cũng như được khai thác sử dụng một cách hợp lý. Thực tiễn ở các nước trên thế giới đã chứng minh vai trò cực kỳ to lớn của giáo dục - đào tạo đối với việc phát triển nguồn nhân lực.
Ở nước ta, sau hơn gần hai thập kỷ tiến hành công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Những thành tựu to lớn ấy đã cho phép chúng ta chuyển sang một giai đoạn phát triển mới cao hơn là đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đảng ta đã xác định, để nhanh chóng đưa sự nghiệp đó đến thắng lợi, chúng ta nhất thiết phải phát triển mạnh giáo dục đào tạo, phát huy nguồn lực con người với tư cách là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Điều đó cho thấy, trong quan điểm của Đảng ta, phát triển mạnh giáo dục đào tạo trong đó có dạy nghề là yếu tố không thể thiếu được, tham gia một cách trực tiếp và đóng vai trò quyết định để phát huy nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để việc dạy nghề thực sự đạt hiệu quả chúng ta không thể không kể đến vai trò của các trường dạy nghề. Trường dạy nghề là sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hệ thống các trường dạy nghề ở các nước đã và đang phát triển mạnh mẽ với nhiều loại hình đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực lao động kỹ thuật cho quá trình phát triển kinh tế các quốc gia. Hệ thống các trường dạy nghề đã thực sự trở thành một bộ phận cấu thành hệ thống giáo dục quốc dân của các nước với vai trò, vị trí, quy mô ngày càng tăng và đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý ở mức vĩ mô và vi mô.
Chiến lược phát triển của một quốc gia một mặt đặt ra những yêu cầu và cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của nền giáo dục nói chung và nhà trường
nói riêng. Chính quá trình phát triển nhà trường đã tạo điều kiện và cơ hội thành công cho chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Tính chất Quốc tế - Quốc gia - Dân tộc trở thành một đặc trưng đậm nét của mô hình phát triển của nhà trường nói chung và trường nghề nói riêng.
Việt Nam đang đứng trước những thách đố gay gắt của tương lai. Xã hội Việt Nam đang chuyển mình trong sự giao thoa, vừa có cộng hưởng vừa có va đập giữa các làn sóng Văn minh nông nghiệp, công nghiệp và hậu công nghiệp. Mối liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai không chỉ biểu hiện trong những nét hài hoà, thích ứng mà còn bộc lộ trong cả những xung đột, mâu thuẫn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và từng cá nhân như lối sống, cách nghĩ, cách làm, nhu cầu tiêu dùng, giải trí... Để chuẩn bị hành trang cần thiết cho từng cá nhân và cả cộng đồng góp phần xây dựng một xã hội Việt Nam văn minh, hiện đại, có khả năng thích ứng với nhịp sống của xã hội đang trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì cần xây dựng được mô hình phát triển nhà trường dạy nghề Việt Nam hiện đại nhằm đào tạo lớp người có văn hoá, trí tuệ phát triển, có sức khoẻ tốt, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp và giàu giá trị nhân phẩm, đào tạo lao động kỹ thuật với nhiều trình độ khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng về nhân lực của nền sản xuất xã hội. Bởi vì:
Ngành dạy nghề là một bộ phận của hệ thống kinh tế - xã hội, có chức năng đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất ra của của vật chất cho xã hội. Ở giai đoạn cơ khí hoá, tỷ lệ cơ cấu lực lượng lao động hợp lý mà các nước tiên tiến đã áp dụng trong lĩnh vực công nghiệp là 1/4/60/20/15. Dạy nghề có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau song nếu đuợc đào tạo tại các trường dạy nghề người học sẽ được đào tạo một cách chi tiết, đầu đủ và nghiêm túc nhằm đảm bảo cho người học sau khi ra trường: Có được các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghề nghiệp ở trình độ chuyên môn nhất định để có
Có thể bạn quan tâm!
- Đào tạo công nhân kỹ thuật theo yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá - 2
- Đào tạo công nhân kỹ thuật theo yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá - 3
- Đào Tạo Công Nhân Kỹ Thuật Và Vai Trò Của Nó Đối Với Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá
- Khái Quát Về Hệ Thống Đào Tạo Công Nhân Kỹ Thuật Thời Kỳ Trước Đổi Mới
- Tình Hình Đào Tạo Công Nhân Kỹ Thuật Trong Những Năm Đổi Mới
- Hiện Trạng Về Hệ Thống Đào Tạo Công Nhân Kỹ Thuật Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
thể làm việc theo nghề đó sau khi tốt nghiệp, đồng thời có thể giáo dục cho họ những phẩm chất nghề nghiệp như lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức, kỷ luật trong lao động sản xuất. Đó chính là phẩm chất, năng lực tạo nên nhân cách người lao động mới. Qua dạy nghề người học còn nắm được các kiến thức và cơ sở khoa học của nền sản xuất nói chung, có được kỹ năng, kỹ xảo sản xuất, biết sử dụng các thiết bị sản xuất, các công cụ lao động điển hình, đơn giản, phổ biến nhất để có thể tự chọn nghề và đổi nghề trong tương lai.
Qua dạy nghề người học có thể trở thành người lao động trực tiếp ở một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể, được làm quen với các nguyên vật liệu, các thiết bị, các thiết bị và các kỹ năng nghề nghiệp mới, cho phép họ có khả năng thích ứng nhanh với mọi thay đổi mới của nền sản xuất hiện đại. Đội ngũ này với nghề nghiệp chuyên môn thành thạo, có lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.
Để có thể làm việc dưới một chuyên môn nhất định, người học phải biết được đối tượng lao động và công cụ lao động nghề mà mình đang học. Vì vậy, nghề có đặc trưng là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, thời gian học lý thuyết bao giờ cũng ít hơn thời gian học thực hành. Ví dụ: Tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở vào học nghề tiện, thời gian 3 năm, tay nghề khi tốt nghiệp là bậc 3/7 thì học lý thuyết là 1.500 giờ, thực hành là 3.360 giờ, hay với những nghề đòi hỏi các thành phẩm trí tuệ nhiều hơn như thợ sửa chữa các loại thì thời gian thực hành sản xuất khoảng 60%. Như vậy, qua dạy nghề người học được thực hành theo mỗi chuyên môn nhất định, có kỹ năng, kỹ xảo để chuẩn bị quá trình sản xuất (hiểu nhiệm vụ, chuẩn bị vật liệu, phương tiện kỹ thuật, quy trình công nghệ, các thao tác lao động).
Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, việc áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến và sử dụng các phương tiện sản xuất hiện đại làm thay đổi nội dung và tính chất lao động của người công nhân. Khi vận hành các phương tiện sản xuất tự động hoặc sửa chữa các thiết bị hiện đại, phức tạp, người công nhân phải tiến hành các thao tác tư duy kỹ thuật nhiều hơn là thao tác chân tay. Ví dụ: khi sử dụng một máy tiện tự động thì hầu hết các thao tác trước đây của người công nhân đều đã được tự động hoá theo chương trình. Nhiệm vụ còn lại của người công nhân là điều khiển, quan sát và tập trung chú ý để theo dõi sự hoạt động của máy tiện một cách liên tục, thường xuyên, khi có sự cố thì phán đoán, nhanh chóng tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Các thiết bị hiện đại đều kết hợp nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật như cơ khí, điện, điện tử, thậm chí cả thuỷ lực, khí nén... Do vậy, để sửa chữa được những thiết bị này người công nhân cần được trang bị một số kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau ở mức độ cần thiết. Mặt khác họ phải rèn luyện khả năng tư duy kỹ thuật thành thạo thì mới hoàn thành tốt được công việc. Đây là đội ngũ công nhân kỹ thuật quan trọng, là đội quân tinh nhuệ trong nền sản xuất xã hội. Vì thế, đào tạo những công nhân lành nghề để sau khi tốt nghiệp với khả năng sử dụng được những công cụ ấy sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước ta.
Như vậy, trường dạy nghề có vai trò quyết định đến chất lượng đối với việc đào tạo ra đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề, có trình độ, có kỹ năng, có phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh để góp phần đảm bảo sự thành công của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển hệ thống đào tạo công nhân kỹ thuật
Các nhà kinh tế đã chỉ ra rằng sự phát triển kinh tế bền vững phụ thuộc chặt chẽ vào việc phát triển nguồn nhân lực. Nói cách khác, sự phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Chính vì vậy mà các nước phát triển và các nước có tốc độ phát triển cao như các nước NICs, Trung Quốc... đã có sự đầu tư rất lớn vào vấn đề đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên việc đầu tư như thế nào, quản lý các hoạt động đào tạo ra sao... sẽ ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực, cũng như sự phát triển kinh tế. Điều này nó thể hiện ở chỗ đầu tư cho nguồn nhân lực phải căn cứ vào nhu cầu thực tế và định hướng phát triển lâu dài của nền kinh tế, chứ không phải áp đặt, duy ý chí.
Trong nền kinh tế thị trường, nếu thị trường lao động hoạt động một cách hoàn hảo thì chính những quy luật tương tác trên thị trường sẽ định hướng tối ưu cho việc đầu tư các nguồn lực của nền kinh tế cho giáo dục và đào tạo. Khi thị trường lao động hoạt động kém hiệu quả, có nhiều sai lệch thì Nhà nước sẽ phải đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Kinh nghiệm cho thấy, các nước có sự thành công trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực đều có sự đóng góp rất lớn của nhà nước.
Tuỳ theo đặc trưng của từng quốc gia mà hệ thống đào tạo có sự khác biệt. Một số nước trong đó có Việt Nam áp dụng hình thức giáo dục đào tạo tuần tự từ giáo dục phổ thông đến đào tạo chuyên môn. Trong khi đó, một số nước khác lại đưa vấn đề đào tạo nghề vào ngay bậc trung học hoặc áp dụng cả hai hình thức này.
1. INDONEXIA
Trước cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997 Indonexia là một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Nhà nước đã có đầu tư thích đáng cho
giáo dục- đào tạo và đặc biệt đã có sự cải cách mạnh mẽ chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu về khoa học kỹ thuật tiên tiến. Việc đưa giáo dục nghề nghiệp vào bậc trung học, bên cạnh đó vẫn áp dụng hệ thống trung học phổ thông đã tạo nên định hướng nghề sớm cho học sinh. Những học sinh theo học trung học phổ thông khi tốt nghiệp đã có một trình độ tay nghề nhất định, có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Những học sinh theo học trung học phổ thông có định hướng vào các trường cao dẳng, đại học, trong đó những ngành khoa học kỹ thuật cũng được đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên cũng như nhiều nước khác, ở Indonexia, số học sinh theo học trung học trung học phổ thông vẫn chiếm đa số (2/3 số học sinh trung học). Sở dĩ có điều này là do có khả năng chuyển tiếp lên bậc đại học, do uy tín và hấp dẫn của việc làm, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ thương mại đòi hỏi một quá trình đào tạo phổ thông rất cơ bản. Mặt khác thường các xí nghiệp thích nhận những học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông sau đó đi học nghề hơn.
Trong thực tế, chất lượng giáo dục kỹ thuật phụ thuộc vào các môn học thuộc chương trình giảng dạy có phù hợp với việc chuyên môn hoá sản xuất của vùng có trường này. Ở những nơi có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và xí nghiệp trong vấn đề giảng dạy, thực tập thì chất lượng đào tạo rất cao. Đây cũng là một định hướng mà các nhà chức trách Indonexia đang quan tâm.
Một đặc điểm lớn ảnh hưởng đến vấn đề đào tạo nghề là đầu tư của nhà nước còn hạn chế. Khu vực tư nhân hầu như đảm trách phần lớn các hoạt động đào tạo nghề. Khu vực tư nhân hầu như nhận toàn bộ số học sinh đến xin học, trong khi đó khu vực nhà nước bình quân chỉ nhận khoảng 50% số người đến xin học. Do qui chế tuyển sinh của khu vực nhà nước chặt chẽ hơn, và chương trình đào tạo qui củ hơn nên chất lượng đào tạo thuộc khu vực nhà nước cao hơn.
Ngoài hoạt động đào tạo nghề ở bậc trung học, các hình thức đào tạo nghề khác còn chưa phát triển và không được quản lý một cách chặt chẽ, có hệ thống. Những cơ sở đào tạo nghề chủ yếu thuộc khu vực phi chính thức. Chính vì vậy mà nhà nước rất khó quản lý chất lượng đào tạo của các cơ sở này.
Để giảm bớt sự khác biệt giữa đào tạo với thực tiễn, Chính phủ đã quan tâm đến việc đào tạo nghề tại các xí nghiệp. Hình thức này chủ yếu là vừa học vừa làm. Nó có ưu điểm là rất thực tế, học và hành được gắn kết một các chặt chẽ, học sinh dễ tiếp thu và tay nghề được nâng lên nhanh chóng, đáp ứng ngay yêu cầu của công việc. Tuy vậy đào tạo nghề ở các xí nghiệp thường không có tính hệ thống mà chủ yếu tập trung vào những kỹ năng, công việc mà xí nghiệp đang cần. Các xí nghiệp thường áp dụng hình thức đào tạo ngắn hạn, đào tạo một loại kỹ năng công việc nào đó nên học sinh thường bị phiến diện và hạn chế khả năng tìm việc làm khi họ muốn chuyển đổi nghề, hay chuyển sang nơi làm khác.
Tóm lại, hệ thống đào tạo nghề ở Inđônêia còn chưa phát triển, đặc biệt vấn đề đào tạo nghề đã qua bậc phổ thông trung học còn chưa chính thống, chưa có sự quản lý một cách chặt chẽ, tuy nhiên việc đưa giáo dục kỹ thuật vào trong bậc học phổ thông là một cải cách lớn trong vấn đề đào tạo nghề. Nó tạo điều kiện cho người lao động sớm tham gia vào thị trường lao động với một tay nghề nhất định và có định hướng nghề nghiệp sớm cho học sinh.
2. THÁI LAN
Bắt đầu từ những năm 1950, Thái Lan đã tiến hành cải cách nền kinh tế, đưa nền kinh tế từ lạc hậu và nghèo nàn trở thành một nước công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao. Về nông nghiệp, Thái Lan chuyển đổi cơ cấu từ việc chỉ trồng một số loại cây công nghiệp xuất khẩu sang ưu tiên hàng đầu cho cây lương thực, đồng thời vẫn tập trung vào một số loại cây có giá trị xuất khẩu như
mía, hoa quả nhiệt đới. Về công nghiệp, tập trung phát triển hai nhóm ngành chủ yếu: công nghiệp chế biến làm tăng giá trị hàng nông sản và khai khoáng và Công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu, đặc biệt là hàng tiêu dùng như may mặc, giày, da... Trong thời gian này, Chính phủ thực hiện bảo hộ quá mức nền sản xuất trong nước nên đã làm cho nền sản xuất công nghiệp chững lại vào cuối những năm 1960, đầu những năm 1970. Ngay sau đó, Chính phủ đã áp dụng chính sách sản xuất hướng ra xuất khẩu và chuyển dịch sang các ngành công nghiệp có công nghệ cao vào cuối những năm 1980, đầu những năm1990.
Các chính sách cải cách kinh tế đã tạo cho Thái Lan trở thành một nước công nghiệp phát triển nhanh ở Đông Nam Á. Đã bắt đầu xuất hiện vấn đề cần giải quyết, đó là công nhân phải thích ứng với thị trường lao dộng, hay nói khác đi là đã bắt đầu xảy ra hiện tượng thiếu lao động có trình độ kỹ thuật cao để đáp nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vấn đề giáo dục - đào tạo trở nên căng thẳng, đặc biệt là đào tạo nghề. Một đặc điểm hệ thống giáo dục khá giống Việt Nam đó là tỉ lệ học sinh, sinh viên trong các ngành sư phạm, văn học, luật, và các ngành xã hội khác chiếm tỉ lệ cao. Văn học và sư phạm tập hợp 2/3 số sinh viên; luật 24%. Trong khi đó các ngành như nông học, chế tạo hay các ngành kỹ thuật khác lại rất ít học sinh đến học, chỉ chiếm từ 2-3% số học sinh. Điều này đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt các kỹ sư và kỹ thuật viên mà lại thừa các cử nhân văn chương, cử nhân luật.
Để khắc phục tình trạng này, chính sách giáo dục hiện nay nhằm củng cố các mặt công tác đào tạo kỹ thuật và đào tạo nghề thông qua lựa chọn và ưu tiên cho việc giảng dạy “kỹ năng trình độ” nhằm làm cho học sinh cảm nhận được tầm quan trọng của công tác đào tạo kỹ thuật, và đào tạo khoa học. Bên cạnh đó việc nâng cao giá trị, bằng kỹ thuật và chuyên nghiệp vào cuối bậc trung học cũng được khuyến khích.