2.1.7.2. Đặc điểm tổ chức kế toán của doanh nghiệp
a) Hệ thống chứng từ sử dụng
Căn cứ vào quyết định số 15/2006/QĐ BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và cập nhật các thông tư, quyết định của Bộ Tài Chính. Công ty sử dụng các chứng từ kế toán trong danh mục chứng từ kế toán, bao gồm: Phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, bảng chấm công, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
b) Các tài khoản sử dụng
Công ty sử dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
c) Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam và thực hiện chế độ kế toán theo quy định số 15/2006/QĐ BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC và thường xuyên cập nhật các thông tư, quyết định của BTC hiện nay.
d) Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng
Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12.
Đồng tiền sử dụng hạch toán: Việt Nam Đồng ( VNĐ).
Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền ngoại tệ theo tỉ giá thực tế.
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế .
Phương pháp tính trị giá vật tư xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO).
Phương pháp hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp ghi thẻ song song.
Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
e) Hình thức kế toán áp dụng tại công ty
Công ty đã áp dụng hình thức kế toán ghi sổ Nhật ký chung có ưu điểm là hệ thống sổ sách tương đối gọn nhẹ, việc ghi chép đơn giản, dễ sử dụng, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh rõ trên sổ Nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết theo trình tự thời gian và định khoản. Hệ thống sổ sách của công ty được lập đầy đủ nên khi phát hiện sai xót vẫn có thể sửa chữa được. Ngoài ra các sổ kế toán được ghi thường xuyên thuận tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra giữa kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp.
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán nhật ký chung
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối phát sinh
Sổ cái
Ghi chú: Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu kiểm tra
f)Phần mềm kế toán sử dụng tại công ty
Hiện nay, trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển với phương tiện tính toán hiện đại trên nền Sổ nhật ký chung, công ty cổ phần Việt Trì Viglacera đã ứng dụng phần mềm kế toán máy chuyên dụng được thiết kế riêng phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh và công tác hạch toán kế toán tại công ty. Phần mềm thiết kế có thể áp dụng cả bốn hình thức kế toán trên nhưng hiện tại Công ty đang áp dụng hình thức Nhật ký chung.
2.2. Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera
2.2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu
Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên chí phí và giá thành luôn được công ty coi trọng hàng đầu vì điều đó ảnh hưởng đến lợi nhuận, đến sự tồn tại và phát triển của công ty trong cơ chế thị trường.
Chính vì lẽ
đó, kế
toán tập hợp chí phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty được đặt lên vị trí quan trọng và luôn được quản lý một cách chặt chẽ, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
* Đối với chi phí nguyên vật liệu chính:
Nguyên vật liệu chính bao gồm những thứ nguyên liệu, vật liệu nửa thành phẩm mua ngoài mà khi tham gia vào quá trình sản xuất nó cấu thành thực thể của sản phẩm.
Trong điều kiện thực tế của Công ty, nguyên liệu chính được sử dụng cho sản xuất tại công ty bao gồm: Đất sét, cao lanh, feldspar, thạch anh, BaCo3, thuỷ tinh lỏng, phụ ga, men,… chi phí nguyên liệu chính chiếm tỷ trọng rất lớn trong
giá thành sản phẩm nên đòi hỏi công ty phải theo dõi chặt chẽ, quản lý cụ thể để góp phần hạ giá thành sản phẩm.
Đặc điểm nguyên vật liệu chính tại công ty rất đa dạng và phong phú, chủ yếu là mua ngoài. Có những loại được người cung cấp mang tới giao tại công ty có nghĩa là giá bán ghi trên hoá đơn là giá nhập kho, nếu có chi phí khác thì chỉ là chi phí bốc dỡ, chuyển vào kho. Giá nhập kho gồm cả giá hoá đơn và những chi phí khác phát sinh.
Các chủng loại sản phẩm xí bệt: bệt tay gạt (VI5, VI44, V02.8M), bệt 2 nhấn ( VT 18M, EU 5, VT34, V02.3), bệt cao cấp két liền Co502, C0504,...
Chủng loại sản phẩm chậu: VTL2, VTL3, VTL4, VU7M, VU9M,... Sản phẩm khác: bide, tiểu treo, chân chậu, két treo, xí xổm.
Các nguyên liệu chính để
sản xuất ra sản phẩm sứ
vệ sinh bao gồm:
Feldspar, cao lanh, đất sét, thạch anh, BaC03, thuỷ tinh lỏng, men, các chất phụ gia khác như CMC, ZrSi04, sô đa (Na2C03), bột nhẹ.
Ngoài ra còn có các nguyên liệu khác như bi nghiền, khuôn thạch cao.
Nguồn nguyên liệu chính đều là nguyên liệu trong nước (70 80%), vừa rẻ, vừa tiết kiệm chi phí vận chuyển lại phù hợp với điều kiện sản xuất tại
Việt Nam hơn các nguyên liệu khác. Một số các nguyên liệu chính hàng năm
công ty vẫn đặt mua với khối lượng lớn tại các tỉnh như Tuyên Quang, Quảng Ninh,...
Yên Bái, Phú Thọ,
Tuy nhiên, một số chất phụ gia công ty vẫn phải nhập từ Đài Loan, Nhật, Anh như chất tạo keo CMC, chất tạo đục cho men ZrSi04.
Hàng ngày căn cứ
vào phiếu nhập, phiếu xuất nguyên vật liệu, thủ
kho
tiến hành ghi vào thẻ kho. Ở đây công ty hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song.
* Quản lý nguyên vật liệu tại Công ty:
Nguồn cung cấp nguyên vật liệu tại Công ty chủ
yếu
ở bên ngoài với
nhiều nguồn khác nhau, phương thức vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ. Do
vậy công tác quản lý nguyên vật liệu có nhiều thuận lợi. Từ đó tiết kiệm chi
phí, cước phí vận chuyển, nhằm tăng lợi nhuận cho Công ty. Do vậy công tác quản lý nguyên vật liệu là vô cùng quan trọng và cần phải được tổ chức tốt, kịp thời, chính xác.
Khâu thu mua: Công ty thu mua nguyên vật liệu của nhiều nguồn cung cấp khác nhau nên đòi hỏi phải quản lý quá trình thu mua sao cho đủ về số lượng, đúng về chủng loại, giá cả hợp lý với chi phí thu mua thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt phục vụ sản xuất kinh doanh.
Ví dụ 1: Nguyên vật liệu :đất sét (kg)
Nguồn cung cấp (tỉnh, thành phố): Hải Dương
Cao lanh ( kg) : chủ yếu do Yên Bái, và Phú Thọ cung cấp Thạch anh ( kg): chủ yếu do Yên Bái cung cấp
Thạch cao (kg): chủ yếu do nhập ngoại
Thuỷ tinh lỏng (kg): chủ yếu do Phú Thọ cung cấp CMC (kg) do thành phố Hồ Chí Minh cung cấp
.........
Khâu bảo quản: phải đảm bảo việc bảo quản nguyên vật liệu đúng chế độ quy định, tổ chức tốt kho tàng dự trữ, trang bị đầy đủ các phuơng tiện nhằm bảo quản nguyên vật liệu được tốt nhất tránh hao hụt.
Khâu dự trữ: Công ty muốn sản xuất liên tục thì khâu dự trữ cũng rất quan trọng, dự trữ vật liệu với số lượng hợp lý tránh thất thoát vốn do nguồn nguyên liệu dự trữ quá nhiều.
Khâu sử dụng: thực hiện sử dụng nguyên vật liệu theo đúng định mức tiêu hao đối với từng thứ, từng loại vật liệu, đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có
hiệu quả góp phần hạ thấp chi phí nguyên vật liệu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
2.2.2. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu
2.2.2.1 Phân loại
Vật liệu sử dụng trong các doanh nghiệp gồm nhiều loại, mỗi loại vật
liệu có vai trò và công dụng khác nhau đối với quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Nên để có thể hạch toán chính xác việc nhập, xuất nguyên vật
liệu cũng như quản lý tốt nguyên vật liệu việc phân loại nguyên vật liệu là hết sức cần thiết. Công ty dựa vào công dụng của từng vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp được phân thành các loại sau:
Nguyên vật liệu chính: là những thứ nguyên, vật liệu mà sau quá trình gia công, chế biến sẽ cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm.
Nguyên vật liệu phụ: là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng, mùi vị hoặc dùng để bảo quản, phục vụ cho lao động của công nhân viên chức (dầu nhờn, hồ keo, thuốc nhuộm, thuốc tẩy, thuốc chống rỉ..)
Nhiên liệu: là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh như gas..
Phụ tùng thay thế: là các chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa và thay thế cho máy móc thiết bị…
Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các vật liệu và thiết bị (cần lắp, không cần lặp, kết cấu, công cụ, khí cụ..) mà doanh nghiệp mua vào nhằm mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản.
Phế liệu: là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài (thạch cao, gạch, sắt…).
Vật liệu khác: bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ kể trên như: bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng...
Nguyên liệu, vật liệu: Công ty sử
dụng chủ
yếu là nguyên liệu trong
nước như: Fenspat, đất sét, cao lanh, thạch anh, các hoá chất phụ gia, bột màu.
Nhiên liệu: công ty sử dụng gas LPG
Chất lượng nguyên vật liệu, nhiên liệu đảm bảo đúng tiêu chuẩn của Công ty được kiểm nghiệm chặt chẽ theo quy định của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 2000.
Định mức tiêu hao vật tư: thực hiện triệt để tối đa về tiêu hao nhỏ nhất trong sản xuất.
2.2.2.2 Tính giá
Giá cả
nguyên vật liệu được thoả
thuận giữa người mua và người bán.
Trang bị máy móc, dây chuyền sản xuất sứ vệ sinh và các máy móc thiết bị khác nhau nhằm phục vụ cho sản xuất sản phẩm sứ.
Giá nguyên vật liệu xuất kho của Công ty được tính theo phương pháp giá bình quân gia quyền. Cuối tháng căn cứ vào tổng số nhập và tồn đầu kỳ tính ra giá xuất kho của từng loại nguyên vật liệu.
Đối với phiếu nhập kho cũng có quy trình luân chuyển tương tự nhưng
với phiếu nhập kho luôn đi kèm với hoá đơn mua vật tư hàng hoá, đây sẽ là căn cứ để lập các phiếu chi thanh toán tiền hàng
Ví dụ 2: Giá của một số nguyên vật liệu chính,vật liệu phụ mà Công ty đã mua:
1, Đất sét : số
lượng là 9.000 kg; nguồn cung cấp
ở Hải Dương;
đơn giá bình quân là :750đ/đvkl
2, Cao lanh: số bình quân :680đ/đvkl
lượng 3.510 kg; nguồn cung cấp Yên bái; đơn giá
3, Penspat: số lượng là 7.218kg; nguồn cung cấp Phú Thọ; đơn giá bình quân 586đ/đvkl
...............
Bảng 2.4:Một số danh mục các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ
Mã vật tư | Tên, quy cách vật tư | ĐVT | Số lượng | Nguồn cung cấp ( tỉnh, tp) | Đơn giá BQ (đ/đvkl) | |
1 | 1001 | Đất sét | Kg | 9.000 | Hải Dương | 750 |
2 | 1002 | Cao lanh | Kg | 3.510 | Yên Bái | 680 |
3 | 1003 | Penspat | Kg | 7.218 | Phú Thọ | 586 |
4 | 1004 | Thạch anh | Kg | 1.000 | Yên Bái | 1.100 |
5 | 1005 | Thạch cao | Kg | 11.428 | Nhập ngoại | 550 |
6 | 1006 | Màu xanh | Kg | 4 | TPHCM | 70.000 |
7 | 1012 | Thuỷ tinh lỏng | Kg | 20 | Phú Thọ | 13.000 |
8 | 1001 | Xơ gai | Cái | 122.00 0 | Thị trường | 3.000 |
9 | 1003 | Bao bì caston | Bộ | 300.00 | Thị trường | 13.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kế Toán Tổng Hợp Nguyên Vật Liệu Theo Phương Pháp Kiểm Kê Định Kỳ
- Tổng Hợp Kế Toán Nvl Theo Phương Pháp Kiểm Kê Định Kỳ
- Cơ Cấu Lao Động Của Công Ty Cổ Phần Việt Trì Viglacera Năm 2013
- Quy Trình Luân Chuyển Chứng Từ Hạch Toán Nguyên Vật Liệu
- Kế Toán Chi Tiết Tình Hình Nhập, Xuất Nguyên Vật Liệu
- Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera - 10
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
0 | ||||||
10 | 1004 | Tem nhãn | Cái | 254.00 0 | Thị trường | 900 |