Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Cá Nhân Người Cnkt Đến Kết Quả Hoạt Động Đt&pt Cnkt Trong Các Dn Dm Hn


Giả thuyết nghiên cứu 1: Các nhu cầu đào tạo càng được xác định đúng đắn và hợp lý thì kết quả ĐT&PT CNKT của DN càng cao

Giả thuyết nghiên cứu 2: Phương pháp đào tạo càng bài bản, hệ thống thì kết quả ĐT&PT CNKT của DN càng cao

Giả thuyết nghiên cứu 3: Chất lượng GVDN càng tốt thì kết quả ĐT&PT CNKT của DN càng cao

Giả thuyết nghiên cứu 4: Công tác tổ chức và quản lý các chương trình đào tạo càng tốt thì kết quả ĐT&PT CNKT của DN càng cao

Giả thuyết nghiên cứu 5: DN càng quan tâm và có chính sách khuyến khích đào tạo càng tốt thì kết quả ĐT&PT CNKT của DN càng cao

Tóm tắt lý thuyết Kiểm định Chi-bình phương [76] như sau:

Bước 1: Đặt giả thuyết thống kê: Giả thuyết H0: hai biến độc lập với nhau

Giả thuyết H1: hai biến có liên hệ với nhau

Bước 2: Tính toán đại lượng 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

=

( f

Đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp dệt may Hà Nội - 9

f ) 2

qs Với fo là số quan sát trong một ô cụ thể

2o e

q s f

(2.1)

fe là số quan sát mong đợi trong một ô cụ thể.

e

f R C

e n


∑R: Tổng số quan sát theo hàng

∑C: Tổng số quan sát theo cột

n: tổng số quan sát của tổng thể mẫu

Bước 3: Tìm giá trị giới hạn

2

(r 1)(c1),

c: là số cột của bảng

r : là số dòng của bảng

α :là giá trị tra bảng phân phối χ2 và số bậc tự do (r-1)(c-1)

Bước 4: Tiêu chuẩn quyết định là so sánh giá trị giới hạn (Pvalue) và đại lượng χ2

Bác bỏ giả thuyết H0 nếu χ2 > χ2(r-1)(c-1), α Chấp nhận giả thuyết H0 nếu χ2 < χ2(r-1)(c-1), α

Ở nghiên cứu này, tác giả tiến hành kiểm định χ2 với tất cả các biến độc lập với từng biến phụ thuộc theo từng cặp. Sau đó, tính toán các giá trị giới hạn P value, so sánh với mức ý nghĩa α=0,05:

- Nếu P value <0,05 => khẳng định hai biến có mối liên hệ

- Nếu P value >0,05 => khẳng định hai biến độc lập với nhau.

Kiểm định Gamma – đánh giá cường độ của mối liên hệ giữa hai biến

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố A, B, C, D, E kể trên đến kết quả ĐT&PT CNKT của DN, nghiên cứu sử dụng các bảng chéo (crosstab) và tính toán hệ số Gamma. Trị số của Gamma thường nằm trong khoảng từ -1 (liên hệ nghịch hoàn toàn) đến +1 (liên hệ thuận hoàn toàn), giá trị 0 ở trung tâm đại diện cho sự độc lập hoàn toàn giữa hai biến [64]. Khi hai biến có mối liên hệ với nhau, hệ số Gamma γ thể hiện cường độ ảnh hưởng của biến độc lập X đến biến phụ thuộc Y như sau:


γ < 0,5: hai biến có mối liên hệ yếu => X hầu như không ảnh hưởng đến Y

0,5<γ < 0,8: hai biến có mối liên hệ => X có ảnh hưởng đến Y nhưng không nhiều 0,8<γ < 1: hai biến có mối liên hệ chặt chẽ => X có cường độ ảnh hưởng lớn đến Y

Như vậy, các hệ số Gamma γ tính toán được từ bộ số liệu giúp đánh giá cường độ ảnh hưởng của các yếu tố thiết kế và triển khai hoạt động ĐT&PT CNKT đến kết quả hoạt động này trong các DN DM HN khảo sát. Kết quả tính toán cụ thể Chi-bình phương và hệ số Gamma cùng các bảng chéo Crosstab được trình bày chi tiết trong phụ lục 3. Kết quả khảo sát định lượng và được sử dụng trong các phân tích ở chương 2 của luận án.

2.2.4.2. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân người CNKT đến kết quả hoạt động ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN

Để xem xét và đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố cá nhân người CNKT đến kết quả ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN khảo sát, luận án sử dụng các bảng chéo (crosstab). Nguồn số liệu xử lý từ các bảng hỏi dành cho CNKT (BH_CN).

2.2.4.3. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân người CNKT đến kết quả hoạt động ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN

Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài đến kết quả ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN khảo sát được phân tích trên các kết quả thống kê mô tả.

2.3. Kế thừa và tổng hợp thông tin từ các nguồn thứ cấp

Để phục vụ nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp, khái quát và kế thừa những nội dung lý thuyết hoặc các số liệu, khảo sát thực tế đã công bố và có liên quan đến đề tài của các nhà nghiên cứu khác, các cơ quan nghiên cứu và các doanh nghiệp, đặc biệt là của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội. Các tài liệu từ một số nguồn như sau:

- Các cơ sở dữ liệu điện tử Science Direct, Emerald, Jross-ebooks, Proquets, Worldsciencetific, cơ sở dữ liệu của Thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân;

- Các tạp chí: Tạp chí Kinh tế Phát triển, Tạp chí Lao động và Xã hội, Workforce Online, Tạp chí Dệt May và Thời trang, Harvard Business Review,...

- Các nguồn giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo trong và ngoài nước, văn bản pháp luật, văn bản quản lý nhà nước

- Các tài liệu, các nghiên cứu, các báo cáo thực tế của Tổng cục thống kê, Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Lao động Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, một số doanh nghiệp Dệt May Hà Nội.

- Các bài báo, các tài liệu từ các websites và các phương tiện thông tin đại chúng khác.


Tóm tắt chương 2

Trên cơ sở khung lý thuyết nghiên cứu chương 1, chương 2 vừa trình bày những phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đã tiến hành. Chương này cũng mô tả chi tiết những nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp sử dụng trong các phân tích của luận án.


CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NHÂN KỸ THUẬT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI

3.1. Các đặc điểm ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội

3.1.1. Một số đặc điểm chung của ngành Dệt May Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế mở rộng cơ hội thị trường nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức với chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là trình độ lành nghề của lực lượng công nhân kỹ thuật

Việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 kéo theo cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút các dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI từ nước ngoài, cũng như đặt ra những thách thức mới. Các DN DM VN đã được xóa bỏ chế độ hạn ngạch vào nhiều thị trường như EU, Nhật Bản, Canada, Hoa Kỳ…, đánh dấu bước phát triển mới với khả năng tiếp cận thị trường dệt may thế giới bình đẳng với các quốc gia xuất khẩu khác. Trong 4 năm liên tiếp từ 2009 đến 2012, ngành Dệt May đã đóng góp giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước, chiếm 15-16% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hiện nay, Việt Nam là nhà cung cấp hàng dệt may lớn thứ 2 vào Hoa Kỳ, thứ 3 vào Nhật Bản và thứ 5 vào EU. Từ năm 2007-2012, FDI vào ngành dệt may đạt 485 dự án với tổng số vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD [79].

Tuy nhiên, khi gia nhập WTO, các DN DM VN phải chịu áp lực rất lớn về việc tuân thủ các quy định và cam kết quốc tế, giảm bớt các cơ chế hỗ trợ từ phía Nhà nước, chịu nhiều rào cản kỹ thuật như CRS, SA8000, cũng như những đòi hỏi ngày càng khắt khe từ khách hàng... Áp lực cạnh tranh đang đặt các DN DM VN trước nguy cơ tụt hậu trên cả thị trường quốc tế và trong nước khi bộc lộ một loạt các điểm yếu về khâu dệt-nhuộm-hoàn tất, ngành công nghiệp phụ trợ, năng lực thiết kế, sự bất cập của nguồn nhân lực trước những đòi hỏi ngày càng cao của nền sản xuất, đặc biệt là sự bất cập của lực lượng CNKT, những lao động trực tiếp tham gia sản xuất. Năng suất lao động của CNKT ngành DM VN còn thấp so với một số nước khác trong khu vực, chỉ bằng 1/3 so với Hồng Kông, bằng 1/4 so với Trung Quốc, và bằng 1/8 so với Hàn Quốc [55]. Một trong những nguyên nhân chính vẫn là từ những thiếu hụt về tay nghề và năng lực của CNKT, do những bất cập trong đầu tư và triển khai ĐT&PT CNKT. Đây là những thách thức và sức ép lớn với hoạt động


ĐT&PT nguồn nhân lực của các DN Dệt May Việt Nam nói chung và đặc biệt, với hoạt động ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN nói riêng.

Sự phân bố doanh nghiệp không đồng đều, tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh gây sức ép cạnh tranh về lao động

Theo số liệu thống kê của Tập đoàn Dệt May Việt Nam [56], [59], tính đến năm 2012, ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đang sử dụng khoảng 2,5 triệu lao động và có 5.892 DN [45]. Xét theo vùng lãnh thổ, các DN DM tập trung nhiều nhất ở miền Nam, chiếm 62% số DN toàn ngành, chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 48,9% số DN toàn ngành); các DN Dệt May tại miền Bắc chiếm 30% số doanh nghiệp toàn ngành, trong đó tập trung chủ yếu ở Hà Nội (chiếm 12% số doanh nghiệp toàn ngành); chỉ có 8% số DN ở miền Trung. Sự phân bố không đồng đều giữa các vùng, mật độ tập trung DN DM tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cao dẫn đến các khó khăn như chi phí sản xuất tăng cao, quỹ đất hạn hẹp, sự cạnh tranh về lao động quyết liệt giữa các DN Dệt May với DN các ngành công nghiệp khác trên cùng địa bàn.

Mất cân đối về cơ cấu sản xuất sản phẩm dẫn đến mất cân đối cơ cấu ĐT&PT CNKT ngành Dệt May

Phân chia theo nhóm sản phẩm [59], các DN DM VN bao gồm: (i) sản xuất nguyên liệu và kéo sợi: 153 DN (chiếm 2,6%); (ii) sản xuất dệt và hoàn tất: 619 DN(chiếm 10,5%); (iii) sản xuất may mặc: 3.848 DN (chiếm 65,3%); (iv) số còn lại là các DN đảm nhận các hoạt động khác như sản xuất bông, phụ trợ, phụ liệu, thương mại dịch vụ. Ngành DM VN hiện phát triển theo hướng phình to các DN may mặc, và thu hẹp các DN sản xuất sợi, dệt, nguyên phụ liệu, do một số nguyên nhân. Theo tác giả luận án, tình trạng này xuất phát từ việc các DN may mặc trong nước chủ yếu gia công cho nước ngoài, phải sử dụng nguyên vật liệu, phụ liệu theo yêu cầu của đối tác nước ngoài, do vậy, bị phụ thuộc vào nguyên, phụ liệu nhập khẩu. Nguyên phụ liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được 49% nhu cầu SX, rất thấp so với mức 90% của Ấn Độ và 95% của Trung Quốc [35]. Sự mất cân đối về cơ cấu sản phẩm này còn dẫn đến trình độ phát triển giữa công nghệ may với công nghệ

dệt và sản xuất sợi khập khiễng, thiếu đồng bộ. Như nhận xét của tiến sĩ Nguyễn Văn Thông19, Viện trưởng Viện Dệt May, công nghệ may của Việt Nam tương đối hiện đại, về cơ bản là bắt kịp với tốc độ phát triển của các nước trong khu vực, nhưng công nghệ dệt và công nghệ sản xuất sợi lại lạc hậu đến hai mươi năm.


19 Thông tin từ cuộc phỏng vấn của tác giả với tiến sĩ Nguyễn Văn Thông, Viện trưởng Viện Dệt May Việt Nam (xem thêm phụ lục 3).


Tiến bộ khoa học-kỹ thuật-công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến ĐT&PT CNKT. Trong SX sản phẩm may mặc, trình độ tự động hóa không cao, chuyên môn hóa lao động rất sâu, các công việc tương đối đơn giản. Trong một chuyền may gồm 25-30 công nhân, mỗi người đảm nhận một phần việc như vắt sổ, thùa khuyết, may túi, may cổ, may thân... nên dạy nghề may có thể thực hiện bằng các phương pháp đào tạo trong công việc. Do trình độ trang bị kỹ thuật của nghề may khá hiện đại nên khi áp dụng công nghệ mới, đổi mới mẫu mã sản phẩm, việc đào tạo kỹ năng hay phát triển nghề nghiệp cho công nhân may khá dễ dàng, có thể được thực hiện theo các phương pháp kèm cặp. Trong khi đó, trình độ tự động hóa của quá trình SX sợi, dệt vải hay nhuộm cao hơn quá trình may cắt, công nghệ-kỹ thuật SX phức tạp hơn nên các hoạt động dạy nghề, đào tạo kỹ năng, phát triển nghề nghiệp cho công nhân đòi hỏi cao hơn, cần được thực hiện bằng phương pháp tổ chức lớp cạnh DN, gửi đi học ở các trường chính quy hoặc học nghề. Do trình độ trang bị kỹ thuật SX sợi-dệt- nhuộm quá lạc hậu, nên nếu muốn đổi mới công nghệ, các DN sẽ phải đầu tư thời gian và chi phí đào tạo lại số CNKT hiện có.

Sự mất cân đối về cơ cấu sản phẩm, sự khập khiễng, thiếu đồng bộ về trình độ phát triển giữa công nghệ may với công nghệ dệt và sản xuất sợi làm cho sự mất cân đối về cơ cấu ĐT&PT giữa CNKT nghề may với CNKT các nghề sản xuất sợi, dệt càng trở nên trầm trọng. Đây chính là thách thức lớn đối với ĐT&PT CNKT trong các DN ngành Dệt May hiện nay.

3.1.2. Một số đặc điểm của lao động trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật

Sự mất cân đối về cung cầu lao động dẫn đến cạnh tranh gay gắt về lao động giữa các DN trong nội bộ ngành Dệt May ở HN

Theo số liệu báo cáo của ngành và của Tập đoàn Dệt May Việt Nam [45] [59], tổng số DN ngành Dệt May Hà Nội hiện nay là 707 DN (chiếm 12% tổng số DN toàn ngành, đứng thứ hai sau thành phố Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, theo số liệu của Cục thống kê Hà Nội [18, tr.103], số cơ sở SX Dệt May trên địa bàn thành phố hiện nay là 18.483 cơ sở. Sở dĩ có sự khác biệt về số liệu là do tại HN, có quá nhiều các cơ sở SX tư nhân nhỏ lẻ, nhà may tư nhân. Do có sự chênh lệch về số liệu như vậy nên luận án lựa chọn sử dụng số liệu thống kê theo báo cáo ngành Dệt May Việt Nam của Vinatex năm 2010 và 2012, chỉ tính đến các DN sản xuất công nghiệp ngành Dệt May của Hà Nội, loại trừ các cơ sở SX nhỏ lẻ, các nhà may tư nhân ra ngoài phạm vi nghiên cứu.


Phân chia theo hình thức sở hữu, số DN Nhà nước là 11 (Dệt: 6, May: 5), gồm 6 DN Nhà nước trung ương, và 5 DN Nhà nước địa phương [18]; DN có vốn đầu tư nước ngoài là 40 DN (Dệt: 12, May:28), số DN ngoài Nhà nước khoảng 549 DN. Phân chia theo quy mô lao động: số DN quy mô dưới 300 LĐ khoảng 70% (tương đương 420 DN); số DN quy mô từ 300 đến 1000 LĐ khoảng 20% DN (120 DN); số DN quy mô trên 1000 LĐ chỉ có 10% (60 DN) [59].

2.0% 2.5%

40.3%

55.2%

May Dệt Sợi Khác

Phân chia theo sản phẩm, số cơ sở SX sản phẩm may mặc là: 390 DN (chiếm 55,2%), dệt: 285

(chiếm 40,3%), sợi: 14 (chiếm 2%) và các cơ sở SX các loại phụ liệu, phụ trợ là

18 (chiếm 2,5%) [18]. Cơ

cấu DN theo sản phẩm thể hiện ở biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3.1. Thống kê số DN DM HN theo sản phẩm20

Có thể thấy, trong những năm vừa qua, tốc độ phát triển ngành Dệt May quá nhanh do chưa có quy hoạch định hướng. Nhiều DN, cơ sở SX ra đời một cách tự phát dẫn đến nhu cầu sử dụng lao động ngày càng cao. Trong khi đó, số lao động được đào tạo không đáp ứng kịp nhu cầu [55]. Khoảng hai phần ba số lao động của toàn ngành Dệt May Hà Nội hiện nay tập trung trong các DN ngoài nhà nước và các cơ sở SX nhỏ. Các DN và cơ sở SX tư nhân có xu hướng tìm mọi cách để thu hút lao động từ các DN lớn, chứ không có xu hướng đầu tư nhiều cho hoạt động đào tạo. Do vậy, các DN DM HN đều lâm vào tình trạng thiếu hụt lao động. Sự mất cân bằng giữa cung – cầu lao động trong các DN DM HN dẫn đến tình trạng tranh giành lao động giữa các doanh nghiệp trong ngành tăng lên đã đến mức báo động [57]. Tỷ

lệ biến động LĐ trung bình ngành hiện nay rất cao, khoảng 25% - 30%/năm21. Lo

ngại mất lao động lành nghề, tốn thời gian, công sức, chi phí đào, các DN có xu hướng ngần ngại đầu tư cho đào tạo CNKT hoặc chỉ đào tạo hời hợt, phục vụ ngay những hoạt động tác nghiệp đơn giản chứ không đầu tư cho đào tạo chuyên sâu. Nhiều nhà quản lý cấp cao và Trưởng phòng Nhân sự của các DN DM cùng chia sẻ rằng: “Do tỷ lệ biến động lao động cao, nhiều DN hiện nay ngần ngại, không dám và không muốn đầu tư vào ĐT&PT CNKT một cách bài bản mà chỉ đào tạo theo

20 Niên giám thống kê Hà Nội 2011

21 Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Thông, Viện trưởng Viện Dệt May Việt Nam.


kiểu ăn xổi, đào tạo hời hợt những kỹ năng áp dụng tức thời cho công việc mà không chú trọng vào phát triển năng lực lâu dài cho NLĐ”22. Khi trưởng thành hơn trong công việc, mức độ phức tạp công việc tăng cao, yêu cầu kiến thức và tay nghề của người lao động cao hơn thì chính họ lại không đáp ứng được vì chưa được đào tạo đầy đủ, cẩn thận. Năng suất lao động thấp, tiền công giảm, tâm lý chán nản, thất vọng lại làm cho người công nhân dễ bỏ việc để tìm cơ hội khác. Đây chính là vòng xoáy luẩn quẩn rất khó tháo gỡ với các DNDM HN hiện nay. Chính vì vậy, sự cạnh tranh về lao động và tiền lương giữa các DN cùng ngành hiện rất gay gắt.

Thù lao thấp làm giảm sức cạnh tranh về lao động của các DN Dệt May HN so với DN các ngành công nghiệp khác trên cùng địa bàn

50,000

40,000

41,900

37,000

33,600

30,000

20,000

10,000

0

30,000

22,800

26,000

Năm 2010

Năm 2011

Cả nước Hà Nội

DN Dệt May HN

T h u n h ậ p (b ì n h ì q u â n đ â u n g ư ờ i

n g h n đ ồ n g )

Là trung tâm kinh tế-tài chính của cả nước nên mật độ tập trung DN tại Hà Nội rất cao, tính đến hết năm 2011 là khoảng 99.927 cơ sở SXCN. Thu nhập bình quân đầu người ở HN cũng luôn cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước và các địa phương khác.


Biểu đồ 3.2: So sánh thu nhập bình quân đầu người của cả nước, HN và các DN DM HN23

Biểu đồ 3.2 cho thấy thu nhập bình quân đầu người của các DN DM HN luôn thấp hơn mức thu nhập bình quân của HN. Do vậy, việc làm trong các công ty Dệt May là không hấp dẫn người dân Hà Nội mà chủ yếu thu hút lao động ngoại tỉnh.

Hiện nay, lao động từ các tỉnh lân cận chiếm đến hơn 90% số lượng CNKT ngành Dệt May HN [85]. Sự tập trung lao động vào các cụm dệt may ở thành phố lớn dẫn đến tình trạng di dân tự do, và hệ quả là đời sống NLĐ có tính chất tạm bợ, không ổn định, NLĐ ít gắn bó với DN. Do thù lao thấp nên các DN DM HN kém hấp dẫn, thu hút lao động so với DN các ngành công nghiệp khác trên cùng địa bàn.


22 Tổng hợp từ các ý kiến của Trưởng phòng Nhân sự Tcty Dệt May Hà Nội, Phó Tổng giám đốc và Trưởng phòng Nhân sự CTCP May Thăng Long, Trưởng phòng Lao động CTCP May 19 (xem thêm phụ lục 4)

23 Nguồn: tác giả tổng hợp từ các báo cáo của ngành Dệt May Việt Nam [53], [59]

Xem tất cả 255 trang.

Ngày đăng: 23/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí