Cơ Cấu Nnl Và Cơ Cấu Cnkt (Theo Nghề) Của Các Dn Dm Hn25


Các DN DM HN luôn ở trong tình trạng thiếu hụt LĐ, khó thu hút và tuyển dụng lao động mới, khó giữ chân lao động đã qua đào tạo và thành thạo tay nghề. Hiện nay, chỉ có một số DN DM có địa bàn ở ngoại thành Hà Nội hoặc mở thêm cơ sở SX ở các địa phương khác như Tcty May 10-CTCP, CTCP May Đức Giang, Hanosimex… là không phải chịu sức ép về cạnh tranh lao động này.

Sau đây, luận án sẽ sử dụng các thông tin thu thập được từ nghiên cứu sâu 7 DN DM HN điển hình24, từ đó, khái quát hóa các đặc điểm chung của lực lượng CNKT trong các DN DM HN.

CNKT nghề Sợi – Dệt – May chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số CNKT và lực lượng lao động của các DN DM HN

6.0%

Cơ cấu CNKT theo nghề

3.2%

3.5%

87.3%

Sợi-Dệt-May Cơ - điện Khác LĐ phổ thông

Số lượng CNKT trong 7 doanh nghiệp Dệt May HN nghiên cứu sâu các nghề chiếm 84,2% (tương đương 14.151 người); CBQL các cấp chiếm 4,9% (tương đương 824 người); cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và các loại LĐ khác chiếm tỷ trọng 10,9% (tương đương 1.841 người). Trong số 14.151 CNKT các nghề, số CNKT chính, nghề sợi-dệt-may là 12.326 (87,1%) chiếm tỷ trọng lớn, còn lại là CNKT các nghề phục vụ khác như điện, nước, bảo toàn bảo dưỡng, điều không thông gió, lao động phổ thông (hình 3.1).


Cơ cấu nguồn nhân lực

10.9%


4.9%


84.2%


CBQL các

cấp

CNKT các

nghề

Các

loại

LĐ khác


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp dệt may Hà Nội - 10


Hình 3.1: Cơ cấu NNL và cơ cấu CNKT (theo nghề) của các DN DM HN25

Trong số các CNKT nghề Sợi-Dệt- May, CNKT nghề May chiếm tỷ trọng lớn nhất 85,6% (tương đương 10.555 người), CNKT nghề sản xuất sợi 9,2% (1.134 người), nghề Dệt 5,2% (640 người). Do vậy, hàng năm, các DN DM HN phải tiến hành khối lượng lớn các hoạt động ĐT&PT CNKT với quy mô CNKT nghề Sợi- Dệt-May này.

24 Các DN nghiên cứu sâu bao gồm: Tcty May 10, Tcty Dệt May Hà Nội, CTCP May 19, CTCP Dệt Công nghiệp, CTCP Thương mại Đà Lạt, CTCP Dệt 10-10, CTCP May Đáp Cầu. (chi tiết xin mời xem phụ lục 2). 25 Bảng 2,3,4,5 phụ lục 2.


Cơ cấu CNKT theo giới tính

20.90%

63.10%

Nam Nữ

 CNKT nữ và có độ tuổi trẻ chiếm tỷ trọng cao trong tổng CNKT của các DN 1

CNKT nữ và có độ tuổi trẻ chiếm tỷ trọng cao trong tổng CNKT của các DN DM HN


Cơ cấu CNKT theo tuổi

2%

30% 30%


< 25

25÷34

35÷44

> 45


38%

Hình 3.2. Cơ cấu CNKT trong các DN DM HN theo giới tính và theo độ tuổi26

Số CNKT ở độ tuổi trẻ (dưới 34) chiếm đa số (64,7%), nhóm từ 34 đến 45 tuổi chiếm 28,9%, số lao động trên 45 ít nhất, chỉ có 2,2% (hình 3.2). Do tỷ trọng lao động nữ rất cao (khoảng 63%), lại hầu hết đang trong độ tuổi sinh đẻ, chăm sóc con nhỏ nên tỷ lệ số lao động thực tế làm việc/số lao động theo danh sách chỉ khoảng 90%27 (tức là cứ 100 lao động theo danh sách thì chỉ có 90 người thực làm việc). Vì vậy, bên cạnh khối lượng lớn các hoạt động ĐT&PT CNKT thường xuyên, các DN phải tiến hành dạy nghề, đào tạo nghề thứ hai và đặc biệt là đào tạo bổ sung kỹ năng, để có thể chủ động trong việc bố trí và sử dụng lao động, dự phòng thay thế và bổ sung cho số 10% lao động nữ nghỉ thai sản này.

CNKT trong các DN DM HN có thâm niên nghề thấp, trình độ lành nghề không cao và chủ yếu được đào tạo theo hình thức dạy nghề ngắn hạn

Cơ cấu CNKT theo thâm niên

11%


47%


42%

Dưới 10 năm 10đến 19 năm Trên 20 năm



Cơ cấu CNKT theo bậc thợ

9%


27%


64%


Bậc

1-2

Bậc

3-4

Bậc

5-6


Hình 3.3. Cơ cấu CNKT trong các DN DM HN theo thâm niên và trình độ lành nghề28

Hình 3.3 cho thấy tỷ trọng CNKT có thâm niên dưới 10 năm cao nhất (chiếm


26 Bảng 6,7, phụ lục 2

27 Do lao động nữ nghỉ thai sản (6 tháng theo quy định mới của Bộ Luật Lao động [47]), nghỉ chăm sóc con ốm, khám thai,…

28 Bảng 8,9 phụ lục 2


46,5%), tiếp theo là tỷ trọng CNKT có thâm niên 10 đến 20 năm (41,7%%), thấp nhất là CNKT có thâm niên trên 20 năm (10,7%).

Bảng 3.1 : Tổng hợp CNKT nghề sợi – dệt – may theo trình độ lành nghề29


Loại công nhân kỹ thuật

Bậc thợ

Tổng số

Bậc 1,2

Bậc 3,4

Bậc 5,6

Sợi

Số lượng (người)

732

564

479

1.775

Tỷ lệ (%)

41,2

31,8

27,0

100

Dệt- nhuộm

Số lượng (người)

175

216

243

634

Tỷ lệ (%)

27,6

34,1

38,3

100

May

Số lượng (người)

6386

2360

1170

9916

Tỷ lệ (%)

64,3

23,8

11,8

100

Tổng Số

Số lượng (người)

7938

3291

1097

12.326

Tỷ lệ (%)

62,8

26,7

8,9

100

Số lượng CNKT bậc thấp (bậc 1-2) chiếm tỷ trọng lớn (62,8%), CNKT bậc 3-4 chiếm 26,7%, CNKT bậc cao (bậc 5-6) chỉ chiếm 8,9% (bảng 3.1). Số CNKT nghề may bậc thấp (bậc 1-2) chiếm tỷ trọng lớn nhất, đến 64,3%. Nguyên nhân là do khả năng di chuyển lao động giữa các DN may rất dễ dàng nên công nhân may có tay nghề thành thạo từ bậc 3-4 trở lên thường có xu hướng bỏ việc đến những chỗ làm có thu nhập cao hơn30.

Bảng 3.2. Tổng hợp công nhân kỹ thuật nghề sợi – dệt – may theo trình độ đào tạo năm 201131

Loại công nhân kỹ thuật

Trình độ đào tạo


Tổng

Đại học

Cao đẳng

Trung

cấp

Dạy nghề

ngắn hạn

Chưa

qua đtạo

Sợi

Số người

22

60

185

1444

64

1.775

Tỷ lệ (%)

1,2

3,4

10,4

81,4

3,6

100

Dệt -

Nhuộm

Số người

5

27

87

390

125

634

Tỷ lệ (%)

0,8

4,2

13,8

61,5

19,7

100

May

Số người

29

436

1.121

6.079

2.251

9916

Tỷ lệ (%)

0,3

4,4

11,3

61,3

22,7

100

Tổng

Số người

57

523

1.393

7.913

2.440

12.326

Tỷ lệ (%)

0,3

4,4

11,3

64,2

19,8

100

Số lượng CNKT được học nghề ngắn hạn hoặc chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng quá lớn (gần 84%), trong đó, tập trung chủ yếu ở số CNKT nghề sợi - 85% và dệt - 92% (bảng 3.2). Điều này nghĩa là các CNKT nghề sợi, dệt chỉ được đào tạo rất sơ sài nhưng sau một thời gian tham gia sản xuất, phần nhiều trong số họ đã


29 Bảng 10, phụ lục 2

30 Thông tin từ phỏng vấn sâu cán bộ quản lý các cấp và cán bộ nhân sự các DN DM HN, các năm 2010, 2011 và 2012 (chi tiết xin xem phụ lục 4).

31 Bảng 11, phụ lục 2


được nâng bậc lên các bậc thợ cao hơn. Nhiều nhà quản lý chia sẻ một nghịch lý đang tồn tại trong các DN: “công nhân ở bậc thợ càng cao thì mức độ đáp ứng yêu cầu công việc càng kém”32, nghĩa là những công nhân bậc thợ 1,2,3 có mức độ đáp ứng yêu cầu công việc tốt hơn so với các công nhân bậc thợ 4,5,6. Nguyên nhân do các công việc càng phức tạp càng đòi hỏi cao về kiến thức, sự khéo léo về tay nghề, sự chính xác trong thao tác. Nhưng vì được đào tạo kém bài bản, kiến thức sơ sài nên khi lên bậc thợ càng cao, sự thiếu hụt càng khó bù đắp và càng hạn chế sự phát triển về kiến thức và tay nghề của người công nhân, do vậy, làm cho công nhân bậc cao kém đáp ứng với những đòi hỏi cao và khắt khe của các công việc bậc cao.

Nhu cầu bổ sung và phát triển CNKT lên CBQL cấp cơ sở rất lớn

Trong các DN DM HN, phần lớn CBQL cấp tác nghiệp được phát triển từ những CNKT lành nghề và có năng lực quản lý của DN. Trong khi đó, do độ tuổi trung bình cao, khoảng 25-30% CBQL cấp cơ sở nghỉ hưu trong vòng 5 năm tới. Do vậy, các DN này đang có nhu cầu thay thế và bổ sung CBQL cấp cơ sở rất lớn, đòi hỏi tiến hành các hoạt động phát triển nghề nghiệp và phát triển quản lý đối với CNKT nhằm thỏa mãn nhu cầu này.

Những đặc điểm điển hình của lực lượng CNKT Sợi-Dệt-May trong các DN DM HN là: quy mô LĐ lớn, biến động mạnh, sử dụng nhiều LĐ ngoại tỉnh, nhiều LĐ nữ, độ tuổi trẻ, chất lượng lao động thấp. Do vậy, hàng năm, các DN DM phải tiến hành khối lượng rất lớn các hoạt dạy nghề, đào tạo kỹ năng, phát triển nghề nghiệp và phát triển quản lý cho CNKT nhằm thỏa mãn những yêu cầu SXKD ngày càng phức tạp và khó khăn, mẫu mã sản phẩm thay đổi liên tục. Tuy nhiên, do thù lao thấp, việc làm kém hấp dẫn và cạnh tranh gay gắt về lao động trong nội bộ ngành, các DN DM HN phải đối mặt một “nghịch lý”: một mặt, DN cần ĐT&PT CNKT nhằm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của SX, mặt khác, DN không muốn đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc cho ĐT&PT CNKT do e ngại tình trạng “chảy máu chất xám”, mất các công nhân lành nghề vào tay đối thủ cạnh tranh.

3.2. Thực trạng đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội

3.2.1. Tổng quan về đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội

Các hoạt động ĐT&PT CNKT tiến hành thường xuyên nhất và số lượt người được đào


32 Thông tin từ phỏng vấn sâu cán bộ quản lý các cấp và cán bộ nhân sự các DN DM HN, các năm 2010, 2011 và 2012, chi tiết xin xem phụ lục 4.


tạo hàng năm trong các DN DM HN nghiên cứu sâu được tổng hợp trong biểu đồ 3.3.


Đào tạo nâng cấp, nâng bậc

2496

2429

2809

Đào tạo nghề 2 cho CN đã thành thạo một nghề

1952

1

1723

665


Đào tạo bổ sung kỹ năng cho loạt sản phẩm mới

3560

3474 4881

Đào tạo lại cho CN tay nghề yếu

771

2011

2010

2009

789

855

Đào tạo CN mới tuyển, đã biết nghề

1736

1678

1870

Đào tạo CN mới tuyển, chưa biết nghề

Đơn vị tính: lượt người

4533

4218

4824

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000

Biểu đồ 3.3: Thống kê số lượt người tham gia ĐT&PT CNKT hàng năm của các DN DM HN33

Các hoạt động đào tạo CNKT trong các DN DM bao gồm: (1) đào tạo nghề sợi-dệt- may cho công nhân mới tuyển chưa biết nghề; (2) đào tạo bổ sung tay nghề cho công nhân mới tuyển đã biết nghề; (3) đào tạo lại cho công nhân tay nghề yếu; (4)đào tạo bổ sung kỹ năng phục vụ SX loạt sản phẩm mới, đào tạo cập nhật tay nghề phục vụ nâng cấp toàn bộ dây chuyền SX hoặc phục vụ một loại MMTB mới; (5) đào tạo nội quy lao động, các quy chế nội bộ hoặc các quy định có liên quan đến vị trí tuyển dụng; an toàn lao động, vệ sinh lao động; an ninh, phòng chống cháy nổ; hệ thống quản lý nội bộ của Tổng công ty ISO 9000, ISO 14000, SA 8000, WRAP… Trong đó, nhóm (5) các hoạt động đào tạo về nội quy, an toàn, vệ sinh lao động; ISO 9000, SA 8000 … được tiến hành nhiều nhất cho lao động mới tuyển dụng, hoặc cập nhật cho lao động hiện có của DN. Tuy nhiên, luận án tập trung vào mô tả và phân tích những hoạt động ĐT&PT về chuyên môn-kỹ thuật cho CNKT. Tính theo số lượt người được đào tạo, hoạt động đào tạo bổ sung kỹ năng SX sản phẩm mới là thường xuyên nhất, ít thường xuyên nhất là hoạt động đào tạo lại cho công nhân tay nghề yếu (biểu đồ 3.3).

Các hoạt động phát triển CNKT trong các DN DM bao gồm: (1) đào tạo nghề 2 cho công nhân đã thành thạo một nghề chính; (2) đào tạo nâng bậc công nhân; (3) thi tay nghề, thi thợ giỏi cấp nhà máy, cấp công ty, cấp Tập đoàn, cấp thành phố, cấp quốc gia và khu vực; (4) bồi dưỡng chuyên môn, phát triển CNKT thành cán bộ


33 Bảng 12, phụ lục 2


KCS, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ cấp nhà máy hoặc cấp công ty; (5) phát triển CNKT giỏi thành CBQL các cấp như: cấp cơ sở: tổ trưởng/tổ phó SX, trưởng chuyền, trưởng ca, CBQL cấp trung: giám đốc/phó giám đốc nhà máy thành viên, trưởng/phó các bộ phận tác nghiệp và chức năng, CBQL cấp cao như Tổng giám đốc/Phó Tổng giám đốc công ty. Trong các hoạt động này, nhóm (1) (2) được thực hiện thường xuyên hàng năm (biểu đồ 3.3).

Sau đây, luận án phân tích cụ thể các hoạt động ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN được khảo sát.

3.2.1.1. Thực trạng đào tạo công nhân kỹ thuật

Đào tạo ban đầu cho công nhân mới tuyển, chưa biết nghề.

Đào tạo công nhân nghề may, cắt trong DN: tùy thuộc vào quy mô lao động, điều kiện cơ sở vật chất dành cho ĐT&PT CNKT, đội ngũ GVDN, hầu hết các DN DM HN thường đào tạo theo phương pháp học nghề hoặc chỉ dẫn công việc (kèm cặp ngay tại DN). Chi phí bình quân cho một khóa học nghề may – cắt khoảng 2 triệu đến 2,2 triệu đồng/công nhân.

Thông thường, nếu quy mô lao động mới tuyển đủ từ 25-30 người, DN sẽ đào tạo theo kiểu học nghề. Học sinh sẽ được học lý thuyết tập trung theo từng lớp, rồi được công nhân lành nghề kèm cặp về thực hành trực tiếp trong quá trình sản xuất. Thời gian học lý thuyết từ 10 đến 15 ngày, học sinh sẽ được học những kiến thức cơ bản nhất về nghề của mình để có thể làm được những công việc đơn giản. Công nhân mới nghề may chỉ được học may những chi tiết của sản phẩm đơn giản như may cổ tay, may túi... Công nhân cắt thì được học cắt chi tiết phụ, cắt quần hè. Giai đoạn thực hành trong 3 tháng, học sinh sẽ được tham gia vào sản xuất ra sản phẩm dưới sự kèm cặp của công nhân lành nghề.

Nếu quy mô tuyển dụng lao động nhỏ thì DN không thể tổ chức thành lớp để đào tạo tương đối bài bản theo kiểu học nghề mà phải đào tạo theo kiểu kèm cặp trực tiếp trong SX. Đơn cử trường hợp của Hanosimex, thông báo tuyển công nhân may cả tháng cũng chỉ tuyển được 4-5 người, không đủ học sinh để tổ chức thành lớp. Đào tạo theo kiểu kèm cặp rất hạn chế về lý thuyết vì học viên chỉ được học lý thuyết trong khoảng 5 ngày (35 tiết) rồi được thực hành trực tiếp ngay vào dây chuyền SX, dưới sự kèm cặp và hướng dẫn của công nhân lành nghề. Thời gian kèm

cặp khoảng 2 tháng34.


34 Thông tin từ phỏng vấn sâu cán bộ quản lý các cấp và cán bộ nhân sự các DN DM HN, các năm 2010, 2011 và 2012 (chi tiết xin xem Phụ lục 4)


Tcty May 10 là một trường hợp đặc biệt thuận lợi khi có trường Cao đẳng nghề Long Biên (LBC), giúp DN kết hợp đội ngũ GVDN chuyên trách của trường với các CBQL giàu kinh nghiệm thực tế của DN cùng tham gia hướng dẫn thực hành. Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề may áo sơ mi (xem chi tiết trong phụ lục

5) có tổng thời gian là 4 tháng (640 giờ học), trong đó, 54 giờ học lý thuyết (chiếm 8,4% tổng thời gian), 586 giờ học thực hành (tương đương 91,6%). Phần lý thuyết: về nội qui, qui chế của công ty, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động với Công ty, an toàn lao động, hệ thống quản lý tích hợp, vật liệu may, kết cấu hình dáng chi tiết của sản phẩm, cách đọc yêu cầu kỹ thuật và phân tích may một mã hàng, sử dụng bảng màu mẫu nguyên phụ liệu và phương pháp xác định đối xứng ô kẻ ở sản phẩm áo sơ mi. Phần thực hành: học sinh được thực hành trực tiếp trên các MMTB hiện đại nhất của Tcty May 10, gồm 3 phần như sau:

Phần 1: thực hành 38 giờ về các thiết bị may như tháo lắp kim, chân vịt, hiệu chỉnh chỉ, vận hành máy may 1kim, vận hành máy kết hợp với thực hành may (hình vuông, hình tròn, hình tam giác, đường lượn) may căn đều khoảng cách 0,3 cm đến 1 cm, to dần, nhỏ dần trên hai lớp vải; sau đó thực hành 44 giờ với các đường may máy cơ bản: can rẽ đè, may lộn viền lé, may kê viền lé, cuốn kín, may cuốn Hồng kông, may cuốn đè 1 đường chỉ ra ngoài, may gấp kín mép, viền bọc, lọt khe, may diễu.

Phần 2: Tổng thời gian là 232 giờ, thực hành kỹ thuật và phương pháp may các bộ phận chủ yếu của áo sơ mi cho tất cả học sinh như: cổ đức có chân (1 lần mex, 2 lần mex, cổ túi cá ); thép tay sòi nhọn, bác tay tròn, vát góc; nẹp beo thường, beo kê mí; túi đáy tròn, vát góc; tra tay cuốn, tra tay kề; sườn cuốn Hồng Kông.

Phần 3: thực hành chuyên sâu với 120 giờ, chia học sinh thành 3 nhóm: nhóm đồ vặt, nhóm đồ vặt thân và nhóm lắp ráp.bộ phận để học may các chi tiết cơ bản trong sản phẩm áo sơ mi. Đây cũng chính là các nghề chuyên sâu mà người học sẽ đảm nhận trong dây chuyền SX tương lai. Sau này, DN có thể bố trí lao động linh hoạt giữa các nghề trên.

Đào tạo công nhân nghề sợi, dệt-nhuộm trong DN

Do yêu cầu kỹ thuật của các công việc trong sản xuất sợi và dệt-nhuộm phức tạp hơn nghề may rất nhiều nên để dạy nghề cho CNKT loại này, các DN cần đào tạo theo phương pháp học nghề, hoặc gửi đến các cơ sở dạy nghề chính quy, hoặc tổ chức lớp cạnh DN. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các DN SX sợi, dệt-nhuộm áp dụng phương pháp học nghề. Với đào tạo công nhân nghề sợi, chỉ chuyên sâu vào một loại máy như công nhân đứng máy ghép, máy sợi con, máy quấn ống; công nhân


nghề dệt như công nhân đứng máy mắc, máy hồ, máy suốt, máy dệt, máy văng, thời gian đào tạo là 2 tháng: lý thuyết học tập trung 49 tiết (khoảng 7 ngày), thực hành trực tiếp trong SX dưới sự hướng dẫn của tổ trưởng SX hoặc CN lành nghề. Với đào tạo công nhân nghề nhuộm như công nhân đứng máy nhuộm, máy vắt, sấy, thời gian đào tạo là 3 tháng, học lý thuyết tập trung 70 tiết (tương đương 10 ngày), thời gian còn lại thực hành. Chi phí bình quân cho một khóa học nghề sợi-dệt khoảng 6 triệu đến 7 triệu đồng/công nhân.

Đào tạo bổ sung cho công nhân mới tuyển, đã biết nghề

Thông thường, với các công nhân đã biết nghề, DN chỉ tiến hành kèm cặp trực tiếp trong SX từ 15 đến 30 ngày để công nhân bắt kịp với những đặc trưng yêu cầu SX. Sau đó, nếu kiểm tra tay nghề thấy đạt yêu cầu, DN sẽ ký hợp đồng chính thức. Biểu đồ 3.3 cho thấy các hoạt động đào tạo bổ sung tay nghề cho công nhân đã biết nghề cũng được các DN tiến hành khá thường xuyên.

Đào tạo lại những công nhân tay nghề yếu

Những công nhân bị đánh giá là yếu tay nghề sẽ được đào tạo lại theo phương pháp kèm cặp trực tiếp trong SX. Tại Tcty May 10, những công nhân có mức lương theo sản phẩm thấp hơn mức lương tối thiếu trong 2-3 tháng liền sẽ được đào tạo lại bằng hình thức kèm cặp trong SX do công nhân lành nghề hướng dẫn, nếu sau 3 tháng vẫn không cải thiện được sẽ bị sa thải. Tại Hanosimex, công nhân yếu tay nghề thường được đào tạo kèm cặp trong 4 tháng. Đây là giải pháp giúp DN có thể sử dụng được số lao động còn yếu tay nghề mà không phải tuyển lao động mới. Tuy nhiên, cách làm này thường tốn thời gian với DN.

Đào tạo bổ sung kỹ năng cho SX loạt sản phẩm mới, hoặc phục vụ loại MMTB mới hoặc phục vụ nâng cấp toàn bộ dây chuyền SX

Trong ngành dệt may, do nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng từ khách hàng nước ngoài, xu hướng thời trang tác động nên sản phẩm thay đổi và đòi hỏi cập nhật liên tục. Nghiên cứu sâu tại 7 DN DMHN cho thấy các hoạt động đào tạo bổ sung kỹ năng cho CNKT nhằm phục vụ SX loạt sản phẩm mới diễn ra rất thường xuyên, các hoạt động đào tạo kỹ năng phục vụ nâng cấp dây chuyền SX hay nâng cấp MMTB lại rất ít (chỉ có 720 lượt công nhân được đào tạo phục vụ dây chuyền MMTB mới ở CTCP May Đáp Cầu năm 2010).

Các DN thường đào tạo bổ sung kỹ năng cho CNKT nhằm phục vụ SX loạt sản phẩm mới theo kiểu kèm cặp. Khi có đơn hàng mới, cán bộ phòng kỹ thuật sẽ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2022