Cách Tiếp Cận Dựa Trên Cơ Sở Đánh Giá Xếp Loại Nội Bộ Của Ngân Hàng


ổn định đối với cả dư nợ và tài sản thế chấp. Trừ phi đó là tiền mặt, dư nợ sau khi được điều chỉnh sẽ lớn hơn dư nợ cũ, và đối với giá trị tài sản thế chấp sẽ thấp hơn.

Ngoài ra, khi dư nợ tín dụng và tài sản thế chấp tồn tại dưới các dạng tiền tệ khác nhau, giá trị tài sản thế chấp sẽ phải tính giảm đi để tính đến các rủi ro trong tương lai liên quan đến tỷ giá hối đoái.

Nếu dư nợ sau khi đã điều chỉnh theo các biến động lớn hơn giá trị tài sản thế chấp sau khi đã điều chỉnh theo các biến động (bao gồm cả các điều chỉnh theo rủi ro về tỷ giá hối đoái), ngân hàng sẽ tính tài sản chịu rủi ro là phần chênh lệch giữa hai khoản nói trên nhân với trọng số rủi ro của khách hàng.

Về nguyên tắc, các ngân hàng có hai cách để trừ giá trị tài sản thế chấp vào dư nợ tín dụng: một là cách trừ tiêu chuẩn do các cơ quan chủ quản quy định, sử dụng các mức cố định do Uỷ ban Basel đưa ra, hai là cách dựa trên các ước tính của bản thân ngân hàng, sử dụng các số liệu ước đoán nội bộ của ngân hàng về biến động thị trường. Các cơ quan chủ quản sẽ cho phép các ngân hàng sử dụng cách thứ hai khi các ngân hàng đã đạt được một số tiêu chuẩn nhất định về định tính và định lượng.

Phương pháp tiếp cận đơn giản

Theo phương pháp tiếp cận đơn giản, trọng số rủi ro của tài sản thế chấp một phần hoặc toàn bộ dư nợ tín dụng sẽ được thay thế cho trọng số rủi ro của khách hàng.

Tài sản thế chấp tối thiểu phải đảm bảo toàn bộ khoản vay, được điều chỉnh theo giá thị trường hiện hành và định giá lại với tần suất tối thiểu sáu tháng 1 lần. Phần dư nợ được đảm bảo bằng tài sản thế chấp được điều chỉnh theo Trọng số rủi ro áp dụng cho tài sản thế chấp. Trọng số rủi ro sàn đối phần dư nợ có tài sản thế chấp là 20%, ngoại trừ theo những điều kiện quy định riêng (phụ lục 2). Phần còn lại áp dụng theo Trọng số rủi ro của bên đối tác. Yêu cầu về vốn đối với ngân hàng trong các giao dịch


có tài sản thế chấp: cả giao dịch mua và bán lại và giao dịch bán và mua lại đều phải đáp ứng các quy định yêu cầu về vốn.

Các ngân hàng sử dụng một số kỹ thuật để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Các khoản cho vay có thể ưu tiên trước hết là có các tài sản thế chấp bằng tiền mặt hoặc bằng chứng khoán một phần hay toàn bộ giá trị khoản vay, một khoản vay nào đó có thể được một bên thứ ba bảo lãnh, hoặc ngân hàng có thể mua các sản phẩm phái sinh tín dụng để bù đắp các loại hình rủi ro tín dụng. Ngoài ra, các ngân hàng có thể thoả thuận dùng tiền gửi của cùng một khách hàng để trừ vào khoản vay của khách hàng đó.

Các kỹ thuật giảm thiểu rủi ro một mặt hạn chế hoặc dịch chuyển rủi ro tín dụng, nhưng đồng thời có thể tạo ra các rủi ro khác cho ngân hàng, như rủi ro về pháp lý, về tác nghiệp, về khả năng thanh khoản và rủi ro thị trường. Do đó, các ngân hàng bắt buộc phải áp dụng các quy trình và thủ tục chặt chẽ để hạn chế các rủi ro này, bao gồm việc lập ra các chiến lược; xem xét đối với khoản tín dụng lớn; định giá; các chính sách và quy trình; các hệ thống; kiểm soát đối với roll-off risks; và quản lý việc tập trung sinh rủi ro do việc sử dụng các kỹ thuật giảm thiểu rủi ro của ngân hàng và các tương tác của nó lên toàn bộ danh mục rủi ro tín dụng của ngân hàng.

2.3.2.3. Cách tiếp cận dựa trên cơ sở đánh giá xếp loại nội bộ của ngân hàng


Với điều kiện đáp ứng được một số yêu cầu tối thiểu nhất định và các yêu cầu về công khai thông tin, các ngân hàng đủ tiêu chuẩn để áp dụng IRB có thể dựa vào các ước lượng nội bộ của mình về các thành tố rủi ro để xác định mức vốn tối thiểu cho một giá trị chịu rủi ro dư nợ tín dụng nhất định.

Một trong những đổi mới của Hiệp ước Basel II là phương pháp IRB đối với đánh giá rủi ro tín dụng, bao gồm 2 hình thức đánh giá cơ bản và đánh giá nâng cao. Phương pháp IRB khác về cơ bản so với phương pháp chuẩn hóa ở chỗ những đánh giá nội bộ của một ngân hàng về những yếu tố rủi ro chủ yếu là những số liệu đầu vào quan trọng cho việc tính toán vốn. Vì phương pháp này dựa vào những đánh giá nội bộ của ngân


hàng, cần có những yêu cầu cao hơn nữa về vốn, nhạy cảm hơn với rủi ro. Tuy nhiên, phương pháp IRB không cho phép các ngân hàng tự quyết định tất cả những thành phần cần thiết để tính toán yêu cầu về vốn của mình. Thay vào đó, các tỷ lệ rủi ro và từ đó là số vốn phải có được xác định thông qua sự kết hợp các số liệu đầu vào định lượng do các ngân hàng cung cấp với những công thức do Ủy ban Basel quy định. Những công thức hoặc những hàm số tỷ lệ rủi ro sẽ được chuyển hóa thành các số liệu đầu vào để cho kết quả đầu ra là yêu cầu vốn cụ thể. Chúng dựa trên những kỹ thuật quản lý rủi ro hiện đại gắn liền với đánh giá thống kê định lượng của rủi ro.

Tài sản có trọng số rủi ro đối với rủi ro tín dụng (RWA rủi ro tín dụng) xác định theo phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ IRB được thực hiện trên cơ sở dư nợ đến hạn của khách hàng (Exposure At Default – EAD), kỳ hạn đáo hạn hiệu dụng (Effective Maturity – M), xác suất vỡ nợ (Probability of Default – PD), và tỷ trọng tổn thất tín dụng (Loss Given Default – LGD), từ đó xác định tỷ lệ yêu cầu vốn tối thiểu (K

– Capital required) để dự phòng những trường hợp rủi ro tín dụng không lường trước nhưng xảy ra rủi ro. Cụ thể RWA được xác định như sau:

RWA phương pháp IRB = 12,5 x K x EAD


RWA được xác định cụ thể theo từng hình thức chủ thể cho vay, có sự phân biệt (nếu có) đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp lớn, được tiếp cận theo những cách thức khác nhau giữa cho vay doanh nghiệp, cho vay chủ thể nhà nước và cho vay cá nhân hay tổ chức tài chính tín dụng.

Thực hiện phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ cho kết quả yêu cầu về vốn tối thiểu đối với rủi ro tín dụng chính xác hơn, có sự phân biệt rõ ràng hơn đối với các đối tượng khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, việc thực hiện đánh giá rủi ro tín dụng thông qua phương pháp xếp hạng nội bộ của ngân hàng phải được sự chấp thuận của cơ quan giám sát ngân hàng, như thanh tra ngân hàng hoặc NHNN.

Phương pháp tiếp cận cơ bản


Theo phương pháp tiếp cận cơ bản, ngân hàng phải đưa ra các ước lượng của chính mình về PD đối với từng nhóm khách hàng sắp xếp theo độ tín nhiệm, tuy nhiên ngân hàng phải sử dụng giá trị ước lượng do các cơ quan quản lý đặt ra cho các thành tố rủi ro có liên quan khác đó là LGD, EAD và M.

Phương pháp tiếp cận nâng cao


Theo phương pháp tiếp cận cải tiến, ngân hàng sẽ thực hiện thêm các ước lượng PD, LGD, EAD, và M theo các chuẩn mực tối thiểu được quy định.

Các ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện để ước tính PD và LGD và/ hoặc EAD sẽ có thể sử dụng phương pháp tiếp cận cải tiến thông thường đối với tín dụng công ty để xác định trọng số rủi ro cần áp dụng cho các nhóm SL thứ cấp.

Các ngân hàng không đáp ứng đủ điều kiện để ước tính PD theo phương pháp tiếp cận IRB cho tín dụng công ty sẽ bắt buộc phải chia các thang đánh giá nội bộ của họ thành năm cấp độ theo dõi, mỗi cấp độ ứng với một trọng số rủi ro cụ thể. Các trọng số rủi ro ứng với mỗi nhóm đánh giá là:

Bảng 2.5: Trọng số rủi ro của tín dụng dự án, tài sản hữu hình, mua hàng, bất động sản sinh lời

Rất tốt

Tốt

Bình thường

Thấp

Không trả được nợ

75%

100%

150%

350%

625%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - 5

(Nguồn: International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards)


Bảng 2.6: Trọng số rủi ro đối với tín dụng bất động sản thương mại có tỷ lệ biến động cao

Rất tốt

Tốt

Bình thường

Thấp

Không trả được nợ

100%

125%

175%

350%

625%

(Nguồn: International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards)


Mặc dù các ngân hàng mong muốn sẽ xây dựng hệ thống đánh giá nội bộ của mình theo các cấp độ theo dõi khoản cho vay theo ngành hẹp bằng cách sử dụng các tiêu chí được cung cấp tại Phụ lục 3, mỗi cấp độ theo dõi lại tương ứng với một chuỗi các đánh giá tín dụng độc lập như trình bày trong bảng 2.7 sau đây.

Bảng 2.7: Cấp độ theo dõi tương ứng với đánh giá tín dụng độc lập


Rất tốt

Tốt

Bình thường

Thấp

Không trả được nợ

BBB- hoặc cao hơn

BB+ hay BB

BB- hay B+

B đến C-

Không có xếp hạng tương ứng

(Nguồn: International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards)

2.4. Kinh nghiệm áp dụng Hiệp ước Basel II tại các nước trong khu vực


Hầu hết các nhà quản lý ở Châu Á đều ủng hộ các mục tiêu chung của Basel II và tin tưởng rằng khuôn khổ này sẽ đưa ra những khích lệ hơn nữa để cải thiện công tác quản lý rủi ro, cũng như các thay đổi khác nhằm bổ sung cho các mục tiêu giám sát của họ.

Đối với sự đa dạng các nền kinh tế của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, việc áp dụng hiệp ước Basel II cũng được áp dụng một cách linh hoạt đối với những nền kinh tế khác nhau.


Đối với những nền kinh tế phát triển, hầu hết đều hoàn thành việc áp dụng hiệp ước Basel II cho rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động vào cuối năm 2009, cả cách tiếp cận cơ bản và cách tiếp cận nâng cao. Còn đối với những nền kinh tế đang phát triển, hầu như đều hoàn thành việc áp dụng này vào năm 2010. Tuy nhiên, có hai nền kinh tế không áp dụng hiệp ước Basel II là Trung Quốc và Ấn Độ. Bảng dưới đây thể hiện thời gian hoàn thành việc áp dụng Basel II tại một số nước Châu Á – Thái Bình Dương.

Bảng 2.8: Lộ trình áp dụng hiệp ước Basel II tại các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Quốc gia

Cách tiếp cận rủi ro tín dụng

Cách tiếp cận rủi ro hoạt động

SA

IRB

BIA

AMA

Australia

2009

2009

Hong Kong

2007

2009

2007

-

Nhật Bản

2007

2009

2007

2009

New Zealand

2009

2009

Singapore

2008

2008

Hàn Quốc

2009

2009

Đài Loan

2007

2009

2007

2009

Indonesia

2009

2010

2009

2010

Malaysia

2009

2010

2009

2010

Philipin

2007

2010

2009

2010

Thái Lan

2009

2009

2009

2009

(Nguồn: KPMG Business Advisory Services Sdn Bhd, dialogue participants.)


Việc áp dụng Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí khá cao. Nhìn chung, những nền kinh tế phát triển đều có khả năng đạt được cách tiếp cận cao nhất đối với trụ cột 1, bao gồm cả rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động.


Ngược lại, đối với một số nước có hệ thống ngân hàng đang ở giai đoạn phát triển thì sau khi lên kế hoạch và đưa ra mô hình dự đoán, vẫn phải đánh giá lại một cách chi tiết, trong đó có cách thiết kế và xây dựng mô hình và hệ thống, các cách tiếp cận và cách phối hợp trước khi đủ khả năng tiếp cận với cách tiếp cận nâng cao hơn.

Tuy nhiên, cả hai nền kinh tế phát triển và đang phát triển vẫn cần thời gian để chuẩn bị cho sự hoàn thiện trụ cột 2 và trụ cột 3.


Kết luận chương 2


Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, việc quản trị rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh là rất quan trọng, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng vì hiện tại việc kinh doanh tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam.

Qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, các nước đang trong quá trình hồi phục, các NHTW trên thế giới đã và đang áp dụng tiêu chuẩn Basel III vào trong hoạt động của mình. Việc tuân thủ tiêu chuẩn của Basel không bắt buộc đối với các nước nằm ngoài nhóm G10 tuy nhiên thì các tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel đến thời điểm hiện tại là tối ưu nhất và là tiêu chuẩn tốt nhất mà các ngân hàng lựa chọn. Những cách tiếp cận chuẩn hóa, tiếp cận cơ bản và tiếp cận nâng cao đã không còn xa lạ và mới mẻ với các ngân hàng hiện nay.

Tuy nhiên hiện tại với khả năng của các ngân hàng ở Việt Nam thời điểm này thì việc áp dụng tiêu chuẩn Basel II vào trong quản trị rủi ro là cần thiết và hợp lý hơn cả. Việc áp dụng tiêu chuẩn Basel II giúp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động an toàn hơn, phòng tránh được các rủi ro tín dụng trong tương lai tốt hơn.

Trong chương 2 đã đưa khung lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng, cũng như đã phân tích được các cách tiếp cận quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II. Từ đó có thể đánh giá được quy trình quản trị rủi ro hiện tại của BIDV trong các chương sau.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022