Đào Tạo Công Nhân Kỹ Thuật Và Vai Trò Của Nó Đối Với Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá


Mặt khác, quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá còn đụng chạm đến các vấn đề phức tạp trong quan hệ giữa con người với thiên nhiên mà chỉ có thể giải quyết được nhờ trình độ cao của văn hoá sinh thái. Đây là vấn đề cấp bách, sống còn không chỉ đối với mỗi quốc gia mà còn đối với nền văn minh công nghiệp. Con người vốn có cội nguồn từ thiên nhiên và không thể tách rời thiên nhiên trong sự tồn tại và phát triển của mình. Vì vậy, sự hiểu biết và trách nhiệm cao trước vấn đề môi trường sinh thái là vấn đề cấp bách, sống còn không chỉ với mỗi quốc gia mà còn đối với nền văn minh nhân loại. Con người vốn có cội nguồn từ thiên nhiên và không thể tách rời thiên nhiên trong sự tồn tại và phát triển của mình. Vì vậy, sự hiểu biết và trách nhiệm cao trước vấn đề môi trường sinh thái cũng là một năng lực phẩm chất quan trọng của người lao động trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Nó biểu hiện ở chỗ người ta cần đánh giá đúng những hậu quả do sản xuất công nghiệp gây ra mà các nước đi trước đã trải qua như huỷ hoại nguồn nước, ô nhiễm môi trường, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên... dẫn đến mất cân bằng sinh thái, làm nguy hại đến cuộc sống con người và sự phát triển lâu bền của đất nước. Ngoài ra cũng cần thấy rằng sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá khó có thể đạt được kết quả tốt nếu không có những công dân yêu nước, ham học hỏi, cần cù lao động và sáng tạo, có tinh thần hợp tác, ý chí tự chủ vươn lên và lòng tự trọng dân tộc cao, không cam chịu nghèo nàn, lạc hậu, biết kết hợp hài hoà yếu tố truyền thống và hiện đại, sống khoan dung và tôn trọng sự đa dạng, khác biệt.‌

1.2. Đào tạo công nhân kỹ thuật và vai trò của nó đối với công nghiệp hoá - hiện đại hoá

1.2.1. Vị trí của đội ngũ công nhân kỹ thuật trong việc phát triển nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá


Nguồn lao động nói chung, lao động qua đào tạo nghề nói riêng vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, trình độ, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và sự thay đổi cơ cấu kinh tế là yếu tố quan trọng đòi hỏi tăng cường chất lượng và cơ cấu lao động. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật đòi hỏi ngày càng nhiều lao động kỹ thuật. Mặt khác sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng tạo ra nhu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động theo các nghành nghề khác nhau đòi hỏi gia tăng quy mô đào tạo mới, đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ. Nền kinh tế càng phát triển thì càng có điều kiện thuận lợi để tăng đầu tư nhằm thoả mãn nhu cầu kinh tế - xã hội, đặc biệt là nhu cầu đào tạo nghề. Đồng thời bản thân quá trình phát triển và phát triển ở trình độ nâng cao thì càng đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng nguồn lao động, trong đó có chất lượng qua đào tạo nghề.

Đại hội VIII của Đảng đã xác định đến khoảng năm 2020, nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp. Do đó thời kỳ 2001 - 2010 có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Mục tiêu của thời kỳ này là phấn đấu tăng trưởng cao nhưng bền vững, tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước trong khu vực, thực hiện đổi mới về cơ bản cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Chính cuộc cách mạng khoa học công nghệ đưa thế giớí chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin. Trong kỷ nguyên thông tin và nền kinh tế tri thức các ngành sản xuất dịch vụ chủ yếu dựa vào tri thức và công nghệ (2/3 giá trị là do khoa học và công nghệ đem lại). Cách mạng khoa học công nghệ làm cho nhiều ngành nghề cũ, truyền thống mất đi và cũng xuất hiện nhiều ngành nghề mới, cơ cấu ngành nghề và tỷ trọng trong các lĩnh vực cũng thay đổi nhanh chóng. Trong nền kinh tế tri thức tỷ trọng lao động trực tiếp giảm mạnh, lao động gián tiếp và dịch vụ tăng nhanh xuất hiện và gia tăng nhanh chóng công nhân trí thức. Vì vậy, đào tạo công nhân


kỹ thuật để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục nghề nghiệp. Lúc này, đòi hỏi người lao động không chỉ có kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ cao mà phải có nhiều kỹ năng khác nhau. Từ đó vấn đề bức xúc đặt ra là phải đổi mới đào tạo nghề nghiệp từ đào tạo để tạo lập và phát triển kỹ năng nghề nghiệp truyền thống sang cập nhật các kỹ năng mới, nhất là kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, viễn thông, kỹ năng giải quyết và xử lý những vấn đề sự cố phát sinh của máy móc thiết bị công nghệ cao, kỹ năng làm việc theo nhóm, làm việc trong môi trường đa văn hoá. Có thể nói rằng giáo dục trong đó có đào tạo nghề là nền tảng của sự phát triển khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại. Việt Nam là nước đang phát triển ở trình độ thấp nhưng yếu tố khoa học công nghệ đang tác động mạnh đến đào tạo công nhân kỹ thuật nhất là khi chúng ta phát triển các ngành kinh tế quốc dân mũi nhọn, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất và công nghệ cao, sản xuất các mặt hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nếu Việt Nam không tập trung vào đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật sẽ dẫn đế hậu quả nghiêm trọng là không đảm bảo nhu cầu cung cấp công nhân kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân

Trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập chúng ta phải ứng dụng có hiệu quả công nghệ nhập khẩu, đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở một số ngành và lĩnh vực then chốt, mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân để tạo bước nhảy vọt về công nghệ, tạo tốc độ tăng trưởng vượt trội ở những sản phẩm chủ lực nhất là công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học... trên cơ sở hình thành các khu công nghệ cao vì thế mà nhu cầu đào tạo cho ứng dụng các công nghệ nhập khẩu và cung cấp cho các khu công nghệ cao sẽ ngày càng tăng đòi hỏi phải có sự chuẩn bị và đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật tương ứng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.


Xuất khẩu lao động và chuyên gia cũng là hướng mũi nhọn để tạo việc làm và thạm gia vào thị trường lao động quốc tế và khu vực của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên xu hướng xuất khẩu lao động chủ yếu là lao động có nghề và chuyên môn trình độ cao. Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, cạnh tranh trên thị trường lao động là rất trực tiếp và quyết liệt. Bởi vậy, để chẩn bị nguồn cho xuất khẩu lao động chỉ còn cách đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của thị trường tiếp nhận lao động nhất là Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malayxia. Trung Đông...

Đào tạo công nhân kỹ thuật theo yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá - 4

Chiến lược kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 nêu rõ: phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm. Vấn đề quan trọng nhất trong nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá là chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư, cùng với nó là chuyển dịch cơ cấu lao động. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thực hiện trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, theo ngành lớn (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp và dịch vụ) và hình thành các vùng kinh tế trọng điểm (vùng kinh tế động lực) dựa trên cơ sở phát huy thế mạnh và các lợi thế so sánh của đất nước, nhu cầu đời sống nhân dân và quốc phòng an ninh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tác động đến phát triển đội ngũ công nhân kỹ thuật: Khi cơ cấu kinh tế chuyển hướng sang sản xuất hàng hoá và áp dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao làm thay đổi cơ cấu giá trị các ngành trong GDP. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã xác định đến năm 2010 tỉ trọng GDP của nông nghiệp là 16-17%, công nghiệp - xây dựng là 40-41%, dịch vụ 42-43%. Tương ứng cơ cấu lao động là 50% - 23% - 27% và tỉ lệ qua đào tạo đạt 40% trong đó đào tạo nghề là 26%. Sự tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến cơ cấu lao động và đào tạo công nhân kỹ thuật là sự tác động và ràng buộc lẫn nhau trong tổng thể kinh tế vĩ mô không thể tách rời, vừa là điều kiện, vừa là


tiền đề của nhau. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thực chất là chuyển từ nền kinh tế truyền thống ở trình độ thấp, dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế hiện đại, trình độ cao, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ. Khi ấy những ngành nghề truyền thống không phù hợp sẽ dần mất đi đồng thời xuất hiện nhiều ngành nghề mới đã tác động mạnh đến đào tạo công nhân kỹ thuật cho phù hợp. Số lao động đã được đào tạo theo ngành nghề cũ cần được đào tạo lại, đào tạo bổ sung kỹ năng theo yêu cầu của ngành nghề mới. Số công nhân mới tham gia đào tạo sẽ được tiếp cận ngay với ngành nghề mới mà thực tế lao động sản xuất đã xuất hiện và đang phát triển. Ví dụ như trong nông nghiệp xuất hiện nghề mới chủ yếu áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất giống, thức ăn công nghiệp, thú y, kiểm tra chất lượng sản phẩm... đặc biệt là công nghệ sinh học đưa giống mới, cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất kinh doanh; trong công nghiệp xuất hiện ngành nghề liên quan đến sử dụng công nghệ thông tin, phần mềm máy vi tính, công nghệ chế biến nông sản, thuỷ sản, gia công may mặc, da giầy, lắp ráp máy móc sử chữa thiết bị hiện đại, công nghệ vật liệu mới...

Như vậy đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trở thành nhiệm vụ ngày càng quan trọng đòi hỏi phải đổi mới một cách căn bản toàn diện hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng được yêu cầu của thực tế và cập nhật công nghệ mới luôn luôn thay đổi.

Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp trước đây sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình này tác động mạnh đến việc phát triển công nhân kỹ thuật trên nhiều mặt. Người lao động sẽ có nhiều cơ hội lao động việc làm và thắng trong cạnh tranh là người có năng lực nghề nghiệp và phẩm chất vượt trội phù


hợp với yêu cầu công việc mà người sử dụng đang cần. Cơ chế cạnh tranh của thị trường lao động sẽ tạo ra động lực khuyến khích người lao động học tập suốt đời không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt: sức khoẻ, tri thức, tay nghề, tác phong công nghiệp, tính kỷ luật, chấp hành luật pháp... Có thể nói cơ chế thị trường đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân kỹ thuật chất lượng cao. Đây là nhu cầu khách quan và không ngừng phát triển.

Như vậy, trong khi nhu cầu thị trường đang rất cần đội ngũ công nhân kỹ thuật, chuyên gia thực hành có tay nghề cao thì quá trình đào tạo lại chưa thể đáp ứng yêu cầu đó. Hơn nữa, hiện tượng phổ biến hiện nay là phần lớn học sinh tốt nghiệp phổ thông lại có nguyện vọng thi vào các trường Đại học, không muốn học nghề. Ngay cả cơ cấu đào tạo trong trường đại học cũng thiếu cân đối. Đa số học sinh muốn đăng ký học những ngành nghề có thu nhập cao, dễ tìm được việc làm, ít ham thích học các trường thuộc khối ngành khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật mặc dù những ngành này có vai trò quan trọng trong quốc kế dân sinh. Số liệu điều tra những năm gần đây cho thấy, số lượng sinh viên ngành văn hoá nghệ thuật chiếm 1,3%; nông lâm ngư nghiệp chiếm 3,13%; khoa học chiếm 15,5%; khoa học công nghệ và kỹ thuật 15,2%, khoa học xã hội chiếm 42,78% trong tổng số sinh viên đang học tại các trường cao đẳng, đại học trong cả nước. Do đó tỉ lệ học sinh tốt nghiệp cao đẳng, đại học sau 6 tháng ra trường không tìm được việc làm chiếm 27,53%, số làm đúng nghề đào tạo chỉ gần 30% (Điều tra việc làm sinh viên tốt nghiệp 51 trường Đại học và Cao đẳng, 1999). Trong khi đó hệ thống đào tạo nghề mới được phục hồi, tỉ lệ đào tạo vẫn còn thấp, tình trạng thiếu lao động kỹ thuật trình độ cao còn khá lớn, đặc biệt là một số ngành nghề kinh tế mũi nhọn.

Tâm lý chung của các em học sinh phổ thông là không muốn thi vào trường nghề, dẫn tới tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” càng trở nên phổ biến hiện


nay. Trong lúc sinh viên đại học ra trường khó hoặc thậm chí không thể tìm được việc làm thì các cơ sở kinh tế, sản xuất và dịch vụ, các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài lại không tuyển dụng được lao động kỹ thuật theo yêu cầu của đối tác nước ngoài. Các trường đào tạo về khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật là những ngành nghề thiết yếu lại chưa được chú trọng đúng mức.

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm vào khoảng 7%, mức GDP gấp 2 lần hiện nay và nhịp độ quy mô đào tạo như hiện nay thì nhu cầu đào tạo nghề hàng năm khoảng 1,1 triệu người. Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu ở giai đoạn 3 từ thủ công lên cơ khí hoá (với cơ cấu lao động đại học/trung học chuyên nghiệp/công nhân kỹ thuật bán lành nghề/lao động thủ công là 1/4/20/60/15) như nước ta hiện nay thì số lao động đã qua đào tạo phải đạt khoảng 85% tổng số lao động đang làm việc, trong đó số đào tạo từ lành nghề trở lên là 70% mới thực hiện thành công công nghiệp hoá - hiện đại hoá được trong khi đó cơ cấu lao động có trình độ đại học, cao đẳng/công nhân kỹ thuật tính chung của nước ta năm 2002 là 1/1,33/4,17 [27, tr.136].

Tóm lại, đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo trong các trường dạy nghề đã và đang có tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kinh tế của quốc gia và có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và sự mở cửa giao lưu kinh tế với bên ngoài trong xu thế toàn cầu hoá, vấn đề nâng cao chất lượng của lực lượng lao động công nhân kỹ thuật càng trở nên cấp thiết để đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động với tính cạnh tranh mạnh mẽ. Chính trình độ nghề của đội ngũ công nhân kỹ thuật sẽ quyết định trực tiếp tới chất lượng sản phẩm làm ra ngay cả khi đã tiến hành sản xuất- dịch vụ theo công nghệ hiện đại. Trái tim - khối óc - bàn tay


người thợ lành nghề là sự đảm bảo bền vững, chắc chắn nhất cho các sản phẩm phục vụ đời sống con người.

1.2.2. Vai trò của hệ thống các trường dạy nghề trong đào tạo công nhân kỹ thuật

Trong lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài người, giáo dục - đào tạo luôn chiếm vị trí quan trọng. Ngày nay, chắc chắn không một quốc gia nào trên thế giới lại không thấy rõ vị trí nền tảng, vai trò then chốt của giáo dục - đào tạo đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng một trong những yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững, sự tiến bộ vượt bậc cho mỗi quốc gia là giáo dục - đào tạo. Cùng với sự đóng góp lớn lao đó, giáo dục - đào tạo đã tham gia trực tiếp và đóng vai trò quyết định trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Nó là cái không thể thiếu được để nâng cao trình độ văn hoá, trình độ học vấn, trình độ khoa học kỹ thuật, xử lý công nghệ, tổ chức quản lý và năng lực hoạt động thực tiễn của người lao động. Trong xã hội hiện đại, trình độ và năng lực của người lao động đã trở thành nhân tố quan trọng và là điều kiện thiết yếu cho xã hội phát triển bền vững.

Không đâu xa, ngay bên cạnh chúng ta, Nhật Bản - một đất nước không giàu tài nguyên, bị chiến tranh tàn phá nặng nề đã trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới. Người ta nhất trí với nhau rằng, trong những nguyên nhân chính làm nên "sự thần kỳ Nhật Bản" suốt mấy chục năm qua có nguyên nhân là nhờ vào giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực và sử dụng chúng một cách hợp lý. Sau Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore cũng đã trở thành những “con rồng Châu Á” và đang là những nền kinh tế năng động có năng lực cao trong thế kỷ 21. Lý giải những nguyên nhân dẫn đến thành công của những xứ sở này, người ta cho rằng đó là do nguồn nhân lực được giáo dục thường xuyên, liên tục

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 23/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí