Đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

............./............ ....../......


HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA


TRẦN QUỐC DIỄN


ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

............./............ ....../......


HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA


TRẦN QUỐC DIỄN


ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8340403


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LẠI ĐỨC VƯỢNG

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Cụm từ viết tắt

Cụm từ đầy đủ

CBCC

: Cán bộ, công chức

CC TĐKT

: Công chức làm công tác thi đua, khen thưởng

ĐTBD

: Đào tạo, bồi dưỡng

QLNN

: Quản lý nhà nước

TĐKT

: Thi đua, khen thưởng

UBND

: Ủy ban nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1.

Số lượng CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Bảng 2.2.

Trình độ của CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Bảng 2.3.

Độ tuổi của CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Bảng 2.4.

Số lượng CC TĐKT tham gia các chương trình ĐTBD giai

đoạn 2015 - 2020

Bảng 2.5.

CC TĐKT tỉnh Đắk Lắk tham gia BD nghiệp vụ TĐKT giai đoạn 2015 - 2020

Bảng 2.6.

Kết quả khảo sát đánh giá chất lượng chương trình ĐTBD

CC TĐKT tỉnh Đắk Lắk

Bảng 2.7.

Kết quả khảo sát đánh giá chất lượng giảng viên giảng dạy

các lớp ĐTBD CC TĐKT tỉnh Đắk Lắk


Bảng 2.8.

Kết quả khảo sát đánh giá chất lượng CC TĐKT tỉnh Đắk

Lắk tham gia các khóa ĐTBD

Bảng 2.9.

Kết quả khảo sát đánh giá chất lượng cơ sở vật chất phục

vụ các khóa ĐTBD mà CC TĐKT tỉnh Đắk Lắk tham gia

Bảng 2.10.

Kết quả khảo sát về chất lượng quy trình ĐTBD CC TĐKT

trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Bảng 2.11.

Kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng hành lang pháp lý và

cơ quan quản lý, sử dụng CC tạo điều kiện cho ĐTBD

MỤC LỤC

Mở đầu 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5. Phương pháp nghiên cứu 9

6. Đóng góp mới của đề tài 9

7. Kết cấu nội dung của đề tài nghiên cứu 11

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC TĐKT 12

1.1. Một số khái niệm cơ bản 12

1.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ làm công tác thi đua khen thưởng ở địa phương...15 1.3. Những vấn đề chung về ĐTBD CC TĐKT 19

Tiểu kết chương 1 35

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐTBD CC TĐKT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 36

2.1. Tổng quan về CC TĐKT và phong trào thi đua, khen thưởng tỉnh Đắk Lắk 36

2.2. Thực trạng hoạt động ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 47

2.3. Đánh giá hoạt động ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 60

Tiểu kết chương 2 72

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 71

3.1. Định hướng đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác TĐKT 71

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

..................................................................................................................................76

Tiểu kết chương 3 104

KẾT LUẬN 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài nghiên cứu

Công tác cán bộ là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững. ĐTBD là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cần thiết cho đội ngũ CBCC trong quá trình thực thi công vụ nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến đổi. ĐTBD là biện pháp quan trọng được sử dụng nhằm xây dựng, phát triển nguồn nhân lực thuộc khu vực công. Ở nước ta, ĐTBD cũng luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được Đảng, Nhà nước đề cao. Đề tài này tập trung vào chủ đề ĐTBD CC làm công tác TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vì những lý do sau:

Thứ nhất, xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác TĐKT và đội ngũ CC làm công tác TĐKT. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào thi đua ái quốc, góp phần khuyến khích, động viên toàn quân, toàn dân phát huy sức mạnh nội lực, ra sức chiến đấu, đánh bại kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Trong giai đoạn xây dựng đất nước, TĐKT thúc đẩy sáng kiến và sức sáng tạo của con người, mở rộng tư duy, nâng cao nhận thức, tạo động lực mới cho đất nước. TĐKT là động lực khơi dậy, phát huy tối đa sức sáng tạo, tinh thần xung phong, ý chí quyết tâm xả thân vì nước, tạo ra hoạt động tự giác, biến những điều tưởng chừng không thể làm được trở thành hiện thực. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn làm cho mọi công tác tiến lên nữa, cần đẩy mạnh phong trào TĐ yêu nước và phải làm sao cho phong trào TĐ lúc nào cũng sôi nổi liên tục, thành hoạt động tự giác của mọi người” [4]. Ở mỗi địa phương, TĐKT góp phần giúp cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các ngành, các cấp rèn luyện năng lực lãnh đạo, tổ chức, quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị. Các phong trào TĐ yêu nước khơi dậy ý thức tự giác, tích cực của mọi người, là động lực góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính

trị của cơ quan, địa phương, đơn vị. KT là một lĩnh vực quan trọng trong quá trình thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương, của cơ quan, tổ chức và đơn vị; là biện pháp để đánh giá kết quả công việc, đánh giá những cố gắng, những thành tích, quá trình hoạt động đóng góp của tập thể và cá nhân trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. TĐKT có vai trò khích lệ, động viên kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, phát huy vai trò nêu gương tốt cho các tổ chức, cá nhân khác phấn đấu, đồng thời thúc đẩy các cá nhân, tổ chức khắc phục khuyết điểm, yếu kém, cố gắng vươn lên. Trong giai đoạn đất nước hội nhập, công tác TĐKT thực sự trở thành động lực thúc đẩy mọi người, mọi thành phần trong xã hội TĐ lao động sản xuất, nghiên cứu, học tập, sáng tạo; góp phần quan trọng trong xây dựng cuộc sống mới, xây dựng nền văn hóa mới, con người mới ngày càng phát triển hoàn thiện hơn

Để thực hiện có hiệu quả công tác TĐKT cần nhiều yếu tố, trong đó đội ngũ CC TĐKT có vai trò quyết định. Muốn thực hiện tốt công tác TĐKT thì phải có đội ngũ CC phụ trách hoạt động TĐKT có phẩm chất và năng lực. Đội ngũ CC TĐKT chính là những người tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về TĐKT; tham mưu để thực hiện tốt công tác TĐKT; tham mưu đề xuất xây dựng, ban hành hoặc điều chỉnh các quy định pháp luật về TĐKT sao cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Do đó, hiệu quả của công tác TĐKT phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của đội ngũ này.

Thứ hai, xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động ĐTBD CC TĐKT. Để xây dựng được đội ngũ CC TĐKT có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân, bên cạnh việc thực hiện tốt các khâu của công tác cán bộ như tuyển dụng, sử dụng, đánh giá thì thực hiện tốt công tác ĐTBD là một giải pháp cần thiết. Nhận thức rõ vai trò của công tác ĐTBD cán bộ nên ngay từ những ngày đầu nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Nghị quyết Hội nghị

lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tiếp tục khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của việc đổi mới, nâng cao chất lượng ĐTBD CBCC, viên chức: “Đổi mới phương thức và nội dung các chương trình ĐTBD CBCCVC sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính” [2]. Gần đây nhất, Nhà nước đặt ra yêu cầu: “Nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động ĐTBD CBCC đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ được giao; ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; gắn ĐTBD với nhu cầu và quy hoạch sử dụng lâu dài” [28]. Như vậy, ĐTBD là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt được Đảng, Nhà nước quan tâm nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ CBCC. Muốn thực hiện tốt công tác TĐKT thì phải có đội ngũ CC phụ trách hoạt động TĐKT có phẩm chất và năng lực. Bằng nhiều cách khác nhau để xây dựng được đội ngũ CC TĐKT đạt tiêu chuẩn, song ĐTBD là một trong những giải pháp quan trọng. Thông qua ĐTBD sẽ góp phần trang bị thêm cho CC TĐKT kiến thức, kỹ năng, phẩm chất liên quan đến công tác TĐKT. Thông qua ĐTBD để tiêu chuẩn hóa đội ngũ CC TĐKT là một trong các giải pháp mà Nhà nước đã và đang triển khai thực hiện.

Thứ ba, xuất phát từ thực trạng ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong nhiều năm qua. Trong nhiều năm, nhờ nỗ lực tạo điều kiện để CC TĐKT tham gia các khóa ĐTBD nên đã góp phần nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ CC này trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động ĐTBD CC TĐKT tại tỉnh Đắk Lắk vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế. Kinh nghiệm của đội ngũ CC TĐKT còn hạn chế, thiếu tính thực tiễn, còn nặng về lý thuyết, rập khuôn, máy móc. Các cấp, các ngành chưa chú trọng công tác ĐTBD để nâng cao năng lực cán bộ làm công tác TĐKT. Chất lượng ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Do đó, cần tích cực nghiên cứu, tìm ra nguyên nhân của những mặt hạn chế này, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả hoạt động ĐTBD CC TĐKT trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 02/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí