Khái Quát Về Hệ Thống Đào Tạo Công Nhân Kỹ Thuật Thời Kỳ Trước Đổi Mới


Cũng như ở Indoneia, Thái Lan áp dụng hình thức đào tạo nghề, kỹ thuật ngay trong bậc trung học. Chương trình giảng dạy cũng được sửa đổi, các môn học kỹ thuật được đưa vào cả trong chương trình trung học phổ thông. Do có sự cải cách hợp lý mà tỷ lệ học sinh trung học kỹ thuật tăng lên và đồng thời sự mất cân đối giữa sinh viên sư phạm, văn chương, luật,... với các ngành khoa học, kỹ thuật được cải thiện.

Khu vực tư nhân đóng vai trò rất nhỏ trong vấn đề giáo dục - đào tạo nói chung, đào tạo nghề nói riêng. Hệ thống đào tạo nghề và đào tạo chuyên nghiệp nằm trong hệ thống quản lý của nhà nước ngay từ bậc trung học. Các cơ sở đào tạo nghề tư nhân không phát triển hay nói cách khác, vấn đề đào tạo và đào tạo nghề đã bị khu vực tư nhân bỏ qua.

Đối với người sử dụng lao động, nhà nước chưa có chính sách khuyến khích, bắt buộc họ tham gia vào quá trình đào tạo. Sự kết hợp giữa đào tạo và thực hành tại các xí nghiệp còn lỏng lẻo nên đã hạn chế chất lượng đào tạo nghề. Với 19% ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đã không đủ để nâng cấp hệ thống đào tạo quốc gia. Sự khủng hoảng tài chính hiện nay càng làm tăng áp lực đối với ngân sách nhà nước cho giáo dục (ngược lại với Thái Lan, Malaixia lại rất thành công trong việc kết hợp giữa giáo dục- đào tạo của Nhà nước với các doanh nghiệp. Nhà nước bắt buộc người sử dụng phải khi tuyển lao động phải đóng một khoản phí đào tạo. Khoản phí này sẽ được sử dụng để đầu tư cho giáo dục. Điều này đã làm giảm áp lực đối với ngân sách Nhà nước và gắn trách nhiệm đào tạo lên người sử dụng lao động. Hơn nữa, trong quá trình đào tạo sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các xí nghiệp trong vùng được thực hiện rất chặt chẽ).


Như chúng ta đã đề cập ở trên, hệ thống giáo dục - đào tạo do Nhà nước nắm giữ nên có sự thống nhất trên toàn quốc về chương ttrình giảng dạy và các tiêu chuẩn chất lượng, hệ thống bằng cấp, chứng chỉ được quản lý thống nhất. Quy chế đào tạo của Thái Lan còn cho phép một học sinh có thể đồng thời theo học một số chuyên ngành đào tạo khác nhau, làm tăng thêm cơ hội việc làm cho họ.

Tóm lại, trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, Nhà nước Thái Lan đóng vai trò chủ đạo. Sự tham gia của khu vực tư nhân không đáng kể. Trong những điều kiện như vậy và lượng vốn đầu tư có hạn của Nhà nước nên vấn đề giáo dục- đào tạo vẫn chưa được giải quyết triệt để. Sự tham gia của khu vực tư nhân là hoàn toàn cần thiếtmặc dù cần phải có sự quản lý thống nhất và chặt chẽ của Nhà nước.

3. TRUNG QUỐC

Trung Quốc là một nước có đặc điểm và quá trình phát triển kinh tế khá giống Việt Nam. Đây là một quốc gia đông dân nhất trên thế giới có đường lối phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước đây nền kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp. Trong suốt thời kỳ này, nền kinh tế trì trệ, không phát triển và đời sống nhân dân ngày càng khó khăn.

Nhận thức được tính tất yếu đổi mới kinh tế, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành cuộc cải cách kinh tế trên các mặt theo định hướng thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Bằng việc tập trung các nguồn lực vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn, xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất và các đặc khu kinh tế, công nghiệp Trung Quốc đã có sự phát triển vượt bậc và là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sự phát triển kinh tế làm nảy sinh ra vấn đề về sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.


không phù hợp giữa nhu cầu phát triển kinh tế và nguồn nhân lực. Chính vì vậy, cùng với sự đổi mới kinh tế, giáo dục và đào tạo đã được quan tâm cải cách cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

Đào tạo công nhân kỹ thuật theo yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá - 6

Trước quá trình đổi mới, hệ thống quản lý giáo dục và đào tạo là hệ thống quản lý tập trung. Các trường, các cơ sở đào tạo nghề đều thuộc quản lý nhà nước và do ngân sách Trung ương chi trả. Vai trò của chính quyền địa phương và các thành phần kinh tế khác rất mờ nhạt. Đặc điểm nổi bật trong đào tạo nghề giai đoạn này là các trường, các cơ sở đào tạo nghề thuộc sự quản lý chuyên môn của các Bộ. Các Bộ đều mở ra các cơ sở đào tạo nghề, thậm chí cả các trường cao đẳng, đại học cho ngành mình. Song chi phí đào tạo lại lấy từ ngân sách Trung ương. Chẳng hạn, Bộ Đường sắt mở các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở đào tạo nghề cho ngành mình trên toàn quốc. Bộ quản lý về mặt chuyên môn, hành chính còn kinh phí đào tạo lấy từ ngân sách Trung ương. Do dàn trải trên toàn quốc nên có rất nhiều cơ sở đào tạo thuộc một bộ. Trong khi đó có những ngành nghề không cần có các cơ sở đào tạo riêng, nhất là những ngành có tính đặc thù không cao. Đây là một sự lãng phí và gây ra sự kém năng động của thị trường lao động sau này.

Quá trình cải tổ giáo dục và đào tạo bắt đầu từ việc giao nhiệm vụ đào tạo cho các địa phương. Các địa phương sẽ căn cứ vào nhu cầu thực tế và lấy ngân sách địa phương chi trả cho hoạt động giáo dục - đào tạo. Nếu ngân sách địa phương không đủ thì có thể huy động từ các nguồn khác từ cộng đồng. Ở đây có sự phân cấp khá rõ ràng giữa các cấp chính quyền trong giáo dục - đào tạo. Bậc tiểu học thường do cấp xã đảm nhiệm. Xã sẽ lấy nguồn kinh phí từ các khoản thu thuế và một phần huy động từ nhân dân thông qua sự đóng góp bắt buộc từ phụ huynh, các tổ chức sản xuất - kinh doanh, các hợp tác xã và các khoản quyên góp khác. Giáo dục phổ thông cơ sở và phổ thông trung học do cấp huyện đảm


nhiệm. Đào tạo nghề và đào tạo chuyên nghiệp do cấp tỉnh thực hiện. Hình thức đào tạo theo ngành dọc của các bộ, ngành trước đây dần dần bị xoá bỏ. Chính quyền tỉnh căn cứ vào nhu cầu lao động của địa phương mà mở các khoá đào tạo, các trường, các cơ sở. Chính quyền trung ương chỉ tập trung đào tạo một số ngành có tính chung nhất như sư phạm, văn hoá, nghệ thuật,... Những ngành này nếu để các địa phương thực hiện thì khó đáp ứng được yêu cầu chất lượng đào tạo và cũng không có hiệu quả.

Tuy có sự phân cấp quản lý khá rõ ràng giữa các cấp chính quyền, Bộ Giáo dục vẫn quản lý thống nhất về chương trình giảng dạy; tiêu chuẩn đánh giá chất lượng; bằng, chứng chỉ cấp cho học sinh. Mặt khác chất lượng đội ngũ giáo viên được Bộ giáo dục quản lý chặt chẽ. Phần lớn giáo viên cấp đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo nghề hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Chỉ có 40-50% giáo viên cấp tiểu học hưởng lương do cộng đồng trả, còn lại là hưởng lương từ ngân sách Trung ương. Đây là một trong những biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên.

Tóm lại, đổi mới hệ thống giáo dục - đào tạo ở Trung Quốc là nhu cầu khách quan nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Sự chuyển đổi từ tập trung sang phân cấp quản lý cho các địa phương trong sự quản lý về chất lượng đào tạo của Nhà nước đã giảm được gánh nặng lên ngân sách Nhà nước mà vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo. Việc đào tạo căn cứ vào nhu cầu thực tế làm tăng hiệu quả công tác đào tạo, tạo sự linh hoạt trên thị trường lao động. Mặt khác nó cũng làm giảm bớt sự cồng kềnh kém hiệu quả của hệ thống quản lý tập trung.

Tuy nhiên hình thức này cũng nảy sinh sự mất cân đối giữa các vùng. Những địa phương có tiềm lực kinh tế dồi dào thì giáo dục - đào tạo được đầu tư nhiều hơn. Ngược lại, những vùng chậm phát triển, nghèo nàn thì đầu tư cho giáo dục- đào tạo rất hạn chế, và chính điều này lại ảnh hưởng tiêu cực đến sự


phát triển kinh tế của vùng. Những vùng này cần có sự trợ giúp của Nhà nước và sự tham gia của các thành phần kinh tế nhằm giảm bớt sự mất cân đối giữa các vùng.

4. CÁC NƯỚC CHÂU MỸ LA TINH

Hệ thống đào tạo nghề các nước Châu Mỹ la tinh khá đặc biệt. Ở những nước này, hệ thống đào tạo nghề hoàn toàn độc lập với hệ thống giáo dục chính quy của Nhà nước. Kinh phí đào tạo chủ yếu được lấy từ các doanh nghiệp, nghĩa là doanh nghiệp phải trả một khoản phí đào tạo căn cứ vào số lao động mà họ sử dụng và mức lương của người lao động. Hệ thống đào tạo này được điều hành bởi đại diện 3 bên: Người lao động, người sử dụng lao động và Chính phủ.

Sự điều hành của đại diện 3 bên và kinh phí đào tạo khá ổn định dựa trên quỹ lương các doanh nghiệp đã tạo nên tính năng động và đản bảo được chất lượng đào tạo của hệ thống. Nhu cầu của người sử dụng lao động là căn cứ quan trọng, có tính quyết định cho hệ thống lên kế hoạch đào tạo và thực hiện kế hoạch này. Do vậy đào tạo được gắn chặt chẽ với việc làm và nhu cầu thực tế của nền kinh tế. Sự tham gia điều hành của đại diện 3 bên mà không ảnh hưởng tới hoạt động đào tạo.

Các cơ sở đào tạo nghề cũng được chuyên môn hoá theo các ngành dặc thù như dệt - may, da - giày, hoá dầu,... Những cơ sở đào tạo chuyên ngành thường được sự trợ giúp rất lớn về mặt tài chính và trong các hoạt động đào tạo từ các doanh nghiệp hay hiệp hội các doanh nghiệp thuộc các ngành này.

Như chúng ta đã đề cập ở trên, nguồn kinh phí đào tạo chủ yếu lấy từ các doanh nghiệp. Hiện nay đã có sự thay đổi trong vấn đề này theo hướng là các bên đều tham gia. Chính phủ các nước đã có sự đầu tư hơn cho hệ thống đào tạo


nghề. Bên cạnh đó có các hình thức đào tạo nghề phải trả tiền đang phát triển mạnh mẽ. Hình thức này đã chiếm tới gần 2/3 số học viên đào tạo nâng bậc.

Tóm lại, vấn đề đào tạo nghề hiện nay đang được các nước rất quan tâm vì đây là vấn đề tác động trực tiếp đến số lượng, chất lượng nguồn nhân lực, qua đó có sự ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển bền vững nền kinh tế. Các nước đều có hệ thống đào tạo nghề riêng của mình, căn cứ vào tính đặc thù của nước đó. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy, vai trò của nhà nước trong các hệ thống này rất quan trọng. Đây là đòi hỏi khách quan cho sự phát triển bền vững của một quốc gia.

Đối với Việt Nam, việc lựa chọn hệ thống nào cũng có thể dẫn đến sự cực đoan hay không hiệu quả. Tuy nhiên, đây là kinh nghiệm của các nước đã áp dụng trong thực tế. Việc xây dựng hệ thống cho riêng một quốc gia phải căn cứ vào thực tiễn của nước đó mới có thể xây dựng được hệ thống có hiệu quả.

Như vậy, Việt Nam là một trong những nước đang phát triển nên việc xây dựng một đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững là một yêu cầu cấp thiết. Với đặc điểm của một nước đang phát triển như nước ta hiện nay mà muốn thực hiện điều đó thì không còn con đường nào khác là tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nhằm đuổi kịp, đi tắt, đón đầu để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hoá.

Muốn công nghiệp hoá - hiện đại hoá thành công chúng ta phải tiến hành đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. Phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thiện cả về mặt thể lực và trí lực mới có thể đáp ứng sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, của những ngành nghề mới phong phú và đa dạng, của những thiết bị sản xuất tiên tiến hiện đại... Để đáp ứng yêu cầu trên thì một nhân tố vô cùng quan trọng là đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật. Việc đào


tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ bằng con đường giáo dục nghề nghiệp là vấn đề trung tâm vì đội ngũ này thường chiếm các chỗ làm việc chủ yếu trong các dây truyền sản xuất dịch vụ. Họ là lực lượng lao động tồn tại lâu bền và có khả năng thích nghi cũng như phát triển dưới tác động của khoa học kỹ thuật.


Chương 2‌

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN KỸ THUẬT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HÓA


2.1. Khái quát về hệ thống đào tạo công nhân kỹ thuật thời kỳ trước đổi mới

Khái niệm đào tạo nghề đã xuất hiện trên cơ sở tồn tại sự phân công xã hội của lao động. Nghề nghiệp là một loại lao động nhất định, lúc đầu chỉ là một loại hình lao động đơn giản, không phân biệt. Sau đó, do kết quả của sự phát triển công cụ lao động và phân công lao động xã hội, các nghề (với tư cách là lao động được chuyên môn hoá) đã được tách ra. Từ một số nghề đơn giản dần dần phát triển thành nhiều nghề hơn, chuyên sâu, phức tạp hơn. Sự phong phú đa dạng của các nghề trong xã hội tuỳ thuộc vào sự phát triển khoa học kỹ thuật ở từng nước, từng khu vực khác nhau. Theo E.A.Klimov thì: "Nghề nghiệp là lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động mà có), nó tạo khả năng cho con người sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển”. Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “nghề là công việc chuyên làm theo sự phân công lao động trong xã hội. Nghề nghiệp là nghề để sinh sống và để phục vụ xã hội”. Còn Karl Mark đã đưa ra một định nghĩa khái quát về nghề như sau: "Nghề là một khâu độc lập của phân công lao động xã hội". Như vậy, có thể nói rằng nghề nghiệp là một thuật ngữ để chỉ một hình thức lao động trong xã hội theo sự phân công lao động mà con người sử dụng sức lao động của mình để tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần cho xã hội. Con người thông qua việc hành nghề để duy trì, phát triển cuộc sống cá nhân, đồng thời góp phần xây dựng đất nước. Nghề nghiệp là một tổ hợp những

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/01/2023