Phân Loại Nợ Theo Nhóm Của Bidv Giai Đoạn Từ Năm 2010-2016


loại theo các mức độ rủi ro như sau: Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn dựa vào tình trạng quá hạn và các yếu tố định tính khác của khoản cho vay.

Các khoản nợ được phân loại là Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn được coi là nợ xấu.

BIDV thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ theo theo thông tư 02 phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Các biện pháp quản lý RRTD cũng được áp dụng trong từng thời điểm bao gồm các quy trình, quy định và hướng dẫn hoạt động tín dụng phù hợp với thực tế từng thời kỳ. BIDV cũng phân cấp phê duyệt tín dụng cho các tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình thẩm định và phê duyệt tín dụng. BIDV đã xây dựng và ban hành chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho các đơn vị thành viên, xem xét danh mục cho vay và phân loại khoản vay, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.

3.2.7. Thực trạng rủi ro tín dụng


Để xác định rủi ro tín dụng của BIDV. Dưới đây là bảng phân loại nhóm nợ tín dụng của BIDV.

Bảng 3.7: Phân loại nợ theo nhóm của BIDV giai đoạn từ năm 2010-2016


Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Nợ đủ tiêu chuẩn

249.058

275.711

273.615

339.486

417.288

570.845

682.845

Nợ cần chú ý

12.453

13.461

31.383

25.110

19.348

17.535

26.675

Nợ dưới tiêu

chuẩn

5.355

5.744

5.857

3.843

4.714

3.976

6.236

Nợ nghi ngờ

1.673

1.795

825

621

1.076

888

1.036

Nợ có khả năng

mất vốn

2.266

2.431

2.479

2.833

3.267

5.190

6.906

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - 8

(Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của BIDV giai đoạn 2010-2016)


Song song với việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng dư nợ, BIDV thường xuyên chú trọng đảm bảo chất lượng của các khoản vay để đảm bảo an toàn hiệu quả trong hoạt động tín dụng. chất lượng tín dụng của BIDV được đảm bảo an toàn trong giới hạn cho phép. BIDV vẫn tiếp tục duy trì việc quản lý chặt chẽ rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế.Trong khi nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn khó khăn đã tác động xấu đến các doanh nghiệp khiến các ngân hàng trong nước phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng nợ xấu trong hoạt động tín dụng. Đối với hoạt động tín dụng XNK BIDV đã kiểm soát tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn cao được duy trì trong nhiều năm. Thường chiếm trên 90% tổng dư nợ, các khoản nợ từ nhóm 2-5 được hạn chế ở mức thấp và duy trì ở mức dưới 5%, chỉ có năm từ năm 2012-2013 là nợ nhóm 2 chiếm lần lượt là 9,99% và 6,75% đây chính là giai đoạn khó khăn nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ giai đoạn đổi mới đến nay khi tỷ lệ nợ xấu bùng phát toàn hệ thống ngân hàng, kinh tế Việt Nam gặp vô cùng khó khăn và BIDV cũng không nằm ngoài trong số đó, sang đến từ năm 2014 -2016 thì tỷ lệ nợ nhóm 2 của BIDV giảm xuống lần lượt là 4,34% và 2,93%, 3,69% cho thấy sự vượt qua giai đoạn khó khăn của BIDV.


Kết luận chương 3


Qua các số liệu ta thấy được sự phát triển của BIDV trong giai đoạn này. Đặc biệt là mảng tín dụng. Lợi nhuận sau thuế cũng được duy trì ổn định.

Là một trong những ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, BIDV không ngừng nỗ lực để đẩy mạnh việc kinh doanh của ngân hàng, song song đó cũng áp dụng các mô hình và công nghệ mới để đảm bảo hoạt dộng kinh doanh của ngân hàng được an toàn và hiệu quả nhất. Đặt biệt ngân hàng thường xuyên cập nhật nâng cấp mảng quản trị rủi ro tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro, ban hành các quyết định, quy định hướng dẫn chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng nhằm đảm bảo hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được hiệu quả hơn.

Mảng kinh doanh tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong hoạt động kinh doanh của BIDV. Vì vậy BIDV đã và đang áp dụng các mô hình mới cũng như sử dụng các thông tư, nghị định của NHNN để hoàn thiện hơn công tác quản trị rủi ro của mình.

Tuy nhiên việc thay đổi này đã đáp ứng được các yêu cầu trong bộ tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel II hay chưa thì cần phải có những phân tích sâu hơn. Vấn đề này sẽ được bàn đến trong chương kế tiếp.


CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV THEO HIỆP ƯỚC BASEL II

BIDV đã bước đầu đạt được một số thành tựu hướng theo các tiêu chuẩn quản trị rủi ro tín dụng của Basel II như sau:

4.1. Những mặt đạt được theo tiêu chuẩn Basel II

4.1.1. Xây dựng thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ


BIDV thực hiện xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế, đặc điểm kinh doanh của mình theo quy định của NHNN. Đây là một bước tiến ban đầu đầy quyết liệt trong tiếp cận an toàn vốn, không chỉ nhằm mục đích phân loại nợ, mà còn nhằm đánh giá rủi ro khoản vay, quản lý chất lượng tín dụng.

