Cơ Cấu Cho Vay Của Bidv Giai Đoạn Từ Năm 2010-2016


quả hoạt động cũng cao nhất, cho thấy chiến lược của BIDV dần dịch chuyển chú trọng vào các thành phần kinh tế hiệu quả, đây chính là chiến lược giúp BIDV hoạt động liên tục hiệu quả trong những năm gần đây với lợi nhuận sau thuế của BIDV tăng liên tục trong những năm qua.

Bảng 3.3: Cơ cấu cho vay của BIDV giai đoạn từ năm 2010-2016

Đơn vị tính: tỷ đồng



2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Công ty cổ phần

khác

87.886

97.112

110.354

132.501

158.499

197.217

242.577

Công ty cổ phần

nhà nước

22.780

25.171

28.603

32.212

38.180

43.432

53.421

Kinh tế tập thể,

hợp tác xã

279

308

350

441

442

1.178

1.449

Công ty TNHH

khác

59.483

65.727

74.689

90.832

102.438

139.334

171.381

Công ty TNHH

nhà nước >50%

40

44

51

412

1.699

2.039

2.508

Công ty TNHH

nhà nước 100%

33.243

36.732

41.741

40.791

29.722


21.250

Doanh nghiệp tư

nhân

5.023

5.550

6.307

6.626

6.870

8.572

10.543

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài

6.683

7.384

8.391

7.000

7.836

15.207

18.704

Công ty hợp danh

0

0

0

742


1

0

Đơn vị hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể, và

hiệp hội

730

806

916

561

878

892

1.097

Hộ kinh doanh-

Kinh tế cá thể

37.779

41.745

47.437

58.826

80.218

137.950

149.679

Công ty nhà nước

16.790

18.553

21.083

20.087

18.910

52.418

64.475

Khác

2

2

2

1

3

195

239

Tổng

270.715

299.133

339.924

391.032

445.690

598.240

732.844

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

(Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của BIDV giai đoạn 2010-2016


Bảng 3.4: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn


Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Nợ ngắn

hạn

151.344

167.230

190.035

220.539

256.607

340.815

435.129

Nợ trung

hạn

32.345

35.740

40.614

51.615

62.187

81.673

90.124

Nợ dài

hạn

87.027

96.162

109.275

118.882

126.899

175.947

210.821

Tổng

270.715

299.133

339.924

391.036

445.693

598.434

736.074

(Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của BIDV giai đoạn 2010-2016)


Tín dụng tất cả các kỳ hạn đều tăng qua các năm, tỷ trọng các kỳ hạn tương đối ổn định, sau đây là tỷ trọng các cho vay các kỳ hạn giai đoạn 2010-2016:

Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Nợ ngắn hạn

56%

56%

56%

56%

58%

57%

59%

Nợ trung hạn

12%

12%

12%

13%

14%

14%

12%

Nợ dài hạn

32%

32%

32%

30%

28%

29%

29%

Tổng

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của BIDV giai đoạn 2010-2016)

3.2.4. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Trong những năm gần đây, trọng tâm của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV là kiểm soát tăng trưởng tín dụng, tăng cường chất lượng tín dụng và xử lý nợ tồn đọng. Để thực hiện các mục tiêu này, BIDV đã thực hiện đổi mới cơ bản quản trị điều hành trong công tác tín dụng thông qua việc sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy trình và áp dụng có hiệu quả các công cụ kế hoạch, giới hạn, cơ cấu tín dụng, cơ cấu


khách hàng hiệu quả. BIDV đã thực hiện đánh giá đúng thực trạng tín dụng theo các chuẩn mực mới của NHNN. Trên cơ sở đó, Ngân hàng đã có những biện pháp nhằm nâng cao năng lực thẩm định, thực hiện chỉnh sửa đổi mới phân cấp uỷ quyền, chuyển biến cơ cấu khách hàng, cơ cấu dư nợ nhằm mục đích hình thành hệ thống quản lý rủi ro tín dụng.

Để giảm thiểu rủi ro tín dụng, BIDV đã cơ cấu Ban Tín dụng theo hướng tách bạch chức năng tiếp cận và thẩm định khách hàng với chức năng phê duyệt các khoản cho vay. Ở cấp Hội sở chính, BIDV đã thành lập Khối Tín dụng, Khối Thẩm định Dự án, Khối Quản lý Tín dụng và Khối Quản lý Rủi ro. Ở cấp chi nhánh, có Bộ phận Thẩm định Dự án và Phòng Quản lý Tín dụng.

BIDV có sổ tay Tín dụng trong đó quy định chính sách tín dụng, các quy trình và thủ tục cho vay, mô hình chấm điểm và xếp hạng khách hàng và các quy định nội bộ liên quan đến quản lý rủi ro. Hồ sơ tín dụng được lập và lưu giữ một cách đầy đủ.

Theo đó Quyết định số 10546/BIDV-QLTD ngày 15/12/2016 đã được ban hành nhằm hướng dẫn triển khai Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng tổ chức kinh tế và khách hàng cá nhân.

3.2.5. Quy trình chấm điểm khách hàng tổ chức kinh tế


Việc chấm điểm được thực hiện ngay tại thời điểm khách hàng đề xuất cấp tín dụng đối với tổ chức kinh tế mới quan hệ tín dụng với BIDV.

Đối với TCKT đã có quan hệ tín dụng với BIDV:


- Thông tin định kỳ: được cập nhật một năm hai lần vào 31/05 và 31/10 hàng năm, chậm nhất trong 05 ngày lam việc đầu tiên của tháng tiếp theo.

- Thông tin thường xuyên: Chậm nhất trong 05 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, thông tin thường xuyên được cập nhật cho tất cả các khách hàng có phát sinh hoặc thay đổi trong tháng trước.


Quy trình chấm điểm:

Bước 1: Xác định danh sách khách hàng chấm điểm


Định kỳ một năm hai lần (vào ngày 15/05 và 15/10 hàng năm). Bộ phận QLKH lập danh sách khách hàng đủ điều kiện chấm điểm và danh sách khách hàng không đủ điều kiện chấm điểm tại chi nhánh. Bộ phận QLRR kiểm tra, rà soát danh sách khách hàng theo đề nghị của bộ phận QLKH và gửi kết quả về Trụ sở chính (qua ban QLTD). Trên cơ sở danh sách chi nhánh gửi, Trụ sở chính thông báo danh sách khách hàng có quan hệ tại nhiều chi nhánh và chi nhánh đầu mối chấm điểm xếp hạng khách hàng. Trường hợp TCKT có quan hệ mới với BIDV, chưa có CIF trên hệ thống thì bộ phận QLKH sẽ tạo CIF trên hệ thống, sau đó thực hiện việc chấm điểm khách hàng.

Bước 2: Lựa chọn ngành


Bộ phận QLKH xác định ngành kinh doanh của khách hàng dựa trên hoạt động sản xuất kinh doanh chính của khách hàng (là hoạt động đem lại từ 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu của khách hàng). Trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhưng không có ngành nào chiểm trên 50% tổng doanh thu, chi nhánh được lựa chọn ngành có tiềm năng phát triển nhất hoặc ngành chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất hoặc ngành theo mục đích sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.

Bước 3: Nhập và duyệt thông tin xếp hạng khách hàng


Bộ phận QLKH: chịu trách nhiệm nhập thông tin định kỳ/thường xuyên của khách hàng

Bộ phận quản trị tín dụng: hỗ trợ cung cấp các thông tin về quan hệ tín dụng của khách hàng với BIDV

Bộ phận QLRR: nhập các thông tin đánh giá ngành. Chịu trách nhiệm rà soát độc lập các thông tin chấm điểm định kỳ của khách hàng


Hội đồng tín dụng chi nhánh hoặc phó Tổng giám đốc phụ trách QLRR: là cấp phê duyệt thông tin để xếp hạng khách hàng.

Kết quả xếp hạng của khách hàng TCKT dùng để thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và áp dụng chính sách khách hàng.

Biểu đồ 3.4: Mô hình chấm điểm và xếp hạng khách hàng TCKT


Nguồn Quyết định 10546 BIDV QLTD Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho KH 1


(Nguồn Quyết định 10546/BIDV-QLTD)


Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho KH TCKT của BIDV sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng; kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng.


Trên cơ sở tổng điểm, kết quả xếp hạng và nhóm nợ của khách hàng TCKT như

sau:


Bảng 3.5: Cơ chế phân loại nợ dựa trên xếp hạng khách hàng TCKT


STT

Hạng

Nhóm nợ

1

AAA

Nhóm 1

2

AA+

3

AA

4

AA-

5

A+

6

A

7

A-

8

BBB

9

BB+

10

BB

11

BB-

Nhóm 2

12

B

13

D1

Nhóm 3

14

D2

Nhóm 4

15

D3

Nhóm 5

(Nguồn Quyết định 10546/BIDV-QLTD)


3.2.6. Quy trình chấm điểm khách hàng cá nhân

Bộ phận QLKH thực hiện việc nhập và kiểm soát thông tin cho khoản vay. Cấp phê duyệt thông tin xếp hạng khách hàng là cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản vay. Trên cơ sở các thông tin của khách hàng đã được cấp có thẩm quyề phê duyệt, bộ phận QLKH chịu trách nhiệm nhập các thông tin trên phần mềm hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Bộ phận QLRR chịu trách nhiệm thực hiện rà soát độc lập các thông tin xếp hạng khách hàng.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho KH cá nhân của BIDV sử dụng kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng cụ thể được minh họa trong hình 3.5 dưới.


Biểu đồ 3.5: Mô hình chấm điểm và xếp hạng khách hàng cá nhân


Nguồn Quyết định 10546 BIDV QLTD Dựa vào số điểm đạt được khách hàng 2

(Nguồn Quyết định 10546/BIDV-QLTD)


Dựa vào số điểm đạt được, khách hàng được xếp loại vào một trong các hạng như bảng 3.6 sau:


Bảng 3.6: Cơ chế phân loại nợ dựa trên xếp hạng khách hàng cá nhân


STT

Hạng

1

AAA

2

AA+

3

AA

4

AA-

5

A+

6

A

7

A-

8

BBB

9

BB+

10

BB

(Nguồn Quyết định 10546/BIDV-QLTD)


Công tác phân loại, quản lý và xử lý nợ xấu được thực hiện thường xuyên theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 (“Thông tư 02”) của Ngân hàng Nhà nước về việc quy định về phân loại tài sản Có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành; và Thông tư số 09/2014/TTNHNN ngày 18 tháng 3 năm 2014 (“Thông tư 09”) về việc sửa đổi Thông tư 02 về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Ngân hàng thực hiện việc phân loại các khoản cho vay đồng thời theo phương pháp định lượng quy định tại Điều 10 của Thông tư 02 và phương pháp định tính quy định tại Điều 11 của Thông tư 02 bằng việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Đối với các khách hàng không đủ điều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ, Ngân hàng thực hiện việc phân loại các khoản cho vay theo phương pháp định lượng dựa trên các quy định tại Điều 10 của Thông tư 02. Theo đó, các khoản cho vay khách hàng được phân

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí