Phỏng Vấn Sâu Và Nghiên Cứu Các Tấm Gương Công Nhân Kỹ Thuật Điển Hình Về Phát Triển Nghề Nghiệp


Xí nghiệp May Hưng Hà – Tcty May 10.

(2) Nghiên cứu tình huống ĐT&PT CNKT tại CTCP Thương mại Đà Lạt

CTCP Thương mại Đà Lạt là DN tư nhân trẻ, quy mô LĐ vừa (220 lao động), SX hàng dệt len xuất khẩu, kết quả SXKD ổn định và tốt. Tuy không có cơ sở vật chất và bề dày kinh nghiệm về ĐT&PT CNKT tốt như các DN CP Nhà nước khác, nhưng CTCP Thương mại Đà Lạt vẫn tiến hành các hoạt động ĐT&PT CNKT khá hiệu quả, phục vụ tốt nhu cầu SXKD. Nghiên cứu đi sâu tìm hiểu tất cả các nội dung, các khía cạnh của hoạt động ĐT&PT CNKT tại cty.

Nguồn thông tin phục vụ cho nghiên cứu được lấy từ những loại văn bản sau:

- Các báo cáo, thống kê lao động hàng năm của DN, số liệu các năm 2009, 2010, 2011, 2012

- Các báo cáo tổng kết kết quả SXKD cuối năm và phương hướng, nhiệm vụ SXKD năm tiếp theo, số liệu các năm 2009, 2010, 2011, 2012.

- Các báo cáo công tác quản trị nguồn nhân lực cuối năm và phương hướng, nhiệm vụ SXKD năm tiếp theo, số liệu các năm 2009, 2010, 2011, 2012.

- Quy trình công nghệ, Quy trình thao tác, Quy trình vận hành MMTB, Mô tả dòng công việc, Quy định hướng dẫn các công việc SX Sợi/Dệt/May, Quy định về Định mức lao động, Tiêu chuẩn kỹ thuật các loại sản phẩm, các văn bản ISO có liên quan. Các văn bản Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, Tiêu chuẩn cấp bậc thợ kỹ thuật, Yêu cầu tay nghề,…

- Quy chế hoạt động, Quy chế quản lý lao động, Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể… của các DN

- Quy chế đào tạo, Quy định bồi thường kinh phí đào tạo, Quy chế thi nâng bậc, nâng ngạch lương, Quy trình đào tạo, Quy chế Quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ, Quy trình và văn bản xác định nhu cầu đào tạo, và các quy chế, quyết định, và các văn bản hướng dẫn và quản lý khác về ĐT&PT CNKT trong DN.

- Kế hoạch tổng thể ĐT&PT nguồn nhân lực hàng năm, các Báo cáo Công tác đào tạo hàng năm của DN, các bảng biểu thống kê các loại hình đào tạo, số lượt người và đánh giá kết quả đào tạo (số liệu các năm 2009, 2010, 2011, 2012).

- Các chương trình ĐT&PT CNKT, các chương trình phát triển kỹ năng quản lý cho cán bộ cấp cơ sở và các cấp khác của các DN và các loại chương trình đào tạo khác.

- Đề thi tuyển dụng CNKT, đề thi nâng bậc, thi thợ giỏi.

2.1.2. Phỏng vấn sâu và nghiên cứu các tấm gương công nhân kỹ thuật điển hình về phát triển nghề nghiệp

Nghiên cứu các tấm gương CNKT phát triển nghề nghiệp điển hình nhằm mô tả con đường thăng tiến nghề nghiệp của những CNKT này, từ đó, phân tích mối quan hệ giữa dạy nghề (đào tạo ban đầu cho CNKT) – những hoạt động ĐT&PT do DN thực hiện – sự phát triển


và thăng tiến nghề nghiệp của cá nhân một CNKT. Đối tượng của nghiên cứu là

những CBQL các cấp, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ được phát triển từ các CNKT ưu tú. Sau khi nghiên cứu và sàng lọc các hồ sơ nhân sự, luận án lựa chọn được 16 tấm gương điển hình15 như biểu đồ 2.1.


2.1.3. Phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý, các chuyên gia

Nhà hoạch định c.sách

C.gia n.cứu

CBQL cấp cao CBQL cấp trung

CBQL cấp cơ sở

CB cm n.vụ

8.1% 5.4%

10.8%

29.7%

13.5%

32.4%

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu phỏng vấn chuyên gia

Nhằm có ý kiến đánh giá về hoạt động ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN từ những góc nhìn khác nhau: từ những người hoạch định chính sách, từ các chuyên gia nghiên cứu lý thuyết từ CBQL các cấp của DN, từ các giáo viên dạy nghề, luận án tiến hành một số cuộc phỏng vấn sâu với các chuyên

gia16 như biểu đồ 2.2.


2.2. Nghiên cứu định lượng

2.2.1. Quy mô và cơ cấu mẫu tiến hành khảo sát

Như đã trình bày ở mục 1.3, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ĐT&PT CNKT trong DN gồm: các yếu tố thuộc về thiết kế - triển khai hoạt động ĐT&PT CNKT, các yếu tố thuộc về cá nhân người CNKT và các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài. Luận án đã tiến hành khảo sát về ĐT&PT CNKT trong 60 DN DM HN nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ hai: “ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN có đáp ứng yêu cầu SXKD của DN không? Tại sao?” một cách định lượng. Tiêu chí lựa chọn các DN DM HN khảo sát gồm:

(i) đảm bảo cơ cấu theo ngành nghề: DN May và DN SX Sợi/Dệt/May, (ii) DN có quy mô lao động từ 200 người trở lên, (iii) DN có kết quả SXKD tương đối tốt và ổn định trong 3 năm tính đến thời điểm nghiên cứu và (iv) DN tiến hành các hoạt động ĐT&PT CNKT hàng năm. Trên cơ sở thực tế phân bố DN ngành Dệt may ở Hà Nội theo sản phẩm, tác giả tiến hành khảo sát 60 DN DM HN theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trong các năm 2011 và 2012 gồm: 33 DN SX các sản phẩm may mặc chiếm 55,1%) và


15 Kết quả nghiên cứu và Bảng câu hỏi hướng dẫn phỏng vấn được trình bày ở phụ lục 3.

16 Danh sách chuyên gia được phỏng vấn và Bảng câu hỏi hướng dẫn phỏng vấn chuyên gia được trình bày ở phụ lục 4


27 DN tổ hợp sợi-dệt-may hoặc dệt-may/thương mại (chiếm 44,9%)17.

Đối với mỗi DN được khảo sát, tác giả sử dụng hai loại bảng hỏi dành để điều tra hai nhóm đối tượng:

(1) Các CNKT chính, trực tiếp đứng máy các nghề sợi, dệt, may: sử dụng bảng hỏi mã số BH-CN

(2) Những người trực tiếp tham gia và triển khai hoạt động ĐT&PT CNKT trong DN: Trưởng phòng nhân sự, cán bộ phụ trách đào tạo, giáo viên đào tạo chuyên trách/kiêm nhiệm, cán bộ kỹ thuật;

(3) Những người sử dụng các sản phẩm ĐT&PT CNKT của DN, gồm: Cán bộ quản lý cấp cơ sở: Giám đốc và Phó Giám đốc nhà máy, Quản đốc, Phó Quản đốc phân xưởng, Trưởng ca/Đốc công, Tổ trưởng sản xuất/Trưởng chuyền, thao tác viên.

Tuy nhiên, thực tế ĐT&PT CNKT trong các DN DM nói chung và DN DM Hà Nội nói riêng chủ yếu là theo kiểu kèm cặp ngay tại thực tiễn SX, do CNKT đã thành thạo nghề kèm cặp người tập việc. Vì thế, 100% CBQL cấp cơ sở, trưởng phòng Nhân sự, trưởng phòng Kỹ thuật và phần lớn CBQL cấp trung: giám đốc/phó giám đốc nhà máy/xí nghiệp, … đóng vai trò là giáo viên dạy nghề kiêm nhiệm của DN. Các ý kiến đánh giá của các CBQL về hoạt động ĐT&PT CNKT phản ánh hai phương diện: (1) đánh giá của người triển khai hoạt động ĐT&PT CNKT trong DN và (2) đánh giá của người sử dụng các sản phẩm của ĐT&PT CNKT. Đây là hai mặt của một vấn đề, không thể tách rời. Khi tiến hành khảo sát ý kiến của CBQL các cấp cũng là đồng thời lấy ý kiến của các GVDN. Do vậy, luận án gộp hai loại đối tượng khảo sát (2) và (3) vào thành một nhóm, tạm gọi là nhóm CBQL/GVDN, sử dụng

cùng một loại bảng hỏi mã số BH-QL18.

Trên cơ sở điều tra thí điểm trên một mẫu nhỏ, tác giả nhận thấy những thông tin thu được từ CBQL có độ chính xác và chất lượng bảng hỏi cao hơn so với CNKT. Tuy nhiên, những thông tin thu được từ CNKT cũng là một cơ sở để đánh giá lại những thông tin thu được từ CBQL. Vì vậy, tại mỗi DN, tác giả xác định tỷ lệ bảng hỏi CNKT/bảng hỏi CBQL được phát là 2/1 (các CNKT được hỏi là những người đã trải qua ít nhất một khóa đào tạo của DN).

Quy mô và cơ cấu mẫu khảo sát như sau:

- Bảng hỏi dành cho CNKT các nghề sợi, dệt, may (BH-CN): phát ra 800 bảng hỏi, thu về 678 bảng hỏi, sau khi làm sạch số liệu, còn 636 bảng hỏi hợp lệ. Tỷ lệ bảng hỏi hợp lệ trên tổng số bảng hỏi điều tra là 79,5%.



17 Danh sách DN DM HN được khảo sát xin xem chi tiết trong phụ lục 5.3.

18 Mẫu bảng hỏi xin xem phụ lục 5.1 và 5.2


- Bảng hỏi dành cho CBQL (BH-QL): phát ra 400 bảng hỏi, thu về 367 bảng hỏi, sau khi làm sạch số liệu còn 321 bảng hỏi hợp lệ. Tỷ lệ bảng hỏi hợp lệ trên tổng số bảng hỏi điều tra là 80,3%.

A. Cơ cấu mẫu khảo sát công nhân kỹ thuật

Sợi

Dệt May

Cơ cấu CNKT khảo sát theo nghề

9.2%

5.2%

85.6%

Nữ


Nam

Để đảm bảo tính đại diện của mẫu khảo sát, nghiên cứu đã lựa chọn mẫu theo hai tiêu chí: đảm bảo đầy đủ cơ cấu theo nghề và theo trình độ lành nghề, phù hợp với thống kê cơ cấu nghề nghiệp và cơ cấu trình độ lành nghề của lực lượng CNKT trong các DN DM HN hiện nay (hình 2.1). Cơ cấu CNKT khảo sát này đủ hợp lý và đảm bảo tính đại diện cho tổng thể lực lượng CNKT trong các DN DM HN, do vậy, đảm bảo tính chân thực và chính xác của các phân tích và đánh giá của luận án.


Cơ cấu CNKT khảo sát theo trình độ lành nghề

9.7%


27.5%


Bậc

Bậc

1-2

5-6

Bậc

3-4

62.7%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp dệt may Hà Nội - 8


Cơ cấu CNKT khảo sát theo thâm niên


8.6%

18.1%

38.4%

34.9%

< 5 năm

5 - 10 năm

10 - 20 năm

> 20 năm

Dưới 25

25 - 34

35 - 44

>45

Cơ cấu CNKT khảo sát theo độ tuổi


1.6%

26.7%

26.0%

45.7%


Cơ cấu CNKT khảo sát theo giới tính

16%


84%

Hình 2.1: Cơ cấu CNKT khảo sát theo độ tuổi, giới tính và thâm niên

B. Cơ cấu mẫu khảo sát cán bộ quản lý các cấp và cán bộ chuyên môn kỹ thuật

Để đảm bảo tính đại diện của mẫu khảo sát CBQL các cấp và cán bộ chuyên môn kỹ thuật, luận án đã tiến hành khảo sát 400 CBQL các cấp và cán bộ chuyên môn kỹ thuật trong 60 DN DM HN theo cơ cấu: 31,3% CBQL các cấp (tương đương 125 người) và 68,7% cán bộ chuyên môn kỹ thuật (tương đương 275 người).


40.0%

35.0%

30.0%

25.0%

20.0%

15.0%

10.0%

5.0%

0.0%

Cơ cấu mẫu CBQL theo chức danh

37.1%

5.9% 7.8% 8.4%

10.3%

1.9% 3.4%

6.9%

2.8% 6.9% 8.7%

TP nhânGĐ/PGĐCB nhân Q.đốc CB đào Trưởng CB kỹ Tổ

GVDN Thao tác GVDN

sự nhà máy sự Pxưởng tạo ca

thuật

trưởng

dạy lý

thuyết

viên dạy thực

hành

< 10 năm


10 - 20

năm

> 20 năm

Số phiếu thu về, sau khi làm sạch số liệu, còn lại 321 phiếu trả lời hợp lệ để sử dụng cho xử lý số liệu phục vụ các phân tích, cơ cấu cụ thể như trong biểu đồ 2.3.


Cơ cấu khảo sát CBQL theo tuổi

5.6%

25.9%


38.3%



30.2%


< 25

25 - 34

35 -

45

>45


Cơ cấu khảo sát CBQL theo giới tính


40.8%


Nữ

Nam

59.2%


Cơ cấu khảo sát CBQL theo thâm niên


12.5%

31.7%


55.8%

Cơ cấu khảo sát CBQL theo trình độ


28.7%

2.5%



26.5%

Trên đại học


Đại học





Cao đẳng





Trung cấp

7.8%




CNKT/ Sơ

1.9%


32.7%


cấp Khác


Hình 2 2 Cơ cấu CBQL khảo sát trong một số DN DM HN theo chức danh tuổi giới 1

Hình 2.2. Cơ cấu CBQL khảo sát trong một số DN DM HN theo chức danh, tuổi, giới tính, thâm niên và trình độ

Như vậy, cơ cấu này đủ hợp lý và vẫn đảm bảo tính đại diện cho các đặc điểm của tổng thể lực lượng CBQL các cấp và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ - kỹ thuật trong các DN DM HN, do vậy, đảm bảo tính chân thực và chính xác của các phân tích và đánh giá của luận án.

2.2.2. Thiết kế các công cụ khảo sát

Hai loại bảng hỏi BH_CN BH_QL được xây dựng trên cơ sở khung lý thuyết nghiên cứu ở sơ đồ 1.3, gồm 4 phần sau đây:

Phần 1: Thông tin cá nhân

Đối với bảng hỏi dành cho CNKT (BH_CN): các thông tin về độ tuổi, giới tính, nghề, cấp bậc công nhân, thâm niên làm việc và trình độ thành thạo nghề trước khi


đến làm việc với DN đang nghiên cứu. Đối với bảng hỏi dành cho CBQL (BH_QL): các thông tin về độ tuổi, giới tính, chức danh công việc, thâm niên, trình độ chuyên môn. Các thông tin này nhằm phân loại đối tượng phỏng vấn và phục vụ cho các phân tích kết quả khảo sát.

Nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan của nghiên cứu, các bảng hỏi không yêu cầu người được hỏi trả lời về tên, tuổi, vị trí công tác, bộ phận người đó đang làm việc để đảm bảo giữ bí mật cá nhân cho người được hỏi.

Phần 2: Đánh giá hoạt động ĐT&PT CNKT

Phần này tìm hiểu các ý kiến đánh giá của người học (các CNKT, sử dụng BH-CN) và người sử dụng lao động (các CBQL các cấp, sử dụng BH_QL) về các nội dung ĐT&PT CNKT trong DNDM HN: xác định nhu cầu đào tạo, thiết kế chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo, tổ chức và quản lý các chương trình đào tạo, chất lượng GVDN, các chính khuyến khích, hỗ trợ và đãi ngộ người học trước, trong và sau khi đào tạo, và các nội dung liên quan khác. Về cơ bản, nội dung các câu hỏi tương đối giống nhau giữa hai loại bảng hỏi, chỉ khác về phần ngôn ngữ diễn đạt. Ở bảng hỏi dành cho CBQL (BH_QL) có bổ sung thêm một số câu nhằm khai thác thông tin sâu hơn từ các CBQL.

Phần 3: Đánh giá kết quả ĐT&PT CNKT trong DN

Phần này đánh giá kết quả ĐT&PT CNKT trong DN dựa trên đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của CNKT sau khi được đào tạo về kiến thức, kỹ năng, thái độ lao động và khả năng phát triển nghề nghiệp. Kết quả đánh giá từ BH- CN thể hiện kết quả đánh giá trong. Ý kiến đánh giá của CBQL (một phần trong số họ chính là GVDN kiêm nhiệm) là kết quả đánh giá ngoài đối với hoạt động ĐT&PT CNKT của DN.

Thang đo sử dụng trong bảng hỏi là thang đo Likert với 5 mức độ: 1- Rất kém, 2 – Kém, 3 – Đạt yêu cầu (hoặc Trung bình), 4 –Tốt và 5 – Rất tốt. Người được hỏi sẽ lựa chọn mức độ đánh giá theo ý kiến cá nhân của họ theo từng câu hỏi.

Phần 4: Những ý kiến đề xuất với DN nhằm hoàn thiện hoạt động ĐT&T CNKT

Phần này sử dụng các câu hỏi mở để thu thập các ý kiến góp ý của các đối tượng khảo sát nhằm hoàn thiện hoạt động ĐT&T CNKT trong các DN DM HN.

Trước khi tiến hành khảo sát ở quy mô lớn, tác giả đã tiến hành một số công việc hành chính nhằm đảm bảo sự chính xác và tin cậy của các bảng hỏi như sau:

- Kiểm tra hai bảng hỏi về độ tin cậy, độ chính xác về thuật ngữ và dễ hiểu về ngôn ngữ.

- Khảo sát thử: thực hiện với CNKT (BH_CN) và 10 CBQL (BH_QL) tại CTCP May 19

- Lấy ý kiến phản hồi từ người được hỏi và chỉnh sửa, hoàn thiện các bảng hỏi.


2.2.3. Thu thập thông tin

Cách 1: Sử dụng cán bộ phỏng vấn trực tiếp

Các cán bộ phỏng vấn trực tiếp trong khảo sát này là các sinh viên thực tập tốt nghiệp các khóa 49 và 50 của khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực. Trước khi tiến hành khảo sát, các cán bộ phỏng vấn đã được đào tạo kỹ càng về kỹ năng phỏng vấn, ghi chép và giải quyết những tình huống phát sinh.

Quy trình khảo sát bằng bảng hỏi như sau:

- Cán bộ phỏng vấn gặp trực tiếp người được hỏi, giải thích về mục tiêu khảo sát, và bắt đầu thu thập thông tin khi người được hỏi đồng ý trả lời.

- Người được hỏi cầm một bảng hỏi để đọc trong quá trình khảo sát, giúp họ dễ dàng nắm bắt các câu hỏi và các phương án trả lời.

- Cán bộ phỏng vấn cầm một bảng hỏi, đọc các câu hỏi theo thứ tự trong bảng hỏi, ghi chép ý kiến trả lời của người được hỏi trên mẫu phiếu đó (ghi chép đầy đủ cả những bình luận, ý kiến, lời giải thích thêm của người được hỏi).

- Kết thúc phỏng vấn, kiểm tra độ chính xác của các phương án trả lời

Khảo sát theo cách này nhanh, tỷ lệ bảng hỏi thu về trên tổng số bảng hỏi phát ra là 100%. Sau khi các sinh viên thu thập bảng hỏi, tác giả tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên với tỷ lệ 2/100 nhằm đảm bảo tính chính xác và khách quan của các thông tin thu thập được.

Cách 2: Gửi qua thư

Để tiếp cận thêm số lượng DN DM HN đảm bảo chất lượng nghiên cứu, tác giả tiến hành kết hợp khảo sát cách gửi qua thư. Do đặc thù công việc là giảng viên đại học, tiếp xúc với nhiều đối tượng học viên ở các lớp tại chức, văn bằng 2, hoàn chỉnh kiến thức từ cao đẳng lên đại học, từ xa, cao học. Các học viên này hầu hết là người đi làm các cơ quan, DN tại HN vào ban ngày, đi học vào buổi tối. 44% số DN DM HN khảo sát được giới thiệu từ chính những học viên này hoặc từ người quen, người thân của họ. Các bảng hỏi cho CBQL và CNKT của DN sẽ được gửi qua bưu điện kèm với phong bì dán sẵn tem. Sau khi trả lời, người được hỏi sẽ gửi bảng hỏi về cho tác giả. Ở cách thu thập thông tin thứ hai, tỷ lệ bảng hỏi thu về trên tổng số bảng hỏi phát ra đạt 87%.

2.2.4 Xử lý số liệu

Số liệu thu thập được từ các bảng hỏi được làm sạch và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS, sử dụng các công cụ thống kê mô tả và phân tích tương quan. Chi tiết các kết quả khảo sát xin xem phụ lục 4.


2.2.4.1. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố thuộc thiết kế-triển khai đến kết quả hoạt động ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN

Theo mô hình nghiên cứu được trình bày ở sơ đồ 1.4, luận án đi sâu vào đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về thiết kế và triển khai hoạt động ĐT&PT CNKT đến kết quả hoạt động này trong các DN DM HN khảo sát. Nguồn số liệu xử lý từ các bảng hỏi dành cho CBQL (BH_QL) được sử dụng trong phân tích này. Mô tả các biến trong mô hình như sau:

Các biến phụ thuộc: Kết quả hoạt động ĐT&PT CNKT của DN được đánh giá qua mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của CNKT sau khi được đào tạo về:

Kiến thức

Kỹ năng

Thái độ/hành vi nghề nghiệp

Khả năng phát triển nghề nghiệp

Các biến độc lập:

A. Xác định nhu cầu đào tạo

- Kế hoạch đào tạo rõ ràng: xác định nhu cầu đào tạo hợp lý và xây dựng kế hoạch đào tạo rõ ràng và phù hợp

- Xác định đúng đối tượng được cử đi học

B. Tính bài bản, hệ thống của phương pháp đào tạo: ý kiến đánh giá về tính bài bản, hệ thống trong việc cung cấp các kiến thức, kỹ năng cho học viên trong quá trình đào tạo của các phương pháp: Chỉ dẫn công việc, Học nghề, Tổ chức lớp cạnh doanh nghiệp và Gửi đi học tại các trường chính quy

C. Chất lượng giáo viên dạy nghề của DN:được đánh giá qua các tiêu thức sau: kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, năng lực sư phạm dạy nghề, sự nhiệt tình của GVDN.

D. Các yếu tố thuộc về công tác tổ chức và quản lý các chương trình đào tạo

- Số lượng máy móc thiết bị phục vụ học lý thuyết và thực hành tốt

- Chất lượng máy móc thiết bị phục vụ học lý thuyết và thực hành đầy đủ

- Công tác tổ chức và phục vụ lớp học

E. Chính sách và sự quan tâm của doanh nghiệp

- Các chính sách khuyến khích đào tạo bao gồm: các quy định và chính sách hỗ trợ đối với người học trong thời gian đào tạo và đãi ngộ đối với người học sau thời gian đào tạo

- Sự quan tâm của lãnh đạo DN

Kiểm định Chi-bình phương Pearson

Vì các biến trong mô hình đều là các biến định tính, do vậy, luận án sử dụng

kiểm định Chi-bình phương (χ2) để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu sau:

Xem tất cả 255 trang.

Ngày đăng: 23/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí