Công Tác Đầu Tư Hạ Tầng Trực Tiếp Cho Ngành Du Lịch


tổng số vốn là: 4.055,324 tỷ đồng. Thực hiện năm 2008 so với năm 2007 là 142% [34].

Du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển khá, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương. Trong quá trình hội nhập với quốc tế và khu vực, du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Ninh Bình đang có những cơ hội và thách thức mới. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tế, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 2060/QĐ-UBND ngày 21/9/2005 ngày 21/09/2005 về việc chỉ định đơn vị tư vấn lập dự án “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2015”.

Thực hiện Thông báo số 192-TB/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục triển khai Nghị quyết số 03-NQ/TƯ của Ban thường vụ Tỉnh ủy (khóa

XIV) về việc phát triển du lịch đến năm 2010, UBND tỉnh đã phê duyệt các đề án như: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2006 - 2015 và tầm nhìn 2020; Quy hoạch điều chỉnh bổ sung khu du lịch Tam Cốc - Bích Động thời kỳ 2006 - 2010 và định hướng 2020; quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái Vân Long huyện Gia Viễn, điều chỉnh quy hoạch tổng thể khu du lịch Tràng An, quy hoạch chi tiết 4 khu chức năng thuộc khu du lịch Tràng An. Các bản quy hoạch của từng vùng du lịch được công bố công khai để từng người dân được biết, từ đó họ ý thức hơn về làm du lịch, đây cũng là điều kiện thuận lợi để tiến đến xã hội hóa du lịch.

Đây là bước cụ thể hóa các định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình, nhằm xây dựng được hệ thống quan điểm, mục tiêu phát triển ngành du lịch một cách toàn diện về kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường.

2.3.2.3. Công tác đầu tư hạ tầng trực tiếp cho ngành du lịch

Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong những năm gần đây đã được đầu tư xây dựng tương đối hợp lý, hệ thống đường ô tô đi được tới tất cả các xã trong tỉnh, việc đi lại thuận tiện, nhanh chóng. Toàn tỉnh hiện có 2.278,2 km đường bộ và 496 km đường sông với các tuyến quan trọng nối liền thành phố tỉnh lỵ với các huyện lỵ và tỏa đi các xã [68, tr.30]. Các tuyến đường từ tỉnh xuống huyện được nâng cấp rải nhựa ô tô đi đến 100% số xã phường.


Mạng lưới giao thông của Tỉnh phân bố tương đối đồng đều: đường sắt, đường bộ, đường thủy.

Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch chính là tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, khai thác tài nguyên du lịch đồng thời thu hút đầu tư các dịch vụ du lịch như: nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng…

Từ khi xác định vai trò của kinh tế du lịch. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã chú ý đến đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch. Trong những năm gần đây tỉnh đã cho tập trung xây dựng hàng loạt các tuyến đường mới có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển ngành kinh tế du lịch. Từ năm 2000 đến nay, nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chiến lược phát triển du lịch đã được triển khai. Tính đến năm 2006, ngành du lịch Ninh Bình đã đầu tư 421,453 tỷ đồng. Bao gồm các hạng mục như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Tràng An, diện tích quy hoạch là 1961 ha, đây là dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trọng điểm của tỉnh với tổng số vốn là 2.572,243 tỷ đồng, Ngành đã tập trung đầu tư cơ bản song tuyến đường trục chính từ thị xã Ninh Bình đi chùa Bái Đính; khu Tam Cốc - Bích Động tổng mức đầu tư cho tôn tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng là 199,850 tỷ đồng. Dự án đã hoàn thành một số hạng mục công trình chính đưa vào phục vụ khách như: đường, cầu, cống từ cầu Ba Vuông vào bến thuyền Đình Các. Xây dựng xong bến xe Đồng Gừng, sân Đình Các, bến thuyền Cây Đa và nạo vét xong tuyến giao thông đường thủy từ Đình Các đi Tam Cốc - Suối Tiên; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Vân Long tổng số vốn là 37,520 tỷ đồng. Dự án đã đầu tư xong đường, cầu, cống từ đường 477A qua 2 xã Gia Vân và Gia Lập, san nền xong 2 bến xe, nạo vét cơ bản xong 2 tuyến giao thông đường thủy trong khu du lịch sinh thái Vân Long; cơ sở hạ tầng ngành nghề truyền thống các xã Ninh Xuân, Ninh Hải, Ninh Vân, Ninh Thắng; đầu tư mạng lưới thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước về du lịch…

Để phục vụ công tác xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch. Tỉnh đã chấp thuận cho 36 dự án đầu tư cho kinh doanh du lịch với tổng số vốn là: 6.576,756 tỷ đồng. Trong những năm gần đây, đầu tư trong lĩnh vực này tăng lên nhanh chóng cả về số dự án và vốn đầu tư. Năm 2007 có 6 dự án đầu tư được


chấp thuận đầu tư với tổng mức vốn đầu tư là 610,347 tỷ đồng. Riêng năm 2008 có 8 dự án được chấp thuận đầu tư với tổng số vốn là: 4.055,324 tỷ đồng [72].

Bảng 2.4. Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ 2001 - 2006

Đơn vị: Nghìn đồng



Chỉ tiêu

Dự toán được duyệt

Vốn đã giải ngân đến 31/12/2006

Thời gian thực hiện

I. Nguồn ngân sách địa phương

5.283.981

4.335.173


1. Xây dựng trụ sở làm việc Sở Du lịch

5.181.643

4.185.173

2004-2005

2. QH khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình

102.388

50.000

2004

3. Bổ sung QH KDL Tam Cốc - Bích Động


100.000

2005-2006

II. Nguồn ngân sách Trung ương

2.906.887.137

392.439.586


1. Xây dựng CSHT KDL Vân Long

37.520.000

21.300.586

2002-2007

2. Xây dựng CSHT KDL Tràng An

2.572.243.000

247.000.000

2003-2010

3. Xây dựng CSHT KDL Tam Cốc - Bích Động

199.850.000

112.639.000

2001-2006

4. Xây dựng CSHT các làng nghề truyền thống

18.965.000

3.500.000

2002-2006

5. Nạo vét tuyến giao thông thủy Bích Động - Hang Bụt

78.309.137

8.000.000

2005-2006

Tổng số

2.912.171.118

396.774.759

2001-2006

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch 1992 - 2008 - 9

Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình

Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, lượng khách quốc tế ngày càng tăng và khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ nhiều. Nên các khách sạn nhà trọ được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Ngành du lịch Ninh Bình cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà


nghỉ phục vụ khách du lịch. Số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lượng và qui mô và phương thức hoạt động.

Năm 1992 (sau khi tái lập tỉnh), toàn tỉnh chỉ có duy nhất 1 khách sạn Hoa Lư được tách ra từ công ty du lịch Hà Nam Ninh với 33 phòng nghỉ. Năm 1995, toàn tỉnh có 25 đơn vị kinh doanh du lịch với 240 phòng nghỉ. Đến năm 2004, toàn ngành đã có 68 đơn vị kinh doanh du lịch, trong đó có 60 đơn vị kinh doanh lưu trú, trong đó có 6 khách sạn được xếp sao (từ 1 - 2 sao), 24 khách sạn, nhà nghỉ được xếp loại khách sạn, nhà nghỉ tiêu chuẩn. Tính đến 31/12/2004, toàn tỉnh có 815 phòng nghỉ, trong đó có 450 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tổng giá trị tài sản toàn ngành năm 1995 là 4.183 triệu đồng, tăng 131.219 triệu đồng (tăng 31,37 lần). Tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt 74,61%. Đến năm 2008, toàn tỉnh có 103 khách sạn với 1.576 phòng và 2.602 giường. Trong đó có 21 cơ sở lưu trú được công nhận đạt loại hạng từ 1 đến 2 sao, chiếm tỷ lệ 20,3% tổng số lưu trú hiện có, nhưng chưa có khách sạn 3 sao trở lên. Trong năm 2008, có 8 cơ sở lưu trú được xây dựng mới, với tổng số vốn đầu tư là 124 tỷ đồng, trong đó có 1 khách sạn 1 sao và 6 khách sạn 2 sao.Tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách thông thoáng thu hút đầu tư xây dựng khách sạn 3 sao trở lên tại trung tâm thành phố Ninh Bình với diện tích 1 - 2 ha. Những năm qua cơ sở lưu trú đã được chú trọng đến nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ khách thường xuyên được bảo trì bảo đảm chất lượng loại hạng cơ sở lưu trú, một số cơ sở đã được bổ sung thêm những dịch vụ mới phục vụ khách, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Nhìn chung các hạng mục công trình của các dự án đầu tư cơ cở hạ tầng ở các khu du lịch đưa vào phục vụ khách có chất lượng tốt. Các hạng mục công trình đã đầu tư xây dựng theo đúng thiết kế và tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng. Tuy nhiên tiến độ thực hiện và vốn đầu tư còn chậm so với kế hoạch đặt ra.

2.3.2.4. Phát triển các tuyến điểm và loại hình dịch vụ và sản phẩm du lịch

Trong các kỳ Đại hội, Đảng bộ tỉnh luôn nhấn mạnh đến việc phải đa dạng hóa sản phẩm du lịch cả về các loại hình và tuyến điểm du lịch. Tạo ra sản phẩm


du lịch mới, độc đáo gắn liền với nét đặc trưng của tỉnh. Từ những chỉ đạo đó, các loại hình và tuyến điểm du lịch của Ninh Bình phát triển ngày càng phong phú đa dạng cả về chất và lượng.

Nên ngay sau khi tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo xây dựng các cụm, điểm du lịch, trước mắt tập trung xây dựng khách sạn Hoa Lư để đưa vào sử dụng trong năm 1996. Tu bổ, tôn tạo những di tích, danh thắng đang xuống cấp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng, trọng tâm đường giao thông đến các điểm du lịch [60]. Gắn với 4 cụm du lịch, các tuyến du lịch được xác định trong bản quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình năm 1995 đó là:

- Tuyến du lịch thị xã Ninh Bình - Cố đô Hoa Lư.

- Tuyến du lịch thị xã Ninh Bình - Tam Cốc - Bích Động.

- Tuyến du lịch thị xã Ninh Bình - Địch Lộng, Đầm Cút, Kênh Gà

- Tuyến du lịch thị xã Ninh Bình - Cúc Phương - Kỳ Phú - Căn cứ Chiến khu cách mạng Quỳnh Lưu.

- Tuyến du lịch đường sông, Núi Thúy - Cửu Đáy - Hòn Nẹ.

Các tuyến điểm trong bản Quy hoạch năm 1995 chỉ đơn điệu nằm xung quanh thành phố Ninh Bình, thì nay đã hình thành các tuyến du lịch chuyên đề như tuyến du lịch sinh thái, tuyến du lịch văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng, tuyến du lịch lịch sử… và các tuyến du lịch liên tỉnh như: Ninh Bình - Hà Nội, Ninh Bình

- Hải Phòng - Quảng Ninh- Trung Quốc, Ninh Bình - Lào Cai - Sa Pa - Trung Quốc, Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Quảng Ninh, Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An, Ninh Bình - Quảng Bình - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng.

Dựa vào đặc điểm tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện có liên quan có thể xác định loại hình du lịch đặc trưng của tỉnh Ninh Bình là du lịch thăm quan danh lam thắng cảnh; du lịch văn hóa - lịch sử, trong đó có du lịch làng quê; du lịch sinh thái kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu.

Sản phẩm du lịch Ninh Bình đến nay đã từng bước được đa dạng hóa và ngày càng nâng cao chất lượng. Sản phẩm du lịch hang động: Tham quan Tam Cốc, động Địch Lộng, động Tiên, động Hoa Lư… là sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử: như Hoa Lư,


Tam Cốc - Bích Động, Tam Điệp, Phát Diệm, khu núi chùa Bái Đính. Trong những năm gần đây khách du lịch lễ hội - tín ngưỡng phát triển nhanh. Đối tượng chính của loại hình du lịch này là những người lớn tuổi, những người buôn bán kinh doanh đến từ khắp nơi trên cả nước. Sản phẩm du lịch sinh thái kết hợp với du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu: Khu du lịch sinh thái Tràng An, khu bảo tồn ngập nước Vân Long, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng vườn quốc gia Cúc Phương… Sản phẩm du lịch làng quê, làng nghề: ở Văn Lâm đang kết hợp hài hòa giữa làng nghề và du lịch, nồng nhiệt đón chào du khách thập phương. Đến với Văn Lâm, du khách sẽ có một sự hiểu biết cụ thể hơn với những sản phẩm đẹp đẽ mà mình sử dụng. Để du khách đến tham quan, lưu trú dài ngày, làng đã đầu tư các khâu dịch vụ ăn và ở chu đáo, tiện nghi, lịch sự, làm vừa lòng khách du lịch. Mỗi nhà dân là một khu du lịch nhỏ mà du khách có thể lưu lại nghỉ ngơi sinh hoạt cùng với những người thợ nghề. Du khách sẽ khám phá những nét tinh xảo của người thợ, hiểu được những hình ảnh văn hóa đậm nét được truyền tải vào mỗi sản phẩm là tâm hồn, là cuộc sống và con người đất Việt.

Các tuyến điểm và các loại hình du lịch tỉnh Ninh Bình được các doanh nghiệp đầu tư khai thác khá hiệu quả, tạo ra thế mạnh điểm thu hút đối với du khách trong nước và quốc tế.

2.3.2.5. Nguồn lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực

Trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình luôn ý thức được vai trò quyết định cho thành công của mọi hoạt động kinh tế là yếu tố con người (nhất là ngành kinh tế tổng hợp như du lịch), do đó luôn chú trọng đến vấn đề đạo tạo và phát triển nguồn nhân lực. Để nâng cao tay nghề và chuyên môn của nguồn nhân lực du lịch trong tỉnh hàng năm, tỉnh đều tổ chức cho đội ngũ quản lý du lịch di tham quan học tập về các mô hình du lịch thành công ở trong nước và ngoài nước. Đồng thời cũng cử cán bộ đi học tập nâng cao trình độ bằng phương pháp ngắn hạn, tập trung dài hạn, tại chức, từ xa, bồi dưỡng tại chỗ. Số cán bộ có trình độ chuyên môn ngày càng nhiều. bên cạnh đó có các cuộc thi chuyên môn ngành du lịch (lễ tân, đầu bếp, hướng dẫn viên du lịch).


Nguồn nhân lực du lịch được coi là yếu tố quan trọng để thực hiện thắng lợi chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân theo tinh thần Nghị quyết số 03-NQ/TƯ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch. Nên từ năm 2002 đến năm 2008, ngành du lịch đã phối hợp với các cơ sở đào tạo lớn như Khoa du lịch Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân và trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội… tổ chức được 10 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho 564 lao động của các đơn vị quản lý khu, điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch trên địa bàn toàn tỉnh, chiếm 58% tổng số lao động trực tiếp trong ngành. Cho nên trong những năm gần đây có sự tăng trưởng đột biến về lực lượng lao động trong ngành du lịch Ninh Bình. Nếu như năm 1995, du lịch Ninh Bình mới chỉ thu hút 267 lao động thì đến năm 2005 đội ngũ lao động làm du lịch đã tăng gấp 22,5 lần (6000 lao động), trong đó các doanh nghiệp trong ngành thu hút được 650 lao động, còn lại là lao động thuộc các thành phần dịch vụ khác. Nguyên nhân chủ yếu của sự đột biến đó là do chính sách mở cửa, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch.

Một trong những điểm đáng chú ý của du lịch Ninh Bình trong những năm qua, đó là trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động du lịch đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ lao động được đào tạo bước đầu đã được nâng cao. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề, nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ buồng, bàn, bar, lễ tân chiếm tỷ trọng cao 68% tổng số lao động ngành, số lao động ngành, số lao động có trình độ Đại học và Cao đẳng cũng chiếm tỷ trọng 11%…, bước đầu đáp ứng yêu cầu phát triển. Lao động có trình độ ngoại ngữ cũng chiếm tỷ trọng 44% trong tổng số lao động phục vụ trực tiếp tại các doanh nghiệp trong ngành.


Bảng 2.5. Chất lượng nguồn lao động ngành du lịch Ninh Bình giai đoạn 2003 - 2007

Đơn vị tính: người


STT

Chỉ tiêu

2003

2004

2005

2006

2007

1

Lao động trực tiếp làm du lịch

470

621

650

916

960


- Trình độ đại học, cao đẳng

50

70

85

183

196


- Trình độ trung cấp và sơ cấp nghề

195

158

190

322

410


- Trình độ đào tạo khác

195

215

255

220

219


- Có khả năng giao tiếp 1 trong 3

ngoại ngữ Anh, Pháp, Trung


147


180


286


290


315

2

Số lao động gián tiếp làm du lịch

5620

5700

5750

5900

6150

Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình.

Xác định được tầm quan trọng của nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực, Đảng bộ Ninh Bình cùng với Sở Du lịch phối hợp với các đơn vị trong ngành du lịch, các doanh nghiệp du lịch, với Tổng cục Du lịch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ thuật chế biến món ăn phục vụ cho khách du lịch đạo Hồi cho 25 học viên; mở 1 lớp nghiệp vụ du lịch (buồng, bàn, bar, lễ tân, bếp) 7 tháng cho 110 học viên là cán bộ, nhân viên của các đơn vị kinh doanh khách sạn, nhà hàng du lịch hoạt động trên địa bàn.

Năm 2008, Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Ninh Bình đã mở tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho hơn 1000 người. Trong đó sở đã mở 2 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch và 2 lớp đào tạo tiếng Anh, tiếng Pháp giao tiếp du lịch cho trên 100 học viên tại khu du lịch Tam Cốc - Bích Động và khu du lịch sinh thái Vân Long; 10 lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho hơn 900 cán bộ và nhân dân làm du lịch tại xã Gia Sinh (Gia Viễn) và thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải (Hoa Lư). Ngoài ra Sở còn tổ chức nhiều buổi tư vấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các doanh nghiệp, khách sạn, đoàn khách du lịch, công ty lữ hành trong nước và quốc tế. Một trong những đặc điểm của du lịch Ninh Bình là phát triển dựa vào cộng đồng do yếu tố xen ghép và hòa quyện giữa tài nguyên du lịch và cộng đồng dân cư. Với mục đích nâng cao nhận thức của nhân dân địa phương về phát triển du lịch, từ năm 2003

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 26/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí