Hoạt động thanh toán trong nước: Liên tục tăng trưởng qua các năm, thể hiện qua việc tăng trưởng mạnh cả về số lượng và giá trị các giao dịch.
Hoạt động thanh toán Quốc tế: Năm 2019 đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của LienVietPostBank trong hoạt động thanh toán Quốc tế khi tổng giá trị các giao dịch thanh toán và tài trợ thương mại chính thức vượt mốc 1,5 tỷ USD. Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán biên mậu cũng đạt được những con số khả quan với tỷ lệ tăng cả về giá trị và số lượng giao dịch đều tăng trên 90% so với năm 2018. Đặc biệt, trong năm 2019, NHNN đã chấp thuận cho phép LienVietPostBank áp dụng trước thời hạn đối với Hệ thống tính toán và quản lý Tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41, hoàn thành trụ cột 1 & trụ cột 3 của hiệp ước Basel II
Hoạt động thẻ và Ngân hàng số: LienVietPostBank chú trọng đầu tư xây dựng nền tảng Ngân hàng số trở thành kênh giao dịch quan trọng, trong đó tiêu biểu là ứng dụng Ví Việt cung cấp sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trực tuyến 24/7 như: thanh toán online (tiền điện, nước, viễn thông, bảo hiểm, phí dịch vụ, nạp tiền điện thoại, mua vé máy bay, vé tàu, mua sắm online…), dịch vụ Ngân hàng (gửi tiết kiệm, vay cầm cố sổ tiết kiệm, chuyển tiền liên ngân hàng, tra cứu tài khoản thanh toán/khoản vay/tiền tiết kiệm, giao dịch); giao dịch Th ATM, th tín dụng và rất nhiều các tiện ích khác. Trong thời gian tới, LienVietPostBank sẽ ra mắt dịch vụ LienViet24h là ứng dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến 24/7 bao gồm 3 chức năng chính: Ngân hàng số, Th (vật lý và Phi vật lý), Ví điện tử và đồng thời tích hợp với hệ sinh thái hỗ trợ người dùng và các điểm kinh doanh trong việc tìm kiếm thông tin, giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ…
Việt
2.1.3.4 Lợi nhuận của Ngân hàng thương mại C phần ưu điện Liên
Năm 2017, LienVietPostBank đã đạt được mức lợi nhuận trước thuế cao
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Chất Lượng Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp
- Kinh Nghiệm Nâng Cao Chất Lượng Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Của Một Số Nhtm Trong Nước Và Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Lienvietpostbank
- Sơ Đồ Tổ Chức Ngân Hàng Tmcp Bưu Điện Liên Việt
- Quy Mô Khách Hàng Doanh Nghiệp Đến Lienvietpostbank Vay
- Tổng Hợp Kết Quả Điều Tra Khảo Sát Khách Hàng Vay Vốn Khdn Tại Lienvietpostbank
- Giải Pháp Và Kiến Ngh Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Lienvietpostbank
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
kỷ lục, đạt 1,768 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2016. Đây là năm LienVietPostBank có sự phát triển vưở bậc về mạng lưới khi mở mới 97 điểm giao dịch trên khắp cả nước, hoàn thành sứ mệnh mang tiện ích ngân hàng đến tận vùng sâu vùng xa, phục vụ người dân trên mọi miền tổ quốc. Mặc dù phải sử dụng nguồn vốn lớn để đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất nâng cấp, mở mới nhiều Chi nhánh, PHòng giao dịch (PGD) nhưng lợi nhuận của LienVietPostBank năm 2017 vẫn tiếp tục tăng trưởng và hoàn thành trên mức kỳ vọng, vượt 118% kế hoạch đề ra. Điều này cho thấy LienVietPostBank đã phát huy sức mạnh và tận dụng có hiệu quả lợi thế về mạng lưới rộng khắp. Năm 2018, lợi nhuận trươc thuế của LienVietPostBank đạt 1.213 tỷ đồng giảm 31% so với năm 2017. Tuy nhiên vẫn đạt được kế hoạch đề ra. Sang đến năm 2019 lợi nhuận trước thuế của LienVietPostBank đạt trên 2.039 tỷ cao nhất kể từ khi thành lập đến nay. Để đạt được kết quả nêu trên, Ngân hàng đỗ nỗ lực thực hiện các giải pháp kinh doanh như sau:
- Ngay từ đầu năm 2019, LienVietPostBank đã linh hoạt áp dụng nhiều chính sách huy động, tín dụng phù hợp thực tế thị trường, nhờ vậy hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao, thu nhập tăng qua từ tháng.
- LienVietPostBank vẫn tiếp tục triển khai nhiều chương trình thúc đẩy hoạt động dịch vụ và hoạt động kinh doanh ngoại hối, do đó thu thuần từ hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối đều tăng vượt bậc so với năm trước.
Đơn vị tính: tỷ đồng
2,500
2,000
1,500
Lợi nhuận trước thuế
1,000
2,039
1,768
1,213
500
0
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Nguồn: áo cáo thường niên LienVietPost ank 2017-2019
Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận trước thuế của LienVietPostBank giai đoạn 2017-2019
2.2. Thực trạng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại LienVietPostBank
2.2.1 Chính sách cho vay khách hàng doanh nghiệp tại LienVietPostBank
Hiện nay hoạt động cho vay tại LienVietPostBank tuân thủ và chịu sự điều tiết theo các quy định pháp lý của Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, LienVietPostBank và các cơ quan hữu quan khác. Cụ thể như sau:
Các văn bản pháp luật của Quốc hội, Chính phủ: Luật số 47/2010/QH12: Luật các t chức tín dụng; Luật số 65/2014/QH13 của Quốc hội: Luật nhà ở;
Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006: Nghị định về giao dịch bảo đảm;
Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012: Nghị định về sửa đ i, b sung một số điều của nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Giao dịch bảo đảm;
Các văn bản pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
- Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của t
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
- Quyết định số 28/2002/QĐ-NHNN ngày 11/01/2002 về sửa đ i điều 2 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của t chức tín dụng đối với khách hàng.
- Quyết định số 127/2002/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đ i, b sung một số điều của quy chế cho vay của t chức tín dụng đối với khách hàng.
- Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 về việc sửa đ i, b sung khoản 6, điều 1 của Quyết định 127/2002/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đ i, b sung một số điều của quy chế cho vay của t chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2.2.2 uy tr nh cho vay khách hàng doanh nghiệp tại LienVietPostBank
Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại LienVietPostBank được triển khai áp dụng trên toàn quốc về cơ bản được thực hiện qua các bước:
ước 1: Tìm kiếm, tiếp thị, hướng dẫn kiểm tra hồ sơ vay vốn từ khách hàng.
- Hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ vay vốn bao gồm:
+ Hồ sơ pháp lý
+ Hồ sơ khoản vay
+ Hồ sơ phương án vay
+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay
- Ngân hàng tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn: kiểm tra tính xác thực, đầy đủ, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ.
ước 2: Thẩm định khách hàng vay vốn, phương án vay vốn, biện pháp bảo đảm tiền vay và lập tờ trình thẩm định tín dụng.
- Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng, cán bộ tín dụng tiến hành phỏng vấn sơ bộ để nắm được nhu cầu tín dụng và điều kiện của khách hàng.
- Căn cứ vào tài liệu do khách hàng cung cấp, căn cứ vào thực tế kiểm tra tại doanh nghiệp và các nguồn tin thu thập được… cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định khách hàng, thẩm định phương án vay, thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay, phát hiện và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro và cuối cùng là xác định mức lãi suất cho vay.
- Cán bộ thẩm định sẽ lập tờ trình ghi rõ ý kiến đề xuất: Cho vay hay không cho vay, các điều kiện kèm theo và ký trình lãnh đạo.
ước 3: Phê duyệt cho vay
- Trên cơ sở Tờ trình thẩm định của cán bộ tín dụng kèm theo hồ sơ vay vốn của khách hàng, cấp thẩm quyền thực hiện việc xem xét phê duyệt cho vay. Trường hợp từ chối cho vay, cán bộ tín dụng có trách nhiệm thông báo b ng văn bản cho khách hàng về việc từ chối cho vay của ngân hàng. Ngược lại, nếu đồng ý cho vay, cán bộ tín dụng có trách nhiệm thông báo cho khách hàng về quyết định của ngân hàng yêu cầu khách hàng thu xếp thời gian để ký kết các hơp đồng và hoàn thiện thủ tục pháp lý có liên quan.
- Trường hợp số tiền cho vay n m trong mức phán quyết của chi nhánh thì sẽ do Ban giám đốc chi nhánh hoặc Hội đồng tín dụng cơ sở phê duyệt.
- Trường hợp vượt quá mức phán quyết của Chi nhánh thì Chi nhánh sẽ trình Trụ sở chính xem xét.
ước 4: Ký kết hợp đồng
Sau khi có có quyết định cho vay của cấp có thẩm quyền, khách hàng và doanh nghiệp thực hiện ký kết các hợp đồng tín dụng, các thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo và các điều kiện khác trong quyết định cho vay của ngân hàng. Sau đó sẽ trình cho cấp có thẩm quyền để ký kết hợp đồng.
Thực hiện công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, các thủ tục giao nhận tài sản bảo đảm và các giấy tờ liên quan.
ước 5: Giải ngân
Căn cứ vào hợp đồng tín dụng đã ký kết, hồ sơ, hóa đơn chứng từ giải ngân, giấy đề nghị giải ngân của khách hàng cán bộ tín dụng gửi bộ hồ sơ giải ngân cho bộ phận tác nghiệp thực hiện phong tỏa, nhập kho tài sản đảm bảo (nếu có) và tiến hành giải ngân cho khách hàng.
ước 6: Kiểm tra, giám sát vốn sau cho vay
Sau khi giải ngân cán bộ tín dụng có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế, mục đích sử dụng vốn, hiện trạng tài sản bảo đảm, tình hình tài chính của khách hàng để đảm bảo khả năng thu nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi đầy đủ và đúng hạn. Nếu phát hiện dấu hiệu rủi ro cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo. Đặc biệt nếu phát sinh nợ xấu ngân hàng cần điều chỉnh tín dụng khi khách hàng có yêu cầu và thực hiện xử lý, thu hồi nợ theo quy định.
ước 7: Thu nợ, lãi, phí và xử lý các phát sinh
Cán bộ tín dụng phải theo dõi nợ phải trả bao gồm: nợ gốc, lãi, phí … Trong 07 ngày làm việc trước khi đến hạn phải trả, cán bộ tín dụng thông báo
cho khách hàng khoản nợ đến hạn. Đến hạn trả nợ, bộ phận kế toán sẽ thực hiện thu nợ theo đúng quy trình và phương pháp hạch toán kế toán cho vay.
Đối với các vấn đề phát sinh như: điều chỉnh tiền vay, cơ cấu nguồn…ảnh hưởng đến kết quả thẩm định ban đầu sẽ có biện pháp xử lý phù hợp. Nếu không ảnh hưởng đến kết quả thẩm định ban đầu của phương án cho vay có thể có công văn sửa đổi bổ sung hợp đồng, soạn thảo phụ lục hợp đồng.
ước 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, giải chấp tài
sản
ước 9: Luân chuyển, kiểm soát, lưu trữ hồ sơ.
2.2.3 Các sản phẩm cho vay khách hàng doanh nghiệp tại
LienVietPostBank
Những năm trở lại đây, Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt không ngừng mở rộng hoạt động cho vay KHDN b ng cách nghiên cứu nhu cầu khách hàng và thường xuyên thiết kế các sản phẩm cho vay phù hợp với các KHDN khác nhau. Các sản phẩm cho vay KHDN của Ngân hàng hiện nay bao gồm:
- Cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn: Bao gồm nhiều hạn mức thành phần: Cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại. Thời hạn cho vay do Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận trên cơ sở phù hợp với chu kỳ sản xuất - kinh doanh của khách hàng được cấp hạn mức.
- Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất: Là hình thức cấp tín dụng cho khách hàng pháp nhân xuất khẩu theo phương thức L/C hoặc nhờ thu kèm chứng từ b ng cách chiết khấu bộ chứng từ của lô hàng xuất khẩu.
- Chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác: Nhận được vốn tài trợ trước thời gian đáo hạn của công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác để tận dụng các cơ hội kinh doanh. Danh mục công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác do LienVietPostBank nhận chiết khấu đa dạng.
- Hỗ trợ Tài chính Nông thôn III: Hỗ trợ Tài chính Nông thôn III là chương trình LienVietPostBank nhận vốn hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới nh m mục đích tăng cường vốn giá r cho các Cá nhân/Hộ gia đình hoặc Doanh nghiệp thuộc khu vực nông thôn với các cam kết về bảo vệ môi trường.
- Cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ Đài Loan: Là hình thức cấp tín dụng cho Khách hàng Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ Đài Loan sử dụng nguồn vốn theo Chương trình tín dụng ưu đãi dành cho Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ Đài Loan của Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Đài Loan.
- Cho vay mua xe ô tô đối với Khách hàng Doanh nghiệp: Cho DN có nhu cầu vay vốn để mua xe ô tô làm phương tiện đi lại, phương tiện vận tải phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ phù hợp với ngành nghề kinh doanh theo quy định của Pháp luật.
- Cho vay cầm cố Giấy tờ có giá: Khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn có cầm cố b ng giấy tờ có giá
- Chương trình SMEFP III – Nguồn tín dụng lãi suất thấp: Chương trình SMEFP III – Nguồn tín dụng lãi suất thấp là chương trình phối hợp giữa LienVietPostBank và Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA thông qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ đáp ứng nhu cầu đó của Quý Doanh nghiệp.
- Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn: Đáp ứng nhu cầu vốn trong sản xuất nông nghiệp của Khách hàng.
- Gói sản phẩm Quỹ bảo trì đường bộ: Là hình thức cấp tín dụng đối với Khách hàng là Nhà thầu thi công Công trình/Dự án đầu tư xây dựng thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất,…Công trình/Dự án đường bộ với nguồn thanh toán từ Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương.