Tổng Quan Về Công Tác Đào Tạo Công Nhân Kỹ Thuật Của Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam


- Chuẩn hóa các tiêu chuẩn kỹ năng nghề áp dụng chung cho toàn quốc gia, tạo cơ sở cho định hướng đào tạo và đánh giá tay nghề CNKT cấp quốc gia, hòa nhập quốc tế.

- Chính sách tạo việc làm cho công nhân kỹ thuật sau đào tạo, thông qua chính sách công nghiệp hóa phù hợp trong từng giai đoạn là nền tảng cho tăng trưởng và tạo việc làm của nền kinh tế. Đặc biệt trú trọng thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân phát triển tạo việc làm cho CNKT.

- Chính sách tiền lương nhằm thu hút lao động có tay nghề cao, giỏi; chính sách khuyến khích lao động phát triển kỹ năng cần phải linh hoạt thông qua thị trường lao động.


TÓM TẮT CHƯƠNG 1


Trong Chương 1, luận án đã dành một dung lượng lớn cho việc mô tả khung lý thuyết nghiên cứu. Trên cơ sở tổng hợp kết quả của các nghiên cứu đi trước, luận án đã hệ thống hóa các khái niệm về chất lượng, chất lượng đào tạo CNKT, đánh giá, quản lý chất lượng đào tạo, đồng thời xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo CNKT.

Đặc biệt, bằng các kinh nghiệm thực tiễn của mình, kết hợp với những luận giải phù hợp, luận án đã luận giải được những đặc trưng cơ bản của ngành Điện có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo CNKT của ngành. Đây được coi là một trong những đóng góp quan trọng của luận án.

Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình đánh giá chất lượng đào tạo, luận án đã lựa chọn được mô hình đánh giá phù hợp, cùng các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo CNKT tại các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp. Những tiêu chí này phù hợp để đánh giá chuẩn xác về chất lượng đào tạo tại Tập đoàn, tại các cơ sở đào tạo và tại doanh nghiệp thuộc EVN.

Việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước đã thu được những thành tựu to lớn trong công cuộc CNH, HĐH đất nước một phần nhờ vào việc phát triển hệ thống dạy nghề, chiến lược, chính sách đào tạo nghề, đào tạo CNKT đúng hướng cũng đã được luận án luận giải khá kỹ lưỡng. Trên cơ sở phân tích những nét tương đồng và khác biệt, luận án đã đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong định hướng phát triển hệ thống đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo CNKT đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH trong giai đoạn tới.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP ĐIỆN LỰC CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM


2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN KỸ THUẬT CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

2.1.1. Công tác tổ chức đào tạo

Song song với việc hoàn thành kế hoạch của Đảng và Nhà Nước giao, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần đảm bảo tốc độ tăng doanh thu cao, sản xuất kinh doanh có lãi, nộp đủ ngân sách Nhà Nước. Trong quá trình phát triển, EVN đã đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực.

Ngày 05/10/2001, EVN đã ban hành quy chế về công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực; trong đó, công tác đào tạo bao gồm: đào tạo mới, đào tạo nâng cấp, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bằng các hình thức: đào tạo dài hạn, ngắn hạn; đào tạo tại chỗ (kèm cặp bồi huấn nâng bậc hàng năm); nghiên cứu sinh; thực tập sinh; đào tạo tại chức; hội thảo, hội nghị; đào tạo theo đề án; tham quan, khảo sát, học tập trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước.

Về cơ cấu tổ chức, bao gồm đào tạo từ Tập đoàn đến các Tổng công ty và các Công ty điện lực cấp dưới; cao nhất là cấp Tập đoàn, Tổng Giám đốc chỉ đạo chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Toàn tập đoàn; đầu mối là Ban TC& NS của Tập đoàn; dưới là các tổng công ty (1 Tổng công ty truyền tải; 5 Tổng công ty phân phối) và khối các trường (1 Đại học, 3 Cao đẳng nghề).

Công tác quản lý đào tạo của các trường thuộc EVN chịu sự quản lý trực tiếp từ Tập đoàn và Bộ GD&ĐT; Bộ Lao động-Thương binh&Xã hội và Tổng cục Dạy nghề.

Công tác quản lý đào tạo của các tổng công ty chịu sự quản lý trực tiếp từ EVN xuống các tổng công ty; các công ty điện lực thực hiện công tác đào tạo của tổng công ty và đầu mối là Ban TC& NS tổng công ty.

Mối quan hệ trên được thể hiện bằng sơ đồ tổ chức đào tạo của EVN ở sơ đồ2.1 dưới đây; mô hình tổ chức đào tạo của các tổng công ty thuộc EVN (xin xemphụ lục 4, hình số 3)















Ban Kỹ thuật nguồn điện

Ban Kinh Ban Tổ chức

doanh & điện & Nhân sự nông thôn

Ban Quản lý xây dựng



Văn phòng


Ban Hợp tác quốc tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 316 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật trong công nghiệp điện lực Việt Nam - 11


Ban Kỹ thuật lưới điện

Ban Kinh tế dự toán

Ban Tài chính

– Kế toán

Ban Thẩm

định


Ban Kỹ thuật an toàn & BHLĐ

Ban Thị trường điện

Ban Thanh tra

– Bảo vệ & pháp chế

Ban Vật tư XNK

Ban quan hệ cộng đồng

Ban Quản lý

đấu thầu


Ban KHCNMT

Ban Viễn thông & CNTT

Ban Thi đua tuyên truyền


BAN TỔNG HỢP

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TGĐ SX NGUỒN

PHÓ TGĐ SX LƯỚI

PHÓ TGĐ KINH DOANH

PHÓ TGĐ KINH TẾ - T.CHÍNH

PHÓ TGĐ QLXD NGUỒN

PHÓ TGĐ XD LƯỚI

PHÓ TGĐ ĐT & PT

PHÓ TGĐ DA NMTĐ SƠN LA

Ban CPH & chứng khoán

Ban Kế hoạch

Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia

1.Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2.Nhà máy nhiệt điện Uông Bí 3.Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình

4. Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức

5. Nhà máy nhiệt điện Cần Thơ

6. Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ

7. Nhà máy nhiệt điện Bà Rỵa

8. Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình

9. Nhà máy thuỷ điện Thác Bà

10. Nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh

11. Nhà máy thuỷ điệnTrị An

12. Nhà máy thuỷ điện Thác Mơ

13. Nhà máy thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi

14. Nhà máy thuỷ điện IALY

1.Tcty M Bắc 2.TctyM trung 3.Tcty M nam

4.Tcty Đlực TP Hà Nội.


5.Tcty ĐL TP Hồ Chí Minh

1.BQLDA các CT điện miền Bắc 2.BQLDA các CT điện miền Trung 3.BQLDA các CT điện miền Nam 4.BQLDA NM thuỷ điện Sơn La 5.BQLDA thuỷ điện 1

6. BQLDA thuỷ điện 2 7.BQLDA thuỷ điện 3 8.BQLDA thuỷ điện 4 9.BQLDA thuỷ điện 5 10.BQLDA thuỷ điện 6 11.BQLDAnhiệt điện 1 12.BQLDAnhiệt điện 3

13. BQLDA trung tâm điều hành và thông tin viên thông ngành điện lực VN

Cty sản xuất thiết bị điện

1. Trường Đại học Điện lực.

2. Trường CĐ điện lực TP. HCM

3. Trường CĐ điện lực Miền trung

4. Trường CĐ nghề Điện.

Cty Cơ điện Thủ Đức

Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực

Công ty Thông tin và dịch vụ ngành điện

1. Cty Tư vấn Xây dựng điện 1

2. Cty Tư vấn Xây dựng điện 2

3. Cty Tư vấn Xây dựng điện 3

4. Cty Tư vấn Xây dựng điện 4

Viện Năng Lượng

Trung tâm công nghệ thông tin

Tổng Công ty truyền tải


1. Công ty Truyền tải điện 1

2. Công ty Truyền tải điện 2

3. Công ty Truyền tải điện 3

4. Công ty Truyền tải điện 4

Nguồn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (2009)

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức đào tạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam


Tổng Giám đốc Tập đoàn chịu trách nhiệm quản lý thống nhất công tác đào tạo trong Tập đoàn, nhằm tạo nên cơ cấu ngành nghề hợp lý và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần thiết, đảm bảo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực và sử dụng đội ngũ CB, CNV đạt hiệu quả cao.

Các đơn vị trực thuộc Tập đoàn được phép tổ chức các khóa đào tạo bằng kinh phí của đơn vị, phù hợp với kế hoạch đào tạo hàng năm đã được Tập đoàn phê duyệt.

Các công ty điện lực trực thuộc Tập đoàn có trách nhiệm ký kết hợp đồng với các trường đào tạo trực thuộc Tập đoàn để tổ chức các khóa đào tạo tập trung: đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng CB, CNV khi có nhu cầu đào tạo. Trường hợp các trường đào tạo trực thuộc Tập đoàn không đáp ứng được yêu cầu và có văn bản trả lời, thì các đơn vị thành viên mới được phép hợp đồng đào tạo với các tổ chức, cơ quan hoặc các trường đào tạo ngoài Tập đoàn.

Ban Tổ chức & Nhân sự là đầu mối giúp Tổng Giám đốc tổ chức và quản lý công tác đào tạo của EVN, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo dài hạn và ngắn hạn, đề xuất việc chọn CB, CNV đi đào tạo khi các đơn vị có yêu cầu, giải quyết các thủ tục cử tuyển các khóa đào tạo trong nước và nước ngoài sau khi tham khảo ý kiến của các Ban thuộc cơ quan Tập đoàn và các đơn vị trực thuộc có liên quan.

Như trên đã đề cập, công tác đào tạo bồi huấn nâng bậc CNKT; bồi huấn ngắn hạn,…của EVN hiện đang giao cho các trường, như: Đại học Điện lực, Cao đẳng Điện lực TP. HCM, Cao đẳng Điện lực Miền Trung, Cao đẳng Đào tạo Nghề điện; ngoài ra, giám đốc các công ty điện lực và thủ trưởng đơn vị trực thuộc chỉ đạo việc triển khai công tác đào tạo tại chỗ, phù hợp với yêu cầu quản lý sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình.

2.1.2. Quy trình mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng

2.1.2.1. Đối với các lớp do Tập đoàn điện lực Việt Nam tổ chức

- Mỗi Ban đề xuất các yêu cầu về nội dung cần đào tạo, xây dựng đề cương mở lớp trình lãnh đạo EVN duyệt;


- Ban Tổ chức & Nhân sự trình Tổng giám đốc phê duyệt quyết định mở lớp;

- Địa điểm mở lớp do các Ban của EVN tự chọn, có thể là một trường ngoài ngành, hoặc trường trong ngành;

- Kinh phí: thông thường hạch toán vào chi phí giá thành của EVN.

2.1.2.2. Đối với các lớp do các doanh nghiệp thuộc EVN tổ chức

- Thường tuân theo quy trình: mỗi bộ phận phụ trách một hay nhiều chuyên môn khi có Nghị định mới ban hành, hay công nghệ mới được áp dụng, nhận thấy cần thiết phải bồi huấn cho CB, CNV, họ liên hệ với bộ phận phụ trách đào tạo của doanh nghiệp, đề xuất nội dung đào tạo, thời gian, đối tượng cần đào tạo và mời giáo viên giảng dạy. Việc đề xuất và quản lý lớp học được triển khai do bộ phận đào tạo thuộc Ban (Phòng) Tổ chức và Đào tạo của các công ty điện lực hoặc các điện lực trực thuộc.

- Đối với việc tổ chức bồi huấn nâng cao nghiệp vụ (bồi huấn nâng bậc, giữ bậc hàng năm) các công ty chủ động xây dựng chương trình, đề cương, giáo trình để bồi huấn nâng bậc hàng năm cho đội ngũ công nhân viên thuộc diện bồi huấn nâng bậc (BHNB) hàng năm của các công ty. Một số đơn vị phân cấp cho các điện lực trực thuộc để tổ chức thực hiện; một số đơn vị ký kết với các trường trong Tập đoàn để gửi CNV đi đào tạo bồi huấn nâng bậc.

- Địa điểm mở lớp: Tại đơn vị hoặc tại các trường trong hoặc ngoài ngành;

- Kinh phí: Do đơn vị tự chi trả, tính vào chi phí giá thành điện của đơn vị.

* Đối với các lớp mở tại các trường:

Bộ phận phụ trách đào tạo của từng đơn vị đặt hàng với các trường để xây dựng đề cương chương trình đào tạo, mời giáo viên giảng dạy; Lập dự trù kinh phí trình lãnh đạo duyệt; Ký hợp đồng đào tạo; Tổ chức đào tạo.

Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ đi sâu phân tích các lớp đào tạo, bồi huấn trên cơ sở xây dựng thống nhất về đề cương, chương trình đào tạo, giáo trình đào tạo đối với đội ngũ CNKT với các ngành nghề khác nhau của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.


Như vậy, thực tế công tác đào tạo bồi huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ CB, CNV trong Ngành đã được lãnh đạo EVN quan tâm sâu sắc với các nội dung chính được bồi huấn, như kiến thức về quản lý cho CB, CNV từ tổ trưởng sản xuất trở lên, chương trình đào tạo về mặt kỹ thuật mới, chương trình đào tạo về mặt quan lý dự án đầu tư, chương trình đào tạo về công nghệ thông tin, chương trình đào tạo về các mặt chuyên môn nghiệp vụ khác, như văn thư lưu trữ, chuẩn mực kế toán, quản lý vật tư, quản lý kế hoạch, chế độ chính sách mới,... ngoài ra, còn có chương trình đào tạo chuyên sâu, như sửa chữa lò hơi, dây dẫn và chống sét, rơle số, quản lý vận hành sửa chữa cáp ngầm, thí nghiệm điện,...[39]

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN KỸ THUẬT CỦA CÁC TRƯỜNG THUỘC TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

Trên cơ sở vận dụng các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo trường cao đẳng nghề do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành (phụ lục 1), tác giả tập trung phân tích làm rõ các tiêu chí cơ bản và quan trọng có tác động lớn đến chất lượng đào tạo CNKT tại các trường đào tạo nghề điện lực của EVN. Trong báo cáo này, tác giả cũng thừa hưởng những nghiên cứu đánh giá về thực trạng công tác đào tạo của các trường thuộc EVN từ những nghiên cứu trước đó; đồng thời, dựa vào hệ thống các tiêu chí được đề cập tại chương 1 tác giả lập bảng hỏi và phỏng vấn sâu (phụ lục 3), tiến hành khảo sát thu thập thông tin từ việc phỏng vấn, trao đổi với các cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đào tạo CNKT thuộc EVN để làm rõ và đánh giá thực trạng công tác đào tạo CNKT CN Điện lực của các trường thuộc EVN, kết quả như sau:

Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN) có 4 trường đào tạo i)Trường đại học Điện lực, ii)trường Cao đẳng nghề điện ở miền Bắc, iii)trường Cao đẳng Điện lực miền Trung ở miền Trung và iv)trường Cao đẳng Điện lực TP Hồ Chí Minh ở miền Nam. Hiện nay, cả 4 trường đều được EVN giao nhiệm vụ đào tạo nghề cung cấp CNKT cho EVN và xã hội. Trường Cao đẳng nghề điện được phép đào tạo nghề trình độ cao đẳng còn các trường khác đào tạo từ trung cấp nghề trở xuống. Hiện tại


các trường EVN được Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh & Xã hội cho phép đào tạo khoảng 20 ngành nghề phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh (SXKD) của EVN và xã hội chủ yếu về lĩnh vực kỹ thuật, đào tạo CNKT CN Điện lực. Những năm gần đây đào tạo CNKT đã được cải thiện về chất lượng và số lượng, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng phát triển của ngành.

2.2.1. Thực trạng về quản lý đào tạo của các trường

2.2.1.1. Mô hình quản lý đào tạo của trường

Quản lý đào tạo là hệ thống những tác động có mục đích, có khoa học, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối của Đảng, Nhà nước, thực hiện được những yêu cầu của nền giáo dục xã hội trong việc đào tạo con người theo mẫu người của thời đại, tập trung vào hoạt động dạy học và giáo dục, đưa hệ vận động từ trạng thái ban đầu đến mục tiêu đào tạo. Đối tượng của quản lý giáo dục là quá trình giáo dục. Theo quan điểm của khoa học quản lý, các quá trình giáo dục đều là những hệ thống xã hội ngẫu nhiên, năng động nên rất phức tạp. Quản lý những đối tượng ấy mà không am hiểu sâu sắc chúng thì không thể quản lý có hiệu quả.[39][77]

Một đặc điểm chung của công tác đào tạo nghề trong thời gian qua là: i) Các trường tự quản lý, tổ chức đào tạo lực lượng giáo viên, giảng viên hướng dẫn thực hành, bảo dưỡng, sửa chữa trên cơ sở thiết bị công nghệ của trường hiện có. ii) Giảng viên hướng dẫn kiêm nhiệm được mời là các cán bộ quản lý hoặc kỹ thuật viên của doanh nghiệp,... chưa có chức danh giáo viên thực hành. iii) Chưa có tài liệu chuẩn để giảng dạy theo môdul, thực hành chuyên môn và cập nhật công nghệ mới.

Với quy mô đào tạo ngày càng lớn, yêu cầu về chất lượng đào tạo ngày càng cao,... thì việc xây dựng, chuẩn hóa mô hình quản lý nhằm quản lý chương trình đào tạo, giáo trình đào tạo, chuẩn hóa lực lượng đào tạo là rất cần thiết.

Trên thế giới hiện nay có 3 mô hình quản lý các trường:

- Mô hình 1: Quyền quản lý cao nhất của một trường đại học, trung học, được giao cho một cán bộ có học vị cao, có uy tín, người này bỏ hẳn sự nghiệp khoa học của mình và trở thành người quản lý chính thức toàn thời gian.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/12/2022