Thực Trạng Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1. Kết quả kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam những năm gần đây

Hoạt động huy động vốn


Huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức đặc thù của ngân hàng thương mại (NHTM), là tiêu chí quan trọng và duy nhất để phân biệt giữa ngân hàng và doanh nghiệp khác. Chính sự đặc biệt này đã giúp cho các NHTM có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. NHTM có huy động được vốn thì mới có nguồn cho vay ra, vì vậy việc huy động vốn là một trong những nghiệp vụ rất quan trọng đối với ngân hàng. Do đó ngân hàng không ngừng mở rộng thị trường để thu hút nguồn vốn nhằm giải quyết “đầu vào”, tức là giải quyết nguồn vốn để thực hiện phân phối lại vốn tiền tệ cho nền kinh tế dưới hình thức cho vay. Chính vì vậy, BIDV luôn quan tâm đến công tác huy động vốn. Đi đôi với việc mở rộng mạng lưới phục vụ, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào hoạt động, sử dụng chính sách lãi suất phù hợp, ngân hàng cũng thực hiện tốt chính sách khách hàng, tạo những thuận lợi cơ bản cho khách hàng trong việc giao dịch thanh toán, nộp, lĩnh tiền gửi được nhanh chóng, chính xác, nên ngân hàng đã thu hút được số lượng khách hàng ngày càng tăng, đảm bảo đủ vốn cho ngân hàng hoạt động.

Nhìn vào bảng số liệu huy động vốn từ năm 2010-2016 của BIDV ta thấy tỷ trọng khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng rất lớn luôn đạt trên 50% so với tổng huy động, điều đó cho thấy tầm quan trọng trong việc huy động vốn từ KHCN và đây chính là nguồn vốn ổn định để Ngân hàng BIDV thực hiện các kế hoạch kinh doanh của mình.


Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của BIDV giai đoạn 2010-2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng



Chỉ tiêu


Năm

Tiền gửi của cá nhân

Tiền gửi của TCKT

Tiền gửi của các đối tượng khác

Tổng vốn huy động

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)


2010

100,364

41.01%

120,526

49.25%

23,811

9.73%

244,701

2011

128,798

53.55%

82,292

34.22%

29,417

12.23%

240,507

2012

175,588

57.84%

90,609

29.85%

37,378

12.31%

303,575

2013

203,583

60.07%

102,617

30.28%

32,702

9.65%

338,902

2014

248,962

56.52%

158,371

35.95%

33,139

7.52%

440,472

2015

310,234

54.95%

189,342

33.54%

65,008

11.51%

564,584

2016

394,647

54.37%

225,208

31.03%

106,022

14.61%

725,877

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - 6

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2010-2016)


Và cũng qua bảng số liệu ta thấy tổng huy động vốn của Ngân hàng BIDV tăng trưởng đều qua các năm 2010-2016, chứng tỏ sự thành công trong việc tăng trưởng huy động vốn của Ngân hàng BIDV trong vài năm gần đây. Đánh dấu một thành công khá lớn của BIDV vì trong những năm qua kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn đặc biệt là ngành ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu rất cao.

Hoạt động tín dụng


Tín dụng vẫn là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng TMCP tại Việt Nam, tuy thời gian gần đây các ngân hàng tại Việt Nam theo xu hướng chung của thể giới đẩy mạnh phát triển mảng dịch vụ, nhưng do đặc thù kinh tế Việt Nam chưa phát triển như các nước phát triển nên mảng dịch vụ vẫn còn ở một vị trí khiêm tốn. Vì vậy tín dụng vẫn là quan trọng nhất của các ngân hàng nói riêng và của các tổ chức trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất.

Biểu đồ 3.1 thể hiện tình hình hoạt động tín dụng của BIDV trong những năm gần

đây:


Biểu đồ 3.1: Tình hình hoạt động tín dụng của BIDV giai đoạn 2010-2016


Đơn vị tính: Tỷ đồng


800,000

723,697

700,000

598,434

600,000

500,000

445,693

400,000

391,035

339,924

300,000

293,937

254,192

200,000

100,000

-

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

dư nợ tín dụng


(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2010-2016)


Tăng trưởng tín dụng đi đôi với an toàn và kiểm soát chất lượng, hướng nguồn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ, NHNN, mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế và xã hội. Dư nợ tín dụng bao gồm dư nợ cho vay tổ chức, cá nhân, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và cho thuê tài chính ngoại ngành. Cơ cấu và tăng trưởng tín dụng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo đúng định hướng của Chính phủ, NHNN, chiếm trên 50% tổng dư nợ hệ thống với mức tăng trưởng khá.


Hoạt động đầu tư


BIDV với truyền thống của mình và cũng là thế mạnh về mảng hoạt động đầu tư cả trong và ngoài nước. Trong những năm qua phát huy thế mạnh của mình BIDV đã luôn không ngừng mở rộng các hoạt động đầu tư trong và ngoài nước của mình.

Hoạt động đầu tư đem lại hiệu quả với danh mục đa dạng, tiên phong “mở đường” trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện:

Hoạt động đầu tư trong nước: Quy mô hoạt động đầu tư năm 2016, tăng trưởng 25% so với năm trước, chiếm 23,4% tổng tài sản, trong đó:

+ Đầu tư tiền gửi/cho vay trên thị trường liên ngân hàng chiếm 31,5% tổng quy mô hoạt động đầu tư.

+ Tổng quy mô góp vốn, đầu tư dài hạn và đầu tư chiếm tỷ trọng 2,25% tổng quy mô hoạt động đầu tư, đảm bảo tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần theo đúng quy định.

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài: BIDV chủ động hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế với 06 hiện diện thương mại tại Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng Hòa Séc, Liên Bang Nga, Đài Loan, tăng cường hợp tác với các đối tác trên thế giới với việc thiết lập quan hệ trên 1.700 định chế tài chính lớn tại 122 quốc gia; đạt được những kết quả khích lệ trong quan hệ hợp tác quốc tế với các đối tác nước ngoài như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga...Khởi xướng, đồng tổ chức 13 chương t nh hợp tác kinh tế quốc tế để chuẩn bị sẵn sàng cho việc tham gia các hiệp định FTA, mở cửa cộng đồng ASEAN, kết nối thị trường EU, đặt dấu ấn tại thị trường Đông Bắc Á.

Hoạt động dịch vụ


Việt Nam ngày càng hội nhập, ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài trong số đó, Trước kia ngành ngân hàng Việt Nam mảng kinh doanh chỉ tập trung ở tín dụng thì nay theo xu thế chung của các ngân hàng thế giới phát triển mạnh ở mạng dịch vụ.


BIDV một trong những ngân hàng tiên phong và đầu tư rất mạnh để phát triển dịch vụ ngân hàng.

Thu dịch vụ ròng năm 2016 đạt 3.085 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng cao 32% so với năm trước. Nền khách hàng không ngừng được củng cố và mở rộng, đạt mốc gần 8 triệu khách hàng tương ứng khoảng 8% dân số. Cơ cấu thu dịch vụ chuyển dịch tích cực khi tiếp tục gia tăng đối với các sản phẩm dịch vụ bán lẻ, sản phẩm ngân hàng hiện đại.

Kết quả kinh doanh


Lợi nhuận sau thuế của BIDV trong những năm vừa qua được duy trì tăng trưởng ổn định, đây là một sự thành công rất lớn của BIDV trong điều kiện kinh tế trong gặp khó khăn trong những năm qua

Bảng 3.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2010-2016


Đơn vị tính: tỷ đồng



Năm

Chỉ tiêu


2010


2011


2012


2013


2014


2015


2016

Tổng thu nhập

từ các hoạt động

11.488

15.414

11.485

19.164

21.907

24.712

24.464

Chi phí hoạt

động

-5.546

-6.652

-4.574

-7.391

-8.624

-11.087

-11.197

Chi phí DPRR

-1.316

-4.541

-3.521

-6.483

-6.986

-5.676

-5.732

Lợi nhuận trước

thuế

4.626

4.220

3.390

5.290

6.297

7.473

7.398

Lợi nhuận sau

thuế

3.761

3.200

2.572

4.051

4.986

6.377

6.313

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2010-2016)


Không những thế năm 2015 BIDV nhận sự sáp nhập của ngân hàng yếu kém là Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) theo sự chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước, tuy nhiên năm 2015 BIDV vẫn hoàn thành các chỉ tiêu đề ra duy trì được mức tăng trưởng và lợi nhuận sau thuế khá cao.

3.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

3.2.1. Quy định cấp tín dụng bán lẻ


Từ khi thành lập ngân hàng đến nay, BIDV đã ban hành nhiều quy định về việc cấp tín dụng bán lẻ. Quy định mới nhất vẫn đang sử dụng để hướng dẫn quy trình cấp tín dụng tại BIDV là quy định số 6959/QĐ-NHBL ban hành ngày 03/11/2014.

Quy định số 6959 quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng bán lẻ (trừ cấp tín dụng có bảo đảm 100% bằng cầm cố giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm; chiết khấu giấy tờ có giá; thẻ tín dụng) tại BIDV nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, đầu tư, đời sống (tiêu dùng) của khách hàng.

Nhìn vào biểu đồ 3.4, ở tất cả các bước đều có sự kiểm soát của bộ phận quản trị rủi ro tín dụng. Ở bước tiếp thị và đề xuất tín dụng, thẩm định và phán quyết tín dụng, bộ phận quản trị rủi ro sẽ cung cấp thông tin như quá khứ vay vốn của khách hàng, mối quan hệ của khách hàng với BIDV, từ đó bộ phận quản lý khách hàng và bộ phận thẩm định sẽ có thông tin để xét duyệt khoản vay. Đến các bước hoàn thiện hồ sơ và giải ngân, bộ phận quản trị rủi ro tín dụng tiến hành chấm điểm khách hàng một cách độc lập để làm cơ sở cho bộ phận quản trị tín dụng lập hồ sơ vay vốn và giải ngân khoản vay. Sau khi khoản vay đã được giải ngân, bộ phận QTRRTD sẽ thường xuyên rà soát và chấm điểm khoản khách hàng, từ đó có thể phát hiện các dấu hiệu sớm của khoản tín dụng xấu.


Quy trình cấp tín dụng bán lẻ theo sơ đồ 3.4 như sau:


Biểu đồ 3.2: Quy trình cấp tín dụng của BIDV


Tiếp thị và đề xuất tín dụng



Thẩm định và phán quyết tín

dụng

Hoàn thiện hồ sơ sau phê duyệt



Giải ngân/Phát hành bảo lãnh



Quản lý sau khi giải ngân/Phát hành bảo lãnh

(Nguồn Quy trình cấp tín dụng bán lẻ của BIDV)

3.2.2. Hoạt động tín dụng


Tín dụng luôn được đánh giá là mảng hoạt động nghiệp vụ quan trọng nhất và mang lại tỷ trọng thu nhập cao nhất cho BIDV. Hoạt động tín dụng chiếm tới gần 80% trong tổng danh mục tài sản có. Biểu đồ 3.3 thể hiện mức độ tăng trưởng tín dụng qua các năm của BIDV giai đoạn 2010-2016.


Biểu đồ 3.3: Tình hình hoạt động cho vay của BIDV giai đoạn 2010-2016

Đơn vị tính: %


Mức độ tăng trưởng tín dụng

40.00%


35.00%


30.00%


25.00%


20.00%

Mức độ tăng trưởng tín dụng

15.00%


10.00%


5.00%


0.00%

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016


(Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của BIDV giai đoạn 2010-2016)


Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, có hệ thống nên tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn có xu hướng giảm thấp và ổn định dần, khả năng kiểm soát chất lượng tín dụng tăng lên.

Trong những năm gần đây, nhằm thực hiện đẩy mạnh phát triển tín dụng toàn hệ thống, quy mô hoạt động tín dụng của BIDV không ngừng được mở rộng, thể hiện ở mức tăng trưởng đều đặn về tổng dư nợ cho vay ròng qua các năm.

3.2.3. Cơ cấu tín dụng


Nhìn vào cơ câu tín dụng trong giai đoạn 2010-2016, tỷ trọng tín dụng của BIDV lớn nhất và vào các công ty cổ phần, công ty TNHH, kinh doanh hộ cá thể. Năm 2015 công ty cổ phần tín dụng của BIDV chiếm 33%, công ty TNHH chiếm 23%, kinh doanh hộ cá thể chiếm 23%. Đây là những thành phần kinh tế năng động nhất và hiệu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022