Đánh giá chung của NHNN là hệ thống XHTD nội bộ của BIDV được xây dựng theo một kết cấu chặt chẽ, khoa học. Hệ thống được tin học hoá thành chương trình phần mềm chấm điểm, xếp hạng khách hàng và được triển khai thống nhất trong toàn hệ thống của BIDV, hạn chế tối đa tác động chủ quan của người trực tiếp thực hiện xếp hạng. Theo đánh giá của đơn vị tư vấn Erns & Young, hệ thống XHTD nội bộ của BIDV đảm bảo được các tiêu chuẩn đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng; xác định phân hạng khách hàng một cách chi tiết và cụ thể, phản ánh đúng chất lượng tín dụng của NH, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tất cả dư nợ tại BIDV đều được đưa vào hệ thống tự động của tự động nên cứ “nạp” dữ liệu là máy tự chấm điểm và đưa ra kết quả mà không thể can thiệp được, kết quả sẽ hoàn toàn khách quan và trung thực cho kết quả đúng đắn giúp quản trị rủi ro của BIDV đúng hướng tránh sai lệch.

Hệ thống XHTD nội bộ không chỉ giúp BIDV kiểm soát chất lượng tín dụng tốt hơn, đánh giá khách hàng một cách thống nhất trong toàn hệ thống để có chính sách


khách hàng phù hợp. Đây cũng là căn cứ để BIDV hoàn thiện các quy trình, thủ tục cấp tín dụng, qua đó nâng cao được chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống.

Tiến tới BIDV xây dựng và áp dụng các công cụ quản lý rủi ro tín dụng tiên tiến, hướng theo thông lệ quốc tế. Cụ thể, BIDV đang khẩn trương hoàn thành và đưa vào triển khai trong năm 2016 hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới, chương trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, chương trình quản lý nợ cơ cấu, hệ thống công cụ đo lường rủi ro tín dụng, chuẩn bị dữ liệu để tính toán PD, EAD, LGD tuân thủ theo Basel II. Hệ thống khởi tạo khoản vay (LOS) cũng đang được triển khai tích cực để hỗ trợ công tác đề xuất, thẩm định và phê duyệt tín dụng trong toàn hệ thống.

4.1.2. Trích lập dự phòng đầy đủ


BIDV là luôn trích lập dự phòng ngay khi cần thiết trên cơ sở thận trọng và phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Việc trích lập dự phòng RRTD của BIDV bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của BIDV qua các năm:


Bảng 4.1: Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của BIDV năm giai đoạn 2010-2016


Đơn vị tính: tỷ đồng


Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Trích lập dự phòng

rủi ro


1,765


4,844


3,521


6,483


6,986


5,676


9,199

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2010-2016)


Hiện nay, BIDV đang có mức trích dự phòng rủi ro lớn nhất. Chẳng hạn, chỉ riêng số trích dự phòng của BIDV II/2014 lên tới 2.183 tỷ đồng và 2.880 tỷ đồng trong 6 tháng năm 2014, bằng gần 2/3 tổng mức trích lập của 7 ngân hàng cộng lại lần lượt tăng 20% và 10% so với cùng kỳ một năm trước.

Ngân hàng BIDV phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro được lý giải bởi 3 nguyên nhân chính:


Thứ nhất, thay đổi trong quy định phân loại nợ từ ngày 1/6/2014 theo tinh thần Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Khi áp dụng theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, cách tính nợ quá hạn sẽ bao gồm cả nợ nhóm 2.

Thứ hai, tỷ lệ trích lập dự phòng theo quy định mới cũng có điều chỉnh tăng lên ở một số nhóm. Do vậy, cần phải tăng lượng tiền trích lập dự phòng để đảm bảo trích đủ, trích đúng. Khảo sát mới đây của Ernst & Young cũng cho thấy, hầu hết các NHTM Việt Nam thừa nhận trích lập dự phòng rủi ro đang là hạng mục tiêu tốn chi phí lớn, trong bối cảnh nợ xấu tăng khi các ngân hàng phải thực hiện phân loại nợ sát hơn nhằm thực hiện Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Ngoài các khoản nợ xấu phải gọi đúng tên, nhiều ngân hàng còn thêm phần nợ chờ xử lý, đơn cử tại Ocean Bank, khoản nợ này lên đến hơn 300 tỷ đồng.

Thứ ba, việc gia tăng trích lập dự phòng rủi ro diễn ra trong bối cảnh nợ xấu của hệ thống vẫn đang ở mức lớn. Kết quả khảo sát của Ernst & Young đối với 11 NHTM Việt Nam cho thấy, 76% các NHTM Việt Nam đang nghĩ rằng, nợ xấu là vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến ngành Ngân hàng.

- “Cây đũa thần Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC)” không phát huy nhiều tác dụng. Thời điểm mới thành lập (tháng 7/2013) đến cuối năm 2013, VAMC dồn dập mua lại nợ xấu của các TCTD khiến nhiều người tỏ ra khá phấn khởi và tin tưởng vào hiệu quả hoạt động của công ty này.

Tuy nhiên, suốt từ đầu năm 2014 đến nay, việc mua nợ xấu của VAMC gần như chững lại. Đến nay, số nợ xấu các ngân hàng bán cho VAMC khoảng 50.000 tỷ đồng, thực sự chưa thấm vào đâu so với tổng số nợ xấu của toàn nền kinh tế, đó là chưa kể bài toán bán ra đang là sự nan giải với tổ chức này. Vì vậy, hiện hầu hết các ngân hàng


không còn mặn mà bán nợ xấu cho VAMC như trước, mà chọn cách tự xử lý và đó cũng là lý do khiến trích lập dự phòng rủi ro tăng cao.

Ngân hàng BIDV thực hiện việc phân loại các khoản cho vay đồng thời theo phương pháp định lượng quy định tại Điều 10 của Thông tư 02 và phương pháp định tính quy định tại Điều 11 của Thông tư 02 bằng việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Đối với các khách hàng không đủ điều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ, Ngân hàng thực hiện việc phân loại các khoản cho vay theo phương pháp định lượng dựa trên các quy định tại Điều 10 của Thông tư 02. Theo đó, các khoản cho vay khách hàng được phân loại theo các mức độ rủi ro như sau: Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn dựa vào tình trạng quá hạn và các yếu tố định tính khác của khoản cho vay. Các khoản nợ được phân loại là Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn được coi là nợ xấu.

Theo Thông tư 02, các khoản nợ được phân loại và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng vào thời điểm cuối mỗi quý cho ba quý đầu năm và vào ngày 30 tháng 11 cho quý bốn trong năm tài chính. Theo đó, các khoản nợ trình bày trong báo cáo tài chính hợp nhất này được thực hiện phân loại và trích lập dự phòng tại ngày 30 tháng 11 năm 2015.

Tại ngày 31 tháng 12 năm 2015, Ngân hàng thực hiện phân loại nợ theo Thông tư

02. Theo đó nhóm nợ của khách hàng là nhóm nợ có rủi ro cao hơn khi thực hiện phân loại nợ theo Điều 10 và Điều 11 của Thông tư 02. Trong đó, Điều 10 của Thông tư 02 phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng; Điều 11 của Thông tư 02 phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng để phân loại các khoản cho vay và ứng trước khách hàng đa được Ngân hàng Nhà nước cho phép áp dụng.

4.1.3. Thành lập bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro


Nhằm nâng cao năng lực quản trị hệ thống của HĐQT, Uỷ ban Quản lý rủi ro được thành lập là cơ quan trực thuộc HĐQT với chức năng tham mưu, tư vấn, giúp HĐQT xử lý các vấn đề liên quan đến công tác quản lý rủi ro của BIDV đồng thời là cấp có thẩm quyền phán quyết theo phân cấp của HĐQT

Uỷ ban QLRR bao gồm 02 phân ban là Phân ban QLRR tín dụng, đầu tư và Phân ban QLRR thị trường, tác nghiệp. Phân ban QLRR Tín dụng, đầu tư thực hiện tham mưu, tư vấn cho Uỷ ban trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tín dụng, đầu tư và thực hiện phán quyết về tín dụng, đầu tư. Phân ban QLRR thị trường, tác nghiệp thực hiện tham mưu, tư vấn cho Uỷ ban trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản trị rủi ro thị trường và tác nghiệp; Thực hiện phê duyệt các giới hạn rủi ro thị trường, tác nghiệp, thanh khoản. Uỷ ban được họp định kỳ hàng quý hoặc họp đột xuất khi có yêu cầu.

4.2. Những mặt còn hạn chế theo tiêu chuẩn Basel II

4.2.1. Chưa đạt tới tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo yêu cầu Basel II


Theo số liệu bảng 4.2, hệ số hệ số an toàn vốn tổi thiểu của NHTMCP BIDV từ năm 2010-2016 được duy trì được ở mức trên 9% đạt được theo quy định tại Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước.

Bảng 4.2: Hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR của BIDV giai đoạn 2010-2016

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Hệ số an toàn vốn tổi thiểu (CAR)

9,32%

10%

9,04%

10,23%

9,12%

9,81%

9,3%

(Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của BIDV giai đoạn 2010-2016)

BIDV sau khi cổ phần hóa, gia tăng nguồn vốn tự có, CAR có xu hướng cải thiện và tăng liên tục trong giai đoạn 2005-2010. Đến các năm 2010-2015, do thông tư 36 được ban hành CAR có biến động, song vẫn luôn đảm bảo tỷ lệ trên 9%.

Trong báo cáo cập nhập ngành ngân hàng của công ty chứng khoán MB (MBS) tháng 5/2016, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng dự kiến hệ số CAR sẽ giảm từ 100 – 300

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí