Tình Hình Đào Tạo Công Nhân Kỹ Thuật Trong Những Năm Đổi Mới‌


chuyên môn có quan hệ cùng loại với nhau. Một nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Có hai loại nghề khác nhau: Nghề được đào tạo và nghề không được đào tạo.

Nghề không được đào tạo là nghề được hình thành tự phát, do tích luỹ kinh nghiệm xã hội mà có hoặc do truyền nghề từ người này sang người khác, từ đời này sang đời khác.

Nghề được đào tạo là nghề yêu cầu một trình độ trí thức, kỹ năng, kỹ xảo nhất định. Trình độ này có được nhờ quá trình đào tạo dài hạn hoặc ngắn hạn, nhằm tạo ra sản phẩm để trao đổi trên thị trường và con người gắn bó lâu dài với hoạt động đó như lẽ sống của mình.

Nghề được đào tạo có đặc trưng người làm nghề đó phải có trình độ trí thức, kỹ năng, kỹ xảo làm ra sản phẩm để có thể trao đổi trên thị trường xã hội, thu nhập của người lao động là nguồn sống chính của họ. Chính vì vậy mà nó trở thành đối tượng hoạt động cơ bản, lâu dài của lý tưởng nghề nghiệp, từ đó hình thành nhân cách nghề nghiệp. Nghề được đào tạo đòi hỏi người vào học nghề đó phải có trình độ học vấn, sức khoẻ và yêu cầu tâm lý phù hợp với nghề. Sau quá trình đào tạo, người đó phải đạt được tiêu chuẩn quốc gia về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo tay nghề theo mục tiêu xã hội đòi hỏi.

Nghề nghiệp là một phạm trù lịch sử xã hội, nghĩa là nghề được nảy sinh và phát triển trong quá trình tiến bộ của xã hội, của khoa học kỹ thuật. Có những nghề ra đời và phát triển lâu dài thành nghề truyền thống như: nghề sơn mài, nghề khảm trai... Nhưng lại có nghề dần dần bị thay thế bằng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như nghề sử dụng máy tính điện tử, đồng thời có những nghề mới ra đời do thành tựu khoa học kỹ thuật mang lại như nghề sửa chữa video, nghề lắp máy thu hình... Như vậy, tên nghề đào tạo có thể trùng với một nghề công nhân,


nhân viên nghiệp vụ hoặc do nhiều nghề công nhân, nhân viên nghiệp vụ hợp thành. Nội dung chuyên môn của nghề đào tạo là khối lượng kiến thức kỹ năng, kỹ xảo là phẩm chất cần phải đào tạo trong một thời gian nhất định. ứng với mỗi nghề đào tạo có một mục tiêu, chương trình đào tạo. Hệ thống mục tiêu đào tạo nghề phân hoá theo chiều ngang được thể hiện ở bản danh mục nghề đào tạo do nhà nước ban hành, đó là một văn bản pháp quy đối với đào tạo nghề.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới sẽ dẫn đến cuộc cách mạng ngành nghề trong xã hội. Cuộc cách mạng khoa học trước đây đã giải phóng con người ra khỏi lao động cơ bắp nặng nhọc. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới sẽ giải phóng con người khỏi những mệt nhọc trí tuệ nhờ máy móc bổ xung và trợ giúp thêm cho sức mạnh trí tuệ con người. Ngành công nghiệp chế tạo nặng đang được thay thế bằng ngành chế tạo có hàm lượng tri thức khoa học và công nghệ cao. Ở những nước phát triển, các lĩnh vực dịch vụ tri thức và xử lý thông tin ngày càng mở rộng. Nhờ đó, những công nhân làm công tác thông tin thường được gọi là công nhân cổ trắng (white - collor worker) cũng tăng lên trong tổng lực lượng lao động. Số công nhân cổ xanh (blue - collor work) ngày càng giảm. Trong nền kinh tế thông tin sẽ thấy xuất hiện một lực lượng khác mà người ta gọi là công nhân cổ vàng (gold collor worrker) - đó là những người lao động có trình độ đại học. Người ta nhận thấy rằng loại công nhân này trước đây chỉ là một lực lượng nhỏ hẹp, nay thì đã là một lực lượng đáng kể. Xu hướng chung là công nhân cổ trắng và cổ vàng sẽ dần dần chiếm tỉ lệ cao hơn so với công nhân cổ xanh trong nền kinh tế thông tin.

Các nghề đào tạo ghi trong danh mục nghề đào tạo có thể được đào tạo ban đầu ở các trình độ hay các mức độ nghề khác nhau, đó là sự phân hoá mục tiêu đào tạo nghề theo chiều sâu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.


Như vậy, hệ thống mục tiêu giáo dục nghề nghiệp được đặc trưng bởi sự phân hoá mục tiêu theo các nghề được đào tạo và theo các trình độ nghề khác nhau. Đây là một hệ thống mở, thay đổi theo thời gian. Nó càng đa dạng, phong phú và mềm dẻo thì đào tạo nghề càng linh hoạt và đáp ứng được nhu cầu.

Đào tạo công nhân kỹ thuật theo yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá - 7

Khái niệm nghề ở trên được xác định trong phạm vi hệ thống phân công lao động xã hội còn trong luận văn này nghề được hiểu trong phạm vi hẹp là nghề công nhân kỹ thuật.

Việc hình thành các cơ sở đào tạo nghề khác nhau ở nước nào cũng nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ nhân lực lao động kỹ thuật theo hệ thống mục tiêu đào tạo nghề nghiệp nhất định để đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của nước đó.

Trên thế giới và các nước trong khu vực đang tồn tại hai khái niệm mà bản thân chúng có những điểm khác biệt đó là giáo dục nghề nghiệp và huấn luyện nghề nghiệp.

Giáo dục nghề nghiệp có tính hoàn thiện hơn, bao gồm cả mặt huấn luyện nghề nghiệp. Đó là quá trình chuẩn bị đầy đủ nhân cách cho thanh thiếu niên bước vào cuộc sống lao động nghề nghiệp. Như vậy, có thể nói rằng hệ thống giáo dục nghề nghiệp thực hiện hai chức năng quan trọng trong xã hội đó là xã hội hoá và nghề nghiệp hoá thế hệ trẻ. Vì vậy giáo dục nghề nghiệp không chỉ phụ thuộc vào tình hình sản xuất mà còn phụ thuộc vào các vấn đề xã hội khác.

Đào tạo nghề thông qua giáo dục nghề nghiệp thường có thời gian tương đối dài và ổn định, được xác định trong hệ thống giáo dục quốc dân của mỗi nước, nhằm vào mục tiêu toàn diện với nội dung đầy đủ, thông thường và chủ yếu là được tiến hành trong nhà trường. Nó là quá trình đào tạo nghề nghiệp cho thanh thiếu niên.


Ngược lại huấn luyện nghề nghiệp chủ yếu chú trọng đến mặt huấn luyện sao cho người học đạt được những yêu cầu của sản xuất đề ra nhằm mục tiêu tìm được một việc làm hoặc tự tạo việc làm. Vì vậy quy mô về số lượng và trình độ cần được đào tạo phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu sản xuất. Điều đó hoàn toàn phù hợp với lợi ích của người học là để hành nghề ngay được.

Thời gian đào tạo của các khoá học của huấn luyện ngắn hạn thường là ngắn và khác nhau, mục tiêu, nội dung cũng khác nhau ở các cơ sở đào tạo khác nhau theo từng khoá học cụ thể.

Thực tế Việt Nam với cơ cấu lao động bất hợp lý cho thấy chúng ta chưa quan tâm đến việc đào tạo nghề nghiệp, tình trạng thừa thầy, thiếu thợ đang tạo ra khó khăn cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Có thể nói, dạy nghề là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, so với các bậc học khác thì nó được hình thành muộn nhất. Trước Cách mạng tháng Tám, nước ta là một nước nông nghiệp, nhân dân chủ yếu làm nghề nông, ngoài ra còn có các nghề thủ công, mỹ nghệ và cơ khí nhỏ sản xuất hàng tiêu dùng. Các nghề này đều được chuyển giao theo phương thức truyền nghề. Từ 1898 - 1945 là giai đoạn nước ta bị thực dân Pháp cai trị, dạy nghề mới được hình thành, cả nước có 4 trường kỹ nghệ thực hành (miền Bắc: 2, miền Trung: 1, miền Nam: 1). Các trường này chủ yếu đào tạo các nghề: kỹ nghệ sắt, sửa chữa đông lực, điện để phục vụ cho chiến tranh và dịch vụ sửa chữa các phương tiện giao thông. Thời kỳ này Vụ Giáo dục nghề nghiệp nằm trong Bộ Giáo dục được thành lập. Từ 1954 lại đây Công nghiệp Việt Nam mới phát triển, đòi hỏi phải có đội ngũ lao động được đào tạo. Vì vậy ngành Dạy nghề chính thức được hình thành để đào tạo công nhân cho các ngành Công nghiệp.


Từ 1945 - 1954 nước ta chia thành 2 vùng: Vùng tự do thuộc Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà mới thành lập, vùng địch hậu do Pháp kiểm soát. Vùng tự do mới thành lập có 4 trường dạy nghề: 2 trường canh nông và 2 trường thủ công mỹ nghệ. Bên cạnh đào tạo nghề chính quy còn phát triển hình thức đào tạo nghề tại các xưởng quân khí để đào tạo cấp tốc công nhân sửa chữa, chế tạo phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời kỳ này bộ phận quản lý đào tạo công nhân nằm trong Vụ Chính trị - đào tạo công nhân thuộc Bộ Lao động.

Từ 1955 - 1965 nước ta tạm thời chia làm hai miền: Miền Bắc tiến hành xây dựng Chủ nghĩa xã hội đã xây dựng hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp đòi hỏi phải có một lượng lao động kỹ thuật lớn. Để chỉ đạo công tác đào tạo nghề, Nhà nước thành lập Vụ đào tạo công nhân kỹ thuật thuộc Bộ Lao động. Từ đó 56 trưòng Công nhân kỹ thuật cùng với hàng trăm trung tâm đào tạo nghề bên cạnh các xí nghiệp được thành lập. Thời kỳ này dạy nghề bắt đầu phát triển và đã đào tạo được 142.000 công nhân kỹ thuật trong và ngoài nước, đáp ứng được nhu cầu về công nhân kỹ thuật cho sự phát triển kinh tế ở miền Bắc.

Từ 1966 - 1975 là giai đoạn đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, chúng ta phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ: xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Miền Bắc phải chi viện cho miền Nam cả nhân tài, vật lực với khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến". Tổng cục Dạy nghề được thành lập để đủ sức đảm đương nhiệm vụ đó. Hàng loạt trường dạy nghề được thành lập. Đến năm 1975 tại các tỉnh phía Bắc, chúng ta đã xây dựng được 199 trường dạy nghề, 3 trường Sư phạm kỹ thuật. Chúng ta đã đào tạo được 609.700 công nhân kỹ thuật trong nước và 10.350 công nhân kỹ thuật nước ngoài với quy mô đào tạo 160.809 học viên/năm. Quy mô đào tạo trung bình của một trường là 869 học viên, bình quân12 - 15 học sinh có một giáo viên, công


tác đào tạo nghề chủ yếu được thực hiện tại các trường công lập (theo số liệu thống kê 1975).

Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam tập trung xây dựng và phát triển kinh tế. Ngành dạy nghề được phát triển mạnh mẽ trong cả nước. Tổng cục dạy nghề được thành lập. Hệ thống các trường dạy nghề được hình thành và phát triển đồng đều ở tất cả các địa phương,các trường dạy nghề ở miền Nam đã dần dần được hình thành và đi vào hoạt động, hệ thống các trường dạy nghề được chú trọng xây dựng để phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước. Vì thế, số lượng các trường dạy nghề đã phát triển nhanh. Đến năm 1980 cả nước có tới 366 trường (tăng 2 lần so với 1975), quy mô đào tạo khoảng

250.000 học viên (tăng 1,6 lần so với 1975), bình quân mỗi trường có quy mô đào tạo khoảng 700 học viên một năm.

Trong những năm đầu của thập kỷ 80, Chính phủ chủ trương giải thể các trường sơ cấp nông nghiệp của các huyện và thay vào đó là việc hình thành các trung tâm dạy nghề, do đó hệ thống các trường dạy nghề được sắp xếp lại, đến năm 1986 còn 269 trường với quy mô đào tạo khoảng 120.000 học viên.

Các trung tâm dạy nghề đã được hình thành và đào tạo thí điểm từ những năm đầu của thập kỷ 80, nhưng năm 1986 mới ban hành quy chế trung tâm dạy nghề quận, huyện, thị xã và từ đó hệ thống các trung tâm dạy nghề mới được chính thức công nhận là một bộ phận của ngành giáo dục chuyên nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất.

Như vậy, trước thời kỳ đổi mới, hệ thống các trường dạy nghề chính quy phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô đào tạo, các trung tâm dạy nghề cũng đang hình thành và phát triển góp phần cung cấp nguồn nhân lực qua đào tạo chủ yếu của nền kinh tế.


2.2. Tình hình đào tạo công nhân kỹ thuật trong những năm đổi mới‌

2.2.1. Những thay đổi chính sách có liên quan đến hệ thống dạy nghề

Trong gần 40 năm, từ 1960 đến 1997, hệ thống tổ chức quản lý đào tạo nghề ở nước ta đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Năm 1963 chính phủ quyết định thành lập Vụ đào tạo công nhân kỹ thuật trực thuộc Bộ lao động (nay là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Năm 1969, chính thức quyết định thành lập Tổng cục đào tạo công nhân kỹ thuật cũng thuộc Bộ lao động. Trong 10 năm (1969 - 1978), hệ thống đào tạo trường, lớp công nhân kỹ thuật đã phát triển ở khắp các ngành, vùng, địa phương. Hàng triệu lao động được đào tạo trong và ngoài nước, cung cấp đội ngũ công nhân kỹ thuật có chất lượng cho cac ngành kinh tế quốc dân.

Năm 1978 Chính phủ quyết định đổi tên Tổng cục Đào tạo công nhân kỹ thuật thành Tổng cục Dạy nghề trực thuộc Chính phủ. Trong thời kỳ 1978 - 1986, đã có 366 trường dạy nghề. Sự nghiệp đào tạo công nhân kỹ thuật phát triển mạnh, kể cả trong hợp tác quốc tế, do đó số công nhân kỹ thuật được đào tạo tăng cả về số lượng và chất lượng.

Cũng năm 1978, Nhà nước sắp xếp lại Bộ, ngành, Tổng cục dạy nghề sáp nhập vào Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp (và đổi tên là Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề); Tổng cục Dạy nghề trở thành Vụ Dạy nghề.

Năm 1991, khi hợp nhất hai Bộ (Bộ Giáo dục, Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề) thành Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Vụ Dạy nghề và Vụ Trung học chuyên nghiệp nhập lại thành Vụ Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) đã nhận định: “Giáo dục chuyên nghiệp, nhất là đào tạo công nhân kỹ thuật có lúc suy giảm mạnh, mất


cân đối lớn về cơ cấu trình độ trong đội ngũ lao động ở nhiều ngành sản xuất. Quy mô đào tạo nghề quá nhỏ bé, trình độ thiết bị nghề lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá”. Trước yêu cầu đổi mới, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), Chính phủ đã quyết định tái lập Tổng cục Dạy nghề trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (Nghị định số 33/1998/NĐ-CP, ngày 23/5/1998). Với sự quan tâm của các cấp các ngành, bốn năm qua sự nghiệp dạy nghề đang phục hồi và phát triển.

Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về dạy nghề, trong thời gian từ 1998 đến 2001, công tác nghiên cứu xây dựng văn bản pháp luật về dạy nghề đã được Thủ tướng chính phủ chỉ đạo và ban hành nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho các ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân tổ chức thực hiện công tác dạy nghề, vừa tăng cường công tác quản lý dạy nghề.

Mức đầu tư của Nhà nước cho dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” thuộc "Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục-đào tạo 2001 - 2005” để nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tiến chương trình, giáo trình và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề cho các trường, trung tâm dạy nghề tăng dần hàng năm: năm 2001 là 90 tỷ đồng; năm 2002 là 110 tỷ đồng; năm 2003 là 130 tỷ đồng; năm 2004 là 200 tỷ đồng. Kinh phí chương trình mục tiêu đã dành một tỷ lệ thích đáng để đầu tư thích đáng cho 41 trường dạy nghề và 85 Trung tâm dạy nghề trọng điểm của các Bộ, ngành, địa phương. Dự án Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề bằng vốn vay của Ngân hàng phát triển của Châu Á và các nhà tài trợ khác cũng dành một phần kinh phí để mua sắm trang thiết bị dạy nghề cho 15 trường thuộc dự án. Dự án Tăng cường trung tâm dạy nghề của Thuỵ Sỹ đã đầu tư cho 27 trung tâm dạy nghề. Trong 5 năm qua các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các cơ sở dạy nghề cũng đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị dạy nghề.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 23/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí