Lợi Ích Đối Với Nhtm Khi Thực Hiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel 2


trên mức tối thiểu và phải luôn có kế hoạch xác định mức “vốn đệm" cho RRTD thông qua sử dụng công cụ Stress-testing và đánh giá đầy đủ các rủi ro chưa được đề cập trong trụ cột 1 có thể làm tăng RRTD.

Xác định Dự phòng RRTD

Theo Basel 2, NHTM cần trích dự phòng RRTD bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Về nguyên tắc dự phòng RRTD dùng để bù đắp cho EL. Vì vậy, mức trích dự phòng phải đảm bảo bù đắp cho EL cả trên phương diện từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng. Basel 2 khuyến khích các NHTM (cho dù sử dụng cách tiếp cận SA hay IRB) cũng nên xây dựng và thực hiện phương pháp nội bộ để xác định dự phòng RRTD trên cơ sở được sự phê duyệt, chấp thuận cơ quan giám sát ngân hàng. Basel 2 khuyến nghị cơ quan giám sát ngân hàng phải ban hành các tiêu chuẩn cơ bản NHTM cần đáp ứng khi xây dựng và thực hiện tính dự phòng theo phương pháp nội bộ.

c. Kiểm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát RRTD là việc ngân hàng sử dụng các công cụ, các kỹ thuật, các biện pháp cần thiết để đảm bảo RRTD luôn nằm trong phạm vi chấp nhận đã xác định. Việc kiểm soát RRTD phải thực hiện ngay từ khi ra quyết định cấp tín dụng và phải thực hiện thường xuyên đối với các khoản nợ chưa thu hồi đủ gốc và lãi. Nội dung kiểm soát RRTD bao gồm:

Thứ nhất là sử dụng các tiêu chuẩn và giới hạn tín dụng để sàng lọc, lựa chọn các khách hàng phù hợp với khẩu vị RRTD đã được xác định.

Thứ hai là áp dụng các kỹ thuật giảm RRTD: Tùy vào đặc điểm và bản chất từng khoản vay, ngân hàng phải áp dụng các kỹ thuật để giảm rủi ro. Bao gồm:

- Bảo đảm tín dụng bằng tài sản của khách hàng (Thế chấp, cầm cố tài

sản)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.


Bảo đảm tín dụng bằng tài sản là biện pháp giảm thiểu RRTD bằng cách ngân hàng yêu cầu khách hàng phải bảo đảm cho khoản tín dụng được cấp bằng tài sản có giá trị. Trong trường hợp khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ theo cam kết, ngân hàng xử lý TSBĐ để thu nợ. Tùy vào hình thái, đặc điểm của TSBĐ mà khách hàng có thể bảo đảm cho khoản tín dụng bằng cầm cố hoặc thế chấp. Thực chất, TSBĐ chính là nguồn thu nợ thứ 2 của ngân hàng khi khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ theo cam kết. Áp dụng biện pháp này một mặt giảm RRTD cho ngân hàng do có nguồn thu nợ thứ hai, mặt khác tạo động lực cho khách hàng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán mình.

Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2 tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 8

- Bảo lãnh tín dụng

Bảo lãnh tín dụng là việc bên thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với ngân hàng (bên được bảo lãnh) sẽ thực hiện thay nghĩa vụ tài chính cho bên vay (bên được bảo lãnh) trong trường hợp bên vay không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng.

Thông thường, để bảo đảm cho cam kết thực hiện thay nghĩa vụ tài chính cho bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh thực hiện bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cầm cố của mình hoặc bằng uy tín. Tùy vào năng lực tài chính, sự tín nhiệm của ngân hàng đối với bên bảo lãnh mà ngân hàng sẽ quyết định hình thức bảo đảm thích hợp. Sử dụng kỹ thuật này, ngân hàng có thêm nguồn thu nợ từ bên bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh là khách hàng vay vốn không thực hiện đúng nghĩa vụ theo cam kết.

- Phái sinh tín dụng

Phái sinh tín dụng là việc NHTM sử dụng các hợp đồng phái sinh (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn) nhằm chuyển RRTD sang cho các bên tham gia hợp đồng phái sinh.


Đây là biện pháp được áp dụng khi ngân hàng muốn giảm RRTD bằng cách chuyển giao RRTD sang cho bên thứ 3. Trường hợp này, đối với các khoản tín dụng chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, ngân hàng có thể chuyển RRTD sang cho đối tác bằng cách thực hiện các hợp đồng phái sinh. Áp dụng biện pháp này đòi hỏi phải có thị trường giao dịch các hợp đồng phái sinh tín dụng.

- Chứng khoán hóa các khoản tín dụng

Chứng khoán hóa các khoản tín dụng là kỹ thuật giảm thiểu rủi ro bằng cách biến các khoản tín dụng thành các chứng khoán có thể giao dịch, mua đi bán lại trên thị trường tài chính.

Về mặt cơ chế, ngân hàng phải tập hợp các khoản tín dụng có những đặc điểm tương đồng (về kỳ hạn, lãi suất…) và bán cho tổ chức chuyên trách về chứng khoán hóa (Special Purpose Entity - SPE). Đến lượt các tổ chức SPE sẽ phát hành các chứng khoán được bảo đảm bằng nguồn thu từ các khoản tín dụng được chứng khoán hóa và bán ra thị trường. Người mua chứng khoán sẽ nhận được thu nhập từ chính nguồn thu của các khoản tín dụng được chứng khoán hóa. Thực hiện kỹ thuật này không những giảm RRTD cho ngân hàng mà còn giúp ngân hàng tăng vốn khả dụng, giảm áp lực yêu cầu vốn cho RRTD.

Thứ ba là áp dụng các biện pháp xử lý RRTD: Trong trường hợp RRTD của khoản tín dụng (hoặc danh mục tín dụng) vượt quá phạm vi chấp nhận. Ngân hàng phải áp dụng các biện pháp xử lý RRTD để đưa RRTD về mức phù hợp với khẩu vị đã xác định.

Xử lý RRTD đối với từng khoản tín dụng riêng lẻ: tùy vào đặc điểm, bản chất rủi ro của từng khoản nợ mà ngân hàng cần áp dụng các biện pháp thích hợp để hạn chế tối đa tổn thất. Thông thường, đối với khách hàng được đánh giá có khả năng khôi phục năng lực trả nợ, ngân hàng áp dụng các biện


pháp hỗ trợ, giúp khách hàng vượt qua khó khăn để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ như: tư vấn, cho vay thêm, cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi…Đối với các khoản nợ được đánh giá không thể khôi phục năng lực trả nợ ngân hàng cần áp dụng các biện pháp thanh lý để thu hồi như: thu từ nguồn thu nợ thứ hai (xử lý tài sản bảo đảm, yêu cầu bên bảo lãnh bồi thường..), chuyển giao RRTD sang cho bên thứ ba (bán nợ, chứng khoán hóa hoặc phái sinh tín dụng) hoặc xử lý bằng nguồn nội bộ ngân hàng ( dự phòng RRTD, vốn…)

Xử lý RRTD của danh mục tín dụng: Đối với danh mục tín dụng, việc xử lý được thực hiện thông qua tái cơ cấu danh mục tín dụng nhằm điều chỉnh thành phần, cấu trúc của danh mục, từ đó điều chỉnh mức độ tập trung tín dụng.

Basel 2 thừa nhận tất cả các kỹ thuật, các công cụ và biện pháp kiểm soát RRTD của NHTM.

Đối với các công cụ kiểm soát RRTD:

Basel 2 yêu cầu các tiêu chuẩn, giới hạn tín dụng phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể trong chính sách tín dụng, phản ánh đầy đủ khẩu vị RRTD và phải được HĐQT phê duyệt. Qui trình cấp tín dụng phải đảm bảo sự độc lập giữa bộ phận giao dịch, bộ phận thẩm định và bộ phận đánh giá lại tín dụng.

Đối với các kỹ thuật giảm thiểu RRTD:

Basel 2 đề xuất các bộ tiêu chuẩn nhằm đảm bảo đánh giá đúng tác dụng giảm thiểu RRTD cũng như kiểm soát các rủi ro phát sinh từ việc sử dụng các kỹ thuật giảm RRTD. Bao gồm:

- Sử dụng các kỹ thuật giảm thiểu RRTD phải tuân thủ các nguyên tắc:

(1) Tác dụng giảm thiểu rủi ro chỉ được tính 1 lần (ví dụ đánh giá rủi ro khoản vay đã phản ánh kỹ thuật giảm thiểu rủi ro thì khi tính mức vốn tối thiểu không được tính lại tác dụng giảm thiểu rủi ro); (2) Sử dụng các kỹ thuật giảm thiểu rủi ro có thể hạn chế RRTD nhưng lại có nguy cơ phát sinh rủi ro khác


(rủi ro pháp lý, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường…) làm giảm tính hiệu quả của kỹ thuật giảm thiểu rủi ro. Nếu các rủi ro mới phát sinh không được quan tâm thích đáng, cơ quan có thẩm quyền phải yêu cầu vốn cao hơn hoặc tăng cường kiểm soát cho các rủi ro mới phát sinh; (3) Trường hợp ngân hàng sử dụng nhiều kỹ thuật giảm thiểu rủi ro thì ngân hàng sẽ phải phân chia khoản vay thành các phần nhỏ theo tỷ lệ bảo đảm bởi mỗi kỹ thuật.

- Khi nhận thế chấp, cầm cố tài sản ngân hàng cần thiết lập các ràng buộc pháp lý để đảm bảo quyền hợp pháp đối với các khoản phải thu từ tài sản. Bao gồm việc xác lập cơ sở pháp lý về quyền ưu tiên truy đòi từ TSBĐ và xác lập cơ chế rõ ràng, đầy đủ, đảm bảo tính hợp pháp trong việc cưỡng chế xử lý tài sản. Đồng thời ngân hàng phải xác định tương quan chính xác của các khoản phải thu từ TSBĐ với người vay. Trường hợp tương quan cao, ngân hàng phải xem xét kỹ khả năng phát sinh rủi ro. Trong đó, các khoản phải thu từ các đơn vị trực thuộc của người vay không được ghi nhận là biện pháp phòng ngừa RRTD.

- Bảo lãnh tín dụng chỉ được công nhận khi đáp ứng các điều kiện cơ bản: (1) Bên bảo lãnh phải có trọng số rủi ro thấp hơn bên được bảo lãnh; (2) Nghĩa vụ bảo lãnh phải được qui định rõ ràng bằng văn bản, đảm bảo quyền đòi nợ trực tiếp, hợp pháp của ngân hàng với bên bảo lãnh; (3) Hợp đồng bảo lãnh là vô điều kiện, không thể hủy ngang, không cho phép bên bảo lãnh đơn phương hủy bỏ hoặc tăng phí bảo lãnh khi giá trị khoản nợ được bảo lãnh bị giảm sút; (4) Không có điều khoản cho phép nằm ngoài sự kiểm soát trực tiếp của ngân hàng, bên bảo lãnh không được phép thoát khỏi ràng buộc về nghĩa vụ tài chính khi bên được bảo lãnh mất khả năng thanh toán.

- Phái sinh tín dụng được công nhận khi đáp ứng các điều kiện: (1) Phải thể hiện quyền truy đòi trực tiếp từ người cung cấp sự bảo vệ (người bán hợp


đồng); (2) Sự cố tín dụng phải được nhận diện và xác định rõ ràng và được ghi nhận trong hợp đồng tối thiểu phải bao gồm: (i) Không thanh toán được phần dư nợ theo nghĩa vụ, (ii) phá sản, mất khả năng thanh toán hoặc các tình huống tương tự, (iii) Tái cấu trúc nghĩa vụ trả nợ để miễn, giảm, gia hạn thanh toán nợ gốc, lãi hoặc phí dẫn đến tốn thất tín dụng; (3) Phái sinh tín dụng không được chấm dứt trước thời gian gia hạn khoản nợ được gia hạn do không trả được nợ.

- Kỹ thuật chứng khoán hóa được thừa nhận để giảm thiểu rủi ro và được loại trừ khi xác định giá trị tài sản điều chỉnh theo rủi ro khi thỏa mãn các điều kiện: (1) Phần lớn RRTD đối với khoản tín dụng được chứng khoán hóa đã chuyển sang cho bên thứ ba, (2) Bên chuyển nhượng (ngân hàng) không còn ảnh hưởng hoặc chỉ kiểm soát gián tiếp đối với tài sản được chuyển nhượng (tài sản rủi ro có sự tách biệt hợp pháp, ngoài tầm kiểm soát của người chuyển nhượng), (3) chứng khoán được phát hành không phải là khoản nợ của người chuyển nhượng, (4) người nhận chuyển nhượng có toàn quyền đối với các khoản phải thu từ tài sản chuyển nhượng (nhận các khoản phải thu, trao đổi, cầm cố… không hạn chế).

Đối với xử lý RRTD

Theo Ủy ban Basel, để kiểm soát RRTD hiệu quả đòi hỏi ngân hàng phải thiết lập các qui trình đầy đủ, rõ ràng cho việc sửa đổi, điều chỉnh, tái tài trợ, tái cơ cấu các khoản tín dụng hiện tại. Chính sách tín dụng phải qui định cụ thể quyền phán quyết đối với các khoản nợ được sửa đổi, điều chỉnh, tái tài trợ hoặc tái cơ cấu. Đồng thời trên cơ sở kết quả đo lường và đánh giá RRTD, ngân hàng cần có đủ vốn kinh tế và dự phòng RRTD để đảm bảo nguồn tài trợ RRTD và an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.


d. Giám sát và báo cáo rủi ro tín dụng

Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống giám sát và báo cáo RRTD để giám sát các mức độ RRTD. Việc giám sát phải thực hiện thường xuyên trên cơ sở nguồn thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ. Mục đích của giám sát RRTD là xác định các mức độ rủi ro, phát hiện các yếu tố, các vấn đề làm phát sinh rủi ro. Vì vậy, giám sát RRTD còn hỗ trợ đắc lực cho việc nhận diện và đánh giá RRTD. Kết quả giám sát phải báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền theo qui định để các cấp quản lý nắm bắt đầy đủ, chính xác mức độ RRTD và có biện pháp để kiểm soát RRTD thích hợp.

Theo Trụ cột 2 của Hiệp ước Basel 2,NHTM phải thiết lập một hệ thống giám sát và báo cáo RRTD hiệu quả. Hoạt động giám sát phải được thực hiện ở tất cả các hoạt động liên quan nhằm nhận diện sớm những thay đổi về RRTD ở cấp độ từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng. Báo cáo giám sát phải đệ trình lên các nhà quản lý cấp cao và HĐQT của ngân hàng để các nhà quản lý cấp cao và HĐQT có thể hiểu rõ và đánh giá được các vấn đề cơ bản: (i) mức độ, xu hướng RRTD và tác động của RRTD lên mức vốn; (ii) sự nhạy cảm và hợp lý của các giả định được đưa vào sử dụng để đánh giá RRTD và vốn; (iii) có thể đánh giá được yêu cầu vốn trong tương lai trên cơ sở báo cáo RRTD và những thay đổi cần thiết về chiến lược RRTD tương ứng; (iiii) xác định được mức vốn cần thiết để bù đắp cho RRTD và phù hợp với mục tiêu vốn đã xác định.

Cũng theo Trụ cột 2, cùng với việc đánh giá lại tín dụng một cách độc lập, ngân hàng cần thiết lập cấu trúc KT-KSNB lành mạnh và hiệu quả để giám sát các mức độ rủi ro. HĐQT phải chịu trách nhiệm thiết lập hệ thống KT-KSNB, các phương pháp và chính sách giám sát phải phù hợp với bản chất, phạm vi và độ phức tạp các hoạt động liên quan để đảm bảo KT-KSNB


phải được diễn ra hàng ngày trong từng hoạt động của ngân hàng, đảm bảo các hoạt động liên quan được thực hiện một cách thận trọng và đúng qui định.

Hiệp ước Basel 2 bổ sung các chuẩn mực để tăng cường hiệu quả giám sát và báo cáo rủi ro bằng Trụ cột 3- kỷ luật thị trường. Theo trụ cột này, cùng với việc thiết lập qui trình kiểm tra, giám sát nội bộ, NHTM phải thực hiện công khai, minh bạch thông tin liên quan đến quản trị RRTD. Basel 2 đề xuất một danh mục thông tin định tính và định lượng cần công khai ra thị trường. NHTM tuân thủ trụ cột 3 thực chất là thiết lập thêm một kênh giám sát RRTD từ các chủ thể tham gia thị trường.

Basel 2 đề cao vai trò của cơ quan giám sát ngân hàng trong việc giám sát, đánh giá tính hiệu quả của hệ thống giám sát nội bộ ngân hàng cũng như thực thi các chế tài cần thiết để đảm bảo các NHTM luôn đủ vốn theo qui định.

Như vậy, theo Basel 2 việc giám sát và báo cáo RRTD tại các NHTM phải thực hiện đồng bộ trên 3 phương diện: giám sát và báo cáo nội bộ (đánh giá lại tín dụng, KT-KSNB), giám sát của thị trường và giám sát của cơ quan giám sát ngân hàng.

1.2.3 Lợi ích đối với NHTM khi thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2

Có thể thấy với nội dung được trình bày theo 3 trụ cột, Basel 2 đã thiết lập một bộ tiêu chuẩn tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh về quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRTD nói riêng. Với quản trị RRTD, áp dụng theo Basel 2 NHTM có những lợi ích cơ bản:

Thứ nhất: HĐQT là người chịu trách nhiệm quyết định Chiến lược và khẩu vị RRTD, là cơ sở quan trọng để thiết lập chính sách quản trị RRTD phù hợp với năng lực quản trị RRTD, từ đó ngân hàng có thể đạt mục tiêu quản trị trong từng giai đoạn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/12/2022