Số Lượng Học Sinh Đào Tạo Chính Quy Từ 1986 Đến 2004


Trường thuộc các Bộ, ngành quản lý có 84 trường (chiếm 57,1%) trong đó chủ yếu thuộc các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 20 trường (26,2%); Bộ Xây dựng là 17 trường (20,2%), Bộ Công nghiệp 16 trường (19%); Bộ Giao thông - Vận tải 15 trường (17,7%), các Bộ, ngành còn lại 15 trường (17,8%). Các trường thuộc các Bộ quản lý trực tiếp 42 trường (chiếm 50,0%), các Tổng công ty, doanh nghiệp quản lý trực tiếp 42 trường (chiếm 50,0%).

Trường thuộc các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quản lý là 63 trường (chiếm 42,9%) và chủ yếu tập chung ở các thành phố, thị xã, trong đó Thành phố Hà Nội (7 trường), Thanh Hoá (6 trường), Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng.

- Số lượng các trường dạy nghề phân bố theo ngành:

Năm 2003 số lượng trường phân bố như sau: Ngành Công nghiệp 56 trường (chiếm 38,4%), Ngành Xây dựng 27 trường (chiếm 18,5%), Ngành Giao thông 24 trường (chiếm 16,4%), Nông Lâm nghiệp 20 trường (chiếm 13,7%), các ngành khác 19 trường (chiếm 13,0%).

Ngoại trừ một số trường có nghề đào tạo phục vụ theo yêu cầu đặc thù chuyên ngành, còn nhìn chung số trườngcó nghề đào tạo trùng nhau khá phổ biến, như nghề nguội có 66/147 trường tham gia đào tạo, kỹ thuật điện có 54/147 trường đào tạo, kỹ thuật sắt có 48/147 trường đào tạo. Sự mất cân đối trong trường tổ chức đào tạo theo nghề một mặt phản ánh sự biến động của nhu cầu sử dụng, mặt khác cũng phản ánh những ảnh hưởng của sự phân bố và phát triển hệ thống thiếu quy hoạch.

- Số lượng trường dạy nghề phân theo vùng:

Số lượng trường dạy nghề phân theo vùng: Số lượng trường dạy nghề tập trung nhiều nhất ở vùng Đồng bằng Sông Hồng là 48 trường (chiếm 32 %); vùng


Miền núi Trung du phía Bắc 26 trường (chiếm 17, 8%); vùng Đông Nam Bộ 25 trường (chiếm 17,5%); vùng Bắc Bộ 16 trường (chiếm 10,9); vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 13 trường (chiếm 8,9%); vùng Duyên Hải miền Trung 12 trường (chiếm 12%); vùng Tây Nguyên 4 trường (chiếm 3%), thấp nhất là vùng Tây Bắc 3 trường (chiếm 2,2%).

Mức độ tập trung cao ở các trường dạy nghề một mặt phản ánh mức độ phát triển của các khu vực công nghiệp, các thành phố lớn, mặt khác cũng cho thấy sự thiếu quan tâm trong chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề.

- Các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có tham gia dạy

nghề:

Toàn quốc có 138 trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp

có hoạt động dạy nghề dài hạn, trong đó có 93 trường thuộc Bộ, ngành quản lý và 45 trường thuộc địa phương quản lý. Đặc biệt là 47 trường dạy nghề mới dạy nghề mới chuyển lên trung học chuyên nghiệp, chủ yếu đào tạo công nhân kỹ thuật, tỷ lệ đào tạo công nhân kỹ thuật của các trường này là 50%, có nhiều trường trong năm 1998, 1999 vẫn còn 100% học sinh học nghề.

Ngành dạy nghề đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu về lực lượng lao động, số lượng công nhân qua đào tạo nghề từ 1998 đến nay ngày càng tăng làm thay đổi dần cơ cấu lực lượng lao động theo hướng hợp lý hơn.

Bảng 2.1. Số lượng học sinh đào tạo chính quy từ 1986 đến 2004



Năm học

Chỉ tiêu đào tạo

chính quy (học sinh)


Năm học

Chỉ tiêu đào tạo

chính quy (học sinh)

1986 - 1987

52.854

1995 - 1996

45.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Đào tạo công nhân kỹ thuật theo yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá - 9


1987 - 1988

56.956

1996 - 1997

57.000

1988 - 1989

70.055

1997 - 1998

75.000

1989 - 1990

74.505

1998 - 1999

97.000

1990 - 1991

71.388

1999 - 2000

126.000

1991 - 1992

20.453

2000 - 2001

130.000

1992 - 1993

25.159

2001 - 2002

146.000

1993 - 1994

26.279

2002 - 2003

165.000

1994 - 1995

34.000

2003 - 2004

198.000

Nguồn: Báo cáo của Tổng cục Dạy nghề 2004.


