Thứ hai, hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Tính đến hết 22 tháng 8 năm 2005 có 1.284 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, với tổng vốn đăng ký ban đầu là 18,88 tỷ USD, trong đó số vốn đã thực hiện đạt 10,3 tỷ USD, tạo ra 523.900 việc làm trực tiếp. Hiện có 62% số dự án và 36% vốn FDI tại Việt Nam được cấp giấy phép theo hình thức đầu tư này.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tập trung chủ yếu vào các ngành sản xuất. Hình thức đầu tư này hiện chiếm 87% tổng số vốn FDI đăng ký đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ, 55% tổng vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp nặng, 72% tổng vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm, 63% tổng vốn FDI trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp.
Nhìn chung tốc độ triển khai thực hiện dự án của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhanh hơn các doanh nghiệp liên doanh. Tỷ lệ các dự án bị thất bại thấp hơn nhiều so với các hình thức đầu tư khác. Đến hết năm 2005 chỉ có 257 dự án đầu tư theo hình thức này với số vốn đăng ký 1,43 tỷ USD phải giải thể trước thời hạn, chiếm 8% về số dự án và 7% về vốn đầu tư đã cấp phép.
Sau khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam , đầu tư theo hình thức này gia tăng nhanh chóng, so với tổng số dự án được cấp Giấy phép đầu tư trong cùng thời kỳ, số dự án 100% vốn nước ngoài năm 1988- 1990 chỉ chiếm 10%, thì năm 1995 chiếm 43,8%, năm 1998 chiếm 53,4%, năm 2000 chiếm tới 73% và năm 2003 chiếm tới 82%.Tuy tỷ trọng về vốn đăng ký của hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài trong tổng vốn FDI luỹ kế đến hết năm 2003 vẫn nhỏ hơn so với hình thức liên doanh, từ năm 2000 tổng vốn đăng ký của các dự án được cấp giấy phép đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài đã vượt xa hình thức doanh nghiệp liên doanh và chiếm đa số tuyệt đối trong tổng vốn FDI thu hút được hàng năm (xem phụ lục 2 và 3).
Nghiên cứu sự vận động của hình thức đầu tư này trong giai đoạn 1988-2005 có thể thấy, tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á dẫn đến giảm sút cả về số dự án và vốn đăng ký đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong năm 1998. Từ năm 1999 đến nay hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài đã đạt tốc độ phát triển bình quân còn cao hơn thời kỳ 1991-1996 là thời kỳ phát triển nhanh của hình thức đầu tư này trước khủng hoảng. Số dự án được cấp phép trong năm 2005 gấp 3,8 lần so với năm 1996, số vốn đăng ký đầu tư của các dự án 100% vốn nước ngoài năm 2005 bằng 1,35 lần năm đạt cao nhất trong thời kỳ trước khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (xem hình 2-3). Tuy nhiên, quy mô dự án đầu tư theo hình thức này vẫn còn nhỏ và có xu hướng giảm dần từ năm 1991 đến nay. Bình quân vốn đăng ký 18,0 triệu USD/dự án vào năm 1991 đã giảm
xuống 7,1 triệu USD/dự án vào năm 1996 và 2.55 triệu USD/dự án vào năm 2003 (xem hình 2-8).
Hình 2-8: Sự vận động của hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ 1988-2003
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư, 6/2004.
Đối với hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài, nhà đầu tư được chủ động hơn trong việc lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, trong điều hành sản xuất - kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thực chất là các công ty con trong mạng lưới kinh doanh toàn cầu của các TNC, nên có nhiều thuận lợi trong tiếp cận thị trường thế giới. Nhiều tập đoàn có chiến lược địa phương hoá nhân viên quản lý để tiết kiệm chi phí, ngoài một số ít vị trí chủ chốt do người nước ngoài nắm giữ, họ có chủ trương đào tạo, sử dụng người Việt Nam quản lý, điều hành doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã chuyển dần cho người Việt Nam quản lý toàn bộ hoạt động. Như vậy, đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài vẫn tạo điều kiện cho việc thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý, giải quyết việc làm cho người lao động, tiếp cận thị trường thế giới.
Gần đây, nhiều nhà đầu tư nước ngoài và nhiều tổ chức quốc tế đã yêu cầu Việt Nam thu hẹp lĩnh vực hạn chế đối với hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài và tự do hoá về mặt nguyên tắc đôí với loại hình doanh nghiệp này tại Việt Nam.
Thứ ba, hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh chủ yếu áp dụng trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí và về thực chất là hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài theo dạng hợp đồng chia sản phẩm. Ngoài ra, hình thức này còn được áp dụng đối với các dự án viễn thông do yêu cầu bảo đảm an ninh quốc phòng, Bên nước ngoài chỉ đầu tư vốn và thiết bị, còn Bên Việt Nam nắm toàn quyền quản lý, điều hành dự án.
Đối với hình thức này, các bên tham gia không thành lập pháp nhân mới. Bên nước ngoài thực hiện nghĩa vụ thuế và tài chính theo Luật Đầu tư nước ngoài; Bên Việt Nam thực hiên theo pháp luật áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, số dự án và vốn đăng ký đầu tư theo hình thức này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số dự án và vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và khai thác mạng bưu chính viễn thông. Tính đến hết năm 2003 chỉ có 280 dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, với tổng vốn đầu tư 5,8 tỷ USD, chiếm 5% trong tổng số dự án và 10,8% tổng vốn đầu tư của các dự án được cấp phép (xem phụ lục 2 và 3). Hình thức đầu tư này đã góp phần tích cực vào việc phát triển, hiện đại hoá công nghệ viễn thông Việt Nam, đồng thời đã tạo điều kiện cho Việt Nam tiến hành thăm dò khai thác nguồn tài nguyên quý giá trên thềm lục địa.
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư – 6/2004.
Hình 2-9 cho thấy sự vận động của hình thức hợp doanh không ổn định cả về số dự án cũng như vốn đăng ký được cấp phép hàng năm.
Vốn đăng ký đầu tư theo hình thức này đạt giá trị cực đại vào năm 2000, là thời điểm FDI vào Việt Nam đang giảm sút tới mức thấp nhất và trong 3 năm gần đây vốn FDI đăng ký đầu tư theo hình thức nău giảm liên tục xuống tới mức 42,6 triệu USD vào năm 2003.
Quy mô vốn đầu tư của các dự án hợp doanh khá lớn, gấp 1,4 lần vốn đầu tư bình quân của các doanh nghiệp liên doanh và gấp 3,3 lần vốn đầu tư của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Lý do chính là các dự án hợp doanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và dịch vụ viễn thông đòi hỏi phải đầu tư vốn lớn. Vốn bình quân vốn đăng ký của các dự án đầu tư theo hình thức này đạt giá trị cực đại 62,7 triệu USD/dự án vào năm 2000 và giảm xuống còn 2 triệu USD/dự án vào năm 2003. Những vấn đề nảy sinh khi triển khai thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp doanh hiện nay là:
- Thời hạn dự án thường được quy định ngắn (không quá 10 năm), phải gia hạn hợp đồng nhiều lần, làm cho nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy hình thức này không được khuyến khích. Việc chuyển đổi từ hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh sang các hình thức đầu tư khác gặp nhiều khó khăn do hình thức đầu tư này ở Việt Nam không được phép hình thành pháp nhân.
- Tỷ lệ dự án bị giải thể trước thời hạn khá cao, chiếm 33% về số dự án và 22% về số đăng ký đã cấp phép.
Thứ tư, hình thức đầu tư Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)
Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi tháng 12 năm 1992 đã bổ sung hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT và Quy chế BOT áp dụng đối với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được ban hành từ năm 1993, nhưng cho tới nay, hình thức đầu tư BOT có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa phát triển ở Việt Nam , chỉ có 7 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2 tỷ USD đã được cấp Giấy phép đầu tư, bao gồm 3 dự án BOT về cấp nước, 3 dự án BOT trong ngành điện và 1 dự án BOT về cảng biển. Tuy nhiên, dự án xây dựng và kinh doanh cảng nước sâu Bến Đình Sao Mai với tổng vốn đăng ký 637 triệu USD đã phải giảu thể trước thời hạn, do mâu thuẫn nội bộ và gặp khó khăn về tài chính. Tình hình hoạt động của các dựa án BOT được thể hiện trong bảng 2-10.
TT | Tên dự án và chủ đầu tư | Mục tiêu hoạt động | Năm cấp | Vốn đầu tư | Tình hình hoạt động |
Có thể bạn quan tâm!
- Bài Học Kinh Nghiệm Thu Hút Fdi Của Tncs Ở Các Nước Trong Khu Vực
- Các Dự Án Trong Lĩnh Vực Công Nghiệp – Xây Dựng Do Tncs Đầu Tư Tại Việt Nam
- Vốn Của Các Tncs Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Theo Hình Thức Đầu Tư.
- Các Vụ Sáp Nhập Các Doanh Nghiệp Fdi Tại Việt Nam (1988 - 2003)
- Nước Và Vùng Lãnh Thổ Đầu Tư Lớn Nhất Vào Vn Giai
- Một Số Nhận Xét Khái Quát Về Xu Hướng Vận Động Của Fdi Của Tncs Tại Việt Nam.
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Bảng 2-10: Tình hình các dự án BOT đang hoạt động (tính đến 31 tháng 12 năm 2003)
GPĐT | (tr.USD) | ||||
1 | Công ty cấp | SX nước sạch | 1995 | 35,8 | Đã đi vào hoạt |
nước Bình An, TP.Hồ Chí | công suất 100.000m3/ng | động từ tháng 8 năm 1999 | |||
Minh(Malaysia) | (thời hạn 20 năm) | ||||
2 | Nhà máy điện | Sản xuất | 1997 | 110,0 | Đang gặp trở ngại |
Wartsila tỉnh | nước sạch | do chưa đàm phán | |||
Bà Rịa – Vũng | công suất | được giá bán điện | |||
Tàu (HongKong) | 300.000 m3/ng | với Tổng công ty Điện lực Việt | |||
(thời hạn 20 năm) | Nam (EVN) | ||||
3 | Công ty cấp | Sản xuất | 1997 | 145,0 | Đang gặp trở ngại |
nước Thủ Đức | nước sạch | do chưa đàm phán | |||
TP. Hồ Chí | công suất | được giá bán điện, | |||
Minh (Pháp) | 300.000 m3/ng | chưa triển khai xây dựng | |||
(thời hạn 20 | |||||
năm) | |||||
4 | Công ty cấp | Sản xuất | 1999 | 149,3 | Chưa triển khai |
nước Grand | nước sạch | xây dựng, do gặp | |||
Imperial Sài | công suất | khó khăn về tài | |||
Gòn(Malaysia) | 300.000 m3/ng | chính. | |||
(thời hạn 20 | |||||
năm) | |||||
5 | Công ty Điện | Sản xuất điện | 2001 | 450,0 | Đã đi vào hoạt |
lực Phú Mỹ 3 | từ khí công | động năm 2003 | |||
(Hà Lan - Nhật) | suất | ||||
416,8MW | |||||
(thời hạn 20 | |||||
năm) | |||||
6 | Công ty Năng | Sản xuất điện | 2001 | 480,0 | Đang hoàn thiện |
lượng MêKông | từ khí công | xây dựng chuẩn bị | |||
(Pháp–Nhật Bản) | suất 400 MW | đưa vào hoạt động | |||
(thời hạn 20 | chính thức | ||||
năm) | |||||
Tổng số 6 dự án | 1.370,1 |
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - 6/2004
Từ năm 1996, Luật Đầu tư nước ngoài đã bổ sung thêm hình thức đầu tư theo hợp đồng BTO, BT và Quy chế đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT
đã được Chính phủ ban hành năm 1998, nhưng cho đến nay vẫn chưa có dự
án nào đăng ký đầu tư theo hai hình thức này, do còn thiếu các văn bản hướng dẫn của Nhà nước về cơ chế thanh toán và chuyển giao các công trình sau khi xây dựng, nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.
Việc thực thi Quy chế BOT thời gian qua cho thấy, thời gian đàm phán các dự án BOT quá dài, thông thường là 2 năm, có dự án mất tới 3-4 năm. Một số dự án, tuy đã được cấp phép, nhưng phải mất 3-4 mới thu xếp được tài chính. Chất lượng đàm phán các hợp đồng BOT chưa cao, do vậy, có một số dự án BOT ngay sau khi được cấp Giấy phép đầu tư đã phải xin sửa đổi, bổ sung Hợp đồng như dự án điện Wartsila dự án nhà máy nước Grand Imperial Sài Gòn. Điều này làm cho thời gian triển khai dự án bị kéo dài.
Thứ năm, hình thức Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài.
Tính đến hết tháng 6/2004, mới có 12 doanh nghiệp FDI trình hồ sơ xin chuyển đổi hình thức đầu tư sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Các doanh nghiệp này tương đối đa dạng về quy mô vốn đầu tư, lĩnh vực hoạt động. Về quy mô vốn, có 4 doanh nghiệp có vấn đầu tư dưới 5 triệu USD, 2 doanh nghiệp có vốn đầu tư 5-10 triệu USD, 4 doanh nghiệp có vốn
đầu tư trên 10 triệu USD. Trong số các doanh nghiệp đăng ký chuyển đổi đợt
đầu có 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, 1 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ và 1 doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Tới nay, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho phép tiến hành thí
điểm cổ phần hoá 6 doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp nào hoàn thành quá trình cổ phần hoá.
2.2.1. Tình hình chuyển nhượng (mua lại) trong khu vực doanh nghiệp FDI của TNCs.
Theo số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư, đến hết tháng 12 năm 2003 đã có 666 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 13 tỷ USD được điều chỉnh giấy phép đầu tư với nội dung chuyển nhượng vốn giữa các đối tác, trong đó có 239 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký gần 4,25 tỷ USD do chuyển nhượng vốn đã dẫn tới chuyển đổi hình thức đầu tư. Số dự án có hoạt động mua lại chỉ chiếm 12,2% so với tổng số dự án FDI đầu tư vào Việt Nam (tính đến 31/12/2003) nhưng tổng vốn đăng ký của các dự án này chiếm tới 25,1% tổng vốn FDI được cấp phép. Điều này cho thấy rằng, các vụ mua lại thường xảy ra ở các dự án có quy mô tương đối lớn (xem bảng 2- 6).
- Hình thức doanh nghiệp liên doanh có 268 dự án, với tổng vốn 5,65 tỷ USD có hoạt động chuyển nhượng vốn, trong đó 218 dự án với tổng vốn gần 4,17 tỷ USD đã chuyển đổi hình thức đầu tư sang thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam.
Bảng 2-11: Tình hình chuyển nhượng vốn trong các doanh nghiệp FDI (thời kỳ 1988 - 2003)
Chuyên ngành | Số dự án chuyển nhượng | Tỷ lệ dự án chuyển nhượng trên số dự án cấp phép (%) | Tổng vốn đầu tư của các dự án chuyển nhượng (triệu USD) | Tỷ lệ vốn đầu tư của các dự án chuyển nhượng trên tổng vốn đầu tư đã cấp phép (%) | |
1 | Công nghiệp dầu khí | 29 | 58,0 | 1.833 | 43,6 |
2 | Công nghiệp chế biến thực phẩm | 43 | 15,5 | 1.743 | 51,2 |
3 | Công nghiệp nặng | 155 | 10,9 | 2.530 | 22,4 |
4 | Công nghiệp nhẹ | 125 | 9,1 | 1.276 | 18,4 |
5 | Xây dung | 49 | 14,0 | 1.099 | 24,8 |
6 | Nông lâm nghiệp | 71 | 10,9 | 1.024 | 29,2 |
7 | Thuỷ sản | 5 | 3,1 | 25 | 4,9 |