Cơ Cấu Đào Tạo Nghề Chia Theo Vùng Lãnh Thổ, Khu Vực Kinh


Khoảng 33% đánh giá học sinh học học nghề có kiến thức chuyên môn từ khá trở lên:

51,5% có kiến thức ở mức trung bình;

+ Về kỹ năng thực hành nghề, các mức đánh giá như sau: Khá và tốt: 29,4%

Trung bình: 61,8 %

+ Về kỹ năng làm việc độc lập:

Khá và tốt: 20,6% Trung bình: 52,9%

+ Về năng lực phân tích giải quyết vấn đề

Khá và tốt: 17,6% Trung bình: 29,4%

+ Về năng lực thích ứng và tự điều chỉnh trong công việc Khá và tốt: 38,2%

Trung bình: 41,2%

+ Về năng lực theo tổ nhóm

Khá và tốt: 55,9% Trung bình: 35,3%

+ Về tác phong lao động công nghiệp

Khá và tốt: 48,5% Trung bình: 34,3%

+ Về năng lực giao tiếp xã hội

Khá và tốt: 32,3%


Trung bình: 58,8%

Các cơ sở dạy nghề đã bồi dưỡng để chuyển đổi nghề đối với số lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Ở các vùng nông thôn, nhiều người sau khi học nghề, bồi dưỡng nghề đã tự tạo được việc làm, lập cơ sở sản xuất, mở trang trại, nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình. Hoạt động chuyển giao công nghệ, truyền nghề cho lao động nông thôn đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế. Việc bồi dưỡng, đào tạo lại nghề trong các doanh nghiệp đã giúp người lao động tiếp cận được với công nghệ, kỹ thuật mới, góp phần nâng cao năng suất lao động, ổn định việc làm và thu nhập.

Chất lượng dạy nghề được nâng lên là do các điều kiện đảm bảo cho dạy nghề ngày càng tốt hơn. Trong một vài năm gần đây, Nhà nước, các tỉnh thành phố, các ngành đã tăng cường đầu tư các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề. Cụ thể:

Đội ngũ giáo viên dạy nghề được củng cố và phát triển đã góp phần quyết định đến chất lượng đào tạo. Số lượng và chất lượng giáo viên dạy nghề đã tăng lên đáng kể.

Về trình độ sư phạm, gần 82% số giáo viên có trình độ bậc I, bậc II. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định nâng cấp trường Sư phạm kỹ thuật nhằm hình thành hệ thống các trường đào tạo giáo viên và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Trình độ chuyên môn của giáo viên dạy nghề được nâng cao.

Nội dung, chương trình đào tạo đã và đang được xây dựng, đổi mới để phù hợp với sự thay đổi của kỹ thuật và công nghệ sản xuất; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề được đầu tư, nâng cấp. Từ 1997 đến 2001, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề tăng từ 240 tỉ đồng lên 530 tỉ/năm. Một số trường đã đầu tư thiết bị dạy nghề hiện đại, công nghệ tiên tiến


như trường Công nhân kỹ thuật Việt - Hàn, Trường Đào tạo nghề điện, Trung tâm Đào tạo kỹ thuật Việt Nam - Singapo, Trường Công nhân kỹ thuật bưu chính viễn thông, Trường Công nhân kỹ thuật Quy Nhơn, Trung tâm Dạy nghề quận 5, Trường Cao đẳng công nghiệp IV, Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội... đã làm cho chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao.

Để dạy nghề đạt chất lượng cao thì nhiều phong trào thi đua dạy tốt, học tốt được duy trì như Hội thi giáo viên giỏi, Hội thi học sinh giỏi nghề, Hội thi bàn tay vàng các cấp thường xuyên được tổ chức. Năm 2000 đã tổ chức thành công Hội thi giảng giáo viên giỏi toàn quốc. Năm 1999 đã tổ chức thành công Hội thi thiết bị tự làm lần thứ nhất giúp cho các cơ sở dạy nghề có được những kinh nghiệm trong việc sáng tạo được mô hình giảng dạy và tiết kiệm được kinh phí.

Chất lượng đào tạo nghề ở một số ngành như bưu chính viễn thông, hàng không, Dầu khí và một số nghề trong các ngành cơ khí, điện tử chất lượng đào tao đã đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp với công nghệ sản xuất hiện đại. Tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm hoặc tự tạo được việc làm đạt trên 70%, ở các trường thuộc doanh nghiệp (ngành Xây dựng, Bưu chính viễn thông, Điện lực, May mặc đạt trên 90%)

- Cơ cấu đào tạo:

Công tác đào tạo nghề là nhằm khắc phục những bất hợp lý về cơ cấu nhân lực, tạo cơ hội cho đông đảo người lao động được trang bị những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, có năng lực tiếp thu công nghệ mới để tự tạo việc làm, chủ động tìm kiếm cơ hội lập nghiệp để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá

- hiện đại hoá. Nhà nước đã quy hoạch mạng lưới dạy nghề dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng ngành, từng vùng kinh tế và


từng địa phương để từ đó điều chỉnh hợp lý cơ cấu ngành nghề, trình độ, vùng miền, mở rộng quy mô đào tạo trên cơ sở đảm bảo chất lượng, hiệu quả kết hợp giữa dạy nghề và tạo việc làm, khuyến khích các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ theo nhiều trình độ, liên thông giữa các ngành nghề, các trình độ đào tạo nghề.

Để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ chúng ta đã tiến hành mở nhiều các trường dạy nghề, Trung tâm dạy nghề và nhiều hình thức đào tạo nghề mới, đặc biệt là chương trình đào tạo nghề cho nông dân để nâng cao trình độ, kỹ năng tay nghề cho nông dân. Tập trung đào tạo một số ngành nghề công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao nhất là ở thành phố lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất, một số ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin, viễn thông, cơ khí chính xác, cơ - điện, điện - điện tử, hàng không, hoá dầu, vật liệu mới, công nghệ sinh học và một số ngành có nhu cầu sử dụng lao động lớn như dệt may, da giầy, thuỷ sản, dạy nghề phục vụ sự nghiêp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, phát triển nông thôn, miền núi và xuất khẩu lao động.

+ Cơ cấu các cơ sở dạy nghề theo vùng lãnh thổ: nhìn chung, các cơ sở dạy nghề được phân bố ở tất cả các vùng miền, địa phương trong cả nước. Vùng có nhiều cơ sở nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng (chiếm 32% số cơ sở), tiếp đến là vùng Đông Nam Bộ (26,5% cơ sở). Đây là hai vùng có trình độ kinh tế cao nhất vì các thành phố lớn và khu công nghiệp đều tập trung ở các vùng này. Vùng có ít cơ sở nhất là vùng Tây Bắc (0,68%) và Tây Nguyên (0,85%).

Riêng đối với các trường dạy nghề đã hình thành mạng lưới các trường trong toàn quốc, phục vụ nhu cầu đào tạo nghề của các vùng miền. Qua số liệu


tổng hợp cho thấy mặc dù hầu hết các tỉnh, thành phố đã có tối thiểu một trường dạy nghề, nhưng các trường dạy nghề được phân bố chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm, như vùng Đồng bằng sông Hồng (gần 31%), vùng Đông Nam Bộ (37,56%). Số trường dạy nghề ở vùng Đồng bằng sông Hồng lớn gấp 17,67 lần so với vùng Tây Bắc và gấp 13,25 lần so với vùng Tây Nguyên. Sự mất cân đối về phân bố các trường nghề giữa các vùng phản ánh thực trạng phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng. Ngay từng vùng cũng có sự phân bố không đồng đều các trường nghề. Các trường dạy nghề chủ yếu là ở các thành phố đô thị lớn, còn ở các vùng nông thôn số lượng các trường dạy nghề còn ít. Chẳng hạn, ở vùng Đồng bằng sông Hồng thì tại Hà Nội số trường dạy nghề chiếm gần 40% số trường trong vùng. Hoặc ở vùng Đông Nam Bộ, riêng Thành phố Hồ Chí Minh, chiếm gần 37% số trường của vùng…

Bảng 2.3. Cơ cấu đào tạo nghề chia theo vùng lãnh thổ, khu vực kinh

tế trọng điểm


Đơn vị tính: %




Tổng số

Trường

DN

Trung

tâm DN

Trường TH - CĐ

có dạy nghề

Tổng số

100,00

100,00

100,00

100,00

Trong đó

Đồng bằng sông Hồng

32,26

30,05

31,12

37,21

Đông Bắc

12,99

12,68

10,84

12,79

Tây Bắc

0,68

1,41

0,35


Bắc Trung Bộ

12,14

6,75

18,18

5,81

Duyên hải Nam Trung Bộ

9,91

5,63

11,19

16,28

Tây Nguyên

0,85

0,94

0,70

1,16

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Đào tạo công nhân kỹ thuật theo yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá - 10


Đông Nam Bộ

26,50

3,56

19,58

20,93

Đồng bằng sông Cửu Long

6,67

5,16

8,04

5,81

Theo các tam giác kinh tế

Hà Nội, Hải Phòng, Quảng

Ninh

23,59

22,07

23,08

30,23

TP. Hồ Chí Minh, Đồng

Nai, Bình Dương

24,44

34,47

17,83

19,77

Nguồn: Tổng cục Dạy nghề

Cho đến nay tất cả các tỉnh/thành phố trong cả nước đã có trường dạy nghề. Riêng đối với các địa phương của hai vùng tam giác trọng điểm, tỷ lệ các trường dạy nghề tập trung khá cao. Ở tam giác trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh), số trường dạy nghề chiếm tới gần 23%, còn ở tam giác trọng điểm phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương) tỉ lệ này còn cao hơn.

Sự phân bố của các trung tâm dạy nghề cũng tương tự như các trường dạy nghề. Phần lớn các trung tâm dạy nghề của cả nước tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng (trên 30%) và Đông Nam Bộ (gần 20%). Vùng Tây Bắc số trung tâm dạy nghề chiếm tỉ lệ rất nhỏ (0,35%). Vùng Tây Nguyên cũng chỉ chiếm chưa đến 1%. Vùng miền Tây Nam Bộ có số trung tâm dạy nghề nhiều hơn Tây Nguyên nhưng tỉ lệ cũng không đáng kể (8,045)

Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay trong cả nước có 138 trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng thì trong đó có 90 trường Trung học kỹ thuật, Cao đẳng kỹ thuật có tham gia dạy nghề dài hạn với quy mô tuyển sinh trung bình hàng năm khoảng 30% tổng số tuyển sinh dài hạn. Các trường này chủ yếu là các trường thuộc khối kỹ thuật và cũng được phân bố tương tự như các trường dạy


nghề, tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng (chiếm 37,21%) và vùng đông Nam Bộ (chiếm 21%) trong đó tập trung nhiều nhất ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (Hà Nội chiếm 16% so với cả nước, 47,8% so với vùng Đồng bằng sông Hồng; ở Thành phố Hồ Chí Minh tương ứng là 17,5% và 77,4%)

Các trường Cao đằng, Trung học chuyên nghiệp có tham gia dạy nghề dài hạn hầu hết là các trường công lập (chiếm 96,5%), trong đó các trường thuộc các Bộ, ngành là 59,3% và các trường thuộc địa phương là 40,7%.

Như thế ta có thể thấy rằng tại các thành phố đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ chí Minh các cơ sở đào tạo phát triển mạnh, thu hút học sinh, người lao động tham gia vào đào tạo nghề nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn số lao động này sau khi tốt nghiệp (kể cả đào tạ ngắn hạn) không trở về làm việc tại địa phương mà lại tìm việc tại thành phố. Trong khi đó, nhiều đại phương rất thiếu công nhân kỹ thuật nhưng chưa thu hút được chính lao động là người địa phương mình. Các chính sách thu hút công nhân kỹ thuật về địa phương làm việc hoặc thiếu sức hấp dẫn. Điều này gây khó khăn cho việc phát triển đồng bộ nền kinh tế nước ta ở khắp các vùng miền trong cả nước. Do đó, việc quy hoạch mạng lưới đào tạo, dạy nghề theo vùng, địa phương trong những năm tới cần phải cân đối và rông khắp đảm bảo nhu cầu cung ứng lao động mỗi khu vực.

Bảng 2.4. Dự kiến quy hoạch các trung tâm dạy nghề đến năm 2010


Đơn vị tính: Trung tâm


TT

Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm2010

1

Quy mô đào tạo của các trung tâm

dạy nghề

450.000

900.000


2

Số lượng các trung tâm dạy nghề

240

360

Trong đó

2.1

Đồng bằng Sông Hồng

65

80

2.2

Đông Bắc

25

50

2.3

Tây Bắc

10

15

2.4

Bắc Trung Bộ

30

45

2.5

Duyên hải Nam Trung Bộ

35

55

2.6

Tây Nguyên

10

15

2.7

Đông Nam Bộ

40

50

2.8

Đồng bằng Sông Cửu Long

25

50

Nguồn : Tổng cục Dạy nghề

+ Cơ cấu đào tạo theo ngành nghề đào tạo: Trong tổng số 71 nhóm nghề được thống kê từ các cơ sở dạy nghề thì có 8 nhóm nghề đang có trên 100 cơ sở tham gia đào tạo. Trong đó có 3 nhóm nghề có số lượng tham gia rất cao là: nghề nguội (235 cơ sở), kỹ thuật điện (317 cơ sở) và nghề may (289 cơ sở). Bên cạnh đó lại có tới 31 nhóm nghề chỉ có chưa tới 10 cơ sở trên cả nước tham gia đào tạo và đặc biệt chỉ có 4 nhóm nghề chỉ có 1 cơ sở đang đào tạo là: lặn, tự động hoá, tín dụng, kiểm sát.

Riêng đối với các trường dạy nghề thì chỉ có 61 nhóm nghề đang được đào tạo, trong đó có 2 nhóm nghề đang có trên 100 trường tham gia đào tạo. Đó là nhóm nghề kỹ thuật điện có số trường đào tạo cao nhất (117 trường) và nhóm nghề nguội (112 trường); có 7 nhóm nghề đang có trên 50 trường tham gia đào tạo. Một số nhóm nghề có nhiều trường đào tạo là: kỹ thuật sắt (87 trường), lái xe ô tô (77 trường), kỹ thuật xây dựng (66 trường)…; có 25 nhóm nghề đang có trên 10 trường tham gia đào tạo và có 7 nhóm nghề chỉ có 1 đến 2 trường tham gia đào tạo.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 23/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí