Hiện Trạng Về Hệ Thống Đào Tạo Công Nhân Kỹ Thuật Ở Việt Nam


Các Nghị quyết Trung ương II khoá VIII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ về xã hội hoá các hoạt động giáo dục, đào tạo... đã tạo ra khả năng huy động các nguồn lực cho mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Nhiều cơ sở dạy nghề đã có điều kiện tăng thêm đuợc kinh phí cho hiện đại hoá các trang bị, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy nghề, mở ra cho người lao động cơ hội học nghề.

Nhà nước cũng thực hiện chính sách miễn giảm thuế đối với các cơ sở dạy nghề qua thông tư số 32TC/TCT ngày 6/7/1996 của Bộ tài chính quy định miễn giảm thuế đối với các cơ sở dạy nghề, bổ túc nghề cho người lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, thay đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh hoặc công nghệ của doanh nghiệp; cơ sở của các doanh nghiệp, tổ chức các nhân dạy nghề, bổ túc nghề cho người có nhu cầu học nghề tìm việc làm.

Quyết định số 211/TTg ngày 7/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình quốc gia Công nghệ thông tin cho phép các cơ sở dạy nghề đào tạo về công nghệ thông tin bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Chính sách này có tác dụng thúc đẩy, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho ngành công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu phát triển liên doanh, liên kết kinh tế với nước ngoài.

Quyết định số 07/2000 NQ/CP ngày 5/6/2000 của Chính phủ về xây dựng và phát triển công nghệ phần mềm giai đoạn 2000 - 2005 khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đào tạo nguồn nhân lục cho công nghệ thông tin nói chung và công nghệ phần mềm nói riêng dưới hình thức doanh nghiệp dịch vụ phần mềm và các hình thức khác. Đẩy mạnh sử dụng rộng rãi Internet trong các trường nhằm phục vụ tốt cho việc đào tạo. Chính sách này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phần mềm liên donh với nước ngoài trong lĩnh vực đào tạo nghề.


Nghị quyết số 27/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ về ứng dụng và phát triển công nghiệp tự động hoá đã giao trách nhiệm cho các ngành tăng cường hệ thống thiết bị thí nghiệm phục vụ đào tạo, cải tiến, bổ sung và hoàn thiện chương trình, giáo trình, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, khuyến khích mọi hình thức đào tạo trong và ngoài nước.

Các nghị quyết, nghị định trên đã khuyến khích đào tạo nghề phù hợp được với xu thế hội nhập, hợp tác đào tạo nghề với nước ngoài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta.

Ngoài ra nhà nước đã ban hành chính sách xây dựng các cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao để đào tạo lao động cho khu vực công nghệ cao và các ngành kinh tế quốc dân mũi nhọn tại 3 miền của đất nước và đã có chính sách cụ thể với từng ngành như Nghị quyết số 45/CP về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch; Thông tư liên bộ 06/LB-GD-DL của Bộ giáo dục và Tổng cục du lịch về phối hợp với công tác đào tạo và dạy nghề...

2.2.2. Hiện trạng về hệ thống đào tạo công nhân kỹ thuật ở Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

* Loại hình đào tạo

Hiện nay trong cơ cấu kinh tế ngành thì nước ta vẫn còn là một nước nông nghiệp với 68% lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và 77% dân số sống ở nông thôn. Trình độ kỹ thuật, công nghệ của nền sản xuất (đặc biệt là sản xuất công nghiệp) ở mức trung bình. Hơn nữa, sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đòi hỏi phải đẩy mạnh quá trình phải đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất để nhanh chóng đưa trình độ kỹ thuật, công nghệ của nền sản xuất nước ta lên mức tiên tiến so với các nước trong khu vực. Thực tế phát triển của nền sản xuất xã hội trên các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau đòi hỏi phải có lực lượng lao động lao động kỹ thuật với các trình độ từ lao động thủ công kỹ thuật thấp,

Đào tạo công nhân kỹ thuật theo yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá - 8


lao động trong khu vực nông nghiệp nông thôn cho đến lao động trong sản xuất công nghiệp và một bộ phận lao động trình độ cao phù hợp với sự phát triển của trình độ sản xuất công nghiệp hiện đại. Như vậy, đào tạo nghề cần phải đào tạo ra lực lượng lao động kỹ thuật với nhiều trình độ khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng về nhân lực của nền sản xuất xã hội và tương ứng với nó mà có nhiều loại hình đào tạo khác nhau cho phù hợp.

Loại hình dào tạo nghề có thể hiểu là mô hình đào tạo những người lao động có chức năng trực tiếp thực hiên các quy trình, quy phạm sản xuất ở trình độ sơ cấp vói những dấu hiệu đặc trưng: tính chất và diện nghề, mục tiêu đào tạo, văn bằng chứng chỉ, trình độ tuyển sinh, những nét đặc trưng của nội dung và quá trình đào tạo.

Hiện nay dạy nghề đang đào tạo hai trình độ theo hai loại hình là dạy nghề ngắn hạn và dạy nghề dài hạn.

Dạy nghề ngắn hạn có thời gian đào tạo dưới một năm, khi người học học hết chương trình ngắn hạn, có đủ điều kiện theo quy định thì được dự kiểm tra kiến thức và kỹ năng nghề, nếu đạt yêu cầu thì được cấp chứng chỉ nghề.

Dạy nghề ngắn hạn được thực hiện tại trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề độc lập hoặc gắn với sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cơ sở giáo dục khác. Loại hình này dành cho những người có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học và có thể tổ chức theo hình thức học lý thuyết và thực hành theo lớp; kèm cặp tại xưởng, tại nhà, lấy thực hành là chính, vừa học, vừa làm; chuyển giao công nghệ, đưa kiến thức khoa học, công nghệ mới và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến

Dạy nghề dài hạn có thời gian đào tạo từ 1 đến 3 năm tại các trường dạy nghề, các trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có


tham gia đào tạo nghề. Học sinh học hết chương trình nghề dài hạn có đủ điều kiện quy định được dự thi tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu dược cấp bằng tốt nghiệp đào tạo nghề. Loại hình này góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho dạy nghề, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo theo quy định của pháp luật, tham gia phổ cập nghề cho người lao động, nâng cao chất lượng đào tạo, gắn dạy nghề với việc làm, bổ sung nguồn tài chính cho nhà trường.

Loại hình đào tạo được phát triển ở tất cả các loại hình sở hữu.

+ Đào tạo tại các trường dạy nghề công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập, đầu tư, tổ chức bộ máy quản lý và điều hành. Mô hình này có thể cung cấp đội ngũ công nhân kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất trên cơ sở kỹ thuật hiện đại. Các bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là các tổng công ty tổ chức các trung tâm dạy nghề, các trường lớp dạy nghề tập trung với quy mô tương đối lớn, đào tạo công nhân có trình độ cao. Ở đây người học được học tập có hệ thống từ đơn giản đến phức tạp, từ lý thuyết đến thực hành, tạo điều kiện cho người học tiếp thu kiến thức nhanh chóng và dễ dàng. Việc đào tạo tương đối toàn diện cả lý thuyết lẫn thực hành giúp người học nắm vững chắc các kiến thức cơ bản và kỹ năng nghiệp vụ. Với phương pháp đào tạo này, người học có thể chủ động, độc lạp giải quyết công việc, có khả năng đảm nhiệm đựơc những công việc phức tạp, đòi hỏi trình độ lành nghề cao. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi phải có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, có bộ máy quản lý, đội ngũ giáo viên giảng dạy chuyên nghiệp. Quá trình học tập được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn học tập cơ bản và giai đoạn học tập chuyên môn

+ Đào tạo nghề tại các trường dạy nghề ngoài công lập: mô hình này phát triển mạnh ở các thành phố và thị xã và là khu vực thu hút tiềm lực trong nhân


dân để phát triển đào tạo nghề, chủ yếu là đào tạo nghề ngắn hạn và phổ cập nghề. Mô hình này bao gồm các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, các lớp dạy nghề. Cơ chế hoạt động của các cơ sở này là chủ cơ sở tự lo cơ sở vật chất , thực hiện đào tạo theo nguyên tắc lấy thu bù chi. Tuy nhiên, việc phát triển loại hình này chưa có sự quản lý thống nhất của nhà nước, nhất là quản lý về chất lượng đào tạo.

+ Đào tạo nghề tại các doanh nghiệp: các doanh nghiệp có thể mở các lớp đào tạo trong sản xuất hoặc tổ chức trường đào tạo riêng. Trường đào tạo công nhân của doanh nghiệp có đội ngũ giáo viên chuyên trách và kiêm chức, có cơ sở thực hành tay nghề cơ bản. Chương trình đào tạo đựoc xây dựng phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Sau khi học lý thuyết, học sinh được thực hành sản xuất ngay trên dây truyền sản xuất của doanh nghiệp. Tất cả đều dựa vào kinh phí của doanh nghiệp, giáo viên hướng dẫn cũng của doanh nghiệp (thường là công nhân có tay nghề cao trực tiếp kèm cặp và hướng dẫn trong quá trình sản xuất). Người học được miễn phí, có thể được doanh nghiệp đài thọ một khoản trợ cấp nhỏ hoặc trả một phần thu nhập trên cơ sở kết quả sản phảm làm ra. Bên cạnh lớp đào tạo mới doanh nghiệp còn tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng để người lao động có thể làm chủ công nghệ mới, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Loại hình đào tạo này phục vụ rất sát yêu cầu của sản xuất cả về quy mô và nội dung đào tạo, phù hợp với công nghệ của doanh nghiệp. Chính vì thế mà mô hình này đuợc áp dụng ở một số công ty như Công ty FUJTSU (Đồng Nai) của Nhật Bản, Trung tâm Đào tạo và cung ứng nhân lực dầu khí Vũng Tàu (thuộc Tổng công ty Dầu mỏ và khí đốt), Công ty Giấy Bãi Bằng, Công ty May 10…

+ Đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư của nước ngoài do người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức


quốc tế đầu tư, xây dựng và tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các cơ sở đào tạo này chỉ được đào tạo nghề và tổ chức thực tập sản xuất cho người học nghề theo đúng nghề đào tạo mà pháp luật cho phép. Mô hình này cho phép mọi công dân Việt Nam, người nước ngoài đã được đăng kỹ thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại Việt Nam có đủ trình độ và học vấn theo yêu cầu của nghề đào tạo tại các cơ sở này có thể đăng ký dự tuyển vào học nghề.

+ Đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo nghề của các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất. Thí dụ, trường cao đẳng về công nghệ và quản trị doanh nghiệp thuộc Ban quản lý KCN-KCX Thành phố Hồ Chí Minh đang xây dựng sẽ cung cấp hàng năm 1.000-1.500 lao động lành nghề cho các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn như: điện tử, may, công nghệ thông tin,... Các trường đào tạo loại này được đầu tư trang bị các thiết bị dạy nghề chất lượng cao, hiện đại, đáp ứng nhu cầu về giảng dạy lý thuyết và thực hành tay nghề của người học.

+ Đào tạo tại các Viện, Trung tâm đào tạo thuộc các trường đại học, các Viện nghiên cứu, các Công ty. Các cơ sở này thực hiện các chương trình đào tạo, bổ túc kiến thức. Chẳng hạn như: Viện Đào tạo Công nghệ thông tin Đại học Quốc gia Hà Nội từ tháng 6/1997 đến 10/2001 đã tổ chức 99 khoá đào tạo cho

3.282 lượt người.

* Số lượng cơ cấu

Từ năm 1986 đến 1998 thì Tổng cục Dạy nghề sáp nhập với Bộ Đại học với Trung học chuyên nghiệp, do đó chỉ còn một vụ quản lý dạy nghề trong Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. Các cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề cũng sáp nhập vào các bộ phân tương ứng cùng cấp. Năm 1992 Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề lại sáp nhập với Bộ Giáo dục,


do đó vụ dạy nghề lại sáp nhập với Vụ Trung học chuyên nghiệp thành Vụ Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. Với việc sáp nhập liên tục cơ quan quản lý Nhà nước về dạy nghề vào các đơn vị khác đã suy yếu toàn bộ hệ thống dạy nghề nói chung và dạy nghề nhà trường, trung tâm dạy nghề nói riêng cụ thể là:

Số lượng trường dạy nghề càng giảm: tính đến năm 1998 (thời điểm tái thành lập tổng cục dạy nghề) còn 129 trường giảm 2,0 lần so với năm 1987. Số học sinh học nghề hệ chính qui năm 1987 là 119.783, năm 1994 là 46489 học sinh cho đến 1998 là 98.000 học sinh. Các trường dạy nghề phân bố chưa hợp lý, có 27 tỉnh không có trường của địa phương quản lý, đặc biệt còn 15 tỉnh không có trường dạy nghề của cả địa phương và trung ương đóng trong trên địa bàn.

Hệ thống các trung tâm dạy nghề quận huyện được phát triển mạnh trong những năm đầu thập kỷ 1990 (năm 1990 có 240 trung tâm dạy nghề), nhưng đến năm 1998 chỉ còn 86 trung tâm, giảm 2,57 lần, chỉ còn 21 tỉnh trong tổng số 61 tỉnh, thành phố có trung tâm dạy nghề. Các trung tâm dịch vụ việc làm ngày càng được cùng cố và phát triển; các cơ sở đào tạo nghề tư nhân được mở ra ngày càng nhiều và đa dạng, nhưng các cơ sở dạy nghề ngắn hạn cũng chủ yếu tập trung ở các thành phố và thị xã, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa hầu như không có cơ sở đào tạo nghề.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự giảm đi nhanh chóng các cơ sở dạy nghề là chưa xây dựng được cơ sở dạy nghề, chưa có chiến lược phát triển dạy nghề trên phạm vi toàn quốc và các vùng lãnh thổ. Việc thành lập, giải thể các cơ sở dạy nghề chưa xuất phát từ mục tiêu quy hoạch dài hạn.

Số lượng đào tạo nghề hệ dài hạn cũng giảm đáng kể (từ 119.783 năm 1987 xuống còn 98.000 năm 1999). Cơ cấu ngành nghề đào tạo lại không hợp lý,


chưa chú trọng đến đào tạo ngành nghề cho nông lâm ngư nghiệp và phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn.

Số lượng được đào tạo nghề ngắn hạn tại các trung tâm dạy nghề ngày càng tăng, chiếm trên 70% số lượng lao động qua đào tạo nghề ngắn hạn hàng năm nhưng chưa đáp úng được nhu cầu của thị trường lao động về chất lượng, số lượng, phân bố theo vùng, cũng như cơ cấu nghề đào tạo. Các trung tâm này chủ yếu tập trung đào tạo một số ngành nghề như cơ khí; điện, diện tử, vi tính văn phòng; may dân dụng, máy công nghiệp; sửa chữa ô tô, xe máy, lái xe... Chất lượng đào tạo còn nhiều hạn chế, nhiều nghề được đào tạo không phù hợp với công nghệ sản xuất, trình độ nghề thấp, người học khó xin việc và dễ bị thấp nghiệp, trừ sản phẩm của một số Trung tâm dạy nghề, Trung tâm dịch vụ việc làm... được tài trợ bởi nước ngoài.

Sau khi tái thành lập Tổng cục Dạy nghề năm 1998 thì năm 1999 tổng số trường dạy nghề công lập là 147 trường (năm 2000 là 157 trường) tăng 14% so với năm 1998 và 138 trường Đại học, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp có tham gia đào tạo nghề dài hạn. Số học sinh tăng từ 447000 năm 1997 lên

887.000 học sinh năm 2001. Đến 30/6/2004 cả nước có 226 trường dạy nghề. Trong đó có 102 trường của Bộ, ngành Trung ương; 124 trường địa phương; 59 trường thuộc doanh nghiệp; 17 trường dạy nghề quân đội; 25 trường ngoài công lập, 2 trường có vốn đàu tư nước ngoài. Mạng lưới các trường dạy nghề đã mở rộng khắp các địa phương trong toàn quốc, nay chỉ còn lại 3 tỉnh mới thành lập (Lai Châu, Đắc Nông, Hậu Giang) đang xây dựng đề án thành lập trường dạy nghề. Ở những địa phương công nghiệp phát triển trên địa bàn có nhiều trường như Hà Nội có 30 trường, Thành phố Hồ Chí Minh có 27 truờng, Hải Phòng có 14 trường, Đồng Nai có 9 trường. Các trường dạy nghề phân bố như sau:

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 23/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí