực tiễn về hàm ý chính sách thuế trong thu hút FDI.
Luận án đã đo lường tổn thất thuế TNDN tại các quốc gia đang phát triển do hiện tượng BEPS gây ra, về phương pháp tuy có sự tương đồng với một vài nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu thu thập của luận án là không trùng lắp với các nghiên cứu đã có, do đó cho kết quả đo lường với giá trị khác nhau.
Hơn nữa, giai đoạn nghiên cứu trọn sau khủng hoảng của luận án có sự tương đồng về không gian với các báo cáo của các tổ chức kinh tế (như Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu do Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF 2019, báo cáo Đẩu tư thế giới của UNCTAD 2020…), nhằm đánh giá tình hình kinh tế, tình hình đầu tư thế giới sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Trên cơ sở đó, thông qua phương pháp nghiên cứu thích hợp và có độ tin cậy xác đáng dựa trên các thuộc tính của bộ dữ liệu nghiên cứu được trích xuất từ các tổ chức uy tín trên thế giới như World Bank và IMF, các phát hiện từ việc phân tích và nghiên cứu thực nghiệm của đề tài sẽ đưa ra các gợi ý chính sách phù hợp hơn.
1.6 Kết cấu của luận án
Luận án có kết cấu như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Gồm các nội dung: (1) Đặt vấn đề nghiên cứu; (2) Mục tiêu nghiên cứu: (3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; (4) Phương pháp nghiên cứu; (5) Kết quả và đóng góp mới của luận án; (6) Kết cấu của luận án.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết về thuế, đầu tư trực tiếp nước ngoài và các công trình nghiên cứu liên quan đề tài
Chương 2 trình bày khung lý thuyết khái quát về FDI, thuế TNDN và mối quan hệ giữa thuế TNDN và FDI. Từ đó, luận án xây dựng khung phân tích về mối quan hệ giữa thuế TNDN và FDI. Đây sẽ là nền tảng để luận án thực hiện các mục tiêu kiểm định thực nghiệm, đánh giá mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa thuế TNDN và FDI tại các quốc gia đang phát triển ở các chương tiếp theo.
Chương 2 cũng tổng hợp một cách có hệ thống các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa thuế và FDI, gồm các nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách thuế TNDN đến FDI, và ảnh hưởng của FDI đến sự xói mòn cơ sở thuế TNDN. Vì vậy, nội dung chương 2 là nền tảng quan trọng để tác giả thực hiện các nội dung tiếp theo khi xây dựng giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn các biến trong mô hình nghiên cứu... trong các chương tiếp theo.
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 xây dựng mô hình nghiên cứu tác động của thuế TNDN đến dòng vốn FDI vào các quốc gia đang phát triển, đồng thời với mô hình xem xét ảnh hưởng của FDI từ thiên đường thuế đến cơ sở thuế TNDN. Chương này đặt các giả thuyết nghiên cứu ban đầu và mô tả các biến dữ liệu nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu, cũng như trình bày một cách chi tiết các phương pháp ước lượng và kiểm định dành cho dữ liệu bảng gồm 32 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2009 -2019.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 4 có nội dung trình bày thực trạng chung về FDI, chính sách thuế TNDN đối với FDI, và hiện tượng BEPS tại các quốc gia đang phát triển. Sau đó, chương 4 trình bày kết quả thực nghiệm của các mục tiêu nghiên cứu về mối quan hệ giữa thuế và FDI tại các quốc gia đang phát triển giai đoạn 2009 -2019. Trong đó, gồm kết quả về chính sách thuế tác động đến FDI, mối quan hệ phi tuyến của thuế suất luật định và FDI, điểm chuyển (điểm ngưỡng) của thuế suất luật định cho thấy không nên ủng hộ việc
giảm thuế suất về đáy của các quốc gia. Bên cạnh đó, chương 4 phân tích ảnh hưởng của FDI từ thiên đường thuế đến xói mòn cơ sở thuế tại 32 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2009 – 2019.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.
Chương này đã tóm lược lại các kết quả thực nghiệm chính gắn với mục tiêu nghiên cứu của luận án. Từ đó, luận án đưa ra một số các hàm ý về mặt chính sách thuế TNDN nhằm thu hút FDI. Bên cạnh dó, chương 5 cũng nêu ra một số giải pháp hạn chế xói mòn thuế do hiện tượng BEPS đối với các nước đang phát triển, cũng như khuyến nghị về chính sách thuế TNDN và thu hút FDI tại Việt Nam.
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ THUẾ, ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2
Chương này trước hết trình bày khung lý thuyết khái quát về thuế, FDI và mối quan hệ giữa thuế và FDI. Trong đó đề cập đến lý thuyết về thuế, cụ thể là thuế TNDN, khái niệm về FDI, lý thuyết giải thích FDI và các yếu tố nhằm thu hút FDI trong nền kinh tế, và khung lý thuyết về mối quan hệ giữa thuế và FDI như lý thuyết cạnh tranh thuế, lý thuyết tỷ suất lợi nhuận của FDI, lý thuế thuế tối ưu đối với FDI. Bên cạnh đó chương này cũng giới thiệu hiện tượng dịch chuyển lợi nhuận FDI và xói mòn cơ sở thuế (BEPS). Sau đó, trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, tác giả trình bày lược khảo chủ yếu các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa thuế và FDI theo hướng phân tích và tổng hợp các bài viết trước đây và được cấu trúc theo hai nội dung lớn: một là lược khảo nghiên cứu thực nghiệm về tác động của thuế TNDN đến FDI, gồm bằng chứng thực nghiệm về tác động của thuế suất TNDN và số thu thuế TNDN đến FDI và hai là lược khảo các nghiên cứu về hiện tượng dịch chuyển lợi nhuận của FDI gây xói mòn cơ sở thuế TNDN.
2.1 Khung khái niệm
2.1.1 Khái niệm thuế và thuế TNDN
2.1.1.1 Khái niệm thuế
Thuế là một khoản nộp của các tổ chức và cá nhân cho Nhà nước theo luật định nhằm chu cấp các chi phí của Chính phủ, do đó thuế gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. Ban đầu, nhà nước chỉ thu thuế để phục vụ nhu cầu của nhà nước, và là phương pháp hữu hiệu để tác động tới đời sống kinh tế xã hội mà chưa có sự quan tâm tới việc thực hiện phục vụ đời sống nhân dân. Theo Jèze (1921) trong cuốn “Tài chính công” cho rằng: “Thuế là 1 khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp cho công dân đóng góp cho nhà nước trông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi phí của nhà nước.
Sau đó, Charles E. McLure, Jr. (1970) trong tác phẩm “ Taxasion” cho rằng thuế là một khoản tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các
khoản chi tiêu công khác nhau. Vì vậy, thuế là một phần của lý thuyết kinh tế tập trung vào nhu cầu 'tối ưu hóa' hệ thống thông qua cân bằng giữa hiệu quả và công bằng, gồm các tác động của thuế đến sản xuất và tiêu dùng cũng như phân phối, tái phân phối và phúc lợi. Do đó, trên góc độ phân phối thu nhập, thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành lên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước (Quỹ ngân sách nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”. Khi một sắc thuế được ấn định, thu nhập được chuyển dịch từ dân chúng về phía chính phủ mà không có bất kỳ sự đối giá trực tiếp. Về mặt lý thuyết, các công dân có thể nhận được một số lợi ích nào đó từ phía chính phủ đối với tiền thuế họ đã nộp.
Tiêu chí xây dựng hệ thống thuế
Dựa trên quan điểm của Adam Smith (1776), các tiêu chí xây dựng hệ thống thuế bao gồm:
Tính công bằng: tính công bằng của thuế phải dựa trên nguyên tắc công bằng ngang và nguyên tắc công bằng dọc. Hệ thống thuế được coi là công bằng theo chiều ngang nếu các cá nhân có điều kiện về mọi mặt là như nhau thì được đối xử ngang nhau trong thực hiện nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên thì tiêu chí này chỉ mang tính định hướng vì rất khó cụ thể hóa các tiêu thức xác định như thế nào là có điều kiện khác nhau. Hệ thống thuế có tính công bằng theo chiều dọc nếu người có khả năng nộp thuế nhiều hơn thì phải nộp thuế cao hơn người khác. Một hệ thống có tính công bằng dọc sẽ được hiểu là một hệ thống thuế lũy tiến so với thu nhập nhằm hạn chế bớt khoảng cách giàu nghèo và đảm bảo tính công bằng xã hội.
Tính hiệu quả kinh tế: hệ thống thuế được xem là hiệu quả khi nó phải được xét trên hai mặt sau: Hiệu quả can thiệp đối với nền kinh tế là lớn nhất và hiệu quả tổ chức thu thuế là lớn nhất. Hệ thống thuế phải đảm bảo hiệu quả can thiệp đối với nền kinh tế là lớn nhất, nhằm giảm tối thiểu những tác động tiêu cực của thuế trong phân bổ nguồn lực kinh tế đã đạt được hiệu quả dưới tác động thị trường. Tăng cường vai trò của thuế đối với việc phân bố nguồn lực chưa đạt hiệu quả. Trên thực tế khi thu thuế bao giờ cũng phát sinh chi phí trực tiếp của cơ quan thuế (chi phí để thu thuế) và chi phí gián tiếp (chi phí tuân thủ của đối tượng nộp thuế). Thuế được thu nhiều nhất trên cơ sở chi phí hành chính thuế là thấp nhất.