Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại :‌


hàng. Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí đã bỏ ra. Mọi biện pháp để tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí cuối cùng đều phản ánh ở quy mô lợi nhuận. Vì vậy, thông qua xem xét chỉ tiêu lợi nhuận, ta có thể đánh giá giá được phần lớn chất lượng và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Toàn bộ quá trình kinh doanh của ngân hàng được tiến hành một cách hợp lý hay không đều được phản ánh rò nét trong chỉ tiêu lợi nhuận.

+ Lợi nhuận là nguồn tài chính quan trọng để bù đắp các thiệt hại và rủi ro trong quá trình kinh doanh cũng như là nguồn bổ sung vốn rất quan trọng, thể hiện khả năng phát triển trong tương lai của một ngân hàng. Bên cạnh đó, thông qua việc sự dụng một phần lợi nhuận để hình thành các quỹ khen thưởng, phúc lợi, các ngân hàng sẽ khích lệ được tinh thần làm việc, cống hiến đối với người lao động trong ngân hàng.

+ Lợi nhuận còn có tác động trực tiếp đến uy tín của ngân hàng trên thị trường. Nếu ngân hàng làm ăn hiệu quả, lợi nhuận cao sẽ làm tăng uy tín trên thị trưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Ngược lại, nêu lợi nhuận thấp sẽ ảnh hưởng đến uy tín và cơ hội kinh doanh của ngân hàng.

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của ngân hàng thương mại :‌

Vì lợi nhuận là một chỉ tiêu tuyệt đối nên khó có thể so sánh, đánh giá lợi nhuận giữa các ngân hàng với nhau do sự khác biệt về quy mô, về điều kiện, số năm hoạt động…Do đó, để đánh giá một cách chính xác và toàn diện vấn đề lợi nhuận, chúng ta thường xem xét thông qua một số chỉ tiêu về tỷ suất sinh lợi (tỷ suất lợi nhuận). Tỷ suất lợi nhuận, là một chỉ tiêu tương đối cho phép ta so sánh lợi nhuận giữa các thời kỳ khác nhau của một ngân hàng hoặc giữa các ngân hàng với nhau. Theo Trần Huy Hoàng (2011), để đánh giá lợi nhuận của các ngân hàng, người ta thường dùng một số chỉ tiêu sau :

1.2.3.1. Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Bằng lợi nhuận ròng chia cho vốn tự có cơ bản bình quân (vốn cổ phần thường, cổ phần ưu đãi, các quỹ dự trữ và lợi nhuận không chia).


ROE đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng. ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vốn vào ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

ROE =

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 3


Chỉ số này là thước đo để đánh giá một đồng vốn bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng lời. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ Ngân hàng thương mại sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là Ngân hàng thương mại đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.

1.2.3.2. Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA)‌

ROA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý của ngân hàng, cho thấy khả năng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng.

ROA =


ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). Tài sản được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của các Ngân hàng thương mại. ROA càng cao thì càng tốt vì chứng tỏ Ngân hàng thương mại đang kiếm được nhiều lợi nhuận hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

Mối quan hệ giữa ROE và ROA :


ROE =


=


=ROA


Mối quan hệ trên cho thấy thu nhập của một ngân hàng rất nhạy cảm với phương thức tài trợ tài sản (sử dụng nhiều nợ hơn hay nhiều vốn chủ sở hữu hơn). Một ngân


hàng có ROA thấp vẫn có thể đạt ROE ở mức cao nếu như sử dụng nhiều nợ (gồm cả tiền gửi của khách hàng) và sử dụng tối thiểu vốn chủ sở hữu trong quá trình tài trợ tài sản. Tuy nhiên nếu đánh giá kỹ thì khi nợ tăng ROA thông thường sẽ giảm do lúc đó tài sản tăng, nếu tốc độ tăng lợi nhuận không bằng tốc độ tăng tài sản do tăng khoản nợ thì có khi còn làm ROE giảm.

Ngoài ra ở đây còn phải xét đến mục đích và hiệu quả khi ngân hàng thương mại tăng các khoản nợ. Nếu Ngân hàng thương mại vay tiền để đầu tư, tài trợ dự án…mà không hiệu quả, tỷ lệ lợi nhuận thấp thì rò ràng làm cho ROE thấp. Ngược lại, nếu lợi nhuận được tạo ra bù đắp được chi phí lãi vay thì ROE tăng. Do đó một Ngân hàng thương mại chỉ nên tăng khoản vay khi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao, hay việc sử dụng tài sản hiệu quả cao thì nên huy động thêm vốn còn ngược lại thì nên chú tâm vào các giải pháp gia tăng hiệu quả kinh doanh như cắt giảm chi phí, giảm quy mô…

1.2.3.3. Tỷ lệ thu nhập cận biên‌

Đo lường tính hiệu quả và khả năng sinh lời, bao gồm :

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) : là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi, tất cả chia cho tích sản sinh lãi. Hệ số lãi ròng biên giúp cho ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lãi của ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và việc tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất.

NIM =

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi (thu phí dịch vụ) với mức chi phí ngoài lãi (tiền lương, sửa chữa, bảo hành thiết bị, chi phí tổn thất tín dụng…). Đa số các ngân hàng tỷ lệ này thường hay bị âm.


Tỷ lệ thu nh p ngo i l i =


Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM) phản ánh hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ.

NPM =


1.3. Các nhân tố ảnh hướng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại‌

1.3.1. Các cuộc nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới‌

Hiện nay trên thế giới, các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thường phân tích hệ thống ngân hàng ở nhiều quốc gia hoặc ở một quốc gia. Nhóm các nghiên cứu ở phạm vi một quốc gia có thể kể đến nghiên cứu ở Tunisia (Samy Ben Naceur & Mohamed Goaied, 2001); Hi Lạp (Kosmidou, Pasiouras và Tsaklanganos, 2007); Pakistan (Khizer Ali, Muhammad Farhan Akhtar và Hafiz Zafar Ahmed, 2010); Thổ Nhĩ Kỳ (Deger Alper và Adem Anbar, 2011); Hàn Quốc (Fazlan Sufian, 2011)...

Bên cạnh đó, cũng có nhiều cuộc nghiên cứu, phân tích về lợi nhuận của ngân hàng ở một nhóm các quốc gia, bao gồm: nghiên cứu ở 6 quốc gia Châu Âu (Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Anh) từ năm 1992 đến 1998 (John Goddard, Phil Molyneux và John Wilson, 2004); nguyên cứu tại khu vực Đông Nam Châu Âu giai đoạn năm 1998 đến năm 2002 (Panayiotis Athanasoglou, Matthaiois D.Delis và Christos K.Staikouras, 2006); nghiên cứu về các ngân hàng tại 15 quốc gia thuộc liên minh Châu Âu từ năm 1995 đến 2001 (Pasiouras và Kosmidou, 2007); nghiên cứu về lợi nhuận của các ngân hàng thuộc Đạo hồi giáo đến từ 21 quốc gia khác nhau (Hassan và Bashir, 2003); ...

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng

Tùy theo mục đích nghiên cứu khác nhau mà việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cũng khác nhau. Nhìn chung, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng có thể được chia thành 2 nhóm : các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài.

Các nhân tố bên trong là các nhân tố thuộc về đặc điểm nội tại của ngân hàng,


chịu ảnh hưởng bởi các quyết định điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng.

Các nhân tố bên ngoài là các nhân tố không liên quan đến việc điều hành, quản lý ngân hàng mà là các nhân tố thuộc về yếu tố kinh tế vĩ mô, môi trường pháp lý có tác động đến kết quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, các nhà quản trị vẫn có thể dự đoán trước được những thay đổi của môi trường bên ngoài và xây dựng những chính sách nhằm hạn chế tối đa những tác động không mong muốn do các nhân tố bên ngoài mang lại đồng thời tận dụng các cơ hội phát triển để mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận.

1.3.2.1. Các nhân tố bên trong‌

Quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận vì trên thực tế các ngân hàng luôn cố gắng mở rộng kinh doanh để có thể đạt được lợi nhuận cao từ lợi thế kinh tế theo quy mô trong hệ thống ngân hàng.

Quy mô ngân hàng đã được đề cập trong rất nhiều bài nghiên cứu như : nghiên cứu của Deger Alper và Adem Anbar (2011) tại Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2002 – 2010; Kosmidou, Pasiouras và Tsaklanganos (2007) tại các ngân hàng Hy Lạp hoạt động ở nước ngoài giai đoạn 1995 – 2001 tìm ra mối tương quan dương giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận của các ngân hàng. Trong khi đó, nghiên cứu của Pasiouras & Kosmidous (2007) tại các ngân hàng của 15 nước thuộc liên minh châu Âu từ 1995-2001 lại tìm ra mối tương quan âm giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận của các ngân hàng.

Ngoài ra, nghiên cứu của John Goddard, Phil Molyneux và John Wilson (2004) tại các ngân hàng Châu Âu của những năm 1990 ; Panayiotis P.Athanasoglou, Sophocles N.Brissimis và Matthaios D.Delis (2005) tại Hy Lạp trong giai đoạn 1985 – 2001 lại cho kết quả quy mô ngân hàng không có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng.

Như vậy, mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận của ngân hàng ở những quốc gia khác nhau là khác nhau.


Quy mô vốn chủ sở hữu

Quy mô vốn chủ sở hữu được xem là một công cụ để đo sự an toàn và lành mạnh của một ngân hàng. Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng ngân hàng nào có quy mô vốn chủ sở hữu cao hơn sẽ có lợi nhuận cao hơn. Trong cuộc nghiên cứu của Berger (1995) dựa trên dữ liệu của các ngân hàng Mỹ trong khoảng thời gian nửa sau thập niên 1980, ông đã chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa vốn và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Tương tự, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng ở một số quốc gia thuộc khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc, Bourke (1989) cũng tìm ra mối tương quan thuận giữa tỷ lệ vốn và lợi nhuận. Ông đã chỉ ra rằng ngân hàng có tỷ số vốn càng cao thì lợi nhuận càng cao.

Cùng quan điểm đó, John Goddard, Phil Molyneux và John Wilson (2004), Pasiouras và Kosmidou (2007) và Panayiotis P.Athanasoglou, Sophocles N.Brissimis và Matthaios D.Delis (2005) cũng cho thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ vốn và lợi nhuận trong thị trường ngân hàng châu Âu.

Ngoài khu vực Mỹ và Châu Âu, các nghiên cứu ở châu Phi và châu Á cũng cho kết quả tương tự. Sammy Ben Naceur & Omran (2008) đã phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố chính sách, sự cạnh tranh, sự cải cách tài chính đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại ở các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông và Bắc Phi trong khoảng thời gian từ 1989 – 2005 và đưa ra kết luận về mối tương quan thuận giữa quy mô vốn và lợi nhuận. Nghiên cứu của Fadzlan Sufian (2011) tại Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ 1992-2003 cũng tìm ra mối tương quan dương giữa quy mô vốn và lợi nhuận của ngân hàng.

Như vậy, có thể thấy, dù ở khu vực địa lý nào hay trong giai đoạn thời gian nào, tất cả các nghiên cứu đều cho kết quả về mối tương quan dương giữa quy mô vốn và lợi nhuận của ngân hàng.

Quy mô các khoản cho vay

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại. Chính sự chênh lệch giữa lại suất cho vay và lãi suất huy động vốn mang lại lợi nhuận cho


ngân hàng. Do đó, cho vay càng nhiều thì lợi nhuận càng cao. Điều này thể hiện trong kết quả nghiên cứu của Khizer Ali, Muhammad Farhan Akhtar và Hafiz Zafar Ahmed (2011) nghiên cứu về các ngân hàng ở Pakistan ; nghiên cứu Fazlan Sufian (2011) ở Hàn Quốc tìm thấy mối tương quan dương giữa các khoản cho vay và lợi nhuận. Trong khi đó, nghiên cứu của Deger Alper và Adem Anbar (2011) ở Thổ Nhĩ Kỳ lại tìm thấy mối tương quan âm giữa các khoản cho vay và lợi nhuận.

Như vậy, tuỳ vào phạm vi nghiên cứu và giai đoạn nghiên cứu mà mối tương quan giữa quy mô cho vay và lợi nhuận của ngân hàng có thể dương hoặc âm.

Quy mô tiền gửi

Hoạt động nhận tiền gửi là hoạt động giúp các ngân hàng có thể huy động các nguồn vốn nhỏ lẻ thành các nguồn vốn đủ lớn để cho vay hoặc tài trợ cho các hoạt động đầu tư. Do đó, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản càng cao thì ngân hàng càng có nhiều vốn để cho vay và đầu tư. Việc gia tăng hoạt động cho vay và đầu tư sẽ giúp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Nghiên cứu của Samy Ben Naceur và Mohamed Goaied (2001) về các ngân hàng Tunisia trong khoảng thời gian từ năm 1980 – 1995 cho thấy các ngân hàng hoạt động tốt nhất đều duy trì mức độ tiền gửi cao so với tài sản. Trong khi đó nghiên cứu của nghiên cứu của Alper và Anbar (2011) ở Thổ Nhĩ Kỳ lại cho rằng quy mô tiền gửi không ảnh hướng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Như vậy, tác động của quy mô tiền gửi đến lợi nhuận của ngân hàng là không đồng nhất ở các quốc gia.

Mức độ đa dạng hóa

Việc các ngân hàng tiến hành đa dạng hóa hoạt động của mình có thể giúp gia tăng lợi nhuận do việc đa dạng hoá giúp sinh ra nhiều nguồn thu nhập hơn, vì thế có thể giảm được sự phụ thuộc vào thu nhập từ lãi, nguồn thu nhập dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh tế vĩ mô. Kết quả nghiên cứu của Fadzlan Sufian (2011) cho thấy mối tương quan thuận giữa thu nhập ngoài lãi và lợi nhuận của ngân hàng Hàn Quốc. Tương tự, nghiên cứu của Deger Alper và Adem Anbar (2011) ở Thổ Nhĩ Kỳ


cũng cho thấy mối tương quan dương giữa thu nhập ngoài lãi và lợi nhuận của ngân hàng. Nghiên cứu này chỉ ra rằng các ngân hàng càng đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động thì lợi nhuận mang về càng cao.

Rủi ro tín dụng

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng rủi ro tín dụng là một biến số quan trọng trong nghiên cứu lợi nhuận ngân hàng. Khi chất lượng tín dụng của ngân hàng suy giảm, ngân hàng phải dùng nguồn thu nhập của mình để trích dự phòng rủi ro dẫn đến giảm lợi nhuận. Các nghiên cứu của Panayiotis P.Athanasoglou, Sophocles N.Brissimis và Matthaios D.Delis (2005) ở Hy Lạp, Panayiotis Athanasoglou, Matthaiois D.Delis và Christos K.Staikouras (2006) ở vùng Đông Nam Châu Âu, Fadzlan Sufian (2011) ở Hàn Quốc đều tìm ra mối tương quan âm giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của ngân hàng. Mối quan hệ nghịch biến cho thấy khi danh mục cho vay của các ngân hàng trở nên rủi ro, các ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro nhiều hơn, từ đó ảnh hưởng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy, các ngân hàng với các khoản cho vay có rủi ro tín dụng cao hơn sẽ có lợi nhuận thấp hơn.

Tính thanh khoản

Để đo lường tính thanh khoản, ta sử dụng tỷ số tài sản lưu động (tổng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đầu tư chứng khoán) trên tổng tài sản. Nghiên cứu của Bourke (1989) khai thác dữ liệu của 90 ngân hàng đến từ 12 quốc gia trong giai đoạn từ 1972 đến 1981. Kết quả này cho thấy rằng tính thanh khoản có tác động cùng chiều lên lợi nhuận tức là gia tăng tỷ số này sẽ nâng cao lợi nhuận của ngân hàng.

Tuy nhiên, Molyneux và Thornton (1992) và Fadzlan Sufian (2011) đều tìm ra mối tương quan nghịch giữa rủi ro thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng, kết quả nghiên cứu cho thấy ngân hàng có khả năng thanh khoản kém hơn sẽ có lợi nhuận cao hơn. Vì tính thanh khoản kém cho thấy tài sản của các ngân hàng này không tồn tại dưới dạng tiền mặt, tiền gửi mà được đầu tư vào các hoạt động khác mang lại lợi nhuận cao hơn.

Chi phí hoạt động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2022