Tỉ Lệ Nợ Xấu, Nợ Quá Hạn Một Số Nhóm Trong Tổng Dư Nợ Vẫn Ở Mức Khá Cao


điểm cơ bản tùy từng ngân hàng khi được áp dụng. Đặc biệt những ngân hàng có hệ số CAR thấp như BIDV sẽ bị ảnh hưởng lớn. Như CAR của BIDV năm 2016 đang là 9,3% nếu tính theo công thức tính CAR của hiệp ước Basel II thì chỉ còn 7,25%.

Ngoài ra, công tác xác định trọng số RRTD cho mỗi tài sản có của BIDV cũng chưa thực hiện theo đúng các quy định của Basel II. Phương pháp đo lường RRTD theo Đánh giá nội bộ (Internal Ratings Based - IRB) mà BIDV lựa chọn dựa trên kết quả của xếp hạng tín dụng nội bộ chưa được thực hiện đầy đủ để xác định RRTD đối với mọi loại tài sản có, chưa xác định được chính xác các cấu phần xác suất vỡ nợ (Probability of Default - PD), mất vốn do vỡ nợ( Loss given Default - LGD), rủi ro vỡ nợ (Exposure at Default - EAD) và kỳ hạn hiệu lực (Effective Maturity - EM) để từ đó xác định Tổn thất dự kiến (Expected Loss- EL) và không dự kiến (Unexpected Loss - UL) nhằm trích lập dự phòng để bù đắp từ nguồn chênh lệch kinh doanh tạo ra(đối với EL) và quy định một mức tính toán vốn an toàn tín dụng căn cứ theo từng chỉ tiêu PD, LGD, EAD của từng nhóm rủi ro.

4.2.2. Tỉ lệ nợ xấu, nợ quá hạn một số nhóm trong tổng dư nợ vẫn ở mức khá cao

Tỷ lệ nợ nhóm 2,3 và 4 các năm 2010 đến 2014 là khá cao.


Bảng 4.3: Tỷ lệ phân loại nợ theo nhóm của BIDV giai đoạn từ năm 2010-206


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Nợ đủ tiêu chuẩn

92,00%

92,17%

87,09%

91,29%

93,63%

95,39%

94,36%

Nợ cần

chú ý

4,60%

4,50%

9,99%

6,75%

4,34%

2,93%

3,69%

Nợ dưới tiêu chuẩn

1,98%

1,92%

1,86%

1,03%

1,06%

0,66%

0,86%

Nợ nghi

ngờ

0,62%

0,60%

0,26%

0,17%

0,24%

0,15%

0,14%

Nợ có khả năng mất vốn

0,84%

0,81%

0,79%

0,76%

0,73%

0,87%

0,95%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - 9

(Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của BIDV giai đoạn 2010-2016)


Đặc biệt nhóm 2 qua các năm đều khá cao, có năm 2012 tỷ lệ nhóm 2 lên đến 9,99% sau đó giảm dần xuống ở các năm sau. Nguyên nhân được cho Việt Nam bùng phát nợ xấu, BIDV cũng không nằm ngoài trong số đó.

4.2.3. Chưa có hệ thống quản lý tài sản bảo đảm


Một tổ chức tín dụng có thể giảm RRTD bằng nhận cầm cố, thế chấp khi cho vay tuy nhiên việc xác định giá trị của các tài sản bảo đảm cũng như việc phát mại chúng khi khách hàng vỡ nợ không phải là điều đơn giản. Để làm được điều này mỗi ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một hệ thống quản lý tài sản bảo đảm. Hệ thống này sẽ đưa ra căn cứ để xác định xác suất mất vốn do vỡ nợ; đồng thời cũng cho phép áp dụng các nghiệp vụ bù trừ giá trị tài sản bảo đảm hay nghiệp vụ chiết khấu giá trị tài sản bảo đảm trong trường hợp xảy ra vỡ nợ.

Mặc dù đã ý thức được tầm quan trọng của tài sản đảm bảo trong việc giảm thiểu rủi ro khoản cho vay và đã có những chuyển biến tích cực về cơ cấu dư nợ có tài sản bảo đảm như đã đề cập ở trên, song tại BIDV vẫn chưa có một hệ thống quản lý tài sản bảo đảm. Hệ thống này nhằm đảm bảo khả năng kiểm soát toàn bộ tài sản bảo đảm, đảm bảo rằng sẽ không xảy ra rủi ro pháp lý đối với hồ sơ cũng như khả năng linh hoạt trong việc đánh giá giá trị hiện thời.

4.2.4. Phân tích, đánh giá rủi ro từ phía khách hàng còn nhiều bất cập


Còn gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá tài chính của khách hàng vay. Việc đánh giá nhầm, đánh giá không chính xác tình hình tài chính khách hàng vẫn còn xảy ra tại nhiều chi nhánh.

Các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng chưa hoàn toàn chính xác, do thông tin do khách hàng cung cấp không phải lúc nào cũng chính xác và trung thực tuyệt đối. Dẫn tới việc sử dụng các chỉ tiêu này để đo lường chất lượng khoản vay là không chính xác.

4.2.5. Công tác đánh giá dự báo rủi ro còn chưa lường hết các loại rủi ro


Ngân hàng chưa nhận biết được đầy đủ các rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Khi cho khách hàng vay, ngân hàng đôi lúc đã chưa dự kiến được là khoản vay đó sẽ có thể bị tổn thất hoặc có thể bị tổn thất vượt mức dự kiến, nhất là các rủi ro liên quan đến thị trường hàng hóa thế giới, do sự biến động liên tục.

4.3. Nguyên nhân dấn đến những khó khăn khi áp dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV

Nguyên nhân chủ quan


Thứ nhất về phía BIDV: khi áp dụng Basel II thì như trên phân tích hệ số CAR của BIDV năm 2015 từ 9,81% chỉ còn 7,31%, vì vậy việc nâng CAR lên là điều mà BIDV phải làm khi áp dụng Basel 2 (vốn cấp 1 hoặc vốn cấp 2 hoặc cả hai). Điều này được dự báo sẽ ảnh hưởng đến các quyết định trả cổ tức bằng tiền mặt do ngân hàng ưu tiên giữ lại lợi nhuận để tăng vốn điều lệ.

Là ngân hàng được đánh giá là chịu ảnh hưởng khá lớn khi áp dụng Basel II, tại ĐHCĐ thường niên năm 2016, BIDV đã đề ra phương án phát hành tăng vốn thêm 9,446 tỷ đồng thông qua chào bán cho cổ đông hiện hữu, phát hành cổ phiếu thường từ nguồn thặng dư thoái vốn và chia cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu. BIDV ngoài ra cũng đã tính trước trường hợp cổ đông Nhà nước sẽ từ chối quyền mua cổ phần phát hành thêm, theo đó ngân hàng dự kiến sẽ đề nghị cổ đông Nhà nước sử dụng phần chênh lệch thu được từ thoái vốn VID Public Bank để đảm bảo đợt tăng vốn.

Việc tăng vốn, bên cạnh tăng quy mô ngân hàng sẽ giúp bổ sung vốn cấp 2 hơn 4,700 tỷ đồng, trong bối cảnh CAR của BIDV đối với riêng Ngân hàng chỉ ở mức 9.01% và 9.81% đối với hợp nhất.

Thứ hai về phía NHNN: chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện Basel II. Theo hiệp ước Basel II, các NHTM có thể lựa chọn một trong ba phương pháp đánh giá RRTD, tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo từng phương pháp với sự đồng ý của cơ quan giám sát, phù hợp với năng lực từng ngân hang. Tuy nhiên hiện tại ở Việt


Nam mới chỉ đang áp dụng thử nghiệm hiệp ước Basel II vào một số ngân hàng trong đó có BIDV, NHNN chưa ban hành một văn bản chính thức nào về việc áp dụng hiệp ước Basel II vào quản trị RRTD.

Nguyên nhân khách quan


Để áp dụng hiệp ước Basel II vào quản trị RRTD không phải là việc dễ dàng. Nội dung của hiệp ước Basel II rất rộng và quá phức tạp. Chi phí để thực hiện ứng dụng hiệp ước Basel II không hề nhỏ. Một vấn đề quan trọng nữa là yêu cầu về vốn của Basel II cũng khá cao. Điều này gây khó khăn cho BIDV khi áp dụng hiệp ước Basel II, tạo áp lực ngân hàng phải nâng vốn để có thể đáp ứng được điều kiện của Basel II.


Kết luận chương 4


Khái quát lại tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV xét trong mối liên hệ với việc đáp ứng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel II, có thể thấy ngân hàng đã đạt được một số những thành công đáng khích lệ như: Xây dựng thành công hệ thống xếp hạng nội bộ, thành lập bộ phận chuyên trách là Hội đồng quản trị rủi ro trong đó nhấn mạnh quản trị rủi ro tín dụng, minh bạch, công khai tài chính theo chuẩn quốc tế, hệ số an toàn vốn không ngừng được cải thiện... nhưng nhìn chung, tất cả những thành công này chỉ mới dừng lại là bước đệm, là sự chuẩn bị cho ngân hàng từng bước đáp ứng các chuẩn mực Basel II. Trên thực tế, tỷ lệ nợ xấu của BIDV còn cao; tỷ lệ an toàn vốn chưa đạt yêu cầu, hoạt động còn chứa đựng nhiều rủi ro trong khâu đánh giá khách hàng, thẩm định tài sản bảo đảm, chưa xây dựng được một số hệ thống cần thiết (thông tin, quản lý tài sản bảo đảm)....Do vậy, để hoàn thiện công tác quản trị RRTD tại ngân hàng BIDV nhằm đáp ứng các yêu cầu, chuẩn mực của Hiệp ước Basel II thì còn rất nhiều việc phải làm.


CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL II TẠI NGÂN HÀNG BIDV

5.1. Giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II


Theo các định hướng đã nêu trên và dựa vào những phân tích cụ thể tình hình quản trị RRTD theo các tiêu chuẩn Basel II, dưới đây tác giả xin mạnh dạn đề ra các nhóm giải pháp cần thiết đối với NHTMCP BIDV nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản trị RRTD ngân hàng này để từng bước đáp ứng các yêu cầu chuẩn mực Hiệp ước Basel II như sau.

5.1.1. Giải pháp về chiến lược, chính sách quản trị rủi ro tín dụng


Giải pháp đầu tiên mà NHTMCP BIDV cần áp dụng đối với công tác quản trị rủi ro ngân hàng mình chính là điều chỉnh chính sách tín dụng nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Hoạt động quản lý tín dụng phải bảo đảm các tỷ lệ an toàn, cơ cấu tín dụng phải phù hợp với chiến lược khách hàng, ngành hàng, chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực, quản lý, điều hành và trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. NHTMCP BIDV cần điều chỉnh chính sách tín dụng nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, từng bước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Cụ thể là:

+ Xác định và điều chỉnh theo định kỳ chính sách, chiến lược kinh doanh tín dụng cũng như chiến lược rủi ro tín dụng, khả năng chấp nhận RRTD một cách phù hợp với quy mô, sự phức tạp và khả năng RRTD của tổ chức mình.

+ Xây dựng quy trình kinh doanh tín dụng đảm bảo được các nguyên tắc hạn chế rủi ro (như nguyên tắc phân tách chức năng, nguyên tắc “ hai tay bốn mắt”, nguyên tắc tuân thủ hạn mức...), đảm bảo công việc được xử lý một cách đầy đủ, chính xác, kịp


thời và đúng thẩm quyền. Thường xuyên xem xét lại quy trình theo định kỳ, đảm bảo mọi cán bộ, nhân viên hiểu rõ công việc của mình.

+ Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả, trong đó các khách hàng chiến lược, truyền thống phải được hưởng các ưu đãi về lãi suất, phí và chính sách chăm sóc cần thiết của ngân hàng. áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, mức lãi suất cho vay không giống nhau đối với các khoản cho vay khác nhau tuỳ thuộc vào kỳ hạn, loại tiền, dự án vay vốn và khách hàng vay vốn cụ thể.

+ Tách biệt các chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng, thẩm định rủi ro độc lập, quyết định tín dụng và quản lý nợ đồng thời phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đảm bảo tính khách quan của các đơn vị triển khai các chức năng trên. Thực hiện sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên của cán bộ các cấp liên quan tới cấp tín dụng và bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập.

5.1.2. Giải pháp về thị trường

5.1.2.1. Phân tán rủi ro tín dụng NHTMCP BIDV trong thị trường tín dụng

Trong hoạt động tín dụng, rủi ro là điều khó tránh khỏi. Vậy làm thế nào để hạn chế thấp nhất RRTD có thể xảy ra đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận. Một trong những nguyên tắc cổ điển nhất trong kinh doanh là: “Không nên bỏ trứng vào một giỏ”. Đây là nguyên lý không có gì mới, nhưng trong thực hiện thì ban lãnh đạo và Hội đồng quản trị rủi ro NHTMCP BIDV cần luôn quán triệt, xuyên suốt, nó được thể hiện dưới các hình thức sau:

Đa dạng hóa phương thức cho vay


Trong hoạt động tín dụng có nhiều phương thức cho vay như: Cho vay hạn mức, cho vay thấu chi, cho vay theo món, cho vay đồng tài trợ...


+ Cho vay hạn mức: Cho vay ngắn hạn thường áp dụng đối với khách hàng đã xó quan hệ tín dụng thường xuyên, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

+ Cho vay theo món: Thường xuyên áp dụng đối với khách hàng vay ngắn hạn và phát sinh không thường xuyên.

+ Cho vay đồng tài trợ: Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có những khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn, khả năng đáp ứng của một ngân hàng không đủ hay việc tập trung quá mức đối với một nhóm khách hàng dễ dẫn đến rủi ro lớn nếu khách hàng không trả được nợ. Thông thường, trong trường hợp này NHTMCP BIDV nên cùng liên kết tham gia thẩm định dự án và góp vốn cho vay với các ngân hàng uy tín khác để chia sẻ rủi ro đảm bảo an toàn trong kinh doanh.

Ngoài ra còn có các hình thức khác như cho vay trả góp, cho vay ủy thác, cho vay dự án đầu tư...

Với đặc thù ngân hàng lượng vốn lớn, việc đa dạng các hình thức cho vay sẽ giúp NHTMCP BIDV phân nhỏ rủi ro tín dụng, từ đó có thể quản trị RRTD hiệu quả.

Đa dạng hóa khách hàng


Trong chiến lược kinh doanh, NHTMCP BIDV cần có định hướng rõ ràng trong việc phân tán rủi ro theo lượng khách hàng, không nên tập trung vốn quá lớn đầu tư vào một số đối tượng khách hàng mà cần thực hiện đúng giới hạn cho vay khách hàng của NHNN. các khoản vay cần sử dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên, NHTMCP BIDV cũng cần xác định rõ cho vay cần thu hồi được vốn không nên trông chờ vào việc phát mại các tài sản bảo đảm.

Mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng khách hàng, tránh việc cho vay quá mức đối với một khách hàng, hạn chế rủi ro khi khách hàng gặp rủi ro không trả được nợ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022