Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim 1675414516 - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------


NGUYỄN THỊ HUỆ


CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NỮ TRẺ SAU 1986 QUA CÁC TÁC GIẢ: VI THÙY LINH, LY HOÀNG LY, BÙI SIM SIM


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim 1675414516 - 1

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lưu Khánh Thơ


Hà Nội - 2017


MỤC LỤC


MỤC LỤC 0

MỞ ĐẦU 3

1. Lý do chọn đề tài 3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

2.1. Lịch sử nghiên cứu cái tôi trữ tình5

2.2. Lịch sử nghiên cứ về ba tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim7

3. Mục đích – Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu 10

4. Phương pháp nghiên cứu 11

5. Cấu trúc Luận văn 12

Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ THƠ NỮ TRẺ SAU 1986

........................................................................................................................................13

1.1. Khái lược về cái tôi trữ tình 13

1.1.1. Khái niệm cái tôi 13

1.1.2. Khái niệm cái tôi trữ tình 14

1.1.3. Nhà thơ và cái tôi trữ tình trong thơ 15

1.2. Thơ nữ trẻ sau 1986 18

1.2.1. Bối cảnh thời đại và sự xuất hiện các nhà thơ nữ trẻ sau 1986 18

1.2.2. Khái lược về thơ nữ trẻ sau 1986 24

1.2.3. Khái quát về Vi Thùy Linh, Ly Loàng Ly và Bùi Sim Sim 25

Chương 2: CÁC DẠNG BIỂU HIỆN CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ VI THÙY LINH, LY HOÀNG LY, BÙI SIM SIM 31

2.1. Cái tôi cá nhân 31

2.1.1. Cái tôi chủ quan 31

2.1.2. Cái tôi nghệ sĩ 40

2.1.3. Cái tôi mang đặc trưng giới 49

2.2. Cái tôi đời tư 53

2.2.1. Cái tôi bản thể và những khao khát tự do, giải phóng tình dục 53

2.2.2. Cái tôi với nỗi buồn và sự cô đơn 61

2.3. Cái tôi thế sự 69

2.3.1. Cái tôi trực cảm về những vấn đề xã hội hiện đại 69

2.3.2. Cái tôi suy tư, chiêm nghiệm và triết lý về cuộc sống 75

Chương 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ VI THÙY LINH, LY HOÀNG LY, BÙI SIM SIM 80

3.1. Thể thơ 80

3.1.1. Thể thơ tự do 80

3.1.2. Thể thơ văn xuôi 90

3.1.3. Một số hình thức biểu đạt khác 94

3.2. Giọng điệu 98

3.3. Biểu tượng 103

3.3.1. Biểu tượng “Đất” 103

3.3.2. Biểu tượng “Nước” 105

3.3.3. Biểu tượng “Đêm” 106

3.3.4. Biểu tượng phồn thực 107

KẾT LUẬN 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO 113

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài


Thơ là một thể loại văn học xuất hiện rất sớm trong đời sống con người. Với phương thức trữ tình, thơ tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhận thức, cảm xúc, suy nghĩ của người đọc. Thơ thuộc phương thức trữ tình nên trước hết thơ là sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ trước cuộc đời, đó là những tình cảm, những rung động của con người trước cuộc sống được thể hiện một cách chân thành, tự nhiên.Có thể thấy, thơ ca giữ một vị trí vô cùng quan trọng, là bước khởi đầu cho sự xuất hiện của văn học và duy trì được những đặc trưng quan trọng của văn học. Qua mỗi giai đoạn phát triển khác nhau trong tiến trình lịch sử văn học, thơ ca lại có sự đổi khác, tự làm mới mình để phù hợp với nhu cầu của lịch sử xã hội.

Ý thức về cái tôi trong thơ đã xuất hiện từ rất sớm, kết hợp với đó là bản chất trữ tình trong thơ - nhu cầu bộc lộ tình cảm, cảm xúc, thái độ của con người trước đời sống xã hội, đã tạo nên một yếu tố mang tính chất đặc trưng của thơ ca đó là: cái tôi trữ tình. Cái tôi trữ tình xuất hiện trong thơ là tiền đề tạo nên phong cách nhà thơ.Vì vậy, tìm hiểu cái tôi trữ tình là tìm hiểu một phương diện chủ yếu của thơ, tìm hiểu ý thức chủ quan và thế giới tinh thần của người viết, khái quát được mối quan hệ giữa thơ và đời sống, đồng thời thấy được những đặc trưng của cái tôi trữ tình ở mỗi thời đại.

Trong quy luật sáng tạo thơ ca, lớp nhà thơ trẻ luôn là những người mang đến luồng sinh khí mới, bởi họ chính là những con người của thời đại, họ hấp thụ tất cả những xu thế của thời đại và phản ánh chúng vào thơ ca. Tìm tòi và khám phá những cái mới luôn là khát vọng và cũng là thách thức đặt ra cho các nhà thơ trẻ. Bởi vậy, không phải nhà thơ tài năng nào cũng có những tác phẩm xuất sắc, mà bên cạnh cái mới còn cần có cái đặc sắc. Cùng với các nhà thơ ở vị trí giao thoa giữa giai đoạn thơ ca trước và sau đổi mới là sự xuất hiện của các nhà thơ trẻ, trong đó có cả những nhà thơ nữ, đã đóng góp vào nền thơ ca đương đại những nét cách tân đặc sắc, làm phong


phú hơn và đa dạng hơn cho nền thơ ca sau 1986. Nền thơ ca khi bước sang giai đoạn đổi mới cũng đồng thời xuất hiện một thế hệ các nhà thơ nữ trẻ sung sức và không ngừng tạo nên phẩm chất mới, diện mạo mới cho thơ ca Việt Nam đương đại. Trong số những nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ nữ trẻ đó có sự xuất hiện của ba cây bút Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim luôn gây được sự chú ý.

Hiện nay, phê bình văn học đang rất phát triển, số lượng những bài viết, bài đánh giá và nghiên cứu về thơ đương đại là rất phong phú. Tuy nhiên, khi tiếp cận mảng tư liệu phê bình đánh giá các hiện tượng thơ nữ trẻ hiện nay, người viết nhận thấy một vấn đề nổi cộm đó là các tác giả chỉ đưa ra những luận điểm khái quát, chung chung mà chưa đi vào phân tích, lý giải cụ thể, hoặc chưa khái quát được mối quan hệ cũng như những đặc điểm chung của ba nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim. Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về ba tác giả trên phương diện cái tôi trữ tình, chúng ta sẽ phần nào có cách nhận thức, đánh giá hợp lý nhất các tác phẩm cũng như tài năng thơ ca của các nhà thơ nữ trẻ; đồng thời, chúng ta có thể khái quát được thực trạng đổi mới thơ ca, đánh giá được vị trí, vai trò của những nhà thơ nữ trong sự phát triển của nền văn học đương đại. Qua đó, chúng ta cũng tìm ra được những cách thức tiếp cận một giai đoạn văn học từ phương diện cái tôi trữ tình; đẩy nhanh và hiệu quả quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa tinh thần của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Có thể thấy rằng, nền thơ ca đương đại đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ nhằm tự tìm lại vị trí trong đời sống xã hội.Bởi vậy, thơ ca ngày nay cần có nhiều động lực và chất xúc tác để đi lên. Chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim là một hướng đi tuy không phải quá mới mẻ nhưng hứa hẹn sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của thơ ca Việt Nam đương đại. Đề tài là cơ sở cho việc khái quát những đặc trưng nổi bật của thơ nữ giai đoạn văn học thời kỳ đổi mới; mở rộng tìm tòi, phát hiện những nét đặc sắc trong thơ ca của một số gương mặt nhà thơ nữ trẻ và sự


đóng góp của họ trong tiến trình phát triển của nền văn học Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài cũng là cơ hội cho người viết bày tỏ lòng trân trọng và ngưỡng mộ những tài năng thơ ca hiện nay.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Lịch sử nghiên cứu cái tôi trữ tình

Cái tôi trữ tình, hay nói cách khác là bản chất chủ quan trong thơ là khái niệm đã được chú ý từ rất sớm. Ở phương Tây, các nhà triết học, tâm lý học đã đặc biệt chú ý đến khái niệm “cái tôi”. Các nhà triết học duy tâm (Đềcác, Phíchtê, Hêghen…), các nhà triết học Mác – Lênin, các nhà triết học xã hội hay các nhà tâm lý học có những quan niệm khác nhau về “cái tôi” nhưng họ đều thống nhất “cái tôi” là một yếu tố vô cùng quan trọng để tạo nên tính cá thể và hình thành nhân cách con người. Bên cạnh các nhà triết học và tâm lý học phương Tây, ở phương Đông, khái niệm cái tôi trữ tình cũng được đề cập đến từ khá sớm trong một số công trình của Lưu Hiệp, Bạch Cư Dị, Viên Mai (Trung Quốc), họ đề cập đến những khái niệm như “tâm”, “tình”, “vật”…nhằm nói đến bản chất chủ quan của nhà thơ và cảm xúc cá nhân của người sáng tác. Như vậy, ngay từ thời kỳ cổ đại, cái tôi mang tính chất cá nhân đã được đặc biệt chú trọng.Ở Việt Nam, “cái tôi” trong thơ cũng được nói đến từ xưa. Trong văn học Trung đại, những nhà thơ như Ngô Thì Nhậm, Lê Quý Đôn, Cao Bá Quát… đều bàn về mối quan hệ giữa “tình” và “cảnh”, về “chí”, “hứng”, “tâm”… Sang đến đầu thế kỉ XX, trong giai đoạn văn học hiện đại Việt Nam, vấn đề “cái tôi trữ tình” trong thơ được chú ý hơn bởi những nhà lý luận, phê bình và nghiên cứu văn học. Họ đã vận dụng khái niệm “cái tôi trữ tình” trong nghiên cứu và sử dụng yếu tố này như một đối tượng, một hướng nghiên cứu mới để tìm ra được bản chất của thơ ca và cá tính sáng tạo của tác giả. Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh trực tiếp đề cập đến vấn đề “cái tôi” có giá trị như sự tổng kết Phong trào Thơ mới. Hà Minh Đức trong công trình nghiên cứu Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại cũng đã đi sâu nghiên cứu về cái tôi trữ tình. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử là người có nhiều đóng


góp trong nghiên cứu văn học từ góc độ tiếp cận về cái tôi trữ tình trong thơ ca, nhiều công trình nghiên cứu của ông đã khẳng đinh được vị trí của cái tôi trữ tình trong thơ ca như Lý luận và phê bình văn học: Những vấn đề và quan niệm hiện đại Hành trình thơ hôm nay. Nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành trong cuốn Giáo trình Tư duy thơ hiện đại Việt Nam cũng đã đề cập một cách khá sâu sắc và toàn diện về cái tôi trữ tình trong thơ ca. Bên cạnh đó, một số bài viết và công trình nghiên cứu của nhà phê bình Lưu Khánh Thơ như Cái tôi trữ tình và phương thức biểu hiện cái tôi tình yêu trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng; Suy nghĩ về thơ môm nay; thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại… cũng đã thể hiện được tầm quan trọng của cái tôi trữ tình trong thơ ca. Đặc biệt việc nghiên cứu thơ ca từ phương diện cái tôi trữ tình cũng đem lại nhiều thành tựu trong một số công trình nghiên cứu, bài viết về thơ sau 1975 và thơ đương đại như: Thơ trữ tình Việt Nam 1975 – 1990 (Lê Lưu Oanh); Nửa thế kỉ thơ Việt Nam 1945 – 1995: nhìn từ phương diện sự vận động của cái tôi trữ tình (Vũ Tuấn Anh)… Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu, bài viết về những vấn đề văn học giai đoạn hiện đại và đương đại cũng đã tạo lên cái nhìn tổng quan, có hệ thống để thấy được sự vận động của nền văn học và yếu tố cái tôi trữ tình: Thơ trẻ Việt Nam 1965 – 1975 khuôn mặt cái tôi trữ tình (Bùi Bích Hạnh); Một số đặc điểm về thi pháp thơ Việt Nam sau 1975 (2000) và Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975 – 2000 (Phạm Quốc Ca); Thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay – Những đổi mới cơ bản (Đặng Thu Thủy)…

Ý thức về bản chất chủ quan của nhà thơ được đề cập đến từ rất sớm và cho đến nay, việc tìm hiểu cái tôi trữ tình trong thơ là một cách thức nghiên cứu về thơ cũng như tìm hiểu cá tính sáng tạo của nhà thơ. Tuy có rất nhiều những ý kiến khác nhau về cái tôi trữ tình nhưng có thể khái quát những công trình nghiên cứu trên đều khẳng định cái tôi trữ tình là một phương diện quan trọng của thơ ca, nghiên cứu về cái tôi trữ tình trong thơ là tìm hiểu về cái tôi cá nhân, khẳng định con người cá tính và nhân cách


của chủ thể sáng tạo. Bên cạnh đó, cái tôi trữ tình còn là biểu hiện của thơ ca về mặt hình thức nghệ thuật: ngôn ngữ, cấu trúc, giọng điệu… Mặc dù vấn đề nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ đã được chú ý từ sớm và trở thành đối tượng của phê bình văn học, tuy nhiên khi nghiên cứu về cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ đương đại thì chưa có công trình nào phân tích và lý giải một cách cụ thể để thấy được những cá tính riêng của thơ nữ đương đại. Luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu cái tôi trữ tình qua ba tác giả cụ thể: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim để thấy được sự vận động, thay đổi của nghệ thuật thể hiện cái tôi trữ tình trong giai đoạn văn học đương đại so với giai đoạn văn học trước đó; đồng thời chỉ ra được những nét độc đáo, riêng biệt của cá tính sáng tạo trong thơ nữ đương đại.


2.2. Lịch sử nghiên cứ về ba tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim

Sim


Văn học là một dòng chảy không ngừng chuyển động, thơ ca với sự chuyển mình mạnh mẽ ở thời kỳ đổi mới cũng góp thêm phần ảnh hưởng cho quá trình lưu chuyển của dòng chảy văn học. Các nhà thơ nữ trẻ là lực lượng sáng tác sung sức, luôn nỗ lực không ngừng trong cuộc cách mạng đổi mới thơ ca. Trong số đó, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim là những nhà thơ nữ xuất hiện đầy ấn tượng, khuấy đảo văn đàn, tạo ra một làn sóng mới cho nền thơ ca đương đại và trở thành đối tượng cho nhiều cuộc tranh luận, nhiều công trình nghiên cứu, phê bình văn học.

Về Vi Thùy Linh: Ngay từ khi xuất hiện, Vi Thùy Linh đã khuấy động thi đàn Việt Nam và tạo ấn tượng trong lòng độc giả với hai tập thơ Khát(1999) và Linh(2000). Bởi những nét cách tân mới mẻ và cá tính mạnh mẽ được thể hiện trong thơ mà Vi Thùy Linh trở thành một hiện tượng được bàn luận nhiều.Đã có rất nhiều những cuộc tranh luận sôi nổi và hình thành hai luồng tư tưởng, cách đánh giá khác nhau về thơ của Linh. Những người chủ trương cách tân (Nguyễn Trọng Tạo, Tô Hoàng, Phạm Xuân Nguyên…) thì đánh giá cao những nét mới mẻ trong thơ Vi Thùy Linh, họ cho đó là

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí