Nghiên cứu tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 13

- Chuyển đổi hệ thống tài khoản kế toán, nội dung hạch toán, chế độ chứng từ kế toán và xây dựng các loại báo cáo kế toán, báo cáo tài chính phù hợp với thông lệ, chuẩn mực của hệ thống kế toán quốc tế.

- Việc chuyển đổi hệ thống kế toán phải được thực hiện dựa trên nguyên tắc có chọn lọc, phù hợp với nguyên tắc và thông lệ kế toán của các nền kinh tế phát triển theo quan điểm của Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nước.

- Thực hiện chế độ kiểm toán hàng năm và mỗi ngân hàng cần lựa chọn cho mình một công ty kiểm toán có uy tín, thực hiện kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế.

5.3.2 Các kiến nghị khác

5.3.2.1 Kiến nghị với Chính phủ

Chính phủ có vai trò quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường cho sự phát triển của ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp trong nền kinh tế, từ đó cũng có những ảnh hưởng nhất định đến danh mục cho vay của các ngân hàng thương mại.

Thực tế thời gian qua cho thấy, vai trò điều hành của Chính phủ chưa thật sự hiệu quả, có tác động không tốt đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản trị danh mục cho vay nói riêng của ngân hàng thương mại. Vì vậy, tác giả có một số kiến nghị với Chính phủ như sau:

Thứ nhất: trong giai đoạn tới, Chính phủ cần cân nhắc để đảm bảo hài hòa hợp lý giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và mục tiêu ổn định kinh tế, kìm chế lạm phát. Thực tế những năm qua cho thấy, việc quá chú trọng vào tăng trưởng kinh tế trên cơ sở vốn đầu tư (theo chiều rộng) chứ không phải là dựa trên năng suất hiệu quả (theo chiều sâu), một mặt đã dẫn đến đầu tư vốn dàn trải, kém hiệu quả: một số ngành phi sản xuất tăng trưởng “quá nóng” thiếu sự kiểm soát, trong khi những ngành sản xuất kinh doanh khác khó khăn.

Mặt khác, trong điều kiện các thành phần kinh tế đều khó khăn về vốn thì nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế sẽ bị đẩy sang phía hệ thống ngân hàng. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho hệ thống ngân hàng mở rộng quá nhiều về số lượng (ngân hàng, chi nhánh) đồng thời với tín dụng tăng trưởng “nóng” quá mức cần thiết, cơ cấu danh mục mất cân đối trong giai đoạn 2006-2007, gây ra nhiều hệ lụy cho những năm sau này. Do đó thiết nghĩ, Chính phủ cần phải xác định nhất quán và kiên trì theo đuổi mục tiêu ổn định kinh tế, trên cơ sở đó xây dựng các chính sách điều hành phù hợp, có tính ổn định lâu dài, tạo sự yên tâm tin tưởng cho các chủ thể trong nền kinh tế.

Thứ hai: Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp, chấp nhận cho giải thể /phá sản những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, ngân hàng làm ăn yếu kém, xem đó như là một quá trình sàng lọc cần thiết, để hình thành nền kinh tế thị trường với các chủ thể có năng lực cạnh tranh độc lập, thực sự hiệu quả. Đồng thời có các biện pháp tháo gỡ (như chính sách thuế, hỗ trợ xúc tiến thương mại …) giúp các chủ thể kinh doanh đang gặp khó khăn có thể đứng vững và vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay, từ đó gián tiếp tác động tích cực đến hoạt động cho vay và danh mục cho vay của ngân hàng thương mại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.

Thứ ba: Có biện pháp để nâng cao năng lực điều hành vĩ mô, trong đó có năng lực giám sát, năng lực dự báo kinh tế… giúp các chủ thể kinh doanh,  trong đó có ngân hàng có thể xây dựng được các chiến lược kinh doanh dài hạn, thuận lợi cho việc thực hiện tốt công tác quản trị danh mục cho vay theo phương pháp chủ động, duy trì sự ổn định, có thể đứng vững trước các tác động bất lợi của chu kỳ kinh tế.

Thứ tư: Cần hình thành và duy trì thói quen minh bạch thông tin ở góc độ vĩ mô cũng như trong các ngành, các chủ thể kinh doanh, từng bước tạo dựng môi trường kinh tế xã hội lành mạnh, tạo sự tin tưởng cho giới kinh doanh, người dân cũng như các đối tác, các quốc gia có mối quan hệ với Việt Nam, khẳng định uy tín và thương hiệu quốc gia trong môi trường kinh doanh quốc tế.

Nghiên cứu tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 13

5.3.2.2 Kiến nghị với các doanh nghiệp

Với tư cách là những chủ thể đóng góp chính cho sự phát triển kinh tế, các doanh nghiệp cần có chiến lược lâu dài nâng cao năng lực tài chính, giới hạn quy mô kinh doanh trong khả năng vốn, không quá phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng. Thời kỳ vừa qua cho thấy nhiều doanh nghiệp lạm dụng đòn bẩy tài chính, mở rộng quy mô kinh doanh quá mức, vượt khả năng vốn cũng như năng lực quản trị điều hành, vì thế, khi nền kinh tế có những biến động bất lợi, lãi suất ngân hàng tăng cao, nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh thua lỗ phải đóng cửa phá sản.

5.4 Hạn chế của luận văn

Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu này chỉ là các ngân hàng thương mại trong nước, mà không đề cập đến các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Do đó, kết quả nghiên cứu đã không phản ánh đầy đủ sự biến động hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng ở Việt Nam.

Luận văn chỉ mới xét mối quan hệ giữa mức độ tập trung của danh mục cho vay với lợi nhuận mà chưa xét đến mối quan hệ giữa mức độ tập trung danh mục cho vay với rủi ro. Một danh mục cho vay hiệu quả là một danh mục vừa làm gia tăng lợi nhuận vừa kiểm soát được rủi ro trong một giới  hạn mà ngân hàng chấp nhận được. Danh mục cho vay của NHTM có thể được hình thành một cách ngẫu nhiên hoặc là theo kế hoạch. Phương pháp ngẫu nhiên thể hiện sự thụ động trong việc hình thanh DMCV. Theo phương pháp này, DMCV sẽ hình thành tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường, bị thị trường dẫn dắt, xu hướng cho vay theo phong trào sẽ khó tránh. Danh mục cho vay này với các tỷ trọng cho vay bất hợp lý, rủi ro tập trung cao vượt quá khả năng chịu đựng vốn của ngân hàng. Hậu quả của tình trạng này là ngân hàng sẽ có một DMCV thiếu hiệu quả. DMCV theo kế hoạch là danh mục cho vay đòi hỏi ngân hàng phải có một định hướng, chiến lược ngay từ khi các khoản vay chưa được phê duyệt, các nhà quản trị phải thiết kế một DMCV với các tỷ trọng dự kiến. Một DMCV hình thành theo kế hoạch, các khoản vay được sắp xếp có hệ thống, có chủ đích với các tỷ trọng nhất định, phù hợp với mục tiêu của ngân hàng thì được xem là một DMCV hiệu quả. Để có được một DMCV tối ưu thì ngân hang cần phải có mục tiêu quản trị DMCV. Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên mà ngân hàng cần xác định trước khi xây dựng một DMCV.

Mục tiêu của quản trị DMCV là chỉ ra được mức độ tổn thất mà ngân hàng có thể chấp nhận được trong mối tương quan với lợi nhuận tối đa ngân hàng kỳ vọng đạt được.

Vì vậy, khi nghiên cứu về DMCV chúng ta cần xem xét 3 vấn đề:

- Tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của ngân hàng.

- Xem xét mối quan hệ giữa danh mục cho vay và rủi ro của ngân hàng.

- Quản trị danh mục cho vay như thế nào cho hiệu quả.

Luận văn chỉ xem xét đến vấn đề tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của ngân hàng. Hai vấn đề còn lại sẽ là một hướng nghiên cứu mới của luận văn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Diệu Anh (2010) “ Quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, tạp chí công nghệ ngân hàng số 92 ngày 19/11/2013.

2. Chính phủ (2006), Về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng ViệtNam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

3. Hà Văn Dương “ Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020.

4. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. 2008. “Thống kê ứng dụng trong kinh tế- xã hội”, nhà xuất bản thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 79 – 330 5. Ngân hàng Nhà nước (2010), bản giải trình các nội dung sửa đổi quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước.

6. Ngân hàng Nhà nước, báo cáo thường niên giai đoạn 2004 - 2014.

7. Ngân hàng Nhà nước, chỉ thị 03/2007/CT-NHNN ngày 28/5/2007; quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 1/2/2008; thông tư 13/2010/TT-NHNNngày 20/5/2010; thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010.

8. Ngân hàng thương mại nhà nước, báo cáo thường niên công bố trên Website Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh, số liệu báo cáo của phòngkế họach tổng hợp trong các năm 2006-2010 9. Ngân hàng TMCP: ACB, EXIMBANK, SACOMBANK, SCB, SAIGONBANK, TECHCOMBANK …, báo cáo thường niên công bố trênWebsite từ 2004 - 2014 10. Ngân hàng TMCP ACB, TECHCOMBANK, Sổ tay tín dụng nội bộ 11. Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2010 12. Tổng cục Thống kê số liệu giai đoạn năm 2004-2014 13. Bùi Diệu Anh, “ Suy nghĩ về đo lường rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại”, tạp chí Công nghệ ngân hàng số 53 (tháng 8/2010).

14. Bùi Diệu Anh (2010), “ Danh mục cho vay của ngân hàng thương mại và những lưu ý cần thiết”, tạp chí Công nghệ ngân hàng số 56 (tháng 11/2010).

Tài liệu tiếng Anh

1. Acharya, I. Hasan, and A. Saunders. Should Banks Be Diversified? Evidence from Individual Bank Loan Portfolios. Journal of Business, 32: 1355–1412, 2004.

2. Andreas và Gabrielle (2011).

3. Anna và Hoi (2007).

4. Anthony Saunders & Linda Allen (2002), Credit Risk Measurement, John Wiley & Sons, Inc.

5. Akhavein; Berger and Humphrey. 1997. "The Effects of Megamergers on Efficiency and Prices: Evidence from a Bank Profit Function," Board of Governors of the Federal Reserve System (U.S.).

6. Andreas Kamp (University of Munster), Andreas Pfingsten (Unversity of Munster), Danek Prath (Deutsche Bundesbank) (2005) . “Do banks diversify loan portfolios? A tentative answerbased on individual bank loan portfolios”.

7. Benjamin M. Tabak, Dimas M.Fazio and Daniel O.Cajueiro (2010). “The effects of loan Porfolio Concentration on Brazilian bank’s return”.

8. Baltagi, Econometric analysis of Panel Data, Third edition 2005.

9. Bebczuk and A. Galindo. Financial Crisis and Sectoral Diversification of Argentine Banks, 1999-2004. Applied Financial Economics, 18:199–211, 2008.

10. Blundell and S. R. Bond. Initial Conditions and Moment Restrictions in Dynamic Panel Data Models. Journal of Econometrics, 87:115–143, 1998.

11. BIS. Measuring and Controlling Large Credit Exposures. Basel Committee on Banking Supervision, Basel, 1991.

12. Berger; Hanweck and Humphrey. 1987. "Competitive Viability in Banking: Scale.

13. Scope, and Product Mix Economies." Journal of Monetary Economics.

14. Bourke. 1989. "Concentration and Other Determinants of Bank Profitability in Europe, North America and Australia." Journal of Banking and Finance 13, 65-79.

15. Bikker and Hu. 2002. "Cyclical Patterns in Profits, Provisioning and Lending of Banks and Procyclicality of the New Basel Capital Requirements." Banca Nazionale del Lavoro Quarterly Review, 143-75.

16. Charles W. Smithson (2002), Credit Portfolio Management, John Wiley & Sons, Inc.

17. Diamond. Financial Intermediation and Delegated Monitoring. The Review of Economic Studies, 51:393–414, 1984.

18. Elyasiani & Deng (2004).

19. Eichengreen & Gibson (2001).

20. Fotios and Kyriaki Kosmidou. 2007. "Factors Influencing the Profitability of Domestic and Foreign Commercial Banks in the European Union." Research in International Business and Finance, 21, 222–37.

21. Gujarati, Damodar and Dawn Porter. 2004. Basis Econometrics. The McGrawHill Companies.

22. Gelman, Andrew and Iain Pardoe. 2006. "Bayesian Measures of Explained Variance and Pooling in Multilevel (Hierarchical) Models." Technometrics, 48.

23. Haslem. 1968. "A Statistical Analysis of the Relative Profitability of Commercial Banks." Journal of Finance, 23.

24. Hausman, J. 1978. "Specification Tests in Econometrics." Econometrica, 46, 1251.

25. Kamp, A. Pfingsten, and D. Porath. Do Banks Diversify Loan Portfolios? A Tentative to Answer Based on Individual Bank Loan Porfolios. Discussion Paper 3, Deutsche Bundersbank, 2005.

26. Kamp, A. Pfingsten, A. Behr, and C. Memmel. Diversification and the Banks’ Risk-Return-Characteristics - Evidence from Loan Portfolios of German Banks. Discussion Paper, Deutsche Bunderbank, 2007.

27. Meyer and T. Yeager. Are Small Rural Banks Vulnerable to Local Economic Downturns? Technical report, Federal Reserve Bank of St. Louis, Mar 2001.

28. Molyneux and Thornton. 1992. "Determinants of European Bank Profitability: A Note." Journal of Banking and Finance 16, 1173-78. Mc Elligott và Stuart [2007].

29. Profitability in Banking." Journal of Money, Credit, and Banking.

30. Pfingsten và Rudolph (2002) German Banks' Loan Portfolio Composition: Market-orientation vs. Specialisation?” .

31. Rossi, M. Schwaiger, and G. Winkler. How Loan Portfolio Diversification Affects Risk, Efficiency and Capitalization: A Managerial Behavior Model for Austrian Aanks. Jornal of Banking and Finance, 32:2218–2226, 2009.

32. Should Banks Be Diversified? Evidence from Individual Bank Loan Portfolios.

33. Stomper. A Theory of Banks’ Industry Expertise, Market Power and Credit Risk. Management Science, 52:1618–1633, 2004.

34. Short. 1979. " The Relation between Commercial Bank Profit Rates and Banking Concentration in Canada, Western Europe and Japan." Journal of Banking and Finance 13, 209-19.

35. Smirlock. 1985. "Evidence on the (Non) Relationship between Concentration and and Profitability in Banking." Journal of Money, Credit, and Banking.

36. Sibel Yilmaz Turkmen, Ihsan Yigit (2012) “Diversification in Banking and its Effect on Banks’ Performance: Evidence from Turkey.

37. Witton (1999),Don’t Put All Your Eggs in One Basket? Diversification and Specialization in Lending, Working Paper, University of Minnesota.

38. Wooldridge, Jeffrey M. 1997. Econometric Analysis of Cross Section and Panel Data. Massachusetts London, England”.

Xem tất cả 170 trang.

Ngày đăng: 12/11/2021
Trang chủ Tài liệu miễn phí