Đo Lường Sự Ảnh Hưởng Của Một Số Nhân Tố Đến Lợi Nhuận Của 8 Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam‌


Ngân hàng

Tỷ lệ ROE

2008

2009

2010

2011

2012

2013

ACB

28.46

21.78

20.52

26.82

6.21

6.61

BIDV

14.70

15.97

15.53

13.12

11.22

12.64

Vietinbank

14.63

22.86

18.79

21.97

18.35

10.74

Eximbank

5.54

8.48

13.43

18.64

13.53

4.49

MB

15.74

17.04

19.65

19.86

18.04

15.09

Sacombank

12.31

15.84

13.19

14.29

7.32

13.06

Techcombank

21.03

23.21

22.08

25.20

5.76

4.73

Vietcombank

18.39

23.61

20.49

14.73

10.65

10.33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 6

Nguồn : Số liệu tính toán dựa trên báo cáo tài chính của các ngân hàng Về tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), cũng như ROA, từ năm 2008 – 2011 ROE của các ngân hàng đều đạt mức cao và nằm trong xu hướng tăng. Tuy

nhiên trong hai năm 2012 và 2013, ROE của hầu hết các ngân hàng đều giảm đáng

kể. Sự sụt giảm mạnh nhất có thể kể đến trường hợp của ACB và Techcombank.

Nhìn chung, tương tự ROA, ROE cũng phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh doanh của các ngân hàng. Tỷ lệ ROE trung bình của các ngân hàng đã giảm từ 16.35% năm 2008 xuống 9.71% vào năm 2013. Đây là kết quả tất yếu của việc tăng trưởng tín dụng thấp, ứ đọng vốn, chi phí trích lập dự phòng cao, giảm chênh lệch lãi suất cho vay và huy động.

2.3. Đo lường sự ảnh hưởng của một số nhân tố đến lợi nhuận của 8 ngân hàng thương mại Việt Nam‌

2.3.1. Mô hình nghiên cứu‌

Để phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của 8 Ngân hàng thương mại Việt Nam, tác giả sử dụng các biến trong mô hình nghiên cứu của Deger Alper và Adem Anbar (Thổ Nhĩ Kỳ, 2011) :

ROAit = β0 1 (AS)it + β2 (CA)it 3 (LA)it 4 (DP)it + β5 (NIM)it + β6 (NII)it

+ β7 (GDP)it + β8 (INF)it + uit (2.1)


ROEit = β0 1 (AS)it + β2 (CA)it 3 (LA)it 4 (DP)it + β5 (NIM)it + β6 (NII)it

+ β7 (GDP)it + β8 (INF)it + uit (2.2)

Trong đó: ROA và ROE là biến phụ thuộc, các biến còn lại (AS, CA, LA, DP, NIM, NII, GDP và INF) là biến độc lập.

2.3.2. Các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu‌

2.3.2.1. Các biến phụ thuộc‌

Trong nhiều nghiên cứu đi trước như Sufian (2009), Deger Alper và Adem Anbar (2011), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) được sử dụng để lượng hóa lợi nhuận của các ngân hàng.

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) chỉ ra bao nhiêu lợi nhuận các ngân hàng thương mại có thể tạo ra bằng cách sử dụng một đơn vị tài sản. ROA là chỉ tiêu quan trọng để so sánh hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. ROA có thể cho thấy khả năng của các ngân hàng trong việc quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính để tạo ra lợi nhuận (Hassan và Bashir, 2003).

Trong khi đó, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho thấy hiệu quả quản lý của các ngân hàng trong việc sử dụng vốn cổ đông. ROE có thể được tính bằng cách nhân ROA với tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu. Các ngân hàng có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính cao, do đó ROE thường cao nhưng ROA thường thấp. Tuy nhiên, nhược điểm của ROE là không thể giải thích cho những rủi ro của đòn bẩy tài chính cao. Đây chính là lý do mà ROA trở thành chỉ số chính lượng hóa cho lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên, cả hai tỷ số ROA và ROE đều là tiêu chí quan trọng đối với cơ quan quản lý và các ngân hàng trong việc quyết định các chiến lược quản lý phù hợp.

2.3.2.2. Các biến độc lập

Biến AS

Trong hầu hết các nghiên cứu, tổng tài sản được sử dụng để đánh giá quy mô ngân hàng. Biến AS được đưa vào mô hình để xem xét tính kinh tế theo quy mô của các ngân hàng. Để có thể tối đa hóa lợi nhuận, các ngân hàng cần lựa chọn quy mô


tối ưu. Nếu AS có mối tương quan dương với lợi nhuận của ngân hàng chứng tỏ ngân hàng càng mở rộng quy mô thì lợi nhuận càng tăng, mở ra cơ hội cho các ngân hàng có thể tiếp tục đa dạng hóa và mở rộng kênh phân phối để nâng cao lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, nếu quy mô quá lớn, mối tương quan âm với lợi nhuận sẽ xuất hiện. Điều này chứng tỏ nếu mở rộng quy mô thêm nữa lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng xấu do chi phí tăng cao, sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng cao, năng suất lao động bị giảm đi. Như vậy, có thể thấy mối quan hệ giữa quy mô và lợi nhuận của ngân hàng là mối quan hệ phi tuyến tính. Do đó, quy mô ngân hàng được đo lường bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản.

Quy mô ngân hàng được tìm thấy có mối tương quan thuận với hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong một số nghiên cứu như Deger Alper và Adem Anbar (2011), Fadzlan Sufian (2011). Vì vậy, biến AS trong nghiên cứu này có thể có mối tương quan dương hoặc âm đối với lợi nhuận của ngân hàng.

Biến CA

Biến CA được sử dụng đại diện cho quy mô vốn chủ sở hữu và được đo lường bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản. Đây là một tỷ số cơ bản để đánh giá sự an toàn, lành mạnh về tài chính của một ngân hàng. Tỷ số này càng cao thì nhu cầu vay vốn bên ngoài sẽ ít hơn, chi phí sử dụng vốn cũng sẽ thấp hơn vì thế các ngân hàng có lợi nhuận nhiều hơn. Chỉ tiêu này giúp đánh giá được khả năng chịu lỗ của các ngân hàng và đối phó với rủi ro có thể xảy ra đối với các chủ sở hữu. Những ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao thì có nhu cầu vay vốn bên ngoài ít hơn và chi phí sử dụng vốn cũng sẽ thấp hơn vì thế các ngân hàng có lợi nhuận nhiều hơn. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản được kỳ vọng có mối tương quan thuận với hiệu quả hoạt động của ngân hàng vì một ngân hàng có cấu trúc vốn hợp lý sẽ có nguy cơ phá sản thấp do giảm chi phí sử dụng vốn và giảm thiểu rủi ro. (Deger Alper và Adem Anbar, 2011)


Các nghiên cứu của Pasiouras và Kosmidou (2007) ; Kosmidou, Pasiouras và Tsaklanganos (2007) và Deger Alper và Adem Anbar (2011) cũng sử dụng tỷ số này để đo lường quy mô vốn của ngân hàng và đều cho kết luận về tác động tích cực của quy mô vốn chủ sở hữu lên lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, biến CA trong nghiên cứu này được kỳ vọng có mối tương quan dương với lợi nhuận của ngân hàng.

Biến LA

Biến LA là được sử dụng đại diện cho quy mô các khoản cho vay. Biến này được đo lường bằng dư nợ cho vay khách hàng chia cho tổng tài sản. Hoạt động chính của ngân hàng là nhận tiền gửi để cho vay và kiếm tiền chênh lệch vì thế, số dư cho vay khách hàng càng lớn thì lợi nhuận ngân hàng càng cao. Tuy nhiên, nếu các khoản nợ xấu quá cao có thể gây tổn thất cho ngân hàng do ngân hàng phải dùng nguồn thu nhập để trích dự phòng rủi ro. Do đó, mối tương quan giữa LA và lợi nhuận thuận hay nghịch sẽ tùy thuộc vào chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Rất nhiều nghiên cứu như Fazlan Sufian (2011) đã tìm thấy mối tương quan dương giữa các khoản cho vay và lợi nhuận. Trong khi đó, Deger Alper và Adem Anbar (2011) lại tìm thấy mối tương quan âm giữa các khoản cho vay và lợi nhuận. Ở Việt Nam, do ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế vĩ mô nên các doanh nghiệp của Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn 2008-2013, do đó nợ xấu trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với lĩnh vực ngân hàng nói chung. Do đó, tác giả cũng mong đợi sẽ có mối tương quan nghịch giữa LA và lợi nhuận của ngân hàng.

Biến DP

Biến DP là biến đại diện cho quy mô tiền gửi. Tiền gửi của khách hàng là nguồn huy động vốn chính có chi phí thấp của các ngân hàng (Deger Alper và Adem Anbar, 2011). Biến DP được đo lường bằng số dư tiền gửi khách hàng chia cho tổng tài sản. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ ngân hàng càng có nhiều vốn để tài trợ cho các hoạt động cấp tín dụng hoặc đầu tư. Khi đó, lợi nhuận của ngân hàng sẽ gia tăng do chênh lệch giữa chi phí đầu vào và đầu ra cao. Ngược lại, trong trường hợp


tỷ số này thấp, ngân hàng sẽ phải huy động vốn từ các nguồn khác như vay các Tổ chức tín dụng khác, vay trên Ngân hàng Nhà nước…với chi phí cao hơn làm sụt giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Nghiên cứu của Deger Alper và Adem Anbar (2011) đã sử dụng tỷ số này để đo lường quy mô tiền gửi của ngân hàng và cho kết quả tương quan dương giữa quy mô tiền gửi và lợi nhuận. Vì vậy, tỷ số DP cũng được sử dụng trong nghiên cứu này và kỳ vọng có mối tương quan dương với lợi nhuận của ngân hàng.

Cấu trúc thu nhập – chi phí

Để đánh giá cấu trúc thu nhập – chi phí, tác giả sử dụng 2 tỷ số là NIM và NII. NIM được đo lường bằng thu nhập lãi thuần chia cho tổng tài sản và NII được đo lường bằng thu nhập ngoài lãi thuần chia cho tổng tài sản. Trong đó thu nhập lãi thuần là chênh lệch lãi suất cho vay và lãi huy động vốn còn thu nhập ngoài lãi thuần bao gồm: lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và hàng hoá phái sinh, lợi nhuận thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán, thu nhập từ góp vốn – mua cổ phần, lợi nhuận thuần từ hoạt động khác… NIM và NII càng cao thì lợi nhuận của ngân hàng càng cao.

Các nghiên cứu của Fazlan Sufian (2011), Deger Alper và Adem Anbar (2011) cũng đã tìm thấy mối tương quan dương giữa 2 biến này với lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, trong bài nghiên cứu này, cả 2 tỷ số này được kỳ vọng là có mối tương quan dương với lợi nhuận của ngân hàng.

Biến GDP

GDP là biến được sử dụng đại diện cho tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong một nền kinh tế tăng trưởng tốt, dư nợ cho vay của các ngân hàng cũng sẽ tăng trưởng tốt do nhu cầu tín dụng tăng cao. Đồng thời, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và tiền gửi sẽ tăng lên, bên cạnh đó, chất lượng tài sản (cho vay và đầu tư chứng khoán) sẽ được cải thiện, vì vậy, ngân hàng nói chung sẽ đạt được lợi nhuận cao hơn. Trong khi đó, nếu nền kinh tế suy thoái, nhu cầu tín dụng giảm sút, các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh dẫn đến không có khả năng chi trả


làm gia tăng nợ xấu của ngân hàng, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Nhiều nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng, cũng cho kết quả về mối tương quan thuận giữa tăng trưởng kinh tế với hiệu quả hoạt động của ngân hàng (thí dụ, Deger Alper và Adem Anbar, 2011). Trong bài nghiên cứu này, tác giả cũng mong đợi mối tương quan thuận giữa tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội hàng năm và lợi nhuận của ngân hàng.

INF

Biến INF đo lường tỷ lệ lạm phát hàng năm. Tỷ lệ lạm phát hằng năm (INF) đo lường tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tất cả hàng hóa và dịch vụ. Lạm phát ảnh hưởng đến giá trị thực của chi phí và doanh thu. Mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận có thể là tương quan thuận hoặc tương quan nghịch, phụ thuộc vào việc có dự đoán được hay không (Perry, 1992). Nếu dự đoán trước được tỷ lệ lạm phát, ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất để doanh thu tăng nhanh hơn chi phí. Ngược lại, nếu không dự đoán được, ngân hàng không thể điều chỉnh lãi suất hợp lý vì vậy chi phí có thể tăng nhanh hơn doanh thu. Nhưng hầu hết cuộc nghiên cứu đều cho thấy tương quan thuận giữa lạm phát và lợi nhuận của ngân hàng (Bourke, 1989 ; Molyneux and Thorton 1992 ; Hassan and Bashir 2003 ; Kosmidou, 2006). Do đó, trong nghiên cứu này, biến INF được kỳ vọng có tương quan dương với lợi nhuận.

Bảng 2.8. Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu


Biến số

Cách đo lường

Dấu kỳ

vọng

Phụ thuộc

ROE

Lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu


ROA

Lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản


Độc lập

Các nhân tố bên trong

AS

Logarit tự nhiên của tổng tài sản

+/-

CA

Vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản

+

LA

Dư nợ cho vay khách hàng chia cho tổng tài sản

-

DP

Số dư tiền gửi của khách hàng chia cho tổng tài sản

+

NIM

Thu nhập lãi thuần chia cho tổng tài sản

+

NII

Tổng thu nhập ngoài lãi thuần chia cho tổng tài sản

+

Các nhân tố bên ngoài

GDP

Tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm

+

INF

Tỷ lệ lạm phát hàng năm

+

Nguồn : Tổng hợp của tác giả


2.3.3. Phân tích kết quả hồi quy

Mô hình nghiên cứu (2.1) và (2.2) là mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, được sử dụng với sự hỗ trợ của phần mềm Eviews 6.0

2.3.3.1. Thống kê mô tả các biến‌

Bảng 2.9. Thống kê mô tả các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu


Biến

Số quan

sát

Giá trị

trung bình

Độ lệch

chuẩn

Giá trị lớn

nhất

Giá trị nhỏ

nhất

ROA

48

0.012017

0.00422

0.020993

0.003878

ROE

48

0.155555

0.060295

0.284644

0.04487

AS

48

19.04792

0.649663

20.17226

17.60754

CA

48

0.083484

0.036978

0.266211

0.042556

LA

48

0.522812

0.114022

0.709983

0.328605

DP

48

0.613114

0.09883

0.829002

0.292278

NIM

48

0.028971

0.006659

0.043526

0.016112

NII

48

0.008165

0.004806

0.023305

-0.00588

GDP

48

0.057167

0.004459

0.064

0.052

INF

48

0.1225

0.06377

0.231

0.066

Nguồn : Kết quả từ phần mềm Eviews


Theo kết quả phân tích thống kê mô tả, biến ROA có giá trị trung bình là 1,2% cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013 là khá thấp so với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, độ lệch chuẩn của biến ROA là 0.4% cho thấy mức độ tương đồng cao trong hiệu quả sử dụng tài sản giữa các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu.

Trong khi đó, giá trị trung bình của ROE (15.6%) tương đối cao. Độ lệch chuẩn của ROE (6%) là lớn gấp nhiều lần so với độ lệch chuẩn của ROA, điều này có nghĩa là có sự khác biệt trong tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu giữa các ngân hàng (giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của ROE lần lượt là 4.5% và 28.5%). Điều này là do vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng trong khi nhận tiền gửi và cho vay mới chính là nguồn lực chính tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Phân tích thống kê mô tả của các biến CA và DP bên dưới sẽ góp phần xác nhận tính đúng đắn của giải thích này.

Biến AS có giá trị trung bình là 19.05 và độ lệch chuẩn là 64.97% cho thấy sự không tương đồng cao về quy mô của các ngân hàng. Có thể thấy trong các ngân hàng nghiên cứu, 3 ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước có quy mô rất lớn so với các ngân hàng còn lại.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí