Các Nghiên Cứu Về Ảnh Hưởng Của Công Nghiệp Hỗ Trợ Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Fdi):

37


môi trường pháp lý tốt với chính sách hỗ trợ hiệu quả; (iv) Phải có kế hoạch hành động cụ thể. (Hoàng Văn Việt, 2012), [22].

2.3.1.3Các nghiên cứu về ảnh hưởng của Công nghiệp hỗ trợ đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):

- Nghiên cứu nước ngoài:

Felicia Omowunmi Olokoyo (2011) đã phân tích vai trò của sản phẩm chi tiết, công nghiệp chế tạo, đồng thời chỉ ra mối quan hệ của sản phẩm chi tiết, công nghiệp chế tạo hỗ trợ cho quá trình sản xuất sản phẩm chính đối với việc thu hút dòng vốn FDI vào một quốc gia. Nghiên cứu cũng chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc thu hút FDI và nhấn mạnh rằng để thu hút dòng vốn FDI một cách hiệu quả các quốc gia cần quan tâm phát triển ngành CNHT và đây được coi là chìa khoá để thu hút thành công vốn FDI. (Felicia Omowunmi Olokoyo, 2011)), [80].

Nghiên cứu của Junichi Mori (2005) cũng chỉ ra rằng, các tác động của FDI đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư có thể là tích cực hoặc tiêu cực, tùy thuộc vào độ lớn của các yếu tố. Nói cách khác, các nước đang phát triển có thể cải thiện phúc lợi quốc gia bằng cách thu hút FDI, nếu ngành CNHT trong nước phát triển, đáp ứng tiêu chuẩn của các nhà máy sản xuất lắp ráp. Vì vậy, điều quan trọng đối với nước đang phát triển là xây dựng ngành ngành CNHT cạnh tranh giúp cho FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tác giả cũng nhấn mạnh, ngoài vai trò như một bộ khuếch đại những tác động tích cực của dòng vốn FDI, các ngành ngành CNHT trong nước đang gia tăng tầm quan trọng, là một yếu tố để thúc đẩy việc thu hút FDI, ngoài những yếu tố quan trọng khác quyết định đến dòng vốn đầu tư như chi phí lao động, quy mô thị trường trong nước, và sự ổn định chính trị... (Junichi Mori, 2005), [116]

- Các nghiên cứu trong nước:

Pham Truong Hoang (2005) cho rằng ngành CNHT trong phát triển kinh tế được xác định như một nhân tố quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI. Khi bảo hộ thuế quan dần dần bị gỡ bỏ thì cạnh tranh quốc tế trở thành một căn cứ chính để các công ty nước ngoài quyết định đầu tư. Các nhà sản xuất nước ngoài quan tâm nhiều đến sự phát triển của các ngành CNHT ở các nước tiếp nhận vốn đầu tư. Trước đây, các chính sách khuyến khích ở nước tiếp nhận vốn đầu tư có hiệu quả lớn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư . Hiện nay, cạnh tranh giữa các nền kinh tế đang phát triển để thu hút FDI đã dẫn đến cuộc đua về các chính sách khuyến khích đầu tư . Kết quả là các chính sách khuyến khích đầu tư

38

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.


đang yếu đi và sự phát triển của ngành CNHT dần trở nên quan trọng. Trong khi đầu tư nước ngoài là sức mạnh sống còn cho phát triển kinh tế ở những nước đang phát triển, thì ngành CNHT trở thành chính sách quan trọng trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. (Pham Truong Hoang, 2005), [104]

Nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 7

Do Manh Hong (2004) nghiên cứu về vai trò của ngành CNHT như chìa khoá nhằm thu hút FDI. Tác giả nhấn mạnh rằng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững thì các nước đang phát triển cần tạo điều kiện thu hút FDI. Tuy nhiên, để có thể thu hút được FDI và sử dụng hiệu quả nguồn FDI thì ngành CNHT phải đi trước một bước, tạo nên cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm đầu vào cần thiết cho các ngành công nghiệp lắp ráp của nước ngoài đầu tư. Ngành CNHT có vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI, bởi bản thân các tập đoàn đa quốc gia giờ đây cũng chỉ giữ lại trong quy trình sản xuất các khâu lắp ráp thay vì tất cả gói gọn trong một công ty hay một nhà máy. (Do Manh Hong, 2004), [76].

Thi Minh Hieu Vuong và Cộng sự (2011) đã tiến hành một cuộc khảo sát trên 1.500 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc. Các tác giả đã sử dụng kỹ thuật IPA (Importance Performance Analysis) để đánh giá mức độ hấp dẫn của Việt Nam. Dựa trên nghiên cứu định tính với 23 thuộc tính quan trọng đã được xác định và được chia thành 3 loại chính, bao gồm: (i) Điều kiện kinh tế của Nhật Bản và sự hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản đến đầu tư nước ngoài (với 3 thuộc tính), (ii) Các chiến lược phát triển của các công ty tham gia (4 thuộc tính); (iii) Môi trường kinh tế vĩ mô và đầu tư của nước tiếp nhận vốn đầu tư (16 thuộc tính). Trong đó, sự phát triển ngành CNHT tại nước tiếp nhận vốn đầu tư được xem xét là 1 thuộc tính ảnh hưởng quan trọng đến sự hấp dẫn FDI. (Thi Minh Hieu Vuong và Cộng sự, 2011), [111].

2.3.2. Các nghiên cứu về chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại

2.3.2.1. Các nghiên cứu về chất lượng tín dụng

Các nghiên cứu nước ngoài


Allen N.Berger và Cộng sự (1990) đã đưa ra những kết luận đến “mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và chất lượng khoản vay cũng như rủi ro ngân hàng”, đây cũng là một nội dung hình thành lên chất lượng tín dụng của một NHTM. Nghiên cứu đã làm rõ luận điểm “rủi ro cũng như những yêu cầu về tài sản thế chấp, theo đó tài sản thế chấp là yêu cầu cơ

39


bản đối với các khoản tín dụng”. Nghiên cứu này giúp tác giả vận dụng những quan điểm về “tài sản thế chấp cũng như mối quan hệ giữa chất lượng khoản vay, rủi ro cho vay với tài sản thế chấp từ đó đánh giá được chất lượng tín dụng dựa trên chất lượng tài sản thế chấp”. (Allen N.Berger và Cộng sự, 1990), [68]

A.Burak Guner (2008), “đánh giá về cơ hội cho vay và chất lượng tín dụng trên cơ sở phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng”. Tác giả đã chỉ ra rằng “các ngân hàng càng đa dạng hóa về sản phẩm trong danh mục tín dụng thì càng phân tán được rủi ro, nghiên cứu cũng nói đến sự chặt chẽ trong các tiêu chuẩn về tín dụng phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài của các khách hàng đi vay tiềm năng của ngân hàng”. Đây là một nghiên cứu điển hình về chất lượng tín dụng nói chung của các NHTM tại các nước phương Tây. (A.Burak Guner, 2008), [69]

Paula Hill và Cộng sự (2010) đề cập đến “sự khác nhau của chất lượng tín dụng tại 129 NHTM được tiếp cận từ các chỉ số xếp hạng tín dụng của các cơ quan xếp hạng tín dụng có uy tín như Standards and Poor (S&P), Moody’s and Fitch”. Việc nghiên cứu các chỉ số xếp hạng tín dụng do các cơ quan xếp hạng tín dụng uy tín sẽ là “nguồn thông tin quan trọng để các ngân hàng đánh giá mức độ tín nhiệm của mình để đưa ra những cải tổ phù hợp để thích ứng với chuẩn mực của thế giới”. Đồng thời, “việc tiếp cận chất lượng tín dụng qua các chỉ số xếp hạng sẽ đánh giá được hiệu quả tổng quan về hoạt động của mỗi ngân hàng”. (Paula Hill và Cộng sự, 2010), [106]

Kolapo, T. Funso và Cộng sự (2012) lại nghiên cứu 5 NHTM lớn tại Nigeria trong giai đoạn 2000-2010 thông qua phân tích mô hình bảng dữ liệu để đánh giá chất lượng tín dụng dựa trên mức độ rủi ro qua các chỉ tiêu ROA, tỷ lệ nợ xấu, nợ mất vốn, dư nợ cho vay, tổng tiền gửi, phân loại cho vay . Dựa trên các chỉ tiêu trên tác giả đã chỉ ra sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng cụ thể: “nếu nợ xấu tăng 100% thì thì ROA sẽ giảm 6,2%, nợ mất vốn tăng 100% thì lợi nhuận giảm 0,65%, tổng dự nợ tăng 100% thì lợi nhuận tăng 9,6%”. Từ đó đưa ra nhận định đối với các ngân hàng tại Nigeria “muốn đạt được hiệu quả kinh doanh cao cần phải tăng cưởng khả năng phân tích tín dụng và quản lý cho vay, và các cơ quan pháp luật cũng cần phải chú ý đến sự tuân thủ của các ngân hàng trong hoạt động của mình”. (Kolapo, T. Funso và Cộng sự, 2012), [85]

40


Zhu Xiaoqian và Cộng sự (2014) đã sử dụng “phương pháp TOPSIS để đánh giá chất lượng tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điều hòa không khí ở Trung Quốc và Nhật Bản”. Dựa trên dữ liệu được thu thập từ 8 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh máy điều hòa không khí (6 doanh nghiệp ở Trung Quốc và 2 doanh nghiệp ở Nhật Bản), nhóm tác giả đã tiến hành 3 cuộc thử nghiệm với 3 hệ thống chỉ số khác nhau để đánh giá chất lượng tín dụng của 8 doanh nghiệp và xác minh tính khả thi và hiệu quả của kỹ thuật Topsis. Kết quả cho thấy “hệ thống chỉ tiêu chất lượng tín dụng được đề xuất là đáng tin cậy và phương pháp TOPSIS là thích hợp cho việc đánh giá chất lượng tín dụng”. Và Bogdan Florin Filip (2015) đã đánh giá về “chất lượng tín dụng của ngân hàng trong khuôn khổ toàn cầu hóa tại Romania và EU trong giai đoạn 2000 – 2012”. Tác giả đã phác thảo khái niệm về chất lượng tín dụng và nợ xấu (NPLs), từ đó phân tích mối quan hệ ngược chiều giữa chất lượng tín dụng và nợ xấu. Kết quả phân tích chỉ ra rằng “nợ xấu ngày càng gia tăng tại Romania từ 3.10% năm 2000 lên 14.33% năm 2011 và tại EU là 3,8% năm 2000 lên 6% năm 2011, đồng thời cũng cho thấy mối tương quan giữa nợ xấu và tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý danh mục cho vay của các ngân hàng”. (Zhu Xiaoqian và Cộng sự, 2014), [119]

Wang Junbo và Cộng sự (2015) nghiên cứu về vai trò của tính thanh khoản và chất lượng tín dụng trong việc xác định mối quan hệ giữa biến động giá của một trái phiếu và tần số giao dịch và quy mô thương mại dựa trên một tập dữ liệu giao dịch lớn từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 10 năm 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy một “mối quan hệ tích cực giữa biến động giá và tần số giao dịch và một mối quan hệ tiêu cực giữa biến động giá và quy mô doanh nghiệp”. Nghiên cứu cũng chỉ ra khi Ngân hàng có tính thanh khoản kém thì sẽ tỷ lệ thuận với rủi ro cao và cả hai chỉ tiêu tính thanh khoản và chất lượng tín dụng trở nên quan trọng hơn trong thời điểm biến động của thị trường trái phiếu của doanh nghiệp. (Wang Junbo và Cộng sự, 2015), [118]

Các nghiên cứu trong nước:


Phạm Thị Bích Lương (2006) khi phân tích về hiệu quả hoạt động của các NHTM Nhà nước Việt Nam đã tiếp cận dưới góc độ coi chất lượng tín dụng như là một nhân tố chính tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Tác giả cho rằng “mục đích chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của tất cả các NHTM đó chính là lợi nhuận, trong đó hiệu quả hoạt động kinh doanh xét về phía ngân hàng được thể hiện qua các chỉ tiêu phân tích

41


như: ROE, ROA, chênh lệch lãi suất, các chỉ tiêu để đánh giá thu nhập, chi phí, khả năng thanh toán”. Từ việc phân tích các chỉ tiêu và nhân tố ảnh hưởng tác giả đã đưa ra những hạn chế như: các ngân hàng chưa có mức độ an toàn vốn cao, quản trị rủi ro còn hạn chế, tăng trưởng tín dụng cao nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng, nhiều ngân hàng còn hoạt động thua lỗ, chi phí ngày một tăng. Nguyên nhân là do năng lực tài chính của các ngân hàng còn thấp vốn tự có không đảm bảo, công tác quản trị điều hành chưa bắt kịp được trong điều kiện mới, việc đầu tư trang bị còn thiếu thốn, tình hình kinh tế khó khăn nhiều doanh nghiệp phá sản không trả được nợ... Tác giả đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam, bao gồm: nâng cao năng lực tài chính, nâng cao công tác quản trị, xử lý nợ, cơ cấu lại hoạt động của ngân hàng theo thông lệ quốc tế, tăng cường công tác quản trị rủi ro,… trong đó nâng cao chất lượng tín dụng được coi như là giải pháp chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM . (Phạm Thị Bích Lương, 2006), [49]

Trần Văn Dự (2010), nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại các Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) khu vực đồng bằng Bắc Bộ”. Thông qua phương pháp khái quát, tổng hợp, phân tích và so sánh, nghiên cứu đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về chất lượng cho tín dụng đối với hộ sản xuất của NHTM trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời, bằng phương pháp định lượng, thống kê và mô tả, tác giả đã tập trung nghiên cứu hoạt động này đối với các chi nhánh Agribank vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Theo đó nghiên cứu tập trung phân tích rõ thực trạng chất lượng cho vay hộ sản xuất và ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất đối với các chi nhánh Agribank khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và đối với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn: ruộng đất manh mún, quy mô nhỏ và phân tán, có đông làng nghề truyền thống, đất chật, người đông. Đề tài cũng nghiên cứu đề xuất giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại các chi nhánh Agribank khu vực đồng bằng Bắc Bộ, chủ yếu là thủ tục cho vay có tài sản đảm bảo tiền vay, lãi suất và thời gian cho vay. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng các phương pháp truyền thống thông qua phân tích các số liệu thứ cấp chứ chưa sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính hiện đại thông qua nguồn số liệu sơ cấp. (Trần Văn Dự, 2010). [58]

Nguyễn Thị Thu Đông (2012). Nghiên cứu “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) trong quá trình hội nhập”. Nghiên

42


cứu được đặt trong bối cảnh “Việt Nam đang trong quá trình đổi mới nền kinh tế và đang thực hiện các chính sách mở cửa đối với lĩnh vực ngân hàng”. Tác giả nghiên cứu “chất lượng tín dụng theo hướng tiếp cận từ phía thẩm định khách hàng vay vốn thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng được áp dụng tại hệ thống Vietcombank và chỉ ra rằng việc phản ánh chất lượng tín dụng qua việc áp dụng hệ thống xếp hạng chấm điểm tín dụng đối với khách hàng để ra quyết định cho vay là một tất yếu của các NHTM trong thời kỳ mở cửa áp dụng theo các thông lệ quốc tế, từ đó đánh giá được thực chất hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua nhiều tiêu chí khác nhau nhằm hạn chế được rủi ro”. Ngoài ra, nghiên cứu đã sử dụng “mô hình định lượng Logistic, mô hình phân lớp nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của khách hàng pháp nhân từ bộ số liệu sơ cấp của 115 khách hàng pháp nhân đã được khảo sát tại Vietcombank – chi nhánh Đà Nẵng”. Nghiên cứu đã chỉ ra “hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện đang áp dụng ở chi nhánh của Vietcombank có một số bất cập như: chưa tính đến yếu tố về độ tin cậy của báo cáo tài chính của khách hàng; các tiêu chí đánh giá chưa phù hợp với tương quan hiện tại giữa các thành phần kinh tế trong điều kiện hội nhập hiện nay; cách đánh giá một số chỉ tiêu trong hệ thống xếp hạng mang tính chủ quan chủ yếu phụ thuộc vào cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng là chính”. Việc ứng dụng mô hình định lượng đó có thể nâng cao chất lượng tín dụng tại các chi nhánh của Vietcombank. Từ việc đánh giá và phân tích dữ liệu qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với danh mục khách hàng vay vốn tại Vietcombank, tác giả đã đưa ra các “giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM như việc áp dụng quy trình cho vay, hệ thống quản trị rủi ro, chất lượng thẩm định khoản cho vay....”. (Nguyễn Thị Thu Đông, 2012). [31]

Nguyễn Ngọc Tuấn (2013). “Nghiên cứu giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê”. Thông qua sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống, tham khảo các cuốn giáo trình, bài báo khoa học… được xuất bản trong các năm 2001-2007, tác giả đã xây dựng được khung lý thuyết về hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn của NHTM. Đồng thời, thông qua sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, mô tả và phân tích số liệu, so sánh giữa các năm và các đối tượng khách hàng, tác giả đã làm rõ “thực trạng hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê của Agribank tại tỉnh Đăk Nông. Thực tế cho thấy vốn tín dụng chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn vay, hiệu quả tài chính từ cho vay hộ sản xuất cà phê không bằng cho vay các đối tượng khác”. Từ việc phân tích toàn diện các nhóm nhân tố

43


ảnh hưởng, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê nói riêng cho Agribank tỉnh Đăk Nông. (Nguyễn Ngọc Tuấn, 2013). [32]

2.3.2.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng:

Các nghiên cứu nước ngoài:

Herrero, A.G (2003), “Determinants of the Venezuelan Banking crisis of the Mid 1990s: An event history analysis”. Từ việc nghiên cứu hoạt động của các NHTM tại Venezuela, tác giả đã nhận định “các yếu tố làm cho hiệu quả tín dụng thấp là do lợi nhuận thấp hay lãi ròng trong kinh doanh thấp, đối với mỗi ngân hàng để xảy ra vấn đề trên thì đó là sự thất bại trong hoạt động ngân hàng”. Từ đó, tác giả phân tích các “nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng là do sự tác động của các yếu tố vĩ mô ngoài tầm kiểm soát hay do các yếu tố khách quan mang lại”. Trong đó, các nhân tố bên trong nội tại ngân hàng có thể kể đến như: chất lượng tài sản có và tài sản nợ, vốn huy động của ngân hàng, khả năng thanh toán của từng ngân hàng. Các nhân tố bên ngoài thuộc nền kinh tế nói chung như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, các yếu tố về biến động tỷ giá, nợ vay nước ngoài… (Herrero, A.G năm, 2003), [84]

Felicia Omowunmi Olokoyo (2011), “Determinants of Commercial Banks, Lending Behavior in Nigeria”. Thông qua việc nghiên cứu các hình thức cho vay của NHTM, tác giả đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại các NHTM ở Nigeria. Theo đó tác giả đã sử dụng mô hình VAR dựa trên nguồn dữ liệu của 89 NHTM ở Nigeria trong giai đoạn 1980-2005 . Với mô hình này tác giả đã đề cập đến những “tác động của các biến số vĩ mô cũng như vi mô ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng, trong đó các biến số vi mô bao gồm: quy mô tín dụng, danh mục cho vay, lãi suất cho vay, tiền gửi dự trữ bắt buộc, tỷ lệ thanh khoản; Các biến vĩ mô bao gồm: tỷ lệ tăng trưởng GDP và tỷ giá hối đoái”. Kết quả phân tích mô hình VAR cho thấy quy mô tín dụng cũng như danh mục cho vay của ngân hàng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của các NHTM ở Nigeria. Từ đó, tác giả cũng đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho các NHTM ở Nigeria. (Felicia Omowunmi Olokoyo,2011), [80]

Eliona Gremi (2013) cũng đã phân tích các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại các NHTM ở Thụy Sĩ. Bằng việc sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng động (GMM) được thu thập từ 36 NHTM ở Albania trong khoảng thời gian từ Quý 1/2005 đến Quý 3/2013 và từ INSTAT, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 5 yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến

44


chất lượng tín dụng, bao gồm: tỷ lệ tăng trưởng GDP, lãi suất danh nghĩa, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái. Trong đó, tăng trưởng GDP và lãi suất tác động tích cực tới chất lượng tín dụng còn các yếu tố Lạm phát, Thất nghiệp và Tỷ giá hối đoái có tác động tiêu cực với chất lượng tín dụng. (Eliona Gremi, 2013), [79]

Natali Ikawidjaja và Cộng sự (2016) đã phân tích mô hình cấu trúc về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại các NHTM ở Indonesia được xây dựng đầu tiên bởi Merton năm 1974. Đồng thời, nhóm tác giả cũng xem xét mối quan hệ giữa sự an toàn vốn và rủi ro tín dụng dựa trên cơ sở mô hình của Black and Cox (1976). Kết quả phân tích đã chứng minh rằng: mô hình của Merton (1974) sẽ không phù hợp khi khoản nợ vay đến hạn nếu vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp không đủ để bù đắp khoản nợ vay, lúc đó phải cần đến nhân tố là giá trị tài sản đảm bảo. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình lý thuyết của mình về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại các NHTM ở Indonesia tại thời điểm hiện tại năm 2016 bao gồm các yếu tố: vốn chủ sở hữu của ngân hàng, lãi suất cho vay, lãi suất phi rủi ro, quy mô tín dụng, giá trị tài sản đảm bảo, cơ cấu kỳ hạn cho vay, quy trình cho vay, cán bộ tín dụng. (Natali Ikawidjaja và Cộng sự, 2016), [99]


Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Lãi suất cho vay của Ngân hàng

Lãi suất phi rủi ro


Quy mô tín dụng

CHẤT LƯỢNG TÍN

DỤNG

Giá trị tài sản đảm bảo Cơ cấu kỳ hạn cho vay

Cán bộ tín dụng của Ngân hàng

Nguồn: Natali Ikawidjaja và cộng sự (2016), [99]


Sơ đồ 2.1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến CLTD tại các NHTM ở Indonesia

Leah Atieno Auma (2017) đã tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm với quy mô mẫu là 316 nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ đang vay vốn tại 4 NHTM lớn ở thành phố Kisumu thuộc Kenya và đã tìm ra được 3 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng đó là: Điều khoản tín dụng, Chiến lược sử dụng vốn vay ngân hàng của các

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 14/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí