1.6 Các quy định về quản lý rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel
1.6.1 Quá trình ra đời của Hiệp ước Basel
Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Hiện nay, các thành viên của Ủy ban gồm đại diện ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý. Ủy ban được nhóm họp 4 lần trong một năm.
Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basel, gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên. Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước.
Ủy ban Basel không có bất kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của Uỷ ban này không có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động ngân hàng. Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ. Theo cách này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên.
Ủy ban báo cáo thống đốc ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của nhóm G10. Từ đó tìm kiếm sự hậu thuẫn cho những sáng kiến của Ủy ban. Những tiêu chuẩn bao quát một dải rất rộng các vấn đề tài chính. Một mục tiêu quan trọng trong công việc của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bản là: không ngân hàng nước ngoài nào được thành lập mà thoát khỏi sự giám sát; vàviệc giám sát phải tương xứng. Để đạt được mục
tiêu đề ra, từ năm 1975 đến nay, Ủy ban Basel đã ban hành rất nhiều văn bản, tài liệu liên quan đến vấn đề này.
Vào năm 1988, Ủy ban đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nó được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I. Hệ thống này cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%. Basel I không chỉ được phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn được phổ biến ở hầu hết các nước khác có các ngân hàng hoạt động quốc tế. Đến năm 1996, Basel I được sửa đổi với rất nhiều điểm mới. Tuy vậy, Hiệp ước vẫn có khá nhiều điểm hạn chế.
Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất khung đo lường mới với 3 trụ cột chính: yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I; sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính; sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin nhằm làm lành mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát. Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) đã chính thức được ban hành.
Lịch sử vắn tắt của Hiệp ước vốn Basel: Năm 1988, Hiệp ước vốn Basel đầu tiên (Basel I) ra đời và có hiệu lực từ 1992. Năm 1996, Basel I được bổ sung thêm rủi ro thị trường (được thực thi chậm nhất vào ngày 1/1/1998). Tháng 6/1999, đề xuất một khung Hiệp ước vốn mới với chương trình tư vấn lần thứ nhất (First Consultative Package - CP1). Tháng 1/2001, chương trình tư vấn lần thứ hai (CP2). Tháng 4/2003, chương trình tư vấn lần thứ ba (CP3). Quý 4/2003, phiên bản mới của Hiệp ước vốn (Basel II) được hoàn thiện. Tháng 1/2007, Basel II có hiệu lực. Năm 2010, chấm dứt quá trình chuyển đổi.
1.6.2 Các nguyên tắc trong quản lý rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel
Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:
- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc): Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro…). Ban tổng giám đốc có trách nhiệm thực hiện các định hướng mà Hội đồng quản trị phê duyệt và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư. Các ngân hàng cần xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm của mình.
- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc): Các ngân hàng phải hoạt động trong phạm vi các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh được xác định rõ ràng. Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro khác nhau nhưng vẫn có thể theo dõi được trên sổ sách kế toán kinh doanh, nội bảng và ngoại bảng. Ngân hàng cần có quy trình rõ ràng trong việc phê duyệt các khoản tín dụng mới cũng như sửa đổi, gia hạn, tái cơ cấu, tái tài trợ cho các khoản tín dụng hiện tại. Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên.
- Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10 nguyên tắc): Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, cần có hệ thống theo dõi điều kiện của từng khoản tín dụng, bao gồm mức độ đầy đủ của dự phòng và dự trữ. Khuyến khích ngân hàng phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng. Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích để đo lường được rủi ro tín dụng trong mọi hoạt động nội và ngoại bảng; phải có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng của toàn bộ danh mục đầu tư tín dụng; cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Các chính sách rủi ro tín dụng của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, nêu bật tính chất của rủi ro tín dụng, nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng
Đồng thời chương 1 cũng nêu ra một số kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng tại một số NHTM trong nước làm bài học cho Ngân hàng TMCP còn lại, đồng thời cũng nêu các quy định về quản lý rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel. Những nội dung này là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả nghiên cứu chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Quá trình hình thành
- Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua 20 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 179,933 tỷ đồng.
- Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổ phần. Với mạng lưới hơn 300 chi nhánh, phòng giao dịch trên 44 tỉnh và thành phố trong cả nước. Techcombank còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ. Hiện tại, với đội ngũ nhân viên lên tới trên 7,800 người, Techcombank luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ dành cho khách hàng. Techcombank hiện phục vụ trên 2,8 triệu khách hàng cá nhân, trên 47,000 khách hàng doanh nghiệp.
Các giai đoạn phát triển
- Năm 1994-1995 Techcombank tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng và thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn.
- Năm 1996 -2006 Techcombank không ngừng mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch tại các thành phố lớn, trọng điểm. Tăng vốn điều lệ lên tới 1,500 tỷ đồng đồng thời xây dựng biểu tượng mới và phần mềm Globus trên toàn hệ thống
- Năm 2007 - 2013 Ra mắt hội sở mới tại miền Nam nằm tại tòa nhà hạng A nằm trung tâm TP HCM, số 9-11 Tôn Đức Thắng, thể hiện sự cam kết cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng phía Nam với Tổng tài sản đạt gần 159,897 tỷ đồng, trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng TMCP.
Các chỉ tiêu tài chính
Bảng 2.1: Tổng hợp chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Techcombank qua các năm 2010-2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | |
1 | Tổng tài sản | 150,291 | 180,531 | 179,934 | 158,897 |
2 | Vốn điều lệ | 6,932 | 8,788 | 8,847 | 8,847 |
3 | Vốn chủ sở hữu | 9,389 | 12,512 | 13,290 | 13,290 |
4 | Tổng dư nợ | 52,928 | 63,451 | 68,261 | 70,275 |
5 | Lợi nhuận trước thuế | 2,744 | 4,221 | 1,018 | 878 |
6 | Lợi nhuận sau thuế | 2,073 | 3,153 | 765 | 659 |
7 | ROA (%) | 1.90 | 1.84 | 0.42 | 0.39 |
8 | ROE (%) | 24.90 | 28.87 | 5.58 | 4.47 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Trong Kinh Doanh Ngân Hàng
- Mô Hình Xếp Hạng Của Công Ty Moody’S Và Standard & Poor’S
- Các Tiêu Chí Để Đánh Giá Kết Quả Mang Lại Từ Hạn Chế Rủi Ro Tín
- Kết Quả Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt
- Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam
- Nhận Định Về Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
( Nguồn: BCTC của Techcombank giai đoạn 2010- 2013 )
Mặc dù ngành Ngân hàng Việt Nam với tình hình kinh tế nhiều biến động và khó khăn. Trong bối cảnh đó, Techcombank đã chuyển trọng tâm từ tăng trưởng tài sản sang tập trung củng cố quản trị rủi ro, cụ thể năm 2010 tổng tài sản tăng từ 150,291 tỷ đồng lên 180,531 tỷ đồng vào năm 2011, đến năm 2012 tổng tài sản giảm và chỉ còn 159,897 tỷ đồng vào cuối năm 2013.
Năm 2010-2011 Tín dụng tăng trưởng mạnh tăng từ 52,928 tỷ đồng lên đến 63,451 tỷ đồng. Với chính sách tín dụng thận trọng, tổng dư nợ của ngân hàng đạt 70,275 tỷ đồng, chỉ tăng 2.9% so với năm 2012. Đặc biệt năm 2013 đánh dấu sự thay đổi trong cơ cấu tín dụng theo ngành. Tín dụng cho ngành Nông nghiệp và Lâm nghiệp giảm 16.69% trong khi đó ngành Xây dựng tăng 66%, do thị trường bất động sản đang dần hồi phục. Tín dụng cho ngành Thương mại Sản xuất Chế biến cũng tăng 10.3%
Lợi nhuận trước thuế năm 2013 đạt 878 tỷ đồng thấp nhất trong giai đoạn 2010-2013.. Theo đó, tổng thu nhập hoạt động của Ngân hàng đạt 5.648 tỷ đồng,
giảm 1.9% so với năm ngoái. Mặc dù thu nhập lãi thuần giảm 16.9% xuống còn 4,336 tỷ đồng do NIM bị giảm từ mức 3.4% xuống 3.2%, song thu nhập lãi thuần từ hoạt động dịch vụ lại tăng 30.2%, tương đương 736 tỷ đồng. Thu nhập từ hoạt động đầu tư và kinh doanh được cải thiện đáng kể so với năm ngoái, đạt 145 tỷ đồng so với con số âm 311 tỷ đồng của năm 2012. Chi phí hoạt động tăng 62 tỷ đồng, tương đương 1.87 % so với năm ngoái. Ngân hàng tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và mạng lưới bao gồm 315 chi nhánh trên toàn quốc.
Tình hình kinh tế khó khăn theo đó tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) giảm liên tục từ 1.9% năm 2010 xuống còn 0.39% vào năm 2013 trong khi đó lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm gần 6 lần năm 2010 ROE đạt 24.9% giảm xuống chỉ còn 4.47% trong năm 2013
Cùng với việc gia tăng đầu tư có chọn lọc nhằm củng cố cơ sở nền tảng, Ngân hàng cũng đã triển khai một số sáng kiến nhằm tăng hiệu quả chi phí, một trong số đó là sáng kiến tối ưu hóa mạng lưới nhân viên và chi nhánh.
Biểu đồ 2.1: Thực trạng huy động vốn qua các năm 2010-2013
ĐVT: Tỷ đồng
119,978
111,462
80,551
88,648
140,000
100,000
60,000
20,000
2010 2011 2012 2013
( Nguồn: BCTC của Techcombank giai đoạn 2010- 2013 )
Với sự tin tưởng của khách hàng, tổng huy động khách hàng đã tăng liên tục qua các năm, năm 2010 tổng huy động tăng từ 80,550 tỷ đồng đến năm 2013 tổng huy động đạt 119,978 tỷ đồng. Năm 2013, Huy động khách hàng cá nhân tăng nhẹ 2.5% trong khi đó huy động khách hàng doanh nghiệp tăng 19.1%. Tiền gửi Việt Nam đồng tăng 10.3% so với năm 2012 trong khi đó tiền gửi ngoại tệ giảm 11.9%, chủ yếu là trong mảng huy động khách hàng cá nhân.
2.2. Thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
2.2.1.1 Chính sách tín dụng và sản phẩm tín dụng
Chính sách tín dụng
Là nền tảng, chuẩn mực đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Techcombank an toàn, hiệu quả và bền vững. Chính sách tín dụng bao gồm những nguyên tắc, định hướng, phương thức, chuẩn mực trong việc cấp tín dụng, quản trị rủi ro, tuân thủ trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, cụ thể:
- Mục đích và đối tượng tài trợ tín dụng: Techcombank đáp ứng nhu cầu vốn của tổ chức, cá nhân về kinh doanh, tiêu dùng hợp pháp. Techcombank thực hiện cấp tín dụng cho mọi đối tượng khách hàng đủ điều kiện cấp tín dụng theo quy định của pháp luật về năng lực hành vi dân sự. Techcombank không thực hiện cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân thuộc danh sách bị cấm vận, rửa tiền, khủng bố theo quy định của pháp luật.
- Hình thức cấp tín dụng: Techcombank cung cấp hình thức cấp tín dụng khác nhau cho khách hàng tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, nhu cầu sử dụng vốn và uy tín của khách hàng. Các hình thức bao gồm: cho vay, bảo lãnh, phát hành thư tín dụng, bao thanh toán và chiết khấu.