* Kết quả:


- Quy mô đào tạo:


Trước yêu cầu của nền kinh tế tri thức với tiến trình phát triển và hội nhập, trước yêu cầu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, trước yêu cầu khách quan về cung - cầu lao động trên thị trường lao động trong nước, khu vực và quốc tế thì học nghề đã trở thành vấn đề quan trọng đối với toàn bộ xã hội và từng cá nhân. Việc học nghề, yêu nghề, có đạo đức nghề nghiệp, lao động có kỹ năng, kỹ xảo sẽ tạo cơ hội cho người lao động có việc làm, tự tạo việc làm, ổn định việc làm và có thu nhập cao, ổn định cuộc sống, chống đói nghèo.

Có được đội ngũ thợ lành nghề, giỏi nghề là vấn đề có tính quyết định đến việc tiếp cận với công nghệ cao, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp để từ đó để Việt Nam nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Người giỏi nghề được tôn vinh, được quý trọng, có thu nhập cao, được bình đẳng, quý trọng như các nhà khoa học, các chuyên gia vì thế mà số lượng người sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, số lượng thanh niên, học sinh có nguyện vọng, nhu cầu học nghề ngày càng tăng.

Năm 1998 cả nước tuyển mới vào học nghề là 525.600 người, trong đó số người học nghề dài hạn là 75.600 và số người học nghề ngắn hạn là 420.000; năm 2004 tuyển mới vào học nghề là 1.154.000 người, trong đó số người học nghề dài hạn là 198.000 và số người học nghề ngắn hạn là 947.000. Quy mô tuyển sinh học nghề năm 2004 tăng 2,18 lần so với năm 1998, trong đó quy mô tuyển sinh học nghề dài hạn tăng 2,62 lần và dạy nghề ngắn hạn tăng 1,8 lần. Nhiều trường dạy nghề có số học sinh đăng ký dự tuyển gấp 2-3 lần chỉ tiêu


được giao, cá biệt có một số trường dạy nghề số học sinh đăng ký vào học vượt chỉ tiêu được giao tới hơn 10 lần

Bảng 2.2. Số lượng học sinh ngắn hạn và dài hạn từ 1997 đến 2004


Đơn vị tính: học sinh


Năm

Dài hạn

Ngắn hạn

Tổng số

1997

57.000

390.000

447.000

1998

75.600

450.000

525.500

1999

97.100

592.900

690.000

2000

130.200

662.000

792.200

2001

126.100

761.200

887.300

2002

146.500

858.500

1.005.000

2003

165.000

905.000

1.070.000

2004

198.000

947.000

1.145.000

Nguồn: Theo báo cáo của Tổng cục Dạy nghề năm 2004

Với việc tăng nhanh quy mô đào tạo nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2002 đã đạt 14,5% góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên trên 20%.

Đến năm 2004 quy mô tuyển sinh đào tạo nghề dài hạn đã tăng với tốc độ khá nhanh (đạt198.000 học sinh)

- Chất lượng đào tạo:

Chất lượng đào tạo tại các trường dạy nghề cần phải được đánh giá theo các chuẩn mực quốc gia và quốc tế để đảm bảo hiệu quả sản xuất - dịch vụ khi


hành nghề bởi vì chính trình độ của người công nhân kỹ thuật sẽ quyết định trực tiếp tới chất lượng sản phẩm làm ra ngay cả khi đã tiến hành sản xuất dịch vụ theo công nghệ hiện đại. Đánh giá đúng chất lượng dạy nghề là khâu hết sức quan trọng vì nó đảm bảo cho ra đời của đội ngũ công nhân kỹ thuật chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Quá trình dạy nghề tạo nên những thay đổi về giá trị của người công nhân kỹ thuật. Trước khi vào trường dạy nghề và sau khi tốt nghiệp ra khỏi trường, giá trị nói chung của người lao động có thay đổi lớn. Điểm đánh giá cho sự thay đổi ấy là mục tiêu đào tạo đạt được. Có thể nhận thấy chất lượng của các trường nghề qua hai đối tượng, đó là đánh giá chất lượng dạy nghề qua năng lực hành nghề của người tốt nghiệp ở trường dạy nghề - "sản phẩm đặc biệt" qua kiến thức kỹ năng nghề nghiệp, năng lực hành nghề, phẩm chất và tác phong nghề nghiệp, khả năng thích ứng với thị trường lao động và đánh giá chất lượng dạy nghề qua kết quả dạy nghề ở trường dạy nghề.

Đối với học sinh tốt nghiệp trường nghề cần xác định rõ mức độ đạt được của mỗi học sinh tốt nghiệp:

Về kiến thức (7 bậc): Biết - Hiểu - Vận dụng - Phân tích, tổng hợp - Đánh giá - Phát triển - Sáng tạo.

Về kỹ năng (7 bậc): Bắt chước - Hình thành kỹ năng ban đầu (theo chỉ dẫn) - Hình thành kỹ năng cơ bản (đúng, độc lập) - Liên kết, phối hợp kỹ năng - Hình thành các kỹ xảo - Phát triển kỹ năng, kỹ xảo - Sáng tạo.

Đối với các nhà trường dạy nghề thì phải căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp của học sinh trong khoá học, năm học. Tỉ lệ tốt nghiệp trung bình, khá, giỏi và không tốt nghiệp và khả năng tìm việc làm phù hợp với nghề được đào tạo.


Do yêu cầu khách quan của sản xuất của thị trường lao động cùng với sự nỗ lực của nhiều cơ sở dạy nghề, chất lượng dạy nghề từng bước được nâng lên. Sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua có sự đóng góp tích cực và hiệu quả trong đội ngũ lao động qua đào tạo nghề. Ở một số ngành: Bưu chính viễn thông, Hàng không, Dầu khí, Dệt may, Da giày và một số nghề trong ngành cơ khí, điện, điện tử... chất lượng đào tạo đã đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp với công nghệ sản xuất hiện đại. Một số trường đã có đủ điều kiện đào tạo công nhân kỹ thuật tương đương trình độ khu vực và có thể đảm nhận được công việc mà trước đây phải do lao động kỹ thuật nước ngoài thực hiện (Trường đào tạo nhân lực dầu khí đã đào tạo được thợ lặn cho một số nước trong khu vực; Trường Công nhân kỹ thuật Bưu chính viễn thông, Trường Hàng không...).

Chất lượng dạy nghề đã có những tiến độ nhất định làm cho tỷ lệ giữa số học sinh tốt nghiệp với số học sinh đầu vào khoá học đạt trên 90%; kiến thức và kỹ năng của học sinh học nghề được nâng lên. Một số cơ sở nghề giúp học sinh có năng lực tiếp cận và làm chủ được máy móc, thiết bị mới, hiện đại. Mặc dù mới tham gia lần đầu nhưng tại cuộc thi tay nghề ASEAN lần thứ 3 năm 2001 đoàn Việt Nam đã được xếp thứ 4 trong tổng số 7 đoàn tham dự với 1 huy chương vàng, một huy chương bạc, 3 huy chương đồng và 6 giải khuyến khích; đứng thứ 2 toàn đoàn trong tổng số 8 nước tại hội thi tay nghề ASEAN lần thứ 4; đứng thứ 1 trong 8 đoàn tham dự tại cuộc thi tay nghề ASEAN lần thứ 5. Điều này cho thấy chất lượng dạy nghề ở nước ta đang từng bước tiếp cận được với các nước trong khu vực.

Học sinh học nghề có kiến thức chuyên môn nghề loại khá và tốt là 40%, loại trung bình là 48,9%, kỹ năng thực hành nghề loại khá và tốt là 30,4%, trung bình là 58,7%.


Tỉ lệ học sinh xếp loại đạo đức tốt chiếm trên 60%, đạo đức yếu chỉ trên 1%; trên 85% học sinh tốt nghiệp các trường dạy nghề vào làm việc có kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp từ mức trung bình trở lên, trong đó tốt chiếm trên 50%

Kết quả học tập của học sinh có những tiến bộ rõ rệt: tỉ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 96%, trong đó tỉ lệ tốt nghiệp loại khá trở lên tăng từ 26,26% năm học 1998 - 1999 lên 32,2% năm học 2002 - 2003.

Dạy nghề ở nước ta hiện nay đã gắn với việc làm. Số học sinh học nghề tốt nghiệp chiếm 90% và số người sau khi được học nghề đã có cơ hội tốt hơn trong tìm việc làm và tự tạo việc làm. Tỉ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp có việc làm hoặc tự tạo việc làm đạt trên 70%, đặc biệt là các trường nghề trong các doanh nghiệp đạt trên 90% trong ngành xây dựng, bưu chính viễn thông, điện lực, may dùng... (số liệu điều tra thị trường lao động 2003), trong đó có khoảng 90% có việc làm phù hợp với nghề được đào tại. Số liệu điều tra lao động việc làm tháng 7/2004 cho thấy tỉ lệ thất nghiệp của học sinh qua đào tạo nghề chỉ có 1,8%, trong khi đó Trung học chuyên nghiệp là 4,4%, Cao đẳng và Đại học là 3,8%.

Qua khảo sát nhanh trong tháng 7/2003 của Tổng cục Dạy nghề về đánh giá của học sinh học nghề làm việc tại các doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã đánh giá như sau về học sinh họ nghề làm việc tại các doanh nghiệp:

+ Về kiến thức chung về chính trị xã hội và pháp luật: 31,4% có kiến thức khá và tốt

54,3% có kiến thức chung bình

+ Về kiến thức chuyên môn nghề:

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 23/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí